Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật "bủa vây" nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP.Đà Lạt

Thứ tư, ngày 21/08/2024 08:00 AM (GMT+7)
Rất nhiều rác thải, vỉ xốp, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật từ thượng nguồn đã đổ về "bủa vây" Nhà máy cấp nước Đà Lạt, nơi xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Clip: Rác hữu cơ, rác thải thải nông nghiệp "bủa vây" Nhà máy nước Đà Lạt.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 1.

Ngày 20/8, ông Huỳnh Văn Dũng - Giám đốc nhà máy nước Đà Lạt cho biết, đơn vị này đã phản ánh đến Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Lâm Đồng về tình trạng lượng lớn rác hữu cơ, rác thải nông nghiệp và bùn đất bị dồn về khu vực Trạm bơm cấp 1 của nhà máy này. Việc này đã khiến cho chất lượng nguồn nước suy giảm cũng như việc xử lý nước của nhà máy gặp khó khăn.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 2.

Theo ông Dũng, tình trạng trên xuất hiện khi các trận mưa đã đưa một lượng lớn rác thải từ vùng thượng nguồn hồ Đan Kia về khu vực nhà máy. Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn ra sẽ khiến cho công tác vận hành của nhà máy bị gián đoạn, ảnh hưởng đến việc cấp nước liên tục cho TP.Đà Lạt.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 3.

Ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại khu vực cách Nhà máy nước Đà Lạt khoảng 200 mét, một lượng lớn rác thải nông nghiệp như vỉ xốp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật các loại, chai lọ nổi trên mặt nước hồ Đan Kia mà chưa được xử lý.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 4.

Nhiều vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật có trên cả mặt nước cũng như bờ hồ Đan Kia khiến cho người thấy phải lo lắng về chất lượng nguồn nước tại khu vực trên.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 5.

Rác thải trôi theo dòng nước về khu vực Nhà máy nước Đà Lạt khiến cho việc xử lý nước trở nên tốn kém hơn, ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 6.

Liên quan đến tình trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều văn bản yêu cầu Sở NNPTNT tỉnh phối hợp với huyện Lạc Dương thường xuyên kiểm tra, phát hiện và tổ chức thu dọn rác thải trên mặt hồ và hành lang bảo vệ hồ chứa nước Đan Kia để chống ô nhiễm. Đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thải rác vào lưu vực hồ Đan Kia, lấn chiếm hành lang bảo vệ hồ.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 7.

Ông Huỳnh Văn Dũng cho biết, có thời điểm trạm bơm của nhà máy phải ngưng hoạt động để chờ bùn lắng, rác trôi mới có thể tiếp tục xử lý nước. Để giảm thiểu tình trạng trên, ý thức bảo vệ môi trường, thu gom rác không xả ra môi trường của người dân địa phương là rất quan trọng.

Vô số vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bên nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt - Ảnh 8.

Trung bình, Nhà máy nước Đà Lạt cung cấp 30.000m3/ngày đêm nước sinh hoạt cho TP.Đà Lạt.

Văn Long
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem