Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sáng sớm 14/2, vụ tai nạn giao thông ở Núi Thành, Quảng Nam đã khiến 8 người tử vong, trong đó 6 người tử vong tại chỗ và 2 người tử vong tại bệnh viện - ông Lê Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Núi Thành, Quảng Nam thông tin với PV Dân Việt.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông ở Núi Thành, Quảng Nam làm 8 người tử vong.
Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra lúc 3h55 sáng 14/2 tại ngã tư giao nhau cùng mức giữa đường ĐT619 và đường dẫn xuống cảng Tam Hiệp thuộc xã Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam.
Thời điểm trên, ôtô khách biển kiểm soát 76B-006.60 chở theo nhiều người lưu thông trên đường ĐT619 theo hướng Quảng Ngãi đi Đà Nẵng.
Đến địa điểm trên, ôtô khách va chạm với xe container lưu hành theo hướng cầu vượt Trường Hải đi Cảng Tam Hiệp. Tính đến sáng 14/2, vụ tai nạn giao thông ở Núi Thành, Quảng Nam đã khiến 8 người tử vong.
Nhận tin báo, Công an huyện Núi Thành có mặt phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam khám nghiệm hiện trường, điều tiết giao thông.
Sau vụ tai nạn giao thông ở Núi Thành, Quảng Nam, bạn đọc đặt câu hỏi về quy trình xác minh nguyên nhân vụ tai nạn giao thông?
Trao đổi với PV Dân Việt, luật gia Nguyễn Thị Quỳnh Thơ (Văn phòng luật sư Interla) cho biết, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 63/2020/TT-BCA, nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông gồm những nguyên tắc sau:
Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện. Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp.
Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tiếp đến, theo bà Thơ, để xác định định tai nạn giao thông là vụ án hình sự hay vụ án hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải làm rõ các tình tiết của vụ tai nạn thông qua trình tự, thủ tục như sau:
Nhận tin và xử lý tin báo về tại nạn: Khi nhận được tin báo có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải hỏi rõ để ghi vào sổ nhận tin và báo cáo ngay vụ tai nạn giao thông đường bộ cho lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị biết.
Lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị khi nhận được báo cáo phải xử lý như sau: Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để tổ chức lực lượng cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông.
Khi xác định vụ tai nạn giao thông có người chết (tại hiện trường hoặc trên đường đi cấp cứu), phải báo ngay cho đơn vị Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra.
Vụ tai nạn giao không có người chết tại hiện trường phải cử ngay cán bộ, chiến sỹ hoặc báo ngay cho đơn vị Cảnh sát giao thông thụ lý điều tra.
Cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng Cảnh sát khác đến nơi xảy ra tai nạn giao thông. Khi đến sẽ làm những việc dưới đây:
Tổ chức cấp cứu người bị nạn, đanh nh dấu vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu, với người bị nạn đã chết thì đánh dấu và che đậy nạn nhân.
Trường hợp người bị nạn đã chết có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sự đi lại sẽ đánh dấu vị trí người bị nạn rồi đưa vào lề đường che đậy lại.
Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông. Trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng sự đi lại sẽ đánh dấu vị trí phương tiện giao thông, sơ bộ ghi nhận các dấu vết trên phương tiện rồi đưa vào vị trí thích hợp để bảo quản.
Tổ chức bảo vệ hiện trường, hoanh vùng bảo vệ hiện trường, ghi nhận sơ bộ các dấu vết, đồ vật để lại trên hiện trường, trên các phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông.
Tìm những người biết vụ tai nạn xảy ra, ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại (nếu có) của người biết vụ tai nạn hoặc đề nghị người biết vụ tai nạn giao thông viết bản tường trình phục vụ công tác điều tra. Ngoài ra, tổ chức hướng dẫn giao thông để không xảy ra ùn tắc
Tiếp đó, theo vị luật gia, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp điều tra gồm khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm phương tiện; khám nghiệm cầu, đường, bến phà liên quan đến vụ tai nạn giao thông
Lấy lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông, người bị hại, người làm chứng và những người khác liên quan đến vụ tai nạn, giám định chuyên môn.
Sau quá trình điều tra sẽ ra kết luận điều tra và giải quyết vụ tai nạn theo một trong hai hướng: Quyết định khởi tố vụ án nếu có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này, vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục tố tụng hình sự
Quyết định không khởi tố vụ án nếu vụ án không có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục hành chính.
Hiện cơ quan chức năng đang tập trung cứu chữa các nạn nhân và tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn giao thông ở Núi Thành, Quảng Nam.