MỘT THẬP KỶ CHIẾN TRANH SYRIA: BASHAR AL-ASSAD LÀ AI?

Sau hơn 10 năm chiến tranh tàn khốc, ông Bashar Al Assad vẫn là tổng thống của Syria. Ông từng được ca tụng là một nhà cải cách và một nhà lãnh đạo kiên cường - nhưng đó là trước chiến tranh. Giờ đây, Assad được nhìn nhận dưới một khía cạnh khác: một chiến binh tàn nhẫn, một chính trị gia chiến thuật quyết tâm duy trì quyền lực bằng mọi giá.

Một thập kỷ chiến tranh

10 năm sau cuộc chiến tranh tàn phá Syria, ông Assad đã chiến thắng, nhưng với người dân Syria, đây là một sự thất bại. Cuộc nội chiến Syria đã tàn phá đất nước 10 năm nay, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực và thu hút các tác nhân khác nhau, từ Mỹ đến Nga, dường như đang đi đến một kết cục không thể tránh khỏi.

Tổng thống Bashar al-Assad, với sự hậu thuẫn của Iran và Nga, dường như đã chiến thắng về mặt quân sự từ cuộc xung đột được bắt đầu sau khi chính phủ của ông đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình của dân thường vào năm 2011. Cuộc nổi dậy vũ trang sau đó nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với quy mô toàn cầu và khu vực. Vào đỉnh điểm của cuộc giao tranh, các nhóm Hồi giáo cực đoan đã giành quyền kiểm soát trên những vùng đất rộng lớn của đất nước, nhưng sau đó thế cờ đã lật lại khi các lực lượng ủng hộ chính phủ cũng như liên minh quân đội phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tiếp tấn công.

Tuy nhiên, cuộc giao tranh vẫn chưa kết thúc hoàn toàn với khu vực tây bắc Idlib vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ. Vào đầu năm 2020, chiến dịch của quân đội Syria do Nga hậu thuẫn nhằm chiếm lại Idlib từ các nhóm vũ trang cuối cùng còn sót lại tập trung ở đó đã dẫn đến cuộc đụng độ với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai để bảo vệ dân quân thân chủ của Ankara.

img
img
img

Các cuộc giao tranh là một lời nhắc nhở rằng xung đột, mặc dù dường như đã ở giai đoạn cuối, vẫn có thể bùng phát trở lại và leo thang. Tình hình ở phía đông bắc cũng vẫn còn nhiều biến động sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Nga hiện đã được triển khai trong khu vực, cùng với các lực lượng ủy nhiệm và dân quân người Kurd Syria.

Việc quay trở lại giao tranh cường độ cao ở Idlib vào năm 2020 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo khác, đưa làn sóng người tị nạn tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và làm tăng thêm chi phí nhân đạo vốn đã đáng kinh ngạc của cuộc chiến. Số người chết ước tính là 400.000 người, nhưng thực tế có thể cao hơn nhiều. Và tại các điểm khác nhau trong cuộc xung đột, hơn một nửa dân số của đất nước đã phải di dời.

Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc ước tính rằng 13,1 triệu người đang cần cứu trợ, 5,6 triệu người đã chạy khỏi Syria kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu, gây căng thẳng đáng kể cho các nước láng giềng cũng như châu Âu. Ngay cả khi xung đột kết thúc, vẫn chưa rõ khi nào hoặc liệu họ có thể quay trở lại hay không.

Một khi cuộc giao tranh kết thúc, ông Assad vẫn sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc tái thiết đất nước, bao gồm cả những khu vực mà ông được cho là đã triển khai vũ khí hóa học chống lại chính công dân của mình.

Sau khi giành lại quyền kiểm soát phần lớn các khu vực có người sinh sống của đất nước, Assad hiện đang phải đối mặt với nhiệm vụ tái thiết Syria. Nhưng ông không có tiền để làm điều đó, và các cường quốc – Mỹ và Châu Âu - nói rằng họ không sẵn sàng chuyển giao bất kỳ khoản tiền nào mà không có sự thay đổi chế độ. Trong khi đó, Assad cho biết ông thậm chí không sẵn sàng xem xét các cải cách thể chế có thể làm hài lòng một số người chỉ trích ông. Điều đó có thể cho thấy một chu kỳ khủng hoảng trong nước sắp tới đối với Syria và người dân nước này.

img
img
img
img
img

Hình ảnh cuộc chiến tranh đã tàn phá Syria đến mức thảm họa.

Quyền lực liên minh

Syria đang bị đánh bật ra khỏi các chương trình nghị sự quốc tế. Mặc dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tích cực tham gia, nhưng sự quan tâm của Mỹ lại đang giảm đi rõ rệt- đây là một sự thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước của cuộc xung đột, khi Syria đóng vai trò như một chiến trường ủy nhiệm cho các cường quốc.

Mỹ và các nước châu Âu không thích làm việc với Assad và Nga khó có khả năng chịu chi phí tái thiết mà Liên hợp quốc ước tính lên tới 250 tỷ USD. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mong muốn tách Mỹ khỏi tình hình ở Syria, nhưng Tổng thống Joe Biden vẫn chưa nói rõ cách tiếp cận của ông đối với một cuộc xung đột mà điểm kết thúc thì mơ hồ nhưng tác động hủy diệt của nó lại quá rõ ràng.

Liệu Nga có thể buộc chế độ Assad thực hiện các cải cách thể chế quan trọng để đáp ứng các điều kiện của các quốc gia phương Tây trong việc giúp tài trợ cho công cuộc tái thiết Syria không? Iran và các lực lượng dân quân mà Iran hỗ trợ sẽ tiếp tục đóng vai trò gì ở nước này? Và chính quyền Biden sẽ tiếp cận một cuộc xung đột không còn gây được sự chú ý ở Mỹ như thế nào? Không rõ Điện Kremlin có bao nhiêu đòn bẩy đối với Assad. Liệu chính quyền Biden có tương tác lại để định hình trò chơi để kết thúc cuộc xung đột hay không và ở mức độ nào, vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Bashar al-Assad là ai?

Theo hồ sơ Wikipedia, Bashar al-Assad là đương kim tổng thống của Syria và là Bí thư khu vực của nhánh lãnh đạo Syria thuộc Đảng Ba'ath Xã hội Ả Rập. Cha của ông là Hafez al-Assad- người đã lãnh đạo Syria trong 29 năm cho đến khi qua đời vào năm 2000.

Al-Assad đã tốt nghiệp trường Y thuộc Đại học Damascus vào năm 1988, và bắt đầu làm việc trong vai trò một bác sĩ quân y. Bốn năm sau, ông tham gia học tập sau đại học tại Bệnh viện Western Eye ở London chuyên về nhãn khoa. Năm 1994, sau khi anh trai Bassel của ông, cũng là người thừa kế của cha ông, tử vong trong một vụ tai nạn ô tô, Bashar đã được gọi trở lại Syria một cách vội vàng để đảm nhận vai trò của Bassel.

Al-Assad được bầu làm Tổng thống Syria vào năm 2000 và 2007, trong cả hai lần ông đều là ứng cử viên duy nhất. Ban đầu, cộng đồng trong nước và quốc tế xem ông là một nhà cải cách tiềm năng và đặt cho ông biệt danh "Niềm hi vọng".

 Ông gia nhập học viện quân sự và đến năm 1998, Al-Assad đã phụ trách việc Syria chiếm đóng Liban. Đến tháng 12 năm 2000, Assad kết hôn với Asma Assad.

Không giống như anh trai Bassel và em trai Maher, cùng chị gái Bushra, Bashar có tính trầm lặng và kín đáo, ông cũng nói rằng mình thiếu sự quan tâm đến chính trị hay quân sự. Sau đó, ông nói rằng ông chỉ đi vào văn phòng của cha mình một lần khi ông ta còn đang nắm quyền và ông không bao giờ nói chuyện chính trị với cha mình.

Ngay sau cái chết của Bassel, Hafez Assad đã quyết định đào tạo Bashar làm chính trị và là người kế thừa mới. Đầu tiên, tạo lập vị thế của Bashar trong bộ máy quân sự và an ninh. Thứ hai, xây dựng hình ảnh của Bashar trong công chúng. Và cuối cùng, cho Bashar làm quen với các cơ chế điều hành đất nước.

Để có được khả năng về quân sự, năm 1994, Bashar gia nhập học viện quân sự tại Homs, ở phía bắc Damascus, và kinh qua các cấp bậc rồi trở thành một đại tá vào tháng 1 năm 1999. Để thiết lập cơ sở quyền lực của Bashar trong lĩnh vực quân sự, các chỉ huy sư đoàn cũ bị buộc phải về hưu, và các sĩ quan trẻ thuộc cộng đồng Alawi trung thành được đưa lên thay thế.

img
img

Song song với sự nghiệp quân sự, Bashar cũng tham gia vào các vấn đề nhà nước. Ông được trao cho nhiều quyền lực và trở thành một cố vấn chính trị cho Tổng thống Hafez al-Assad, là người đứng đầu văn phòng tiếp nhận các khiếu nạn và kháng án của công dân, và lãnh đạo một chiến dịch chống tham nhũng.

Sau khi Assad cha qua đời vào năm 2000, Bashar được bổ nhiệm làm người lãnh đạo đảng Ba'ath và quân đội, và được bầu làm tổng thống trong một cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên duy nhất, trước đó thì Nghị viện Syria đã nhanh chóng bỏ phiếu để hạ thấp độ tuổi tối thiểu cho các ứng cử viên tổng thống từ 40 xuống 34 (đột tuổi của Assad khi ông ứng cử). Ngày 27 tháng 5 năm 2007, Bashar đã được phê chuẩn làm tổng thống trong một nhiệm kỳ bảy năm, kết quả chính thức là 97,6% số phiếu.

Trong chính sách đối ngoại của mình, Al-Assad chỉ trích thẳng Mỹ và Israel. Đảng Ba'ath duy trì quyền kiểm soát đối với Nghị viện, và theo hiến pháp thì nó là "đảng lãnh đạo" của đất nước.

Về mặt chính trị và kinh tế, cuộc sống tại Syria chỉ thay đổi nhỏ so với năm 2000. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã tiến hành một phong trào cải cách với những bước tiến thận trọng trong cái được gọi là "Mùa xuân Damascus", dẫn đến việc al-Assad đóng cửa nhà tù Mezzeh và trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị.

Năm 2011, Assad đã nói trên Wall Street Journal rằng ông tự coi mình là người "chống-Israel" và "chống phương Tây", và bởi các chính sách này ông đã không lâm vào nguy cơ bị lật đổ.


Tuấn Anh (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem