Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhiều tháng qua, giá khoai lang tím ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long) - vùng trồng khoai lang lớn nhất miền Tây chỉ ở mức 1.500 đồng/kg, tuy nhiên khi được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá khoai lang đã tăng lên 15.000 đồng/kg, tức tăng gấp 10 lần.
Ông Sơn Văn Luận - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Ngọc (xã Thành Trung, huyện Bình Tân) thông tin với phóng viên Dân Việt, các doanh nghiệp cho hay giá khoai lang tím được mua vào với giá 900.000 đồng/tạ.
"Với 900.000 đồng/tạ thì cũng có nghĩa người dân bán được 15.000 đồng/kg. Mức giá này khá cao nhưng thực tế người dân không có khoai để bán" - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Ngọc nói.
"Qua Tết Nguyên đán 2023, người dân mới bắt đầu thu hoạch khoai lang, bởi hiện nay người dân mới bắt đầu trồng và sản lượng không nhiều" - ông Luận nói.
Để nông dân Bình Tân mạnh dạn trồng khoai lang tím xuất khẩu, theo ông Luận, phải có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với giá từ 10.000 đồng/kg trở lên và hỗ trợ vốn ban đầu (nông dân lỗ 4 năm liên tiếp nên không còn vốn tái sản xuất). Ngoài ra, hợp đồng ký kết này phải có sự chứng kiến và giám sát của chính quyền địa phương.
Ông Võ Văn Tước ở ấp Tân Dương, xã Tân Thành, huyện Bình Tân cũng cho hay, mặc dù giá khoai lang tím tăng nhưng người dân trong ấp ít ai dám trồng mới. Riêng 6ha diện tích trồng khoai lang tím của ông đã chuyển hẳn sang trồng mít Thái và mít ruột đỏ xơ vàng.
"Sáng nay tôi có nghe giá khoai lang tím tăng rất cao, nhưng không còn khoai lang bán. Tôi cũng không có ý định trồng lại khoai lang bởi thị trường Trung Quốc còn bấp bênh" - ông Tước nói.
Ông Tước cho rằng, Trung Quốc cho phép xuất khẩu khoai lang chính ngạch nhưng chưa chắc giá sẽ vẫn ổn định trong thời gian tới. Bởi mít Thái cũng cho xuất khẩu chính ngạch nhưng vài ngày qua giá rất thấp, người dân bán thua lỗ.
Cũng theo ông Tước, để người dân quay lại trồng khoai lang tím phục vụ xuất khẩu, ngành nông nghiệp phải có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, từ đó đảm bảo năng suất và chất lượng khi xuất khẩu.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, diện tích khoai lang trên địa bàn huyện ghi nhận nhiều nhất vào năm 2018 với khoảng 14.000ha. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay diện tích giảm liên tục.
Cụ thể, năm 2019 ghi nhận 13.500ha; năm 2020 là 12.700ha; năm 2021 là 7.300ha. Đến năm 2022 này, trên địa bàn toàn huyện chỉ ghi nhận được 700ha (thấp hơn cùng kỳ năm 2021 là 6.300ha).
Sau khi có thông tin về việc khoai lang tím được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì giá cả và việc tiêu thụ khoai lang tím ở huyện Bình Tân đã khởi sắc.
Nhiều thương lái, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đến đặt vấn đề thu mua khoai lang của nông dân. Tuy nhiên, do diện tích khoai lang tím trên đồng còn ít nên không đủ sản lượng cung cấp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.