Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Liều mạng chạy trốn Taliban
Frough Tahiry, 23 tuổi đã phải "trốn chui trốn lủi" ở những nơi tối tăm dọc theo đường phố Kabul vào giữa đêm 27/8 khi đất nước cô rơi vào tay Taliban. Cô chỉ có một mình - điều có thể khiến cô bị các chiến binh Taliban giết hại nếu họ tìm thấy cô.
“Tôi đã mất tất cả ở Afghanistan. Tôi rời bỏ nhà cửa, gia đình và mọi thứ thuộc về mình"
Tahiry, nữ sinh viên Afghanistan 23 tuổi chia sẻ
Sau cuộc gọi ngắn gọn với bố mẹ, Tahiry lặng lẽ đứng ở một góc không có đèn đường đợi gia đình đến đón. Bố mẹ Tahiry đã vô cùng lo sợ nhỡ may có chuyện chẳng lành xảy ra với con gái họ.
Sáng hôm sau, Tahiry sẽ lần thứ 3 rời "tổ ấm" để ra sân bay Kabul cố trốn khỏi Afghanistan vì lo sợ Taliban cùng với một nhóm gồm 147 sinh viên khác từ Đại học dành cho Phụ nữ Châu Á ở Kabul. Những cô gái trẻ chỉ có thể rời đi một mình, không có gia đình ở bên.
Khatera, 20 tuổi, cho biết cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc liều mạng rời khỏi Afghanistan.
“Có thể trong lần trốn chạy này, hoặc một lần khác, chúng tôi sẽ chết. Nhưng ở Afghanistan mà không có hy vọng, không có quyền, không được đến trường, không có tương lai, đó là điều không thể chấp nhận được. Đó không phải là cuộc sống mà chúng tôi mong muốn", Khatera nói về cuộc chạy trốn của họ.
Phải mất tới 5 ngày và ba lần cố gắng trốn chạy thì 148 nữ sinh Afghanistan mới vào được sân bay Kabul trên 7 chuyến xe buýt. Có lần, một quả bom đã phát nổ ngay gần một chuyến xe buýt và nếu họ có mặt ở đó sớm hơn 5 phút, vụ nổ có thể đã giáng xuống đầu họ. "Chúng tôi đã ở ngay đó", Khatera cho biết.
Sau khi trải qua một hành trình trốn chạy nguy hiểm, Tahiry, Khatera và 146 sinh viên khác từ Đại học Phụ nữ Châu Á hay AUW đã may mắn được đưa đến căn cứ Fort McCoy (Mỹ).
“Tôi đã mất tất cả ở Afghanistan. Tôi rời bỏ nhà cửa, gia đình và mọi thứ thuộc về mình. Tôi đang nghĩ đến việc bắt đầu một cuộc sống mới. Tôi hy vọng tôi có thể tìm lại mọi thứ đó một lần nữa", Tahiry chia sẻ sau khi may mắn lên được máy bay tới Mỹ.
"Khi bước vào cuộc hành trình này, tôi đã nhận ra mình mạnh mẽ như thế nào. Năm ngày này, có thể nói là những ngày khó khăn, kinh hoàng và hỗn loạn nhất trong cuộc đời tôi", Sepehra Azami, 25 tuổi, một trong những "thủ lĩnh xe buýt" tổ chức trốn chạy khỏi Taliban cho biết.
Bắt đầu cuộc đời mới
Tahiry là một trong số hơn 11.000 người Afghanistan được không vận từ Kabul tới căn cứ quân sự Fort McCoy ở bang Wisconsin và đang chờ được tái định cư lâu dài trên khắp nước Mỹ.
Theo Holly Kirking Loomis, một nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, người tham gia tổ chức tái định cư cho người tị nạn Afghanistan tại Fort McCoy cho biết, kể từ ngày 8/11, “một vài nghìn” người Afghanistan đã rời khỏi đây để tới những nơi định cư lâu dài trên khắp nước Mỹ và nhiều người khác nữa sẽ khởi hành trong những ngày tới.
Sau khi thoát khỏi Taliban, những người Afghanistan như Tahiry cho biết, họ đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc sống mới. Tahiry muốn học kinh tế hoặc kỹ thuật máy tính. Còn Khatera, một nữ sinh khác thì muốn trở thành một bác sĩ.
Tahiry và Azami dự định sẽ học tại Đại học bang Arizona cùng với 65 sinh viên AUW khác. Khatera sẽ nhập học tại UW-Milwaukee cùng với 9 người bạn "vào sinh ra tử" cùng cô.
Thị trưởng thành phố Milwaukee, Tom Barrett và Thị trưởng thành phố Madison, Satya Rhodes-Conway đều cho biết trong các tuyên bố riêng biệt rằng, tất cả người Afghanistan xứng đáng được chào đón nồng nhiệt ở Wisconsin.
“Với mỗi người nhập cư, thành phố của chúng tôi vững mạnh hơn", ông Barrett nhấn mạnh.
Những cô gái Afghanistan đang cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới ở Mỹ.
Trong khi đó, với những cô gái trẻ như Tahiry, dù đã sẵn sàng bắt đầu một cuộc sống mới tại Mỹ, họ vẫn cảm thấy bồn chồn, lo lắng về tương lại.
"Tâm trí tôi chưa hoàn toàn sẵn sàng. Tất cả chúng tôi đều bị chấn thương", Khatera chia sẻ.
Đôi khi Tahiry vẫn mơ thấy Taliban trong những cơn ác mộng của mình. Cô ấy nghe thấy tiếng nổ và tiếng súng ở sân bay. Cô mơ thấy các tay súng Taliban xông vào xe buýt chở đầy những người bạn cùng lớp với cô.
Trong khi đó, Zahra Hakimi, 18 tuổi, một sinh viên AUW khác cho biết, trong đầu cô luôn suy nghĩ về gia đình và những người bạn còn mắc kẹt ở Afghanistan. Nhiều người bạn của Hakimi vẫn chưa được cấp thị thực. Gia đình của cô đang cạn kiệt thức ăn.
“Khi tôi xem tin tức về tình hình ở Afghanistan, khi tôi thấy bạn bè của mình cầu cứu mà không ai đáp lại, làm thế nào tôi có thể sống vô tư? Đôi khi tôi cảm thấy vô vọng", Hakimi trải lòng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.