3 ha đất và 130 tỷ đồng làm bến xe phía Nam Đà Nẵng bị bỏ hoang, thành nơi… thả bò
3 ha đất và 130 tỷ đồng làm bến xe phía Nam Đà Nẵng bị bỏ hoang, thành nơi… thả bò
Thứ sáu, ngày 06/09/2024 13:21 PM (GMT+7)
Được đầu tư gần 130 tỉ đồng, xây dựng trên diện tích 3 ha, đưa vào sử dụng từ năm 2012, nhưng chỉ sau 2 năm hoạt động, bến xe phía Nam Đà Nẵng đã bị bỏ hoang và trở thành nơi chăn thả bò.
Video: Dự án bến xe trị giá 130 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 3 ha ở Đà Nẵng trở thành nơi chăn thả bò. Ảnh: Viết Niệm
Bến xe phía Nam Đà Nẵng nằm trên trục QL1A thuộc thôn Quá Giáng (Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng). Được khánh thành vào tháng 9/2012, năng lực khai thác lên đến 800 - 1.000 lượt xe xuất bến/ngày. Ảnh: Viết Niệm
Dự án có diện tích hơn 3 ha do Công ty cổ phần Đức Long Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Ảnh: Viết Niệm
Bến xe được xây dựng khang trang và trang bị đầy đủ các hạng mục: Nhà chờ, phòng bán vé, bãi đỗ xe theo tuyến, các công trình dịch vụ tiện ích, nhà nghỉ, trạm y tế, quầy vé… Ảnh: Viết Niệm
Theo tìm hiểu của PV, chỉ sau 2 năm đưa vào hoạt động, các đơn vị vận tải khách tuyến cố định có bến đi/ đến Đà Nẵng dần rút khỏi bến xe phía Nam, lần lượt chuyển về đăng ký tuyến tại Bến xe trung tâm Đà Nẵng. Ảnh: Viết Niệm
Nguyên nhân là Bến xe phía Nam quá xa trung tâm thành phố Đà Nẵng, việc phân luồng, tuyến cũng có những bất hợp lý. Ảnh: Viết Niệm
Thay vì được phân đúng luồng tuyến đã quy hoạch cho bến xe phía Nam, tháng 11/2012, UBND TP.Đà Nẵng có văn bản chỉ đạo không đồng ý điều chuyển một số hoạt động vận tải khách từ Bến xe Trung tâm Đà Nẵng về Bến xe phía Nam. Ảnh: Viết Niệm
Ế ẩm lâu dài, hạ tầng trong bến xe trăm tỷ vốn khang trang trở nên nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Viết Niệm
Quầy bán vé đóng cửa, phủ bụi vì lâu ngày không sử dụng. Ảnh: Viết Niệm
Đến thời điểm hiện tại, hạ tầng bến xe đã xuống cấp, hư hỏng nhiều vị trí. Ảnh: Viết Niệm
Không có doanh nghiệp vận tải đăng ký hoạt động, bến xe bỏ hoang, khu vực quanh bến cỏ mọc um tùm. Ảnh: Viết Niệm
Thậm chí trở thành nơi chăn thả bò của người dân sống gần dự án. Ảnh: Viết Niệm
Hiện nay, Bến xe phía Nam Đà Nẵng trở thành nơi đỗ của các loại xe tải, xe đầu kéo và một số doanh nghiệp thuê mặt bằng làm nơi tập kết hàng hóa. Đồng thời, dự án còn bị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) siết nợ. Ảnh: Viết Niệm
Để triển khai dự án bến xe khách liên tỉnh phía Nam TP.Đà Nẵng, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã vay dài hạn Ngân hàng VietinBank - Chi Nhánh Gia Lai theo Hợp đồng tín dụng dài hạn số 220/HĐTD ngày 19/07/2010. Theo đó, thời gian cho vay là 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên và thời gian hạn là 2 năm. Theo hợp đồng này, Ngân hàng VietinBank đã cho doanh nghiệp này vay với số tiền là 89.000.000.000 đồng, lãi suất cho vay áp dụng theo lãi suất thả nổi (Lãi suất cho vay thả nổi = Lãi suất cơ sở + biên độ 4% năm). Mục đích sử dụng tiền vay là thanh toán chi phí thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Bến xe khách liên tỉnh phía nam Thành phố Đà Nẵng. Khoản vay vốn này được đảm bảo bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai. Đến tháng 10/2022, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã rao bán gồm quyền sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh với diện tích 3.180m2 và toàn bộ tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với dự án bến xe khách liên tỉnh phía Nam TP.Đà Nẵng của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang. Giá bán tối thiểu được VietinBank đưa ra là hơn 48 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để thanh toán nợ vay của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại Vietinbank.
Viết Niệm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.