Truyền thông phải “đi trước một bước” trong bối cảnh “thảm họa kép” - Ảnh 1.

Thực tế gần đây ở những nước như Ấn Độ, Trung Quốc hay các quốc gia Tây Âu đã chỉ ra những bài học về những tác động to lớn của "thảm họa kép" thiên tai - dịch bệnh. Điển hình là tại Ấn Độ, cơn bão Tauktae đổ bộ vào nước này hồi tháng 5 đã làm 152 người chết và mất tích, gần 150.000 người phải đi sơ tán, cơn bão xảy ra tăng thêm áp lực cho chính quyền địa phương khi đang phải đối mặt với khủng hoảng dịch bệnh Covid-19. Hay gần đây nhất, cơn bão In-fa đổ bộ vào các tỉnh phía đông Trung Quốc đã gây nên tình trạng lũ lụt chưa từng có trong lịch sử, khiến hàng trăm người chết và mất tích, hàng triệu người phải sơ tán tới nơi tránh trú an toàn… Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam những ngày qua đang phải gồng mình đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất.

img
img

Mưa lũ kỷ lục tại Trịnh Châu (Trung Quốc) và Bão Tauktae tại Ấn Độ đã gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản ở hai nước này. 

Thiên tai hoặc dịch bệnh, chỉ một trong hai yếu tố đó cũng đủ gây nên thảm họa khôn lường đối với toàn xã hội. Năm 2021, trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó kiểm soát, công tác PCTT phải đối mặt với những thách thức lớn hơn, đòi hỏi mọi quốc gia phải có phương án tổ chức ứng phó kịp thời. Trước bối cảnh mùa mưa bão tại khu vực đang gần kề, chính quyền cần đưa ra những phương án kịp thời nhằm ngăn ngừa những rủi ro do "thảm họa kép gây ra".

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thúy Ái, Phó Vụ trưởng phụ trách công tác truyền thông, Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng (Tổng cục PCTT) cho biết: Trong thời gian tới, trước bối cảnh "thảm họa kép" có thể xảy ra, Tổng cục PCTT - với vai trò là cơ quan quản lý cấp quốc gia về PCTT - đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó, sơ tán cộng đồng dân cư. Để triển khai các phương án hiệu quả, công tác thông tin, truyền thông được xác định là việc làm tiên quyết, đi trước một bước".

Bà Nguyễn Thị Thúy Ái, Phó Vụ trưởng phụ trách công tác truyền thông, Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, Tổng cục PCTT, Bộ NN&PTNT: "Thông tin phải đi trước, phải nhanh hơn dịch bệnh và thiên tai." 

Tháng 7 vừa qua, Tổng cục PCTT - Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã tổ chức 02 hội thảo tập huấn trực tuyến "Xây dựng kế hoạch PCTT trong bối cảnh dịch Covid-19", hướng tới các đối tượng là thành viên Ban chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, lực lượng xung kích PCTT tại địa phương. Khóa tập huấn đã tiếp cận tới hơn 18.000 cán bộ PCTT từ toàn bộ 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 550 quận/huyện và hơn 6.000 xã trên cả nước. Kết quả này cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền trong công tác phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19.

img
img
img

Buổi Hội thảo tập huấn trực tuyến "Xây dựng kế hoạch PCTT trong bối cảnh dịch Covid-19"  cấp Tỉnh, Thành phố được tổ chức tháng 7 năm 2021. Ảnh: TC PCTT. 

Truyền thông phải “đi trước một bước” trong bối cảnh “thảm họa kép” - Ảnh 5.

Nhiều ấn phẩm truyền thông đặc sắc như Infographic, sản phẩm truyền hình, truyền thanh,... đã được thực hiện.

Bên cạnh việc truyền thông thông qua các hội thảo, Tổng cục PCTT còn xây dựng các tài liệu hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, trong đó đặc biệt là cuốn tài liệu "Sổ tay hướng dẫn PCTT trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19". Cuốn sổ tay lồng ghép những thông điệp 5K trong phòng, chống dịch của Bộ Y tế, kết hợp đưa ra các kịch bản, kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai cụ thể, phù hợp với đặc điểm của mỗi vùng miền, qua đó đảm bảo các cấp chính quyền và người dân dều nắm được các hướng dẫn, kỹ năng an toàn trước thiên tai trong bối cảnh "thảm họa kép".

Ngoài ra, Tổng cục cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các tài liệu, ấn phẩm truyền thông đặc sắc như Infographic, sản phẩm truyền hình, truyền thanh… để tăng cường phổ biến tại các địa phương, qua đó dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng nhân dân, góp phần củng cố thành trì phòng, chống thiên tai-dịch bệnh trong các cộng đồng.

Truyền thông phải “đi trước một bước” trong bối cảnh “thảm họa kép” - Ảnh 4.

Công tác thông tin, truyền thông trong PCTT luôn là vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và Tìm kiếm cứu nạn năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã nhấn mạnh: "Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng… hướng tới xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai".

Truyền thông phải “đi trước một bước” trong bối cảnh “thảm họa kép” - Ảnh 5.

Thực tế cho thấy, công tác truyền thông về PCTT đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần nâng cao ý thức và hành động PCTT của nhân dân, thể hiện qua những con số về thiệt hại về người và tài sản do thiên tai đã giảm dần qua từng năm. Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: "Những năm qua, công tác thông tin, truyền thông về PCTT đóng vai trò quan trọng, là "cầu nối" để truyền tải những cảnh báo, dự báo cũng như tuyên truyền về các kỹ năng cần thiết trong phòng ngừa, ứng phó với thiên tai cho người dân, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Thông tin về PCTT được triển khai với đa dạng các hình thức, kết hợp các phương thức truyền thông truyền thống cũng như hiện đại, nhằm tiếp cận rộng hơn với mọi tầng lớp nhân dân".

Bà Nguyễn Thị Thúy Ái, Phó Vụ trưởng phụ trách công tác truyền thông, Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, Tổng cục PCTT, Bộ NN&PTNT


Truyền thông phải “đi trước một bước” trong bối cảnh “thảm họa kép” - Ảnh 7.

Hoạt động truyền thông được thực hiện trên nhiều nền tảng trong đó có ứng dụng Zalo đã đem lại hiệu quả nhất định trong công tác truyền thông của Tổng cục Phòng chống thiên tai.

Thông tin về thiên tai cũng như các biện pháp phòng tránh, đề phòng rủi ro cũng được truyền tải nhanh chóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Ngoài ra, Tổng cục PCTT cũng triển khai hoạt động truyền thông trên các nền tảng Internet, điển hình là các mạng xã hội Facebook, Zalo và ứng dụng "PCTT" trên các thiết bị di động thông minh. Các sản phẩm phẩm truyền thông hiện đang được các địa phương, người dân khai thác và có những phản hồi đáng khích lệ. Nhiều sản phẩm có tỷ lệ truy cập, theo dõi rất lớn.

Việc từng bước hoàn thiện các sản phẩm, đa dạng hóa phương thức truyền thông đã góp phần thực hiện mục tiêu gia tăng sự tiếp cận thông tin và kiến thức cho các cấp chính quyền và người dân, nâng cao năng lực PCTT, góp phần giảm đến tối đa những thiệt hại trong cuộc chiến sinh tồn với thiên tai khắc nghiệt.    

Clip: Hướng dẫn chuẩn bị ứng phó với thảm họa kép.

Thực hiện: Phương Nga - Duy Hải 

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem