Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nữ Thống đốc, tiền rẻ chưa từng có, lãi suất xuống thấp kỷ lục và sự bùng nổ của những thương vụ "bắt tay" nghìn tỷ giữa các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm... là những dấu ấn của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2020.



TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 1.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 2.

Nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng sinh ngày 27/3/1968, quê quán tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Bà Hồng có trình độ thạc sỹ kinh tế phát triển. Được biết, bà Hồng là cựu học viên khóa 4 trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nữ Thống đốc Nguyễn Thị Hồng có gần 30 năm công tác trong ngành ngân hàng.Theo đó, vào tháng 1/1991, bà bắt đầu làm việc tại Vụ Quản lý Ngoại hối.

Sau đó, bà chuyển công tác sang Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước. Tại đây, tân Thống đốc Nguyễn Thị Hồng từng đảm nhiệm các chức vụ như trưởng Phòng Cán cân thanh toán quốc tế, phó vụ trưởng, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Hồng được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu vào tháng 8/2014, bổ nhiệm lại vào tháng 8/2019 trước khi được bầu làm Thống đốc NHNN.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 3.

Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng chưa từng trước sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Cũng từ đây, hàng loạt gói cứu trợ kinh tế, bao gồm cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được các nước đưa ra nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.

Tại Việt Nam, ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Số liệu cập nhật đến ngày 25/12, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng, với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng. Đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến 25/12 đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 4.

Ngay từ những ngày đầu tháng 2, sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và bắt đầu có dấu hiệu lây lan trên diện rộng, hàng loạt các ngân hàng Trung ương trên thế giới đã hạ lãi suất cơ sở như Mỹ, Mexico, Belarus, Australia,… Đỉnh điểm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm mạnh lãi suất điều hành về 0 – 0,25%/năm và hỗ trợ mạnh mẽ thanh khoản cho thị trường tài chính.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 6.

Đến tháng 5, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu... qua đó hỗ trợ cho nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Và đợt điều chỉnh lần thứ 3 vào đầu tháng10 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 7.

Đến nay, sau 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 - 2,0%/năm lãi suất điều hành, trong đó lãi suất tái cấp vốn đã giảm 2%/năm, lãi suất OMO giảm 1,5%/năm, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 1%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm.

Việt Nam trở thành một trong các ngân hàng trung ương (NHTW) có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực. Đơn cử như Trung Quốc chỉ giảm 0,3%, Ấn độ (-1,15%); Thái Lan (-0,75%), Malaysia và Indonesia (-1,25%). Riêng Philipines giảm 2%.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 8.

Sau những bước điều chỉnh mạnh của lãi suất điều hành, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng cũng liên tiếp đi xuống, thậm chí thấp nhất trong nhiều năm qua.

Kể từ đầu năm đến nay lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng đã giảm khoảng 1-1,5%/năm, hiện phổ biến còn 3,1-4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng hiện phổ biến 3,5-6,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 12 tháng khoảng 5,5-7%/năm. Trong khi đó, lãi suất không kỳ hạn đã về mức 0,1-0,2%/năm.

Các ngân hàng cũng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

Tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.

Trên thị trường liên ngân hàng, cụm từ "tiền rẻ" trở thành hiện tượng trong năm 2020 khi lãi suất liên ngân hàng tiến về gần về ngưỡng 0%. Lãi suất qua đêm của Việt Nam tại một số thời điểm còn thấp hơn lãi suất tại Mỹ. Đây là hiện tượng chưa từng có trên thị trường Việt Nam.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 9.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong tuần đầu tháng 12/2020, lãi suất qua đêm bình quân chỉ ở mức 0,1%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần chỉ 0,22%/năm; kỳ hạn 1 tháng 0,4%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 1,46%/năm; 6 tháng là 2,9%/năm; 9 tháng là 3,34%/năm.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 5.


TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 11.

Báo cáo của NHNN cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù một số giai đoạn chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động trên thị trường quốc tế nhưng về cơ bản, tỷ giá và thị trường ngoại tệ giữ được sự ổn định, tâm lý thị trường không xáo trộn, nhất là cân đối cung cầu vẫn khá thuận lợi, thanh khoản thông suốt.

NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Tính đến ngày 23/12/2020, tỷ giá trung tâm ở mức 23.167 VND/USD, tăng 0,05% so với cuối năm 2019; tỷ giá bình quân liên ngân hàng giảm 0,16% so với cuối năm 2019.

TOP 10 sự kiện ngân hàng nổi bật năm 2020  - Ảnh 12.

Đáng chú ý, năm 2020 Việt Nam đã mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, nhưng NHNN đã điều tiết tốt lượng tiền trong lưu thông, không gây tác động lên lạm phát. Dự kiến hết năm, NHNN nâng dự trữ ngoại hối quốc gia lên gần 100 tỷ USD và đây là mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Có được con số ấn tượng trên một phần nhờ có nguồn ngoại tệ dồi dào từ lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 ước đạt 15,8 tỷ USD, tương đương 5,8% GDP. Cùng với đó, tính từ đầu năm tới hết ngày 15/11/2020, cán cân thương mại hàng hóa vẫn duy trì trạng thái thặng dư với 19,42 tỷ USD.

Việc NHNN tích cực mua vào USD để tăng dự trữ ngoại hối trong vòng gần 1 năm qua cũng đã phần nào chặn đà giảm của tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng và giúp VND giảm giá tương đối so với các đồng tiền khác trong rổ 8 đồng tiền tham chiếu, đặc biệt là với các đồng tiền như: Nhân dân tệ, EUR...

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 12.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 6.

Năm 2020, Agribank chính thực được Quốc hội cho phép tăng vốn điều lệ bằng nguồn tiền ngân sách.

Theo đó, Chính phủ được bổ sung dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2020 nhằm bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019. Khoản tiền này bằng với lãi sau thuế nhà băng này nộp ngân sách năm 2020, tối đa 3.500 tỷ đồng.

Đối với 3 "ông lớn" còn lại là Vietinbank, Vietcombank hay BIDV, dù chưa được Nhà nước đồng ý "rót tiền" nhưng cơ chế tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu đã được khơi thông.

Cụ thể, ngày 9/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP theo hướng mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp được bổ sung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Ngay khi cơ chế trên được thông qua, VietinBank đã tiến hành các thủ tục để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cụ thể, Vietinbank dự kiến phát hành gần 1,072 tỷ cổ phiếu trả cổ tức, với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá dự kiến xấp xỉ 10.720 tỷ đồng. Tương đương, tỷ lệ phát hành dự kiến gần 28,8% số cổ phần đang lưu hành. Sau phát hành, vốn điều lệ Vietinbank sẽ được nâng từ mức 37.234 tỷ đồng lên 47.953 tỷ đồng.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 7.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 15.

Khi đại dịch Covid -19 bùng phát, thanh toán của người dân theo xu hướng giảm các hình thức thanh toán bằng tiền mặt sang các hình thức thanh toán phi tiền mặt như thẻ ngân hàng, ví điện tử, thanh toán qua tài khoản ngân hàng và thanh toán trực tuyến có xu hướng gia tăng.

Đến cuối tháng 10 năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019).

Số liệu thống kê đến tháng 11/2020 qua hệ thống Napas cho thấy, tổng số lượng giao dịch tăng 83% và tổng giá trị giao dịch tăng 123% tăng so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, theo các khảo sát của Visa trong năm 2020, kết nối thông minh đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam với hơn 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán và hơn 40% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc.

Do đó có thể nhận định rằng Covid-19 đã góp phần tích cực trong việc đổi hành vi thanh toán không dùng tiền mặt của người dân.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 8.

Ngày 4/12/2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Đáng chú ý, Thông tư có bổ sung Điều 14a quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (e-KYC). Đây được xem là "cửa ngõ" để các ngân hàng triển khai ngân hàng số.

Cụ thể, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục mờ tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định tại Điều này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 17.

Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có).

Về hạn mức giao dịch, Thông tư quy định, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện công nghệ để đánh giá rủi ro, xác định phạm vi sử dụng và quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán của khách hàng mở bằng phương thức điện tử nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.

Tuy nhiên, các ngân hàng được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định trên đối với các trường hợp được quy định cụ thể bởi Ngân hàng Nhà nước.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 9.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 19.

Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán, theo đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025".

Những tưởng hạn chót năm 2020 lại lỗi hẹn vì Covid-19, nhưng những tháng cuối năm lại bất ngờ chứng kiến cuộc đổ bộ rầm rộ của các nhà băng trên sàn chứng khoán.

Cụ thể, ngoài VietCapitalBank, NamABank, Saigonbank đã chính thức giao dịch trên UPCoM, PGBank cùng MSB là hai cái tên mới nhất lên sàn.

Trong đó, PGBank chào sàn UPCoM vào ngày 24/12 thì MSB chào sàn HoSE vào ngày 23/12.

Ngày 28/12, 571 triệu cổ phiếu ABB của ABBank cũng chính thức lên sàn giao dịch.

Điều thú vị là các ngân hàng không chịu áp lực pháp lý (vì đã niêm yết trên HNX như SHB hoặc đăng ký giao dịch trên UpCom như VIB và LPB trong gần 3 năm) cũng có kế hoạch chuyển sang HOSE bất chấp các điều kiện thị trường bất lợi do Covid-19.

Loạt ngân hàng đã thực hiện chuyển sàn bao gồm: ACB chuyển niêm yết từ HNX sang HoSE, LienVietPostBank và VIB chuyển từ UPCoM lên niêm yết HoSE.

3 ngân hàng khác là SHB, OCB và SeABank cũng đã nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE và Nam A Bank mới đây cũng nộp hồ sơ xin chuyển sàn.

Như vậy, đã có 9 ngân hàng lên sàn/chuyển sàn thành công trong năm nay.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 10.

Năm 2020 có thể coi là thời điểm bùng nổ các thương vụ hợp tác lớn có giá trị nghìn tỷ đồng giữa ngân hàng với doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài giá trị lớn, thời gian hợp tác độc quyền của thương vụ cũng được kéo dài với thời hạn trên 15 năm.

Gần đây nhất, VietinBank và Manulife Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ hợp tác độc quyền 16 năm phân phối bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Mặc dù không công bố rõ về giá trị thương vụ nhưng ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank cho biết, hiện doanh số phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng của VietinBank đang đứng đầu trong số các ngân hàng quốc doanh và Manulife cũng là công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam nên giá trị hợp đồng cũng phải tương xứng.

Một thương vụ nghìn tỷ khác cũng được ký kết trong năm nay là ngân hàng Vietcombank hợp tác với FWD với thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối trong thời hạn 15 năm. Phí trả trước cho thương vụ này được ước tính mang về cho Vietcombank khoảng 400 triệu USD, tương đương khoảng 9.300 tỷ đồng.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 21.

Hình thức hợp tác này không chỉ diễn ra tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước mà còn lan sang các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.

Cụ thể, ngân hàng ACB đã ký hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Bảo hiểm Sun Life Việt Nam kéo dài 15 năm. Hợp tác sẽ bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2021.

Theo công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), mức phí trả trước mà ACB có thể nhận được là 370 triệu USD, khoảng hơn 8.500 tỷ đồng. Theo tính toán của VCBS, khoản phí trả trước (lót tay), ACB của ông Trần Hùng Huy nhận được khi ký kết hợp đồng phân phối độc quyền bảo hiểm với Sun Life Việt Nam lên tới 101 USD/khách hàng.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 11.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn từ cuối năm 2017 đến tháng 7/2020 được duy trì dưới 2%. Tuy nhiên, từ tháng 8/2020 bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ trên mức 2%.

Thông tin thêm về tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% cuối năm 2020 hoàn toàn trong tầm tay. Nhưng, dịch bệnh tác động đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc doanh nghiệp và người dân không trả nợ được ngân hàng. Đây là việc ngoài tầm kiểm soát, do đó, ảnh hưởng đến đến mục tiêu của NHNN trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu và nguy cơ gia tăng nợ xấu.

"Đây là việc khách quan, không phải do doanh nghiệp cũng không phải do ngân hàng yếu kém. Hiện, nguy cơ nợ xấu cuối năm nay cũng như trong năm 2021 là vấn đề đặc biệt cần phải quan tâm", ông Tú nhấn mạnh.

TOP 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2020  - Ảnh 23.

Mặc dù vậy, danh sách ngân hàng đã sạch nợ tại VAMC đã lên con số 19 là một trong những điểm sáng. 19 ngân hàng sạch nợ tại VAMC bao gồm: Vietcombank, Agribank, ACB, VIB, TPBank, Nam A Bank, MB, SeABank, Techcombank, OCB, VPBank, KienLongBank, HDBank, LienVietPostBank, BIDV, VietCapital Bank, MSB, VietBank và VietinBank.

Trong đó, VietinBank, BIDV, HDBank, LienVietPostBank, MSB, VietCapitalBank, VietBank là các ngân hàng sạch nợ xấu tại VAMC trong năm 2020.

Việc sớm xử lý được toàn bộ nợ xấu VAMC cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà băng trong thời gian tới khi nợ xấu nội bảng có chiều hướng gia tăng do tác động của Covid-19. Bởi nếu vẫn để nợ xấu tại VAMC, định kỳ mỗi năm, các ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng 20% giá trị trái phiếu đặc biệt đối với kỳ hạn 5 năm và 10% đối với kỳ hạn 10 năm. Áp lực trích lập này là không nhỏ đối với những ngân hàng đang có lợi nhuận khiêm tốn. Vì vậy, việc mua lại hay tất toán trước hạn nợ xấu bán cho VAMC sẽ giúp các ngân hàng có điều kiện đánh giá, xem xét lại chất lượng khoản vay để đưa về nhóm phù hợp hơn.



Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem