Tỷ lệ phụ nữ khu công nghiệp bị bạo lực tăng cao gấp đôi trong giai đoạn Covid -19

Chủ nhật, ngày 04/04/2021 06:00 AM (GMT+7)
Thu nhập lao động bị giảm mạnh, trung bình từ 22-30%, hơn 80% lao động cho rằng thu nhập không đủ chi phí cho những nhu cầu thiết yếu như: ăn, ở, điện nước... Đây là những con số đáng báo động trong khảo sát mới đây của Viện Light về đời sống công nhân lao động trong bối cảnh tác động của dịch Covid -19.

Hơn 86% lao động nói thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản do ảnh hưởng của dịch Covid -19

Vừa qua (2/4) tại Hà Nội, Viện phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light), Viện nghiên cứu Châu Âu phối hợp cùng Liên minh Châu Âu tổ chức hội thảo vận động khu vực miền Bắc tác động của đại dịch Covid-19 đến công nhân khu công nghiệp và khuyến nghị chính sách.

Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi, thảo luận về những khó khăn, rào cản của người lao động khu công nghiệp trong tiếp cận chính sách hỗ trợ của chính phủ hỗ trợ người bị ảnh hưởng của Covid-19 và đề xuất; những hỗ trợ của các ban ngành địa phương với công nhân khu vực ảnh hưởng bởi Covid-19 và khuyến nghị.

Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 mà đời sống công nhân, lao động khu công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 86% lao động được khảo sát cho biết thu nhập không đủ chi trả sinh hoạt cơ bản. Ảnh chụp tại Khu công nghiệp Thăng Long - Nguyệt Tạ

Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 mà đời sống công nhân, lao động khu công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 86% lao động được khảo sát cho biết thu nhập không đủ chi trả sinh hoạt cơ bản. Ảnh chụp tại Khu công nghiệp Thăng Long - Nguyệt Tạ

Kết quả khảo sát cỡ nhỏ của Viện Light tại các khu công nghiệp ở Hà Nội; Hải Phòng; Quảng Ninh cho thấy, thu nhập 6 tháng đầu năm 2020 (giai đoạn Covid-19) của công nhân ngành Dệt May, Da Giày bị giảm mạnh, trung bình từ 22-29% so với 2019. Mất giảm thu nhập đã tác động rất lớn đến khả năng nuôi sống bản thân và gia đình của người lao động. 86,9% công nhân cho biết thu nhập của họ không thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của gia đình bao gồm: thực phẩm, nhu yếu phẩm, nhà ở, điện nước.

Không chỉ vậy, trong giai đoạn Covid 19, các vấn đề đề sức khỏe tâm lý, tâm thần và bạo lực trên cơ sở giới tăng cao. Trong gia đình, tỷ lệ bạo lực với phụ nữ trong giai đoạn Covid -19 cao gần gấp đôi (53,2%) so với tỷ lệ bạo lực gia đình với phụ nữ nói chung trong 12 tháng qua theo điều tra quốc gia 2019 (31,6%). 

Tại nơi làm việc, các hành vi bạo lực giới chủ yếu là quát mắng, chửi bới do quản lý cấp trên thực hiện (64,5%). Đặc biệt, 12% công nhân nhận định gia tăng các hành vi quấy rối tình dục với công nhân nữ như: Cười đùa thô thiển về các bộ phận nhảy cảm của cơ thể; Bị trêu ghẹo, đòi đổi chác...

Khuyến nghị tiếp tục chính sách hỗ trợ nữ công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19

Để giải quyết thực trạng trên, ban quản lý dự án đã đưa ra một số khuyến nghị cho công đoàn các cấp, chính phủ và các tổ chức liên quan. Công đoàn các cấp tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp và ngắn hạn, tăng cường đối thoại và thương lượng với người sử dụng lao động, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực giới. 

Về phía chính phủ và các tổ chức liên quan, tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp và ngắn hạn, cung cấp những gói, chương trình hỗ trợ đối với các nhóm người lao động khác nhau. Ngoài ra, các giải pháp dài hạn và hỗ trợ phục hồi nên được các bộ, ban, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.

Sau khi đánh giá tác động, bà Nguyễn Thị Giang - Phó viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh Sáng (Light) cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, kinh tế khó khăn, sẽ là không đủ nếu chỉ áp dụng một biện pháp trợ giúp. Cần phải thực hiện tổng thể các giải pháp nhằm hỗ trợ cho công nhân, lao động, đặc biệt là thiết kế chính sách hỗ trợ lao động nữ - nhóm lao động yếu thế.

Công nhân ngành dệt may là đối tượng bị tác động mạnh nhất bởi dịch Covid -19. Ảnh: N.T

Công nhân ngành dệt may là đối tượng bị tác động mạnh nhất bởi dịch Covid -19. Ảnh: N.T

"Có thể là các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trước mắt như: Hỗ trợ gạo; hỗ trợ tiền. Nhưng về lâu dài cần kết hợp với những chính sách lâu dài, bền vững, dài hơi. Ví dụ như hỗ trợ vốn, thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp để duy trì sức khỏe doanh nghiệp. Doanh nghiệp khỏe mới tạo việc làm. Bên cạnh đó, cần giải pháp khác như: Dạy nghề, nâng cao kỹ năng cho người lao động; tăng cường giải pháp thúc đẩy tham gia BHXH... ", bà Giang phân tích.

Cũng trong dịp này, Viện Light đưa ra khuyến nghị, cần có chính sách hỗ trợ lao động nữ ở khu vực chính thức (đặc biệt là người đang nuôi con nhỏ) trước tác động của dịch Covid -19.

Đỗ Nga
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem