NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga

Thứ năm, ngày 03/11/2022 10:38 AM (GMT+7)
Đòn tập kích tên lửa của Nga vào Ukraine trong gần 3 tuần quân đã khiến NATO phải lên kế hoạch lập lưới phòng không để bảo vệ nước này.
NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 1.

Vừa qua, Mỹ đã hứa bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tập kích tên lửa liên tục của Nga vào cơ sở hạ tầng của nước này và đang tăng cường cung cấp các hệ thống phòng không, chống tên lửa. Tuy nhiên, nhiều vũ khí trong số đó không phải là loại mà chính quyền Kiev mong muốn.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 2.

Được biết, các nước NATO đã quyết định đẩy mạnh cung cấp các hệ thống phòng không của Ukraine sau khi Nga tấn công hàng loạt vào cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này từ giữa tháng 10/2022.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 3.

Sau cuộc họp ở định dạng “Ramstein-4”, bộ trưởng bộ quốc phòng của các nước liên minh đã thông báo về những gói chuyển giao vũ khí mới. Vương quốc Anh hứa trang bị cho Ukraine tên lửa cho tổ hợp NASAMS, Pháp là Crotale, Tây Ban Nha cũng góp 4 tổ hợp MIM-23 HAWK.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 4.

Ngoài ra, theo tờ Il Messaggero, giới ngoại giao và quân sự Ukraine đã làm việc với những người đồng nghiệp Italia về các gói viện trợ quân sự mới, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu của họ về các hệ thống phòng không.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 5.

Theo đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hồi tuần trước đã nhờ đồng nghiệp người Ý Antonio Tajani hỏi về hệ thống phòng không ASTER-30 SAMP/T. Nhưng Bộ Quốc phòng Italia nói rõ rằng, nước này có rất ít hệ thống phòng không này, và Kiev có thể được cung cấp các hệ thống khác.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 6.

Các nhà phân tích quân sự lưu ý rằng, cả Mỹ và châu Âu đều không vội vàng chuyển giao ồ ạt các hệ thống tiên tiến cho Kiev, trong khi một số tiểu đoàn NASAMS và IRIS-T rõ ràng là không đủ để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng một cách đáng tin cậy.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 7.

Một trong số các nguyên nhân là phương Tây đã nhiều lần tỏ ra lo ngại rằng vũ khí có thể rơi “vào tay ai khác”, ví dụ vào tay Nga. Nguyên nhân khác là nếu các loại vũ khí mới không thể hiện mình trong thực chiến một cách tốt nhất, điều này sẽ hủy hoại danh tiếng của chúng trên thị trường quốc tế.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 8.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến Mỹ và các đồng minh chuyển giao các hệ thống phòng không cho Ukraine theo kiểu “nhỏ giọt” là việc chuyển giao từng đơn vị vũ khí cho phép phương Tây thử nghiệm các tổ hợp phòng không của mình trong điều kiện chiến đấu thực tế.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 9.

Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho rằng, các nước NATO sử dụng mọi thông tin từ cuộc xung đột Nga-Ukraine để xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của riêng mình. Với các cuộc thử nghiệm vũ khí thực chiến, việc cung cấp vũ khí phải cân nhắc về số lượng.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 10.

Ví dụ như 2 tổ hợp NASAMS, với khả năng xử lý thông minh, sẽ đủ để bảo vệ tối đa 2 cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc 1 cơ sở lớn, chẳng hạn như thủ đô Kiev. Mỗi tổ hợp NASAMS có thể hoạt động trong một dòng lệnh tự động, nhận dữ liệu không lưu từ các thiết bị tình báo của Mỹ.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 11.

Ngoài một số tổ hợp tiên tiến, phương Tây tiếp tục cung cấp cho Kiev các thiết bị quân sự lỗi thời, mặc dù trong các phát ngôn, họ đưa ra lời hứa hẹn "hỗ trợ toàn diện" nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của Quân đội Ukraine, mà MIM-23 HAWK là một trong số.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 12.

Theo tin từ hãng thông tấn Anh Reuters, Nhà Trắng cam kết sẽ để Lầu Năm Góc gửi các hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 HAWK tới Ukraine để chống tên lửa hành trình “Kalibr” và các loại máy bay không người lái cảm tử (kamikaze) của Nga.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 13.

Các nhà báo cho rằng, chính quyền Biden sẽ sử dụng cơ chế “Quyền Rút vốn của Tổng thống” (Presidential Drawdown Authority - PDA), cho phép chuyển vũ khí nhanh chóng từ kho dự trữ của quân đội sang quốc gia khác mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 14.

Hiện vẫn chưa biết chính xác Ukraine sẽ nhận được bao nhiêu hệ thống này. Không loại trừ trường hợp các đồng minh của Mỹ sẽ cùng tham gia. Những tổ hợp như vậy với nhiều phiên bản sửa đổi khác nhau nằm trong kho vũ khí của ít nhất hàng chục quốc gia châu Âu.

NATO lập ô phòng không cực mạnh bảo vệ Ukraine trước tên lửa Nga - Ảnh 15.

Phần lớn các tổ hợp loại này đã loại khỏi biên chế các lực lượng vũ trang từ lâu, nhưng vẫn nằm trong kho dự trữ và rất có thể Nhà Trắng sẽ yêu cầu mở các cơ sở lưu trữ và tái khởi động các hệ thống tên lửa được sản xuất bằng công nghệ của thập niên 60 thế kỷ trước.


PV (Theo ANTĐ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem