Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mới đây, đội CSGT số 11 và 14 (Phòng CSGT CA.TP Hà Nội) tiếp tục ra quân xử lý các trường hợp vi phạm quy định sử dụng rượu bia khi đang điều khiển phương tiện.
NHIỀU TRƯỜNG HỢP VI PHẠM BỎ LẠI XE, KHÔNG THỔI
Trưa ngày 18/10, tổ công tác thuộc Đội 14 lập chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn tại khu vực Giải Phóng - Kim Đồng (Hà Nội). Một số trường hợp bỏ lại xe, không thổi, không ký biên bản vi phạm.
Qua kiểm tra, nhiều trường hợp điều khiển phương tiện có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn dưới mức 0,25 miligam/1 lít khí thở. Các cán bộ chiến sĩ đã dừng xe và yêu cầu vào chốt để lập biên bản.
Tuy nhiên sau đó người này đã không vào chốt ký biên bản vi phạm mà gọi điện "cầu cứu" người thân. Sau khi không thành công, nam thanh niên bỏ lại xe, bắt xe ôm công nghệ đi về.
Hai người đàn ông trung niên điều khiển 2 xe máy là những nhiều trường hợp vi phạm trưa 18/10. "Chúng tôi chỉ uống 3 cốc để đi về, vẫn đủ tỉnh táo lái xe", người đàn ông áo đỏ phân trần. Qua kiểm tra, cả 2 vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.052 miligam/1 lít khí thở. Với mức vi phạm này, tài xế bị xử phạt hành chính 2,5 triệu đồng và tạm giữ phương tiện.
Một số trường hợp vi phạm nồng độ cồn tại khu vực Giải Phóng - Kim Đồng do tổ công tác kiểm tra, xử lý.
Điểm đáng chú ý là lực lượng chức năng cũng triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm. Những vi phạm này sẽ gửi thông báo về nơi công tác.
Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông, CA.TP Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng Hà Nội đã xử lý trên 82.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 157,2 tỷ đồng. Trong đó, riêng với vi phạm nồng độ cồn có tới hơn 17.500 trường hợp bị xử lý.
XUYÊN ĐÊM XỬ LÝ VI PHẠM, NHIỀU XE LẠNG LÁCH BỎ CHẠY
Tối ngày 18/10, tổ công tác thuộc Đội 11 lập chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn tại km số 13+500 trên tuyến đường Đại lộ Thăng Long (Hà Nội). Nhiều xe máy lạng lách, đánh võng khi tổ công tác ra hiệu dừng xe.
Do tuyến đường đặc thù, các phương tiện di chuyển với vận tốc cao, nên tổ công tác đã ra hiệu dừng xe từ xa để đảm bảo an toàn giao thông.
Các trường hợp vi phạm ký biên bản xác nhận.
Một số trường hợp còn thốc ga phóng nhanh để "thông chốt". Đại diện tổ công tác cho biết, do đây là khu vực đường gom Đại lộ Thăng Long, đường vắng và cho phép di chuyển tốc độ cao nên nhiều xe không ngại lao thẳng vào các chiến sĩ để qua chốt kiểm tra.
Mức xử phạt đang áp dụng hiện nay đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo Bộ Công an, khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định, người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Điểm c khoản 6 Điều 5 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 6-8 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Điểm c khoản 8 Điều 5 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 16-18 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 16-18 tháng.
Điểm a khoản 10 Điều 5 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 30-40 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Điểm c khoản 6 Điều 6 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 2-3 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Điểm c khoản 7 Điều 6 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 4-5 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 16-18 tháng.
Điểm e khoản 8 Điều 6 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 6-8 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
Điểm c khoản 6 Điều 7 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 3-5 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Điểm b khoản 7 Điều 7 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 6-8 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 16-18 tháng.
Điểm a khoản 9 Điều 7 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 16-18 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
Điểm q khoản 1 Điều 8 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 80.000-100.000 đồng.
Điểm e khoản 3 Điều 8 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 300.000-400.000 đồng.
Điểm c khoản 4 Điều 8 quy định: Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.