Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine

Thứ ba, ngày 29/11/2022 21:00 PM (GMT+7)
Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 của Nga đã chính thức tham chiến tại Ukraine sau thời gian dài "im hơi lặng tiếng".
Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 1.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, biên đội tiêm kích đặc biệt Su-30M2 của Nga cất cánh từ bán đảo Crimea đã tham gia không kích mục tiêu gần khu vực Kherson, đánh dấu lần thực hiện nhiệm vụ có lẽ là đầu tiên của chiếc chiến đấu cơ này. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 2.

Su-30M2 chính là biến thể nội địa hóa dựa trên Su-30MK2 dùng cho xuất khẩu, sức mạnh của Su-30M2 theo đánh giá từ nhiều chuyên gia quân sự thì nhỉnh hơn tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SM3. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 3.

Máy bay được lắp đặt radar mảng pha thụ động N001VE-Pero có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện tiêm kích là 190 km so với chỉ 150 km của N001VEP trang bị cho Su-30MK2. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 4.

Động cơ của Su-30M2 là AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F trên Su-30MK2), hệ thống điện tử hàng không của Su-30M2 cũng đạt hiệu suất hoạt động cao và tin cậy hơn so với Su-30MK2. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 5.

Hiện tại trong Không quân Nga, vai trò chính của Su-30M2 bên cạnh trực ban tác chiến đó là dùng để đào tạo phi công lái Su-27SM3 và Su-35S nhờ kết cấu buồng lái 2 chỗ ngồi của nó. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 6.

Một điều đáng chú ý nữa đó là thời gian gần đây Nga đã tiến hành một chương trình nâng cấp thử nghiệm cho Su-30M2, để nó có năng lực chiến đấu tương đương Su-30SM2 hay Su-35S. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 7.

Đầu tiên chính là việc trang bị cho Su-30M2 radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis (loại lắp trên Su-35S) thay cho N001VE-Pero, khí tài mới đã chứng tỏ độ tương thích cao khi cả Su-30M2 lẫn Su-35S đều là sản phẩm của tổ hợp KnAAPO. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 8.

Tiếp đó, Su-30M2 còn chứng minh có thể dễ dàng tiếp nhận động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều AL-41F1S của Su-35S, các thử nghiệm đã cho kết quả rất khả quan. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 9.

Với cấu hình gắn được cả radar N035 Irbis lẫn động cơ AL-41F1S, sức mạnh của Su-30M2 đã không còn thua kém Su-35S ở bất cứ điểm nào nữa, nó thậm chí đã được gọi bằng cái tên không chính thức là Su-35UBM. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 10.

Trong các tiêm kích Flanker của Nga thì Su-30M2 bị đánh giá thấp nhất khi đặt cạnh Su-30SM hay Su-35S, tuy nhiên trước lực lượng Không quân Ukraine chỉ được trang bị Su-27P/UBM1 hay MiG-29MU1 thì Su-30M2 vẫn tỏ ra vượt trội. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 11.

Mặc dù vậy, trong khi Su-30SM hay Su-35S đã được sử dụng cho cả vai trò tiêm kích lẫn cường kích thì Su-30M2 chỉ được giao nhiệm vụ chiến đấu cơ dự bị, cho dù nó luôn có mặt trong đội hình tác chiến đóng trên bán đảo Crimea. Điều này đặt ra không ít câu hỏi về tính năng kỹ chiến thuật thực sự của chiếc tiêm kích đa năng nói trên, có lẽ việc Nga cho Su-30M2 thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vừa qua chỉ nhằm mục đích chính là xóa bỏ phần nào nghi ngờ về chúng. Theo Defense Express.

Tiêm kích đặc biệt Su-30M2 lần đầu được huy động tấn công Ukraine - Ảnh 12.

Hiệu quả của đòn tấn công mà biên đội tiêm kích Su-30M2 vừa thực hiện cũng không thấy công bố rõ ràng, nhiều khả năng là nó chưa gây ra đủ thiệt hại cho lực lượng vũ trang Ukraine, thậm chí còn vô hại. Không quân Nga có vẻ cũng đang miễn cưỡng giữ lại những chiếc Su-30M2, đây gần như là giải pháp tình thế trong lúc chờ đợi Su-30SM được sản xuất với số lượng đủ lớn, bởi cùng cấu hình 2 chỗ ngồi thì chiếc tiêm kích sau tỏ ra vượt trội về mọi mặt. Theo Defense Express.

PV (Theo ANTĐ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem