×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Etime Trang trại Việt Làng cười Thế giới tiếp thị Dân Việt Media Tâm hồn làng Việt
    Đăng nhập/ Đăng ký

    |
    Đăng xuất

    Dân Việt

    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ

    Dân Việt

    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Phim "Địa đạo" gây sốt phòng vé
    Kỳ họp Quốc hội thứ 9, Quốc hội khoá XV
    Tan hoang những ngọn núi sắc màu ở Suối Giàng
    Xung đột quân sự Ấn Độ - Pakistan
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Cao điểm chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại
    Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
    Nghị quyết 68 thúc đẩy kinh tế tư nhân
    Khởi tố Quảng Linh Vlog, Hằng Du mục
    Vụ nữ sinh tử vong vì TNGT ở huyện Trà Ôn, Vĩnh Long

    Dân Việt trò chuyện

    • Danviet.vn
    • Dân Việt trò chuyện

    Thứ hai, ngày 12/05/2025 07:30 GMT+7

    TGĐ Tập đoàn Hòa Phát: “Nếu hôm nay chúng tôi không làm ray thép, doanh nghiệp Việt mất cơ hội, quốc gia mất năng lực sản xuất”

    + aA -
    Trần Giang – Linh Anh Thứ hai, ngày 12/05/2025 07:30 GMT+7
    Dân Việt trên  
    “Nếu không ai làm, thì sẽ không có ray, không bao giờ có ngành công nghiệp đường sắt thực thụ” ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, kiên định khi nói về quyết định đầu tư dự án nhà máy sản xuất ray thép dù chưa có hợp đồng mua bán của người mua duy nhất là Chính phủ. Vì ông tin rằng, nếu hôm nay không ai dám làm ray, thì ngày mai Việt Nam sẽ mãi đi nhập khẩu công nghệ và vật tư thiết bị làm hạ tầng.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  


    Trong căn phòng yên tĩnh, ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát đã nói một cách say sưa và đầy đam mê với Dân Việt về quyết định đầu tư vào nhà máy sản xuất thép ray “ngay cả khi đến thời điểm đó, chưa có một gói thầu ray đường sắt cao tốc Bắc - Nam nào được phê duyệt.”

    Tại sao lại là Tập đoàn Hòa Phát? Tại sao một tập đoàn tư nhân chứ không phải doanh nghiệp nhà nước lại là đơn vị đầu tiên dấn thân vào lĩnh vực mà khung pháp lý còn chưa hoàn thiện?

    Có thể thấy quyết định của tập đoàn Hoà Phát là một ví dụ điển hình về cách tư nhân có thể – cần – đóng vai trò kiến tạo trong một nền kinh tế đang chuyển mình. Nhưng điều này không đến từ tinh thần lãng mạn. Nó đến từ tính toán tài chính kỹ lưỡng, từ niềm tin vào năng lực nội tại và một triết lý rõ ràng “phát triển bền vững không thể chỉ dựa vào nhập khẩu”.

    “Chúng tôi không đầu tư để lấy danh tiếng. Chúng tôi đầu tư vì tin rằng đất nước này cần một ngành công nghiệp thực thụ và Hòa Phát thì sẵn sàng đi đầu. Và nếu hôm nay không bắt đầu, thì 10 năm nữa Việt Nam vẫn nhập ray từ nước ngoài”, ông Thắng kiên định nói.

    Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng trò chuyện với phóng viên báo điện tử Dân Việt.

    Thưa ông, nhiều năm qua, các doanh nghiệp thường nói rằng phải “có cơ chế Nhà nước đặt hàng thì mới dám đầu tư” nhưng với dự án sản xuất thép ray, Hòa Phát lại đi trước cả chính sách. Vì sao?

    - Về lý thuyết, đầu tư là phải có thị trường, có khách hàng, rồi mới tính đến hiệu quả và đa số doanh nghiệp sẽ chờ Nhà nước ra chính sách, ra đơn hàng rồi mới đầu tư.

    Chúng tôi tính toán kỹ, ngay cả khi triển khai nhanh nhất, một nhà máy cán thép ray cũng mất ít nhất 20–22 tháng để hoàn thành. Nếu chờ đến khi Chính phủ ban hành chính sách rồi mới khởi công, thì chắc chắn là chậm chân.

    Vì vậy, với dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, ngoài các yếu tố kinh tế, còn có một phần rất quan trọng là trách nhiệm chiến lược, là cống hiến cho đất nước. Hoà Phát xác định dự án này là một dự án rất quan trọng và trọng điểm, cho nên xác định ngay sẽ phải tham gia dự án này ngay từ đầu.

    Nếu Hoà Phát đầu tư từ bây giờ thì cũng phải đến đầu năm 2027 mới bắt đầu có sản phẩm. Chính vì vậy, Hòa Phát quyết định đầu tư ngay từ hôm nay chứ không chờ đợi nữa.

    Tức là quyết định đầu tư này của Hoà Phát phần nào dựa vào niềm tin vào Chính phủ?

    - Cơ sở để Hòa Phát đưa ra quyết định này là thông điệp của Chính phủ hiện nay đang muốn phát triển ngành công nghiệp đường sắt và khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân. Đây là một thông điệp xuyên suốt, không chỉ là một câu nói đơn lẻ.

    Tôi tin tưởng rằng với thông điệp này, Chính phủ sẽ đặt hàng doanh nghiệp để thực hiện các dự án. Niềm tin này không mù quáng. Chúng tôi nhìn thấy đường lối rõ ràng. Còn tất nhiên, để cụ thể hóa vẫn cần nhiều bước: Từ cơ chế mua bán, quy chuẩn kỹ thuật, đến chính sách giá.

    Nhưng chúng tôi không chờ. Hòa Phát đã quyết định đầu tư. Nếu chúng ta cứ chờ thị trường lớn mạnh rồi mới đầu tư thì sẽ không bao giờ có thị trường. Khi doanh nghiệp trong nước có năng lực sản xuất thực sự, đạt chuẩn quốc tế, Chính phủ sẽ phải cân nhắc lại cơ chế đấu thầu, ưu tiên nội địa và tiêu chuẩn kỹ thuật. Tôi tin Chính phủ sẽ đặt hàng doanh nghiệp trong nước nếu họ chứng minh được năng lực.

    Hòa Phát quyết định đầu tư không phải vì chúng tôi đã có hợp đồng, mà vì chúng tôi tin vào xu hướng phát triển chung và tin vào bản thân mình.

    Vì vậy, ở một thời điểm nhất định, khi nguồn lực đủ, những doanh nghiệp như Hòa Phát sẽ phải tiên phong, là người khởi đầu. Chúng ta phải làm trước, đón đầu.

    Nhiều ý kiến cho rằng đây là “dự án nhìn bề ngoài thì lãi lớn” còn thực chất hiệu quả chưa chắc như kỳ vọng?

    - Tôi cho rằng đó là cách nhìn phiến diện. Tất nhiên, với các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao như thép ray, bài toán lợi nhuận không thể tính kiểu thương mại thông thường. Chúng tôi không phủ nhận rằng thị trường nội địa Việt Nam còn nhỏ và khi sản xuất quy mô chưa đủ lớn thì giá thành sẽ chưa tối ưu như ở Trung Quốc hay châu Âu.

    Nhưng đây là bài toán “con gà – quả trứng.” Nếu doanh nghiệp nào cũng đợi thị trường lớn rồi mới đầu tư, thì làm sao có thị trường? Phải có người làm trước và chúng tôi chọn làm trước.

    Nhưng rõ ràng, với một sản phẩm đặc thù như ray đường sắt cao tốc, đây là khoản đầu tư không giống các dự án thương mại khác. Phải chăng Hòa Phát đang “làm trước, tính sau”, chấp nhận rủi ro?

    - Đúng là với dự án này, chúng tôi không có con số doanh thu cụ thể như những ngành khác. Nhưng chúng tôi không đầu tư chỉ vì lợi nhuận ngắn hạn. Chúng tôi chấp nhận rủi ro có tính toán.

    Nhưng khác với các ngành thương mại, ngành đường sắt cao tốc có đặc thù: một sản phẩm – một khách hàng – một cơ chế giá.

    Tức là, Hòa Phát chỉ bán ray cho một bên duy nhất: Chính phủ. Với cấu trúc sản xuất hiện nay, tôi tin giá ray của Hòa Phát sẽ cạnh tranh hơn hẳn so với hàng nhập khẩu – đặc biệt là khi so sánh với Nhật Bản hoặc châu Âu.

    Và chúng tôi đặt mục tiêu rõ: không lỗ. Nhưng để có lãi thì phải đi trước, đầu tư trước, đón đầu trước.

    Chúng tôi đã tính kỹ, nhà máy ray này nằm trong chuỗi giá trị dài hạn của Hòa Phát – nối tiếp từ thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), container, đến các sản phẩm công nghiệp đặc thù. Dòng tiền từ các mảng khác đủ mạnh để bù đắp độ trễ của dự án.

    Ngoài ra, sản phẩm ray có nhiều loại, không chỉ dùng cho đường sắt cao tốc, mà còn dùng cho đường sắt đô thị, cảng biển, cầu trục. Nghĩa là nếu không bán cho Chính phủ, chúng tôi vẫn có thị trường khác. Đó là những phân khúc mà chúng tôi hoàn toàn có thể phục vụ.

    Ngoài ra, chúng tôi đang dịch chuyển sang sản xuất nhiều loại thép chất lượng cao – không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, mà để phục vụ chiến lược công nghiệp hóa quốc gia.

    Bên cạnh dự án nhà máy ray thép và thép đặc biệt, Hòa Phát cũng đang triển khai một số dự án lớn như dự án sắp tới ở Phú Yên gần 3 tỷ USD. Vậy Hoà Phát giải bài toán vốn như thế nào cho các dự án này, sẽ huy động từ đâu và bằng cách nào?

    - Bài toán đầu tư của Hoà Phát đến từ 3 yếu tố: năng lực tài chính độc lập, chuỗi cung ứng luyện kim khép kín đã tích lũy và một chiến lược nội địa hóa dài hạn.

    Về vốn, thông thường, với các dự án, Hòa Phát giữ tỷ lệ 50/50, tức là 50% vốn tự có và 50% vốn vay.  Với các dự án hiện nay của Hòa Phát, trung bình dòng tiền thu từ khấu hao sẽ được sử dụng để trả nợ vốn vay.

    Hiện nay, khấu hao của Hòa Phát trung bình khoảng hơn 10.000 tỷ đồng/năm và vốn vay hiện tại của Hòa Phát khoảng 40.000 tỷ đồng nghìn tỷ đồng vay trung hạn. Như vậy, nguồn từ khấu hao của Hòa Phát hoàn toàn đủ để trả khoản vay trung hạn đó.

    Với dự án Dung Quất 2, Hoà Phát đang trả lãi và dự kiến từ 2025 đến 2030 sẽ trả hết. Sau đó, chúng ta lại tiếp tục sử dụng vốn vay cho các dự án khác, tạo ra một sự luân chuyển dòng vốn để đảm bảo an toàn tài chính.

    Tóm lại, Hoà Phát tính toán để có các dòng thu sau: một là từ lợi nhuận (sau khi nộp thuế và chi trả cổ tức bằng tiền, phần còn lại tái đầu tư sẽ là vốn tự có), hai là từ khấu hao. Khoản khấu hao này sẽ được sử dụng để trả lãi vay trung hạn.  

    Với các dự án hiện tại, Hòa Phát chưa cần thiết phải sử dụng đến các phương án tài chính như phát hành trái phiếu. Nếu có những đầu tư khác trong tương lai mà chúng ta cần vốn, Hòa Phát tin rằng việc huy động vốn sẽ không khó khăn.

    Nếu Nhà nước tiếp tục chậm trễ trong triển khai dự án đường sắt cao tốc, Hòa Phát có điều chỉnh kế hoạch đầu tư không?

    - Chúng tôi không đầu tư ngắn hạn để đoán chu kỳ chính sách. Nhà máy ray được lên kế hoạch trong tầm nhìn dài hạn, tính cả cho nhu cầu hạ tầng đô thị, xuất khẩu và các tuyến đường sắt địa phương khác.

    Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn cần cơ chế rõ ràng. Nếu ray nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế thì có được đưa vào danh mục đấu thầu trong nước? Nếu có hệ số cạnh tranh giá tốt hơn, có được ưu tiên không? Những điều đó phải có cơ chế cụ thể.

    Nếu phải tóm gọn lý do lớn nhất khiến Hòa Phát đầu tư vào dự án này, ông sẽ nói gì? Có phải Hoà Phát muốn ghi dấu ấn thương hiệu trong một dự án công mang tầm vóc quốc gia – như đường sắt cao tốc Bắc – Nam hơn là lợi nhuận?

    - Nếu nói chúng tôi không quan tâm đến lợi nhuận thì không đúng. Hòa Phát chưa bao giờ làm một dự án nào mà chấp nhận lỗ ngay từ đầu. Với dự án thép ray cũng vậy chúng tôi rất tự tin về khả năng cạnh tranh giá thành.

    Tuy chưa thể xác định được lợi nhuận cụ thể vào thời điểm này - vì chưa có hợp đồng – nhưng nền tảng đầu tiên là: giá thành của Hòa Phát chắc chắn sẽ rất cạnh tranh. Chúng tôi tin rằng khi đã làm tốt khâu chi phí, thì lợi nhuận sẽ đến. Và đương nhiên, lợi ích của cổ đông là điều chúng tôi luôn tính đến, không chỉ danh tiếng.

    Chúng tôi đầu tư vì một điều đơn giản: nếu không ai làm, thì Việt Nam sẽ không bao giờ có ngành công nghiệp đường sắt thực sự. Nếu đợi đủ đơn hàng, đủ chính sách, đủ cơ chế, thì lúc nào cũng đi sau.

    Vậy Hòa Phát có coi dự án nhà máy sản xuất ray thép là một bước mở đầu cho chuỗi giá trị dài hơn?

    - Chúng tôi coi đây là viên gạch đầu tiên của một hệ sinh thái công nghiệp đường sắt. Nếu thành công, chúng tôi có thể mở rộng sang sản xuất tà vẹt bê tông, linh kiện cơ khí, thậm chí hợp tác với các nhà sản xuất toa tàu nội địa.

    Nói cách khác, chúng tôi không làm nhà máy này chỉ để bán ray. Chúng tôi làm để từng bước thay thế hàng nhập khẩu – không chỉ thép, mà cả giá trị gia tăng đi kèm. Mỗi kg ray nội địa là một lần không phải chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

    Ray công nghiệp là thị trường rất rộng. Nếu Việt Nam phát triển hạ tầng đường sắt theo đúng quy hoạch, thì nhu cầu ray trong 10-20 năm nữa là rất lớn. Không chỉ dừng lại ở ray, chúng tôi cũng tính toán sản xuất các sản phẩm đi kèm như tà vẹt, kết cấu phụ trợ… để tạo ra một hệ sinh thái đường sắt trong nước.

    Còn về khả năng xuất khẩu ray, ông đánh giá triển vọng thế nào?

    - Thẳng thắn mà nói: xuất khẩu ray cao tốc là rất khó. Thị trường thép ray toàn cầu hiện bị kiểm soát bởi vài tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu. Mỗi thị trường lại có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, hệ thống kiểm định riêng.

    Hơn nữa, trên thế giới, đường sắt cao tốc thường gắn với công nghệ của nhà thầu quốc gia. Nếu một nhà thầu Trung Quốc làm đường sắt cao tốc ở nước ngoài, họ sẽ chỉ dùng ray của Trung Quốc. Nhật Bản cũng vậy.

    Muốn xuất khẩu ray cao tốc, thì doanh nghiệp Việt Nam phải chính là nhà thầu phát triển đường sắt ở nước ngoài. Khi đó, chúng ta mới dùng sản phẩm của mình. Còn hiện tại, cơ hội là rất nhỏ.

    Tuy không dễ chen chân, nhưng cũng không phải bất khả thi. Cách đây vài năm, một doanh nghiệp Trung Đông đã hỏi mua một lô lớn thép ray nhưng không tìm được nhà cung cấp trong khu vực ASEAN. Tôi nghĩ đó là khoảng trống mà mình có thể lấp đầy.

    Việt Nam từng là nơi nhập khẩu ray. Nay chúng tôi muốn là nơi xuất khẩu ray. Với dây chuyền hiện đại dự kiến lắp đặt tại Dung Quất, Hòa Phát có thể sản xuất thép ray theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc Nga. Điều này mở ra khả năng xuất sang những nước đang cần nâng cấp hệ thống đường sắt nhưng thiếu năng lực nội địa như Campuchia, Lào, Bangladesh, Kenya...

    Việc sản xuất thép chất lượng cao đang trở thành định hướng lớn của nhiều quốc gia. Với Hòa Phát, ông thấy đâu là cơ hội thực sự và đâu là thách thức lớn nhất?

    - Cơ hội thì rất rõ: nhu cầu toàn cầu cho thép chế tạo cao cấp đang tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí chính xác, ô tô, hàng không, thiết bị y tế. Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị này nếu đủ năng lực.

    Tuy nhiên, thách thức là có và không nhỏ. Đầu tiên là vốn đầu tư. Làm công nghiệp nặng không thể bằng vốn ngắn hạn. Khu liên hợp Dung Quất của chúng tôi đã “ngốn” khoảng 7 tỷ USD và nếu tiếp tục mở rộng các hạng mục thép chất lượng cao, con số sẽ vượt 8 tỷ USD. Tức là không chỉ có ý chí, mà phải có tài chính bền vững.

    Chúng tôi đã đầu tư rất mạnh vào máy móc, thiết bị, và quan trọng hơn là phát triển nguồn nhân lực vận hành được các hệ thống đó. Công nghệ tốt chưa đủ. Câu hỏi khó nhất vẫn là: sản xuất ra rồi bán cho ai?

    Ông có thể nói rõ hơn về khó khăn từ thị trường?

    - Tôi ví dụ thế này: một mẻ thép của Hòa Phát cỡ 300 tấn có thể đủ để sản xuất hàng triệu chiếc kéo cao cấp – như loại kéo cắt vải được bán ở Thụy Sĩ với giá gấp 5–7 lần kéo thường. Nhưng thị trường cho sản phẩm như vậy rất hẹp, tức là quy mô tiêu thụ không đủ lớn để hấp thụ quy mô sản xuất công nghiệp.

    Trung Quốc thì khác. Họ có thị trường nội địa khổng lồ, có thể tiêu thụ 60–70% sản lượng ngay trong nước, phần còn lại mới đem xuất khẩu.

    Việt Nam không như vậy. Chúng ta sản xuất một số lượng lớn, nhưng thị trường nội địa có khi chỉ chiếm 2-3% hoặc 4-5%, thậm chí 10%, còn lại 90% là xuất khẩu. Tức là muốn làm lớn, thì buộc phải tính bài toán xuất khẩu và phải đa dạng hóa thị trường.

    Thế nên thị trường là nút nghẽn lớn nhất. Bạn có thể đầu tư nhà máy tốt, thiết bị hiện đại, kỹ thuật hàng đầu – nhưng nếu không có nơi tiêu thụ đủ lớn, thì đầu tư sẽ bị gãy. Hơn nữa, thị trường quốc tế hiện nay không dễ thâm nhập. Hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại, thuế chống bán phá giá... đều đang tăng lên.

    Cho nên, để phát triển được ngành thép chất lượng cao, không thể chỉ dựa vào tính toán lợi nhuận ngắn hạn. Phải có tư duy dẫn dắt thị trường, dám chấp nhận đi trước một bước, đầu tư trước rồi từng bước xây dựng khả năng cạnh tranh cả về chất lượng và đầu ra.

    Thưa ông, trong bối cảnh Chính phủ khuyến khích tư nhân tham gia các dự án trọng điểm, Hòa Phát có kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp lớn khác – đặc biệt trong ngành đường sắt?

    - Chúng tôi đã và đang làm điều đó. Hòa Phát vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), hiện hai bên đang soạn thảo thỏa thuận hợp tác chiến lược. Tôi tin rằng với các tập đoàn lớn khác, Hòa Phát cũng có thể thiết lập những hợp tác tương tự.

    Tuy nhiên, cần nhấn mạnh: hợp tác chiến lược không có nghĩa là độc quyền. Chúng tôi làm việc trên cơ sở thị trường. Hợp tác ở đây là hỗ trợ thông tin, kỹ thuật, định hướng sản phẩm – nhưng khi giao dịch thương mại, phải cạnh tranh bình đẳng. Không ai có thể yêu cầu một doanh nghiệp lớn chỉ mua từ một đối tác duy nhất, bất kể giá thế nào.

    Vậy Hòa Phát kỳ vọng gì từ các tập đoàn như PVN trong những hợp tác kiểu đó?

    - Chúng tôi mong muốn có sự chia sẻ chiến lược. Ví dụ, họ sẽ triển khai bao nhiêu dự án điện gió, điện mặt trời đến năm 2030, tổng nhu cầu vật liệu là bao nhiêu, chủng loại thế nào. Khi có dữ liệu đó, chúng tôi có thể tính toán đầu tư phù hợp. Tôi nghĩ đấy là tinh thần hợp tác đúng nghĩa – không phải chỉ bán hàng, mà là cùng lên chiến lược phát triển.

    Hiện nay, Hòa Phát và các đơn vị khác, tôi nghĩ đều có những hợp tác như vậy. Một số dự án trọng điểm thường phải có tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia. Đối với những dự án như đường sắt cao tốc, nếu chưa có tài liệu, Chính phủ phải xây dựng. Khi xây dựng, tôi nghĩ các tập đoàn sẽ phải tham gia vào quá trình đó.

    Ví dụ như vấn đề đường sắt cao tốc, hôm trước tôi họp ở Bộ Xây dựng, có năm lĩnh vực được đề cập, bao gồm: thiết kế và các vấn đề liên quan; vật liệu xây dựng; đầu máy, toa xe; thông tin, tín hiệu; và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng.

    Với cả năm lĩnh vực này, Việt Nam đều phải xây dựng tiêu chuẩn riêng cho dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của mình, có lẽ sẽ tham chiếu và điều chỉnh từ các tiêu chuẩn quốc tế.

    Đâu là chính sách then chốt mà ông cho rằng Nhà nước cần thực hiện để giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững và đủ mạnh để tham gia các dự án quốc gia?

    - Thứ nhất, việc Chính phủ lần đầu tiên khẳng định rằng: kinh tế tư nhân là thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế là rất đúng đắn. Từ trước đến nay, tư nhân luôn đóng góp lớn nhất về GDP, nhưng chỉ gần đây mới được thừa nhận đúng vai trò.

    Nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy Chính phủ khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế quan trọng nhất. Chữ “nhất” rất quan trọng, bởi đã đặt đúng vị trí của doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển quan trọng nhất của nền kinh tế. Đó là một bước tiến về nhận thức chính sách.

    Thứ hai, để tư nhân lớn mạnh, Chính phủ phải tạo được môi trường phát triển toàn diện.

    Tôi không nói đến bảo hộ theo kiểu xin – cho. Mà Chính phủ cần có chính sách đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và đầu ra ổn định. Quan trọng hơn, đối với những ngành mà Chính phủ muốn tạo ra các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, cần có biện pháp bảo hộ phù hợp, như bảo vệ trẻ nhỏ trước những đối thủ mạnh hơn, để họ có thời gian trưởng thành và cạnh tranh sòng phẳng.

    Điều này bao gồm nhiều chính sách bảo hộ sản xuất trong nước bằng luật lệ minh bạch, bằng cơ chế kinh tế vĩ mô ổn định (lãi suất, tỷ giá, chi phí logistics...) để doanh nghiệp có thể dự báo, đầu tư, và đi đường dài.

    Thứ ba, cần có định hướng rõ ràng cho nền kinh tế, với từng lĩnh vực trong 5,10, 20 năm nữa sẽ như thế nào để doanh nghiệp biết hướng đi.

    Liệu Việt Nam có thể học gì từ những quốc gia từng đi sau nhưng đã công nghiệp hóa thành công nhờ đầu tư mạnh vào hạ tầng, điển hình là Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc?

    - Tôi từng đến các tổ hợp công nghiệp của Nhật và Hàn, nơi họ tích hợp cả sản xuất thép, tàu điện, điện khí và cảng biển trong một chuỗi. Điều quan trọng nhất mà tôi học được là: không có quốc gia nào công nghiệp hóa thành công nếu chỉ dựa vào nhập khẩu hạ tầng.

    Trung Quốc là ví dụ rõ ràng. Từ chỗ nhập khẩu gần như toàn bộ thiết bị đường sắt vào đầu thập niên 2000, đến năm 2020, nước này đã trở thành quốc gia xuất khẩu ray, toa xe, công nghệ tín hiệu và cả giải pháp vận hành đường sắt. Họ làm được là vì họ có chiến lược rõ ràng và doanh nghiệp trong nước được tin tưởng giao việc.

    Việt Nam chưa từng có một ngành công nghiệp đường sắt đúng nghĩa. Hòa Phát muốn thay đổi điều đó – không phải bằng lời hô hào, mà bằng hành động: xây nhà máy, đầu tư thiết bị, đào tạo nhân lực, hợp tác với viện nghiên cứu.

    Ông có nghĩ rằng Hòa Phát đang làm việc mà lẽ ra Nhà nước phải làm?

    - Tôi nghĩ đây là thời điểm mà ranh giới giữa tư và công phải được nhìn nhận khác đi. Doanh nghiệp tư nhân có thể làm những việc mà trước kia chỉ có Nhà nước làm - miễn là họ có năng lực, có sự minh bạch và cam kết dài hạn.

    Chúng tôi không xin ưu đãi. Nhưng chúng tôi cần tín hiệu rõ ràng từ phía Nhà nước. Vốn tư nhân có thể huy động. Công nghệ có thể mua. Nhưng chỉ Nhà nước mới có thể xác lập chiến lược dài hạn: Việt Nam có thực sự muốn nội địa hóa sản phẩm hạ tầng hay không? Có sẵn sàng để doanh nghiệp Việt cung cấp cho các dự án trọng điểm, nếu đạt tiêu chuẩn?

    Chúng tôi không xin cơ chế đặc biệt. Chúng tôi chỉ xin được đứng trong hàng ngũ những đơn vị có năng lực tham gia vào chiến lược công nghiệp hóa của đất nước.

    Như cách Trung Quốc đã làm với ngành đường sắt cao tốc: đầu tiên là đặt hàng nội địa, sau đó kiểm định chất lượng, rồi từng bước chuẩn hóa và mở ra xuất khẩu.

    Cơ chế đó không phải bảo hộ. Đó là sự kiến tạo thị trường.

    Ở Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy mô hình Chaebol, những tập đoàn tư nhân đầu tàu, phát triển mạnh nhờ chính sách hỗ trợ nhất quán của Nhà nước. Theo ông, nếu Việt Nam muốn có những “doanh nghiệp tư nhân dẫn dắt” như vậy, ngoài đơn hàng và chính sách, còn cần yếu tố gì?

    - Muốn có doanh nghiệp tư nhân lớn, không thể chỉ có đơn hàng hay cơ chế “mở cửa.” Cần có một quá trình nuôi dưỡng thực chất và dài hạn bằng nhiều biệt pháp. Nhà nước phải xác định rõ: nếu muốn có những đầu tàu cho ngành, thì phải đầu tư cho sự phát triển của họ – từ thể chế đến hạ tầng, thủ tục.

    Tôi lấy ví dụ: một dự án đầu tư mà bị kéo dài từ 3 năm thành 5 năm vì thủ tục, thì cơ hội thị trường đã trôi qua. Trong kinh doanh, thời gian không chỉ là tiền bạc, mà là lợi thế chiến lược. Chậm một năm là mất cả cơ hội, một chu kỳ tăng trưởng.

    Vậy theo ông, đâu là “cơ chế nuôi dưỡng” mà Nhà nước nên xem xét?

    - Thứ nhất, tạo ra hệ thống hành chính thông thoáng, nhanh và nhất quán. Doanh nghiệp đầu tư phải được triển khai nhanh, vì thời gian là lợi thế.

    Thứ hai, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, mục tiêu tăng trưởng. Doanh nghiệp lớn không thể phát triển trong môi trường thiếu đoán định.

    Thứ ba, và quan trọng nhất: thay đổi tư duy “để tư nhân tự lớn.” Thực tế vài chục năm qua, doanh nghiệp tư nhân như Hòa Phát... đều “tự bơi.” Và đúng là có những người “bơi được.” Nhưng nếu chỉ trông chờ vào tự thân vận động thì sẽ mất rất nhiều thời gian và số lượng doanh nghiệp đạt đến tầm khu vực, tầm châu lục sẽ không nhiều.

    Muốn có “Chaebol Việt Nam,” không thể chỉ hô khẩu hiệu. Nhà nước và doanh nghiệp phải hành động, phải đồng hành thật sự.

    Xin chân thành cảm ơn cuộc trò chuyện của ông!

    Popup Image
    ×

    Tham khảo thêm

    Nguyễn Khánh Linh và hành trình đến với danh xưng “Chuyên gia Google”: Có những lúc vừa viết code vừa nghe nhạc Trịnh

    Nguyễn Khánh Linh và hành trình đến với danh xưng “Chuyên gia Google”: Có những lúc vừa viết code vừa nghe nhạc Trịnh

    Từ địa đạo Củ Chi đến giải phóng Sài Gòn 30/4/1975: Một đời ẩn mật của nhà tình báo Tư Cang

    Từ địa đạo Củ Chi đến giải phóng Sài Gòn 30/4/1975: Một đời ẩn mật của nhà tình báo Tư Cang

    Nhà báo Thu Uyên: “Sau 18 năm, tôi đã biến thành người biết mở lời xin tiền tài trợ”

    Nhà báo Thu Uyên: “Sau 18 năm, tôi đã biến thành người biết mở lời xin tiền tài trợ”
    16

    Diệu Thảo - hành trình trở thành một nghệ sĩ đàn tỳ bà xuất sắc ở Việt Nam

    Diệu Thảo - hành trình trở thành một nghệ sĩ đàn tỳ bà xuất sắc ở Việt Nam

    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • hoà phát
    • kinh tế tư nhân
    • Tập đoàn Hòa Phát
    • Tổng giám đốc tập đoàn Hòa Phát
    • Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Đô vật “Hiếu khổng lồ”: Tôi không thể kiếm tiền kiểu hôm nay rao bán 'hàng fake', hôm khác làm video câu view...

    Đô vật “Hiếu khổng lồ”: Tôi không thể kiếm tiền kiểu hôm nay rao bán "hàng fake", hôm khác làm video câu view...

    Đô vật “Hiếu khổng lồ”: Tôi không thể kiếm tiền kiểu hôm nay rao bán 'hàng fake', hôm khác làm video câu view...

    Đô vật “Hiếu khổng lồ”: Tôi không thể kiếm tiền kiểu hôm nay rao bán "hàng fake", hôm khác làm video câu view...

    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh: Chúng tôi từng từ chối nhiều dự án lớn để giữ thương hiệu “Bắc Ninh xanh, công nghệ cao”

    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh: Chúng tôi từng từ chối nhiều dự án lớn để giữ thương hiệu “Bắc Ninh xanh, công nghệ cao”
    20

    Nguyễn Khánh Linh và hành trình đến với danh xưng “Chuyên gia Google”: Có những lúc vừa viết code vừa nghe nhạc Trịnh

    Nguyễn Khánh Linh và hành trình đến với danh xưng “Chuyên gia Google”: Có những lúc vừa viết code vừa nghe nhạc Trịnh

    Từ địa đạo Củ Chi đến giải phóng Sài Gòn 30/4/1975: Một đời ẩn mật của nhà tình báo Tư Cang

    Từ địa đạo Củ Chi đến giải phóng Sài Gòn 30/4/1975: Một đời ẩn mật của nhà tình báo Tư Cang

    Nhà báo Thu Uyên: “Sau 18 năm, tôi đã biến thành người biết mở lời xin tiền tài trợ”

    Nhà báo Thu Uyên: “Sau 18 năm, tôi đã biến thành người biết mở lời xin tiền tài trợ”
    16

    Diệu Thảo - hành trình trở thành một nghệ sĩ đàn tỳ bà xuất sắc ở Việt Nam

    Diệu Thảo - hành trình trở thành một nghệ sĩ đàn tỳ bà xuất sắc ở Việt Nam

    Tin nổi bật

    Đọc thêm

    Bầu Đức khiến công sức của bầu Hiển tại Quảng Nam và SHB Đà Nẵng “đổ sông, đổ bể”?
    Thể thao

    Bầu Đức khiến công sức của bầu Hiển tại Quảng Nam và SHB Đà Nẵng “đổ sông, đổ bể”?

    Thể thao

    Nếu HAGL của bầu Đức đánh bại SLNA trong cuộc đối đầu ở vòng 25 LPBank V.League 2024/2025 thì cuộc đua trụ hạng có thể gay cấn tới phút cuối.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Huấn luyện viên thể hình ở Hà Nội bị tạm giữ hình sự vì hành hung cảnh sát giao thông
    Pháp luật

    Huấn luyện viên thể hình ở Hà Nội bị tạm giữ hình sự vì hành hung cảnh sát giao thông

    Pháp luật

    Bị cảnh sát yêu cầu dừng xe, Bùi Lam Anh không chấp hành mà còn quay lại hành hung cảnh sát giao thông rồi bỏ trốn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    
Công an phát hiện hàng trăm tấn phân bón giả, kém chất lượng, khởi tố một giám đốc chi nhánh
    Pháp luật

    Công an phát hiện hàng trăm tấn phân bón giả, kém chất lượng, khởi tố một giám đốc chi nhánh

    Pháp luật

    Liên quan vụ phát hiện hàng trăm tấn phân bón giả, kém chất lượng, Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Huân, Giám đốc Chi nhánh Minh Bảo An Hòa Bình về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Gần 7.000 học sinh hào hứng tham gia ngày hội Toán học Mathnasium’s Day 2025
    Chuyển động Sài Gòn

    Gần 7.000 học sinh hào hứng tham gia ngày hội Toán học Mathnasium’s Day 2025

    Chuyển động Sài Gòn

    Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, gần 7.000 học sinh ở TP.HCM cùng bước vào Xứ sở thần tiên của Mathnasium - nơi tư duy logic Toán học chạm vào cánh cửa kỳ ảo của trí tưởng tượng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đặc phái viên Mỹ thừa nhận bất ngờ về 'chiến tranh ủy nhiệm' với Nga
    Thế giới

    Đặc phái viên Mỹ thừa nhận bất ngờ về "chiến tranh ủy nhiệm" với Nga

    Thế giới

    Ông Keith Kellogg, đặc phái viên của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã đồng ý rằng NATO đang trong tình trạng “chiến tranh ủy nhiệm” với Nga.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin tối (1/6): Tiến Linh mất suất đá chính ở ĐT Việt Nam?
    Thể thao

    Tin tối (1/6): Tiến Linh mất suất đá chính ở ĐT Việt Nam?

    Thể thao

    Tiến Linh mất suất đá chính ở ĐT Việt Nam?; Indonesia mất 5 cầu thủ ở 2 trận cầu quan trọng; HLV Enrique tưởng nhớ con gái đã mất; HLV Inzaghi sắp chia tay Inter?; Mbappe chúc mừng PSG.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Chuyền tiên tri
    Ký ức làng

    Ông Chuyền tiên tri

    Ký ức làng

    Người làng Hòa Bình gọi ông Nguyễn Bá Chuyền là nhà tiên tri, là người biết trước mọi việc đời...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ukraine phóng UAV tấn công 4 sân bay Nga, hơn 40 máy bay quân sự bị hư hại
    Thế giới

    Ukraine phóng UAV tấn công 4 sân bay Nga, hơn 40 máy bay quân sự bị hư hại

    Thế giới

    Máy bay không người lái đã tấn công máy bay Nga vào chiều Chủ nhật 1/6 - báo chí Ukraine trích dẫn nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Dự báo tài lộc của 12 con giáp trong tuần mới (2-8/6): Dậu cất cánh, Thìn xui xẻo, Sửu dư dả
    Gia đình

    Dự báo tài lộc của 12 con giáp trong tuần mới (2-8/6): Dậu cất cánh, Thìn xui xẻo, Sửu dư dả

    Gia đình

    Trong số vận mệnh 12 con giáp trong tuần mới, tuổi Dậu may mắn nhất. Một số con giáp khác có vận rủi về tiền bạc, vì vậy hãy cẩn thận để không bị lừa.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lãnh đạo Quân khu 7 khảo sát nơi bố trí Ban chỉ huy phòng thủ khu vực, Bộ đội biên phòng khi sáp nhập tỉnh
    Tin tức

    Lãnh đạo Quân khu 7 khảo sát nơi bố trí Ban chỉ huy phòng thủ khu vực, Bộ đội biên phòng khi sáp nhập tỉnh

    Tin tức

    Lãnh đạo Quân khu 7, Bộ Quốc phòng đã tiến hành kiểm tra, khảo sát vị trí bố trí Ban chỉ huy phòng thủ khu vực, Bộ đội Biên phòng sau khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hai người chết và 500 người bị bắt sau khi PSG đăng quang Champions League
    Xã hội

    Hai người chết và 500 người bị bắt sau khi PSG đăng quang Champions League

    Xã hội

    Sau khi PSG giành danh hiệu Champions League đầu tiên trong lịch sử, nước Pháp chứng kiến hàng loạt vụ việc bạo lực nổ ra khiến ít nhất hai người thiệt mạng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mở rộng sân bay Phú Quốc, cơ quan nào được lựa chọn nhà đầu tư?
    Kinh tế

    Mở rộng sân bay Phú Quốc, cơ quan nào được lựa chọn nhà đầu tư?

    Kinh tế

    Chính phủ thống nhất việc đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc phục vụ Hội nghị APEC 2027 theo hình thức đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đọc “Sự thật, lẽ phải và ngọn bút” của Hồ Quang Lợi: Những điểm 'độc sáng'
    Văn hóa - Giải trí

    Đọc “Sự thật, lẽ phải và ngọn bút” của Hồ Quang Lợi: Những điểm "độc sáng"

    Văn hóa - Giải trí

    "Đọc "Sự thật, lẽ phải và ngọn bút" của Hồ Quang Lợi thấy tác giả được ông trời phú cho một trí tuệ mẫn tiệp, một tư duy mạch lạc, khúc chiết" - nhà văn, nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận định.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một anh tỷ phú Vĩnh Long trồng rau gì giàu protein ở trong nhà kín, thương lái vô tận nơi mua giá 45.000 đồng/kg
    Nhà nông

    Một anh tỷ phú Vĩnh Long trồng rau gì giàu protein ở trong nhà kín, thương lái vô tận nơi mua giá 45.000 đồng/kg

    Nhà nông

    Anh Nguyễn Thanh Long, 30 tuổi, nông dân tỷ phú Vĩnh Long ở thị xã Bình Minh kiếm được thu nhập từ 400-500 triệu đồng/tháng nhờ trồng nấm bào ngư, kết hợp sản xuất điện mặt trời.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sắp ấn định loại nước giải khát chịu thuế Thu nhập đặc biệt?
    Kinh tế

    Sắp ấn định loại nước giải khát chịu thuế Thu nhập đặc biệt?

    Kinh tế

    Áp thuế Thu nhập đặc biệt đối với nước giải khát là một trong những nội dung đáng chú ý đang được Bộ Tài chính rà soát, khẩn trương hoàn thiện.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cách Victor Hugo tạo nên kiệt tác 'Những người khốn khổ'
    Văn hóa - Giải trí

    Cách Victor Hugo tạo nên kiệt tác "Những người khốn khổ"

    Văn hóa - Giải trí

    Dù cách tiếp cận có hơi cực đoan, phương pháp cô lập bản thân giúp Victor Hugo loại bỏ hoàn toàn mọi xao nhãng để tạo ra một trong những kiệt tác để đời cho lịch sử văn học.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Những hình ảnh kinh hoàng từ hai vụ sập cầu đè lên tàu hỏa ở Nga
    Thế giới

    Những hình ảnh kinh hoàng từ hai vụ sập cầu đè lên tàu hỏa ở Nga

    Thế giới

    Cầu bị sập đã làm trật bánh tàu hỏa ở hai khu vực biên giới của Nga, là vùng Bryansk và vùng Kursk, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Nga xác định đây là các cuộc tấn công khủng bố.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trong 1 tháng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng kiếm được ít nhất 65.000 tỷ đồng, vững vị trí người giàu nhất Việt Nam trong 15 năm
    Nhà đất

    Trong 1 tháng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng kiếm được ít nhất 65.000 tỷ đồng, vững vị trí người giàu nhất Việt Nam trong 15 năm

    Nhà đất

    Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng gần 65.000 tỷ đồng trong chưa đầy 1 tháng, vượt loạt ông lớn như Chủ tịch Samsung, Hòa Phát, FPT, Vinamilk... nhờ cú hích niêm yết cổ phiếu Vinpearl.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam: Chu cấp nuôi 1 vị tiến sĩ triều Lê và cái kết đầy chua xót
    Đông Tây - Kim Cổ

    Kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam: Chu cấp nuôi 1 vị tiến sĩ triều Lê và cái kết đầy chua xót

    Đông Tây - Kim Cổ

    Là một trong những cô đào nổi tiếng nhất xứ Kinh Kỳ xưa, người phụ nữ này lại đem lòng yêu một chàng thư sinh nghèo. Dù đã tận tâm tận lực lo toan cho người yêu ăn học, nhưng cái kết cô nhận lại chỉ là sự bội bạc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Làng gốm Kim Lan nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội ít người biết đến
    Ảnh

    Làng gốm Kim Lan nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội ít người biết đến

    Ảnh

    Nhắc đến gốm Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến làng gốm Bát Tràng, nhưng ít ai biết rằng, còn có một làng gốm cổ khác đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước, đó là làng nghề Kim Lan.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trước thềm sáp nhập tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam có một nhà Nho thi đỗ đầu bảng cả thi Hương, thi Hội, thi Đình
    Nhà nông

    Trước thềm sáp nhập tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam có một nhà Nho thi đỗ đầu bảng cả thi Hương, thi Hội, thi Đình

    Nhà nông

    Sáp nhập tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, tỉnh mới mang tên Ninh Bình có thêm một nhà khoa bảng lừng danh, thi đỗ đầu cả 3 kỳ thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Ông là Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến. Trong bối cảnh sáp nhập, hợp nhất tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định thì Nam Định là quê ngoại, Hà Nam là quê nội nhà thơ Nguyễn Khuyến.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội: Tiên phong đổi mới trong đào tạo ngôn ngữ từ xa trình độ cao đẳng
    Doanh nghiệp

    Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội: Tiên phong đổi mới trong đào tạo ngôn ngữ từ xa trình độ cao đẳng

    Doanh nghiệp

    Với việc ra mắt chương trình đào tạo từ xa các ngành ngôn ngữ, Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC) đã đi tiên phong trong việc đổi mới đào tạo ngành ngôn ngữ trình độ cao đẳng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hàng công ĐT Việt Nam, HLV Kim Sang-sik nhận liền 2 tin dữ
    Thể thao

    Hàng công ĐT Việt Nam, HLV Kim Sang-sik nhận liền 2 tin dữ

    Thể thao

    Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đang gặp vấn đề về chấn thương trước khi lên hội quân ĐT Việt Nam chuẩn bị cho trận gặp Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027. Trong khi đó, Nguyễn Công Phượng cũng đang bị đau...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nghi vấn xoay quanh biệt thự trăm tỷ của Đoàn Di Băng và Ngân Collagen
    Văn hóa - Giải trí

    Nghi vấn xoay quanh biệt thự trăm tỷ của Đoàn Di Băng và Ngân Collagen

    Văn hóa - Giải trí

    Nhiều người đặt nghi vấn về biệt thự 400 tỷ đồng của Đoàn Di Băng khi 4 năm vẫn chưa xây xong. Trong khi Ngân Collagen khoe lâu đài 500 tỷ nhưng chỉ quay clip bên ngoài sân vườn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Người thợ sửa giày không có chân tự học tiếng Anh qua radio, ước mơ phát biểu tại đại học danh tiếng
    Xã hội

    Người thợ sửa giày không có chân tự học tiếng Anh qua radio, ước mơ phát biểu tại đại học danh tiếng

    Xã hội

    Một người thợ sửa giày trên đường phố ở Trung Quốc, dù không có đôi chân, nhưng khiến công chúng nước này ngưỡng mộ nhờ khả năng nói tiếng Anh lưu loát và ước mơ một ngày được phát biểu tại Đại học Harvard.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nữ diễn viện hạng A xứ Hàn công khai bị gạ gẫm 'đổi tình lấy tiền'
    Văn hóa - Giải trí

    Nữ diễn viện hạng A xứ Hàn công khai bị gạ gẫm "đổi tình lấy tiền"

    Văn hóa - Giải trí

    Nữ diễn viên Maeng Seung Ji vừa công khai loạt tin nhắn gạ gẫm hẹn hò từ một người đàn ông tự xưng là quản lý nghệ sĩ, khiến làn sóng phẫn nộ trong dư luận Hàn Quốc dâng cao.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thầy giáo chia sẻ bí quyết 'vàng' giúp liên minh Hà Nội - Hà Nam giành giải Nhất cuộc thi robot
    Giáo Dục

    Thầy giáo chia sẻ bí quyết "vàng" giúp liên minh Hà Nội - Hà Nam giành giải Nhất cuộc thi robot

    Giáo Dục

    Nêu cao tinh thần đồng đội, làm việc vì tập thể đã giúp cho liên minh Alphatronic xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi HNUE – Sáng tạo Robot.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chủ chuỗi nhà hàng Vịt 34 bị phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
    Xã hội

    Chủ chuỗi nhà hàng Vịt 34 bị phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm

    Xã hội

    UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa ra quyết định xử phạt hành chính nhà hàng Vịt 34 số tiền 8 triệu đồng vì vi phạm an toàn thực phẩm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sửa đổi Luật Đất đai 2024: Xây dựng bộ máy gọn, thủ tục nhanh theo mô hình hai cấp
    Nhà đất

    Sửa đổi Luật Đất đai 2024: Xây dựng bộ máy gọn, thủ tục nhanh theo mô hình hai cấp

    Nhà đất

    Luật Đất đai 2024 sau sửa đổi sẽ điều chỉnh mạnh phân cấp, phân quyền, kỳ vọng rút ngắn thủ tục hành chính, giảm chồng chéo khi chuyển sang chính quyền hai cấp.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin chiều 1/6: HLV Kim Sang-sik chỉ còn 15 tuyển thủ lành lặn?
    Thể thao

    Tin chiều 1/6: HLV Kim Sang-sik chỉ còn 15 tuyển thủ lành lặn?

    Thể thao

    HLV Kim Sang-sik chỉ còn 15 tuyển thủ lành lặn? Saudi Arabia mở đàm phán chiêu mộ Lionel Messi; Luis Enrique đề cử học trò cho giải thưởng QBV; Cunha kiểm tra y tế, sẵn sàng ký hợp đồng với M.U; Bạo loạn sau chung kết Champions League, hơn 80 người bị bắt ở Paris.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Link xem trực tiếp chung kết Miss World 2025

    Link xem trực tiếp chung kết Miss World 2025

    2

    Người tố Công ty Cổ phần C.P. Việt Nam bán heo, gà bệnh đang bị suy thận giai đoạn cuối
    16

    Người tố Công ty Cổ phần C.P. Việt Nam bán heo, gà bệnh đang bị suy thận giai đoạn cuối

    3

    Trước giờ sáp nhập thành tỉnh Tây Ninh mới, hai tỉnh Long An, Tây Ninh tỉnh nào thu được ngân sách nhiều hơn?

    Trước giờ sáp nhập thành tỉnh Tây Ninh mới, hai tỉnh Long An, Tây Ninh tỉnh nào thu được ngân sách nhiều hơn?

    4

    Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án sắp xếp đơn vị hành chính còn 126 xã phường của Hà Nội

    Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án sắp xếp đơn vị hành chính còn 126 xã phường của Hà Nội

    5

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, ở TP HCM, đây là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, ở TP HCM, đây là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: ntnnhn@gmail.com
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media