Lãi ròng bán niên gần 16.000 tỷ đồng, Vingroup lý giải vì sao giá nhà cao nhưng VHM vẫn "đắt khách" từ lâu

Quang Dân Thứ bảy, ngày 07/08/2021 08:45 AM (GMT+7)
Tính đến thời điểm hiện tại Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là doanh nghiệp bất động sản duy nhất báo lãi trên 15.000 tỷ đồng, bỏ xa phần lớn các công ty còn lại trong cơ cấu doanh thu báo Dân Việt đã chọn để thống kê.
Bình luận 0

Thống kê số liệu báo cáo tài chính quý II/2021 của 12 doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán cho thấy tại ngày 30/06/2021 tổng tài sản của nhóm doanh nghiệp này đạt mức 510.752 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu kỳ; trong đó số dư tiền và các khoản tương đương tiền đạt 36.500 tỷ đồng, tăng 7%. Vốn chủ sở hữu tăng 17% so với đầu năm, đạt mức 196.716 tỷ đồng.

Lãi ròng bán niên gần 16.000 tỷ đồng, Chủ tịch Vingroup lý giải vì sao giá nhà cao nhưng VHM vẫn "đắt khách" từ lâu - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC các DN trong kỳ.

Đáng chú ý, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cao gần gấp 2 so với cùng kỳ năm 2020, đạt 63.809 tỷ đồng; lãi gộp bình quân tăng 113%, ở ngưỡng 30.325 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp bình quân ở mức 47,5%, cùng kỳ năm ngoái đạt 41,8%.

Theo đó, 17 doanh nghiệp bất động sản đã đem về 21.308 tỷ đồng lãi ròng sau 6 tháng, tăng 55% so với cùng kỳ. Đáng nói, ngoại trừ HDG và LDG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đi lùi (lần lượt giảm 35% và 50%) thì còn lại 10/12 công ty báo kết quả tăng trưởng. Trong đó, đáng kể như DXG lãi 1.139 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 373 tỷ đồng; VHM báo lãi bình quân 88 tỷ đồng/ngày..

Lãi ròng bán niên gần 16.000 tỷ đồng, Chủ tịch Vingroup lý giải vì sao giá nhà cao nhưng VHM vẫn "đắt khách" từ lâu - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo tài chính các DN trong kỳ.

Tuy nhiên, ở thái cực khác, các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với thực trạng hàng tồn kho tăng. Tính chung 12 doanh nghiệp có số dư hàng tồn kho tại ngay 30/6/2021 lên đến 193.193 tỷ đồng, tăng bình quân 9% so với đầu năm.

Thậm chí, một số công ty có tỷ lệ hàng tồn kho chiếm hơn 50% tổng tài sản. Đơn cử như NVL có hơn 103.241 tỷ đồng, chiếm 60% tổng tài sản; PDR có hơn 12.016 tỷ đồng, chiếm 64%; NLG có hơn 14.009 tỷ đồng, chiếm 70%.. Bên cạnh đó, HDG có tỉ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản thấp nhất khi ở mức 8%, tiếp theo là VHM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với 17%..

Lãi ròng bán niên gần 16.000 tỷ đồng, Chủ tịch Vingroup lý giải vì sao giá nhà cao nhưng VHM vẫn "đắt khách" từ lâu - Ảnh 3.

Nguồn: Báo cáo tài chính các DN Trong kỳ.

Thêm nữa, các khoản phải thu ngắn và dài hạn tăng lên, trung bình 12 doanh nghiệp có số dư các khoản phải thu tăng 27% (ngắn hạn) và 2% (dài hạn). Các khoản phải thu chủ yếu là ngắn hạn. Tại ngày 30/06/2021 tổng các khoản phải thu ngắn hạn của 12 doanh nghiệp là 91.036 tỷ đồng.

Nợ phải trả cũng tăng nhẹ khi đạt 314.030 tỷ đồng, so với 304.358 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, vay nợ dài hạn giảm nhẹ 3% về mức 61.611 tỷ đồng. Mức giảm này đến từ các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng vọt trong kỳ như VHM, (giảm 1.744 tỷ đồng); NVL (giảm 1.237 tỷ đồng).. ở chiều ngược lại, LDG ghi nhận vay nợ dài hạn tăng vọt từ 1 tỷ lên 310 tỷ đồng sau 6 tháng; NBB tăng 35% lên mức 333 tỷ đồng.

Lãi ròng bán niên gần 16.000 tỷ đồng, Chủ tịch Vingroup lý giải vì sao giá nhà cao nhưng VHM vẫn "đắt khách" từ lâu - Ảnh 4.

Nguồn: Báo cáo tài chính một số DN BĐS trong kỳ

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại Vinhomes là doanh nghiệp bất động sản duy nhất báo lãi trên 15.000 tỷ đồng, bỏ xa phần lớn các công ty còn lại trong cơ cấu doanh thu Dân Việt đã chọn để thống kê.

Trước đó, chia sẻ với cổ đông về thiếu hụt nguồn cung bất động sản tại Đại hội Đồng cổ đông thường niên năm 2021, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup cho biết cho rằng, nguồn cung bất động sản trong ngắn hạn khan hiếm, nhưng khan hiếm đến lúc nào thì Tập đoàn không dự báo được, vì điều này phụ thuộc vào tốc độ cấp phép của cơ quan nhà nước.

Lãi ròng bán niên gần 16.000 tỷ đồng, Chủ tịch Vingroup lý giải vì sao giá nhà cao nhưng VHM vẫn "đắt khách" từ lâu - Ảnh 5.

Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng cho rằng vấn đề là đến sản phẩm cuối cùng được thị trường chấp nhận. Thực tế khi nguồn cung nhiều, sản phẩm của Vinhomes vẫn bán được ổn định.

"Chúng tôi nghiên cứu làm sao tạo hệ sinh thái ăn ở, tiêu dùng cho người dân Vinhomes tốt nhất, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. Rõ ràng giá nhà Vinhomes cao hơn các khu dân cư bên cạnh, nhưng đó là lí do vì sao khách hàng vẫn chọn Vinhomes", ông Phạm Nhật Vượng cho hay.

Lãi ròng bán niên gần 16.000 tỷ đồng, Chủ tịch Vingroup lý giải vì sao giá nhà cao nhưng VHM vẫn "đắt khách" từ lâu - Ảnh 6.

Nguồn: Báo cáo tài chính các DN BĐS trong kỳ.

Tại báo cáo ngành tháng 7 với chủ đề "Bất động sản nhà ở - Thời điểm thuận lợi đã đến gần" mới đây, CTCP Chứng khoán VNDirect (HNX: VND) cho biết, thị trường BĐS có thể gặp khó khăn tạm thời trong quý III/2021 do dịch Covid-19 đang bùng phát. Tuy nhiên, VND nhận định rằng thị trường sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.

Theo VDS, hiện nay nguồn cung BĐS đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng, lãi suất vay mua nhà duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng đang được tăng tốc phát triển, do đó VNDirect cho rằng thị trường BĐS có thể sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ quý IV/2021.






Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem