Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 1.

Vợ chồng Thùng Văn Hạnh và Lò Thị Thêu ở bản Nà Hỳ 2 (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) là một trường hợp như thế. Như nhiều thanh niên trong bản, họ đã kết hôn rất sớm. Nhưng cuộc hôn nhân đã trải qua 7-8 năm mà ngôi nhà vẫn vắng tiếng trẻ con. Cũng đi khám chỗ nọ chỗ kia rồi dựa vào thầy lang bốc thuốc là chính. Tiền bạc không dư dả, lại cũng nghe nói việc thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng tiền đâu mà về xuôi, lại cũng chưa biết cái kỹ thuật ấy là như nào.

Cho đến một ngày của năm 2020, Hạnh được người quen mách cho nên đành liều khăn gói về Hà Nội khám, tư vấn và nộp hồ sơ. Như là duyên trời định, Hạnh và Thêu may mắn được chọn vào danh sách 10 cặp vợ chồng nhận hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Trải qua quá trình kích trứng, chọc trứng, tạo phôi và chuyển phôi, Thêu may mắn đã đậu thai ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên. Ngày 14-6-2021, gia đình Hạnh Thêu vui mừng chào đón 2 bé gái Bắp - Bông (tên gọi ở nhà) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.

Hạnh và Thêu chỉ là 1 cặp vợ chồng trong số rất nhiều gia đình đang ở trong tình trạng hiếm muộn.

Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 2.

Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 3.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, độ tuổi vô sinh, hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa nhưng nhiều người chưa nhận thức đúng về căn bệnh này dẫn đến bỏ lỡ "giai đoạn vàng" để điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, theo bác sĩ Hiền, có thể do vợ, chồng hoặc do cả hai. Với người vợ, nguyên nhân hay gặp nhất là tắc 2 vòi tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tử cung, lạc nội mạc tử cung. Với người chồng, vô sinh thường do bất thường số lượng, chất lượng tinh trùng…

Một báo cáo của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 7,7% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, tương đương với hơn 1 triệu cặp vợ chồng, gặp phải các vấn đề về vô sinh hiếm muộn. Đặc biệt, tỉ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang có xu hướng gia tăng sau mỗi năm.

Nhưng Hạnh và Thêu nằm trong số những cặp vợ chồng may mắn khi được tiếp cận với y học hiện đại và được hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí.

Câu chuyện của Hạnh – Thêu nghe được vào Tết năm 2022 đã khiến tôi tò mò tìm hiểu về một chương trình đầy nhân văn được triển khai hàng năm kể từ 2015 mang tên Tuần lễ vàng – Ươm mầm hạnh phúc của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Hoá ra là Hạnh – Thêu chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn lại phải đối mặt với hiếm muộn trong khi khát khao được làm bố mẹ thì cháy bỏng mỗi ngày. Và Hạnh – Thêu như các cặp vợ chồng tuy hoàn cảnh khó khăn, tuy từng trải qua hiếm muộn nhưng đã tìm được hạnh phúc làm bố làm mẹ nhờ Chương trình hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 4.

Mặc dù đã biết khoa học hiện đại từ lâu có thể can thiệp vào quá trình sinh sản của con người. Nhưng tôi biết đó là một hành trình không đơn giản. Người ta phải trải qua nhiều xét nghiệm và nhiều bước thủ thuật. Ngay cả thụ tinh trong ống nghiệm không phải ai cũng thực hiện thành công chỉ trong 1, 2 lần. Cũng như không phải ai cũng tìm đến được đúng địa chỉ chữa trị uy tín và hiệu quả. Điều này khiến công sức, chi phí trở thành trở ngại mà nhiều người, nhiều gia đình cảm thấy nản lòng.

Nói như Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: "Mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung là đều mong ước được bế trên tay những đứa con của chính mình. Có những gia đình đã điều trị hiếm muộn 5 năm, 10 năm thậm chí 15 - 20 năm,… quá trình đó thật sự rất dài".

Bởi thế mà dường như thấu hiểu cho những khó khăn, mong muốn tiếp sức cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, mỗi năm, Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội lại không ngừng mở rộng các gói hỗ trợ. Như từ năm 2019 đến nay, Bệnh viện mỗi năm hỗ trợ miễn phí 100% cho 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tính từ mốc 2015 với rất nhiều gói hỗ trợ miễn phí, giảm giá dịch vụ, đã không thể tính hết những tiếng khóc, những nụ cười trẻ thơ trong những ngôi nhà hạnh phúc. Còn tính riêng từ năm 2019 đến nay, không kể 10 ca đang được lựa chọn để hỗ trợ miễn phí 100% trong mùa Tuần lễ Vàng năm 2023 này, thì 40 trường hợp đã nhận được hỗ trợ miễn phí TTTON. Và trong số ấy, 85% gia đình đã có tin vui và sinh con khỏe mạnh với 43 em bé chào đời, số còn lại đang chờ sinh và được theo dõi, hỗ trợ tối đa từ Bệnh viện.

Điều mà cũng chính là niềm vui Bác sĩ Phạm Văn Hưởng chia sẻ: "Chúng tôi hi vọng những hỗ trợ này sẽ giúp các gia đình rút ngắn được hành trình tìm con, đồng thời truyền động lực cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hãy lạc quan, kiên trì và vững tin vào ngày mai tươi đẹp bởi nhất định con yêu sẽ về".

Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 5.

Hành trình của Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc ngần ấy thời gian, không chỉ có niềm hạnh phúc của một cặp vợ chồng Hạnh – Thêu, còn có cả Đàm Thị Hồng Kim và Trần Văn Thiện ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cũng đã đón đứa con chào đời vào năm 2021.

Kim và Thiện cũng đã trải qua bao thang thuốc Nam, thuốc Bắc, thậm chí cũng đã thực hiện thụ tinh nhân tạo - bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Và hành trình đó cũng đã tưởng chừng phải gác lại vì kinh tế khó khăn. Cho đến khi may mắn trở thành 1 trong 10 gia đình nhận được hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong chương trình Tuần lễ Vàng 2020.

Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 6.

Còn nhiều gia đình nữa cũng đã có hạnh phúc giống họ.

Hành trình ấy là quả ngọt của một chương trình nhân văn được gieo mầm bền bỉ.

Để đến năm 2023 này, hành trình ấy vẫn được tiếp tục, một cách mạnh mẽ hơn, không chỉ 10 ca miễn phí 100% chi phí thực hiện TTTON dành cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, năm nay, Bệnh viện còn hỗ trợ thêm nhiều gói miễn phí các dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật và hỗ trợ sinh sản khác.

Cụ thể, năm 2023, bệnh viện không giới hạn số lượng các ưu đãi miễn phí: khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, chụp tử cung - vòi trứng; giảm 20% chi phí xét nghiệm cận lâm sàng; tặng phiếu hỗ trợ thực hiện TTTON trị giá 5 triệu đồng, phiếu hỗ trợ phẫu thuật/thủ thuật trị giá 3 triệu đồng cho các gia đình tới Bệnh viện thăm khám từ 29/4 – 14/5/2023.

Đó chỉ là các dịch vụ thăm khám, cao hơn, Bệnh viện tiếp tục duy trì các chương trình miễn phí thông qua hình thức xét duyệt hồ sơ cho các gia đình cần can thiệp các kĩ thuật Hỗ trợ sinh sản hiện đại như: Miễn phí 100% chi phí thực hiện TTTON cho 10 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (tuỳ từng trường hợp, chi phí cho một lần TTTON khoảng 100 triệu đồng); Miễn phí 20 ca sàng lọc phôi mang gen bệnh lý di truyền (Không giới hạn số lượng phôi); Miễn phí 10 ca phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) cho các gia đình có chỉ định thực hiện TTTON với giá trị tương đương 14 tr/ca; Miễn phí 10 phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung có giá trị tương đương 14 tr/ca; Miễn phí 20 ca nuôi cấy, theo dõi phôi bằng hệ thống tự động - Timelapse (Tối đa 16 phôi)…

Không dừng lại ở đó, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội còn dành tặng thêm: Miễn phí 20 ca sử dụng dịch vụ TTTON gồm: Chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi (nuôi phôi đến ngày 3). Mỗi gói hỗ trợ tương đương 30.000.000đ (ưu tiên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn); Miễn phí 50 ca Thụ tinh nhân tạo - bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI): dịch vụ lọc rửa, IUI (ưu tiên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn)...

Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 7.

Nhìn vào danh mục những gói hỗ trợ, trải qua mỗi năm và đang được tiếp tục trong năm 2023 này, mới thấy cơ hội cho cộng đồng những người hiếm muộn, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn là rất lớn. Giấc mơ trẻ thơ trong những ngôi nhà hạnh phúc là hoàn toàn có thể, chỉ cần tìm đúng nơi, bạn sẽ tìm được cánh cửa của y học hiện đại và được hỗ trợ nhiều nhất có thể.

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện cho biết: "Mục tiêu lớn nhất của chương trình Tuần Lễ Vàng là giúp nhiều gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn sớm có cơ hội được tiếp cận các kỹ thuật, phương pháp điều trị vô sinh - hiếm muộn hiện đại với mức chi phí hợp lý nhất có thể. Chứng kiến niềm hạnh phúc của các gia đình lần đầu chào đón con yêu sau bao năm mòn mỏi đợi chờ, chúng tôi càng có thêm động lực để duy trì và triển khai nhiều hơn nữa các chương trình thiện nguyện hỗ trợ cộng đồng".

Cho nên, điều quan trọng nhất chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc, tới cộng đồng những người hiếm muộn là không có gì để phải nản lòng, ước mơ sinh con không phải là giấc mơ xa vời, chỉ là bạn tìm đến được nơi đang chờ và sẵn lòng giúp bạn.

Chuyện hiếm muộn và hành trình của hạnh phúc - Ảnh 8.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thành lập năm 2009, là Bệnh viện chuyên khoa sâu về Sức khỏe sinh sản, điều trị Vô sinh - Hiếm muộn (cho cả Nam và Nữ); Nam khoa và Y học giới tính (bao gồm cả LGBT và trị liệu tình dục). Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã hiện thực hóa ước mơ làm cha làm mẹ cho hàng chục nghìn cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn với tỷ lệ thành công cao (tương đương tỷ lệ của các trung tâm Hỗ trợ sinh sản lớn trong nước và quốc tế) nhờ các phác đồ điều trị và can thiệp y khoa hiện đại.

Đặc biệt, Bệnh viện còn khẳng định chất lượng chuyên môn, chất lượng dịch vụ thông qua việc điều trị thành công cho nhiều trường hợp khó: hiếm muộn do người chồng không có tinh trùng (biến chứng quai bị, mắc hội chứng Klinefelter, …); bất thường số lượng, chất lượng tinh trùng, ...; người vợ có bất thường tử cung, tắc hai vòi trứng; tiền sử lưu sảy thai nhiều lần … bằng các phác đồ được "cá thể hoá" và theo dõi, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Mặt khác, Bệnh viện còn là cơ sở y tế chuyên môn sâu, điều trị hiệu quả với chi phí hợp lý, dịch vụ tốt; là đơn vị y tế ngoài công lập đầu tiên tại miền Bắc thực hiện thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản TTTON và được Bộ y tế cấp phép chính thức là đơn vị đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật TTTON.

Năm 2022, Bệnh viện vinh dự khi là 1 trong những đơn vị đầu tiên ở miền Bắc được Hiệp hội Sinh sản Úc (Fertility Society of Australia - FSA) trao chứng nhận quốc tế RTAC - bộ tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế uy tín nhất trong Hỗ trợ sinh sản. Chứng nhận RTAC là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình quan trọng, khẳng định vị thế, tầm vóc của Bệnh viện trong chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Chỉ cần tìm đúng nơi để đến, những giấc mơ cho các gia đình hiếm muộn vẫn đang được các bác sĩ ở đây tiếp tục viết, bằng một hành trình nhân văn và dài lâu.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem