Vì sao GDP và thu nhập của người Việt Nam lại thấp hơn Indonesia, nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất lọt vào G20?

Lê Trang Thứ hai, ngày 28/03/2022 06:00 AM (GMT+7)
Là một nước có nhiều điểm tương đồng, nhưng Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới và có độ cạnh tranh cao với Việt Nam. Năm 2021, GDP của Indonesia lớn nhất Đông Nam Á với hơn 1.000 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 4.1174 USD cao hơn nhiều so với Việt Nam.
Bình luận 0

Indonesia – nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất lọt vào G20

Trong khu vực Đông Nam Á, hiện nay Indonesia là một nền kinh tế có độ tranh canh cao với Việt Nam. Hai nước có nhiều điểm tương đồng khi cùng là thành viên của ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cùng nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế khác.

Tính đến năm 2021, Indonesia hiện là nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất ở Đông Nam Á, chiếm hơn 1.000 tỷ USD và Tổng sản phẩm quốc nội cao hơn Việt Nam 4 lần. Năm 2021, GDP Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, dữ liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia cho biết, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020.

Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, trong đó chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ đạo. Hiện quốc gia này có hơn 164 công ty quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo và điện lực.

Indonesia đông dân hơn Việt Nam 2,6 lần, GDP bình quân đầu người là 4.174 USD cho Indonesia trong khi Việt Nam rơi vào khoảng  2.800 USD. GDP bình quân đầu người của Indonesia đã tăng từ 3.932 USD năm 2018.  Là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới (chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ), Indonesia có lợi thế là lực lượng lao động trẻ (68%, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2018). Lợi thế cũng là thách thức lớn lao với đất nước này: tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Indonesia ước tính hơn 5%.

Vì sao GDP và thu nhập của người Việt Nam lại thấp hơn Indonesia, nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất lọt vào G20? - Ảnh 1.

So sánh nền kinh tế Việt Nam và Indonesia

Ngoài ra, Indonesia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú khi có nhiều loại khoáng sản như than, dầu mỏ. Nước này cũng có diện tích rừng rậm nhiệt đới lớn. Chính phủ Indonesia cũng rất cởi mở trong việc thu hút đầu tư, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nước ngoài.

TS Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nhận định, "Về logistics thì Indonesia không hơn Việt Nam nhưng các nhà đầu tư lại ưa thích Indonesia hơn vì họ có thể sử dụng hệ thống logistics của Singapore ngay bên cạnh và cũng nằm ngay eo biển Maloca rất thuận lợi".

Có thể nói, con người, vị trí địa lý đang tạo cho Indonesia nhiều lợi thế cạnh tranh trước Việt Nam.

Cơ hội nào cho Việt Nam?

Tuy nhiên, tổng kim ngạch thương mại và tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam vượt trội so với Indonesia ở mức 517,26 tỷ USD và 38,12 tỷ USD cho thương mại và đầu tư tương ứng. Tính đến năm 2019, Indonesia đã hoàn thiện 16 hiệp định thương mại, 12 vẫn đang trong quá trình phê chuẩn và 11 đang đàm phán. Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác ngoài trong đó 12 hiệp định đã được ký kết và có hiệu lực. Về lượng khách du lịch quốc tế đến, năm 2019 cả Indonesia và Việt Nam đều đạt được con số ấn tượng hơn với hơn 16 triệu khách du lịch ở mỗi quốc gia.

Vì sao GDP và thu nhập của người Việt Nam lại thấp hơn Indonesia, nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất lọt vào G20? - Ảnh 2.

Tổng thu nhập bình quân trên đầu người giữa Việt Nam và Indonesia

Ngoài ra phải kể đến, Việt Nam đang đứng vị trí thứ 5 về quy mô trong 11 nền kinh tế của Đông Nam Á với 340,6 tỷ USD. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nếu như nền kinh tế Indonesia tăng trưởng âm 2,07% năm 2020, GDP giảm còn khoảng 1.053 tỉ USD, GDP bình quân đầu người giảm xuống mức 3.911 USD, thì Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong nhóm ASEAN 6 tăng trưởng dương trong năm 2020 với mức 2,91%. Theo đó GDP quốc gia tăng lên 343 tỉ USD, GDP bình quân trên đầu người dự kiến đạt khoảng 3.521 USD. Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam đang thu hẹp khoảng cách với Indonesia, chỉ còn kém khoảng 390 USD, tương ứng khoảng 10%.

Vì sao GDP và thu nhập của người Việt Nam lại thấp hơn Indonesia, nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất lọt vào G20? - Ảnh 3.

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia trong năm 2020

Tăng trưởng GDP Indonesia dự kiến tăng tốc trong năm 2022, nhưng những lo ngại vẫn còn khi nước này bước vào làn sóng Covid-19 thứ ba được thúc đẩy bởi biến thể Omicron.  Cùng với đó, thị trường tài chính tiềm ẩn biến động do thắt chặt tiền tệ toàn cầu và việc Indonesia quay lại các biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa, cũng sẽ là những thách thức của năm nay.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2022 của Indonesia xuống 5,6%, từ mức 5,9% được đưa ra trước đó, đồng thời, cắt giảm dự báo năm 2023 từ 6,4% xuống 6%. Ở chiều ngược lại, với nỗ lực chống dịch và chiến dịch tiêm chủng thần tốc, Việt Nam đang được đánh giá tích cực trong hồi phục kinh tế và tăng trưởng trong năm 2022.

Theo WB, GDP của Việt Nam sẽ bật tăng trở lại từ 2,58% năm 2021 lên 5,5% năm 2022, con số này theo dự báo của IMF là 6,6%. ADB dự báo Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trước đại dịch là 6,5% trong năm 2022, nhờ tiến độ tiêm chủng nhanh chóng, sự phục hồi kinh tế toàn cầu và một số động lực chính của tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Việt Nam. Fitch Ratings dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,9% trong năm 2022.

Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/12/1955. Đây cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2013, hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược và cho đến nay, Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Indonesia ở khu vực Đông Nam Á.

Đặc biệt, hợp tác kinh tế giữa hai nước trong những năm qua đã có bước phát triển nhảy vọt với kim ngạch thương mại song phương tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2010 lên 9,1 tỷ USD năm 2019.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia chủ yếu gồm: gạo, dầu thô, xi măng, linh kiện điện tử, hàng nông sản. Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia các mặt hàng phân bón, xăng dầu, bao bì, thiết bị máy móc, vải sợi, giấy và bánh kẹo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem