Đưa nông sản từ thâm sơn cùng cốc hội nhập quốc tế (Bài 3) - Ảnh 1.

Theo Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai, Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành với mục tiêu tạo sự đột phá, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa. Sau 1 năm triển khai, Nghị quyết đã tác động rất lớn và toàn diện đến lĩnh vực nông nghiệp.

Một là tư duy đổi mới: Nghị quyết được ban hành đã tạo sự đột phá trong tư duy lãnh đạo, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Trước đây, sản xuất nông nghiệp theo lối đã định hình, đến thời vụ thì trồng cấy, tạo ra sản phẩm và sản lượng, việc tiêu thụ do thị trường quyết định, dẫn đến tình trạng "được mùa mất giá", "mất mùa được giá".

img
img
img
img

Mô hình chăn nuôi và chuyển đổi nhiều loại cây trồng kém hiệu quả sang loại cây trồng cho thu hoạch tốt hơn ở Lào Cai cũng được tập trung phát triển, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hướng tới sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đã mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.

Đến nay, địa phương này đã xác định rõ các ngành hàng chủ lực, tiềm năng để tập trung phát triển; trong giai đoạn tới, sản xuất nông nghiệp phải xác định được thời điểm tiêu thụ sản phẩm tốt nhất, thị trường tiêu thụ gồm những đâu để có phương án tối ưu. Vì vậy, việc triển khai Nghị quyết đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các nội dung của Nghị quyết được triển khai cụ thể, thực chất và được đánh giá, kiểm điểm sâu sắc.

Hai là khai thác được tiềm năng, lợi thế của Lào Cai: Thay vì đầu tư, phát triển dàn trải như giai đoạn trước; Nghị quyết 10 đã xác định rõ 6 ngành hàng chủ lực dựa trên tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức bản địa, thị trường tiêu thụ và trình độ sản xuất của người dân để tập trung đầu tư.

Đến nay, các ngành hàng chủ lực đều có sự phát triển rõ nét, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng sản xuất chè tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà; vùng dược liệu tại Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Sa Pa; vùng chuối, dứa tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng...

Đưa nông sản từ thâm sơn cùng cốc hội nhập quốc tế (Bài 3) - Ảnh 3.

Ngoài ra, Nghị quyết 10 cũng xác định 2 lĩnh vực cần tập trung đầu tư là phát triển kinh tế đồi rừng và ngành hàng tiềm năng của địa phương. Bên cạnh các ngành hàng chủ lực, các địa phương tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng, đặc hữu như cây ăn quả ôn đới, rau trái vụ, cá nước lạnh…

Đến nay đã có 120 sản phẩm được công nhận OCOP; năm 2022 đã đánh giá 31 sản phẩm (đánh giá mới và đánh giá lại) đạt 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP là 142 sản phẩm.    

Ba là giải pháp đồng bộ: Các giải pháp mà Nghị quyết đưa ra đã được các địa phương vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tăng cường sự lãnh đạo, xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bốn là nguồn lực đa dạng: Đã tập trung tối đa nguồn lực cho phát triển nông nghiệp hàng hóa: Ưu tiên, bố trí nguồn vốn ngân sách của tỉnh để thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; thực hiện lồng ghép nguồn vốn thuộc 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia; Tăng cường hợp tác quốc tế, vận động, thu hút nguồn vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO), vốn ODA; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút tối đa nguồn lực trong cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa. 

Đưa nông sản từ thâm sơn cùng cốc hội nhập quốc tế (Bài 3) - Ảnh 4.

Những ngôi nhà khang trang, kiên cố đang mọc lên ở các vùng nông thôn của tỉnh Lào Cai

Năm là thích ứng thị trường và hội nhập quốc tế: Nghị quyết 10 của Lào Cai được triển khai trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, sự ứng phó trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tốt hơn, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn đứng vững, nông sản cơ bản vẫn tiêu thụ tương đối ổn định. Đã có 8 dự án được quyết định chấp thuận đầu tư và 9 dự án đang nghiên cứu, xin chủ trương lập dự án đầu tư.

"Sau một năm thực hiện Nghị quyết 10 về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Lào Cai đã đạt được những kết quả sơ bộ đáng khích lệ" - Ông Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai khẳng định.

Đưa nông sản từ thâm sơn cùng cốc hội nhập quốc tế (Bài 3) - Ảnh 5.

Trao đổi với PV, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử… Đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu; duy trì vững chắc thị trường truyền thống (Trung Quốc, Trung Đông...); mở rộng thị trường mới, tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật bản, Hàn Quốc.…

Đưa nông sản từ thâm sơn cùng cốc hội nhập quốc tế (Bài 3) - Ảnh 6.

Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Vĩnh Thắng, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai.

Để hiện thực hóa, tỉnh Lào Cai đã có những giải pháp sáng tạo, đặc thù để động viên, thúc đẩy người nông dân ở nông thôn phát triển nông nghiệp hàng hóa. Không chỉ vượt qua những khó khăn, thách thức, giữ vững thị trường quen thuộc, tỉnh Lào Cai còn đưa được những sản phẩm nông nghiệp của địa phương lên sàng giao dịch thương mại điện tử Thế giới, hội nhập Quốc tế.

Đối với thị trường xuất khẩu, địa phương này đã giữ vững thị trường được truyền thống như Trung Quốc, các nước Trung Đông… bằng giải pháp như tham mưu cho Bộ Ngoại giao, Lãnh sứ quán Việt Nam tại Côn Minh tổ chức hội đàm nhằm tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu. Do đó, dù gặp khó khăn nhưng nông sản Lào Cai vẫn khai thác được, tiêu thụ hết, đảm bảo kinh doanh cho các hộ nông dân.

img
img
img
img
img

Những loại cây dược liệu quý được trồng tài VQG Hoàng Liên mang lại niềm vui cho bà con người Dao đỏ.

Đưa nông sản từ thâm sơn cùng cốc hội nhập quốc tế (Bài 3) - Ảnh 7.

Song song với đó là áp dụng các biện pháp để giảm chi phí sản xuất như: Rà soát, điều chỉnh vùng trồng, tạo vùng sản xuất tập trung để giảm chi phí vận chuyển; hướng dẫn các sản phẩm thay thế để giảm chi phí nhưng vẫn đủ nguồn cung cho sản xuất.Bên cạnh đó tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế như chè hữu cơ, quế hữu cơ ... để mở rộng thị trường mới, tiềm năng như như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Đối với thị trường nội địa, ngoài việc tổ chức lại sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, sản xuất hữu cơ; từ chủ trương của Nghị quyết 10 địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, ký kết 8 biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành chăn nuôi đang chịu rất nhiều ảnh hưởng từ giá đầu ra các sản phẩm bị giảm mạnh, trong khi đó vật tư đầu vào lại tăng nhanh.

Đến nay, địa phương đã đạt các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Đức Hà - Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng, đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương

img

Như chúng ta đã biết, Đại hội XIII của Đảng đã xác định các phương hướng công tác xây dựng Đảng.

Trong đó, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân của cán bộ, đảng viên.

Tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố và không ngừng nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đại hội XIII của Đảng cũng đã đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ về công tác xây dựng Đảng để thực hiện, trong đó có nội dung: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới.

Theo đó, các tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, nêu cao vai trò tiên phong trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động theo hướng nâng cao tính giáo dục, thuyết phục, tính chiến đấu, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong Đảng và trong nhân dân, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của Đảng.

Đối với những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, rất cần các tổ chức cơ sở Đảng, Đảng viên phát huy tính tiên phong, gương mẫu thực hiện, đặc biệt là những chủ trương chính sách mới, ở vùng sâu, vùng xa. Tổ chức cơ sở Đảng, người Đảng viên được dân tin, dân yêu sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhân dân, từ đó thực sự dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem