Bi thảm cuộc đời hoàng hậu đẹp tuyệt trần bị hành hình bằng máy chém - Ảnh 1.

Cuộc hôn nhân chính trị với vua Pháp

Marie Antoinette là hoàng hậu cuối cùng của nước Pháp trước khi cuộc Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ. Bà sinh ra là công chúa Áo, dòng họ Hapsburg, đối thủ lâu năm của dòng họ Bourbons Pháp. Bà sinh ngày 2/11/1755, tại cung điện Hofburg ở Vienna.

Marie là con gái út của Hoàng hậu Maria Theresa, người cai trị đế chế Habsburg và Francis I, Hoàng đế La Mã Thần thánh. Một ngày trước khi Marie chào đời, một trận động đất mạnh 8,5 độ Richter đã ập xuống Lisbon, khiến 30.000 người thiệt mạng. Người ta nói rằng, sự ra đời của nàng đã được cảnh báo trước bởi những điềm xấu.


Bi thảm cuộc đời hoàng hậu đẹp tuyệt trần bị hành hình bằng máy chém - Ảnh 2.

Marie Antoinette được mệnh danh là nữ hoàng đẹp nhất châu Âu. Ảnh AP

Cha của Marie, Francis I qua đời khi nàng mới 10 tuổi. Mẹ cô phải vội vàng sắp xếp một cuộc hôn nhân phù hợp cho con gái mình. Mục đích là để chấm dứt sự thù địch với kẻ thù lâu năm của gia đình. Theo đó, một cuộc hôn nhân giữa vua Louis XVI của Pháp và con gái của hoàng hậu Áo sẽ biến họ trở thành một liên minh hoàn hảo có khả năng đảm bảo hòa bình giữa hai nước và phá hủy tham vọng của nước Phổ lẫn Anh khi đó. Vì thế cuộc hôn nhân của Marie thực chất là một ván bài được thực hiện vì lợi ích chính trị.

Hoàng hậu nước Áo đã định đoạt cuộc sống của tất cả 16 người con giống như bà làm với cả đế chế của mình - bằng một nắm đấm sắt. Hoàng hậu đặc biệt khắc nghiệt, thậm chí còn mắng nhiếc Marie vô tư, ngay cả sau khi con gái đã lên ngôi hoàng hậu Pháp.

“Vẻ đẹp của con thật ra không phải là tuyệt vời. Tài năng cũng không, trí tuệ cũng không. Con biết rõ rằng con chẳng có gì”, Maria Theresa viết cho con gái mình sau khi cô trở thành hoàng hậu Pháp.

Marie gặp chồng vào ngày 14/5/1970 tại bìa rừng Compiègne, và lễ cưới diễn ra vào ngày 16/5/1770 tại Cung điện Versailles. Vào thời điểm kết hôn, Marie Antoinette 15 tuổi còn vua Louis XVI 16 tuổi.

Vì sao Marie Antoinette bị người dân Pháp căm ghét?

Cuộc đời Marie tại Pháp gặp rắc rối ngay trong đêm tân hôn và kéo dài suốt nhiều năm. Những năm đầu sau đám cưới, Marie không sinh được con với Louis XVI khiến nhiều người đặt câu hỏi về mối quan hệ thực sự giữa nhà vua và hoàng hậu.

Các câu chuyện được đưa ra bàn tán như nhà vua bị vô sinh? hay hoàng hậu không thể sinh con? Thậm chí, công chúng còn nghi ngờ hoàng hậu Pháp là một người đồng tính nữ.

Marie trong khi đó không bao giờ chia sẻ về mối quan hệ với chồng. Thay vào đó, nàng dành thời gian tận hưởng âm nhạc, săn bắn và đánh bạc. Nàng được mệnh danh là nữ hoàng đẹp nhất châu Âu và cô là một người ưa tiệc tùng đích thực.


Bi thảm cuộc đời hoàng hậu đẹp tuyệt trần bị hành hình bằng máy chém - Ảnh 3.

Là hoàng hậu xinh đẹp, nhưng Marie bị người Pháp căm ghét. Ảnh minh họa.


Có tin đồn rằng, Louis XVI bị bệnh hẹp bao quy đầu, khiến lúc cương cứng vô cùng đau đớn. Do không thể gần gũi với chồng, Marie đã chuyển sự quan tâm sang những người đàn ông khác nàng gặp trong các bữa tiệc xa hoa, tráng lệ.

Vấn đề chăn gối giữa Marie và Louis XVI nghiêm trọng đến mức anh trai nàng, Hoàng đế La Mã Joseph II, đã phải đến Pháp thăm em gái để giúp cải thiện mối quan hệ phòng the của họ. Ông vi hành dưới tên giả là Bá tước Falkenstein để tránh các nghi thức hoàng gia ngột ngạt cản trở chuyến đi.

Với chuyến đi này, Joseph II đã cho hai vợ chồng Marie một lời khuyên rất cần thiết: Marie Antoinette cần phải có tình cảm hơn với chồng, và Louis XVI nên trải qua một cuộc phẫu thuật đơn giản để điều chỉnh chuyện phòng the.

Những lời khuyên khôn ngoan của hoàng đế La Mã dường như đã hiệu quả. 7 năm sau đám cưới, vua Louis XVI mới thực hiện được bổn phận làm chồng của mình khi ông 23 tuổi, còn hoàng hậu 22 tuổi. Sau đó, Marie Antoinette hạ sinh người con đầu lòng, công chúa Marie-Thérèse Charlotte. Những năm tiếp theo, hoàng hậu cuối cùng của vương triều Pháp sinh thêm 4 người con, nhưng chỉ một người sống đến tuổi trưởng thành.

Marie từng tiết lộ với người cố vấn tin cậy của mình, Đại sứ Áo Comte Florimond de Mercy-Argenteau rằng, nàng “cảm thấy sợ hãi vì buồn chán”. Vì thế, để khuây khỏa, hoàng hậu xinh đẹp đã chi rất nhiều tiền cho quần áo, giày dép, tóc giả và trang sức - chủ yếu là kim cương, ngọc trai trong khi người dân đang đói khổ.

Lối sống xa sỉ của Marie đã khiến người dân ác cảm với nàng. Có thể nói, về cơ bản, Marie Antoinette đã bị đổ lỗi cho bất cứ điều gì sai trái đã xảy ra ở nước Pháp, bao gồm cả cuộc khủng hoảng kinh tế, khiến cuộc sống của người dân lầm than.

Vị hoàng hậu kết thúc cuộc đời trên máy chém 

Bi thảm cuộc đời hoàng hậu đẹp tuyệt trần bị hành hình bằng máy chém - Ảnh 1.

Lối sống xa hoa, sự ngông cuồng và cả những hiểu lầm đáng tiếc về Hoàng hậu đã khiến bà phải trả giá đắt trong cuộc Cách mạng Pháp làm rung chuyển châu Âu sau này.

Mặc dù những người gần gũi mô tả hoàng hậu thực tế là một người nhân hậu, từng chăm sóc một người nông dân bị nai húc và nhận nuôi một vài đứa trẻ, nhưng những điều đó không đủ để nàng được tha thứ hay nhận được sự khoan dung.

Hoàng hậu càng vướng thêm tai tiếng trầm trọng hơn bởi sự bất tài chính trị của nàng. Bị ảnh hưởng của người mẹ và anh trai, Marie Antoinette phạm hết sai lầm chính trị này đến sai lầm khác khi thúc đẩy lợi ích của Áo trong hoàng gia Pháp. Điều này khiến các đối thủ người Pháp, vốn đã cảnh giác với hoàng hậu ngoại quốc đến từ Áo mà Pháp có chung lịch sử thù địch càng có thêm lý do để nghi ngờ hoàng hậu không trung thành.

Chưa hết, thất vọng với chồng, hoàng hậu xinh đẹp còn vướng bê bối ngoại tình sau 7 năm hôn nhân. Người tình của nàng là Bá tước Thuỵ Điển hào hoa Axel von Fersen.

Người ta còn cho rằng Bá tước Fersen mới chính là cha đẻ của ít nhất 2 đứa con của hoàng hậu. Điều này đã khiến thanh danh của hoàng hậu Pháp bị tổn hại nghiêm trọng.

Bi thảm cuộc đời hoàng hậu đẹp tuyệt trần bị hành hình bằng máy chém - Ảnh 4.

Tranh vẽ về vụ hành hình hoàng hậu Marie Antoinette vào ngày 16/10/1793. Ảnh AP.

Năm 1789, khoảng 900 công nhân và nông dân Paris đã xông vào ngục Bastille để cướp vũ khí và đạn dược, khởi đầu cho cuộc cách mạng sẽ lật đồ nền quân chủ Pháp.

Tháng 10 năm đó, đám đông khởi nghĩa gồm hàng nghìn người dân Paris đã đi bộ hàng chục km từ toà thị chính Paris tới Versailles vì muốn bắt vua Louis XVI và hoàng hậu Marie về thủ đô để chịu trách nhiệm cho sự khốn cùng của người dân Pháp.

Khi kéo đến Versailles, đám đông đã lên tới 10.000 người. Trong vòng vài giờ, họ bắt giữ được toàn bộ thành viên hoàng gia và đưa họ về cung điện Tuileries ở Paris.

Trong thời gian bị giam cầm tại Tuileries, Marie đã tổ chức họp kín với các bộ trưởng, đại sứ, và thông qua các phái đoàn ngoại giao kêu gọi các quốc gia châu Âu khác xâm chiếm Pháp hòng làm lung lay cuộc Cách mạng Pháp nhưng thất bại.

Marie càng bị xem là tội đồ của nước Pháp. Trong cuộc nổi dậy ngày 10/8/1792, vua Louis XVI bị bắt giữ và bị kết tội phản quốc, rồi bị xử chém ngày 21/1/1793.

Ngày 21/9/1792, nền Cộng hòa Pháp thứ Nhất được chính thức công bố, chấm dứt nền quân chủ kéo dài liên tục một nghìn năm. Louis XVI trở thành quân vương duy nhất của Pháp bị xử tử hình.

Hoàng hậu Marie Antoinette cũng không tránh được kết cục nghiệt ngã khi phải chết trên máy chém vào tháng 10/1793.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem