Câu hỏi đầu tiên: Vì sao chuyện xẻ thịt rùa biển (đồi mồi, vích…), dugong (bò biển, cá cúi, "nàng tiên cá"), những loài được bảo vệ đặc biệt, những biểu tượng đầy mê hoặc như bước ra từ huyền thoại kia lại diễn ra ở đảo xa?

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 1.

Chi sau của một cá thể rùa biển bị giết thịt và trữ trong tủ đông nhà người dân ở xã Bãi Thơm, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Văn Hoàng

Chúng tôi đã gặp nhiều nhà khoa học và các kiểm lâm viên nhiều thập niên bảo vệ hai loài trên để tìm câu trả lời. Hóa ra, các "nạn nhân" và dòng giống của chúng quá sức cô đơn. Nguyên nhân quan trọng, vùng Phú Quốc, Côn Đảo có nhiều thảm cỏ biển, sinh cảnh và nguồn thức ăn quan trọng của loài dugong/nàng tiên cá và vích (rùa biển).

Bên cạnh đó, trước đây, rùa biển và dugong xuất hiện nhiều ở không ít tỉnh thành ven biển nước ra, nhưng rồi, làn sóng đô thị hoá, dân số tăng nhanh, các thảm cỏ biển (thức ăn của vích và dugong) thu hẹp dần; nạn săn bắt, giết chóc tràn lan, chúng sợ hãi lùi dần ra… khơi xa.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 2.

Trạm Kiểm lâm Hòn Tài, Vườn quốc gia Côn Đảo mỗi năm có hàng trăm lượt rùa lên đẻ trứng ở bãi cát ven biển. Ảnh: Văn Hoàng

Dugong nặng tới 600kg khi trưởng thành, lại chậm chạp, hiền lành ngơ ngác mải mê ăn cỏ biển ở dưới đáy đại dương. Tiếng "hát" du dương, thi thoảng, nó phải nổi lên mặt nước lấy hơi một lần để thở. Nên càng dễ bị phát hiện và đã phát hiện rồi thì cực dễ bị bắt, giết thịt.

Một con trâu là đầu cơ nghiệp, một con bò con lợn tạ đã là tài sản quý của nông dân. Thì thử hỏi một con dugong nặng 500kg, giá bán chợ đen (chúng tôi khảo sát từ năm 2022 đến khi độc giả đọc những dòng này) luôn là gần 2 triệu đồng/kg thịt… sẽ dẫn dụ lòng tham của những kẻ sấp mặt vì tiền ra sao. Bi kịch diễn ra tương tự với 5 loài rùa biển được bảo vệ đặc biệt ở nước ta.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 3.

Dugong sau khi bị giết, người ta xẻ thịt, chia nhỏ, cho vào túi nilon trữ đông, rồi được Ng rao bán với giá 1,8 triệu đồng/kg. Ảnh: Lãng Quân

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 4.

Rùa biển, khá thận trọng khi quan sát ánh đèn, khi nghe tiếng ồn vọng ra từ các vùng dân cư, quanh các bãi cát, bãi đẻ của rùa biển.

Trước đây chúng đẻ trứng rồi ấp nở khắp các bờ biển, dân lật ngửa vích (một loài rùa biển) ra, bỏ đó đi về, mai ra giết thịt thì chúng vẫn nằm đó và dường như đang… kiên nhẫn chờ sát thủ (người ta có câu "ngu như vích" từ chi tiết này).

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 5.

Một cá thể rùa biển bị mắc cạn ở biển Côn Đảo ngày 27/12/2023 được cán bộ Kiểm lâm VQG Côn Đảo và du khách hộ tống đưa trở lại biển.

Một số ngư dân vùng ven biển Ninh Thuận, khi chúng tôi phỏng vấn, họ bảo, bao năm chỉ có vài ông nghèo quá mức mới chấp nhận ăn thịt vích tanh òm. Dân bao năm vẫn nghĩ ăn thịt rùa biển sẽ "đen" vận khi đi biển nữa.

Ở Côn Đảo, một vị kiểm lâm về hưu sau 31 năm giữ thiên nhiên xứ này, bảo: trước kia, ở nhà tù Côn Đảo, vích vào bờ đẻ nhiều đến mức, cánh cai ngục khiêng mỗi sáng hàng chục con lớn về giết mổ cho tù nhân ăn.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 6.

Tiêu bản rùa biển được trưng bày tại trụ sở Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Lam Anh

Hơn chục năm trước, rùa lùi từ đất liền ven đảo chính (nơi đặt trụ sở huyện đảo hiện nay) để đẻ. Giờ huyện đảo ồn ào đông du khách quá xá, rùa lại lùi ra đảo xa, đảo lẻ như Bảy Cạnh (cách trung tâm vài chục phút đi ca nô) với hy vọng an toàn hơn, nhưng…

Nhưng! Nếu nạn bắt, giết, làm thịt, ăn trộm trứng rùa biển đi bán vẫn "lai rai" với nhiều vụ các đối tượng bị bắt quả tang, bị khởi tố và đi ở tù trên khắp nhiều tỉnh thành, từ Kiên Giang, sang Bà Rịa Vũng Tàu, vào Cà Mau, Sóc Trăng…; thì các vụ "vỡ ổ con chuồn chuồn" liên quan đến nàng tiên cá dugong hãn hữu hơn.

Có thể, vì nạn tàn sát kéo dài, giá trị làm thực phẩm quá lớn (đứng ở góc độ "món hời" với ngư dân, xẻ thịt một "nàng" được vài trăm triệu đồng), bò biển/dugong cũng hiếm dần và các vụ vi phạm cũng ít đi?

Chúng tôi đã đặt câu hỏi như vậy, cho đến khi tiếp cận với các đối tượng "làm ăn sâu" ở Phú Quốc. Hóa ra, dugong vẫn bị giết khá thường xuyên. Dẫu hàng nghìn ngày qua, các thông tin được công bố vẫn là: không phát hiện vụ vi phạm nào.

Trên công cụ tìm kiếm Google, chúng tôi cũng không thấy một bài báo, một bản báo cáo, một phát biểu nào liên quan đến các "phát hiện" về một vụ giết hại dugong trong dăm bảy đến ngót chục năm gần đây. Hàng chục bài viết thông tin về các "sát thủ nàng tiên cá" trong quá khứ, giờ họ đã giải nghệ. Và ai cũng nghĩ, nay, dugong được bảo vệ an toàn rồi.

Khách du lịch đến Phú Quốc, vào bảo tàng "Cội nguồn" ở thị trấn Dương Đông, sẽ thấy rất nhiều bộ xương dugong/bò biển được trưng bày, gần đó, nhất tề mỗi "đống xương khô" kèm theo hình ảnh một nàng tiên cá mỹ miều, gợi cảm, sexy (bước ra từ tranh vẽ, sách truyện, tranh ảnh) đang đau đáu nhìn… người xem.

Ở trụ sở VQG Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng có vài bộ xương và "toàn thây" và vài bộ xương khô các nàng tiên cá ngâm trong bể hóa chất bảo quản. Hầu hết mọi người đều nghĩ, dugong chỉ còn trong ký ức, trong bảo tàng, trong tranh ảnh, sách vở, báo chí.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 7.

Cá thể dugong người dân phát hiện chết ngoài biển Côn Đảo đã báo cáo chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Ảnh: VQG Côn Đảo

Không hiểu các nhà điều tra, các nghiên cứu khoa học chưa đụng tới được sự thật hay vì lý do nào đó mà vài góc sự thật kia bị quên lãng chăng? Có một "ôm" hình ảnh và tư liệu về nạn giết dugong, bán thịt kiếm lời, chúng tôi trao đổi với nhiều người liên quan, họ đều ngạc nhiên và thốt lên: "Trời ơi, cứ tưởng dugong tuyệt chủng rồi chứ nhỉ?". "Chúng vẫn bị giết thịt ư, bạn có nhầm không đấy?", chuyên gia nghiên cứu về biển và các loài sinh vật biển thốt lên.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 8.

Sự thật như thế nào? Dugong còn gọi là bò biển, cá cúi hay nàng tiên cá.. Ở Việt Nam, loài này có cấp độ bảo vệ cao nhất, thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 64/2019/NĐ-CP; nằm trong Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp (CITES) và thuộc Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu của Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Hai vùng biển Phú Quốc và Côn Đảo là nơi có bò biển sinh sống, "theo số liệu từ năm 2018-2021, chưa có vụ án hình sự nào được ghi nhận liên quan đến loài bò biển", một tài liệu đã công bố nhấn mạnh một cách lạc quan.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 9.

Một người giàu có ở khu vực Bãi Thơm, TP Phú Quốc cho biết: đây là đuôi "nàng tiên cá" dugong, sau khi giết mổ, họ đã cất đuôi "nàng" trong tủ đông để ăn dần. Ảnh do PV Dân Việt chụp khi nhập vai điều tra.

Hành vi buôn bán trái phép loài bò biển chỉ từ 01 cá thể cũng có thể bị xử lý hình sự, theo Điều 244 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể, tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm (đối với cá nhân) và bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến vĩnh viễn (đối với pháp nhân thương mại), căn cứ vào số lượng cá thể bò biển bị buôn bán trái phép.

Đồng thời, đối với cả cá nhân và pháp nhân khi vi phạm đều có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Nhiều nhà hàng ven bờ biển thuộc địa phận xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có treo các pa-nô tuyên truyền về việc cấm giết thịt dugong, rùa biển. Áp phích làm rất ám ảnh, hình ảnh xẻ thịt nàng tiên cá máu me, xót xa y. Vì "nàng tiên cá" dĩ nhiên là có nhiều nét giống… một nữ nhân.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 10.

Quá trình đô thị hoá, bê tông hóa của Phú Quốc được xem là nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến quần thể rùa biển và dugong ở nơi này. Ảnh: Văn Hoàng

Chất lượng in và thiết kế áp phích tuyên truyền rất tốt. Áp phích dán ở gần chỗ bàn lễ tân các nhà hàng. Đây là nơi họ xem thực đơn, đặt món, trả tiền, nên nó thành lời nhắc nhở cực kỳ hiệu quả. Hai vệt màu đỏ gạch chéo toàn bộ tờ áp phích (nhấn mạnh biểu tượng "cấm"), như hai thanh bảo kiếm hồng điều cảnh báo "bật đèn đỏ" từ trong suy nghĩ, giúp ngăn chặn những mầm mống vi phạm ở lĩnh vực này. Ai có ý định "lên mâm", "chốt đơn" với thịt dugong và rùa biển, hãy liệu hồn.

Nó cũng nhắc nhở nhân viên và chủ quán mỗi giờ mỗi phút. Tôi nghĩ, chắc chắn hoạt động này rất có hiệu quả trong cư dân bản địa và hàng triệu du khách vừa hứng khám phá thiên nhiên, lại vừa thèm ăn món lạ (chỉ ở đây mới có!) khi đến du ngoạn điểm đến "siêu HOT" Phú Quốc.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 11.

Một góc làng đánh cá ven biển thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nơi người dân nắm nhiều thông tin về dugong và rùa biển bị giết. Ảnh: Văn Hoàng

Tuy nhiên, nếu bạn là khách quen, hay có mối quen. Vẫn có thể được phục vụ món thịt dugong như thường. Tại tấm pa-nô công phu kể trên, tôi có chỉ vào tấm áp phích và hỏi hai cháu phục vụ bàn, "cháu có biết con dugong/bò biển này không?". Câu trả lời:"Cháu chưa từng nhìn thấy dugong bao giờ, nhưng rùa biển thì bố cháu có nuôi tại nhà, giờ bán cho người ta rồi".

Cách đó 20m, tôi hỏi một chị bán cá ngựa tên là Kim A, chị này bảo: "Phải chỗ quen biết mới mua được thịt dugong. Mua cả con không có đâu. Cả rùa biển và dugong, khi bắt được chúng ở ngoài khơi, họ đều giết, cắt nhỏ thịt cho vào các cái bọc (túi nilon) màu đen, chở về đất liền. Phải có mối quen mới mua được".

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 12.

Chợ Hàm Ninh, thành phố Phú Quốc - nơi nhóm phóng viên điều tra thu thập được nhiều thông tin về một số người dân giết rùa biển và dugong ngoài khơi xa rồi đem vào đất liền bán. Ảnh: Văn Hoàng

Chúng tôi thử làm một trắc nghiệm, vào vai du khách Hà Nội, thuê xe ô tô tự lái hỏi dò "đặc sản biển nào đó thật độc đáo". Thực tế, chúng tôi đã được họ mang cả thịt dugong lẫn rùa biển ra đưa tận tay, nói thẳng băng về các thủ đoạn của họ và thị trường "hàng cấm" này ra sao.

Tại chợ cá Hàm Ninh, vài chủ vựa, khi được hỏi về thịt dugong, họ thở hắt ra: "Tù đấy", có ông rõ ràng "đến bán thịt vích (rùa biển) bà bên kia còn đi tù 5 năm chưa về nè, bán thịt dugong thì tù mọt gông".

Họ lảng tránh và nói thẳng vào mặt chúng tôi, với vẻ đề phòng cao độ, họ cho rằng chúng tôi đang "cài cắm" để phanh phui tệ nạn.

Điều tra: Xẻ thịt "nàng tiên cá", mổ bụng moi trứng rùa biển- Ảnh 13.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem