×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Etime Trang trại Việt Làng cười Thế giới tiếp thị Dân Việt Media Tâm hồn làng Việt
    Đăng nhập/ Đăng ký

    |
    Đăng xuất

    Dân Việt

    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ

    Dân Việt

    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Nghị quyết 68 thúc đẩy kinh tế tư nhân
    Kỉ niệm 15 năm Ngày ra mắt Báo điện tử Dân Việt
    Kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Khởi tố Quảng Linh Vlog, Hằng Du mục
    Tan hoang những ngọn núi sắc màu ở Suối Giàng
    Kỳ họp Quốc hội thứ 9, Quốc hội khoá XV
    Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
    Cao điểm chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại
    Xung đột quân sự Ấn Độ - Pakistan

    Nhà nông

    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông

    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Chủ nhật, ngày 30/03/2025 11:00 GMT+7

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng

    + aA -
    PV (t/h)) Chủ nhật, ngày 30/03/2025 11:00 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất 2 tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh mới gọi tên là tỉnh Cao Lạng. Đến ngày 29/12/1978, tỉnh Cao Lạng lại được chia thành 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Tỉnh Cao Bằng có dòng sông Quây Sơn nổi tiếng, tỉnh Lạng Sơn có dòng sông Kỳ Cùng nổi tiếng.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng từng được chia tách, sáp nhập mấy lần, lần gần nhất là năm nào?
    • Ở giữa đồng bằng mà tỉnh Thái Bình được ví như "hòn đảo", xưa có một vùng đất được sáp nhập từ tỉnh Hưng Yên
    • Sáp nhập các xã, tỉnh và bỏ cấp huyện, tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới được thực hiện thế nào?
    • Một vùng đất ngày xưa thuộc tỉnh Hưng Yên, sau sáp nhập về tỉnh Thái Bình, giờ là huyện nào?
    • Nông nghiệp Trung Quốc dấy lên làn sóng sáp nhập

    Về tỉnh Cao Bằng, vì sao tỉnh Cao Bằng phải "gọi chệch" ra là Cao Bình?

    Tỉnh Cao Lạng có phía Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Hà Bắc (tức là tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay), phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp 2 tỉnh Bắc Thái (tức là tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn ngày nay) và tỉnh Hà Tuyên (tức tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang ngày nay).

    Tỉnh Cao Lạng khi mới thành lập bao gồm 2 thị xã Cao Bằng và thị xã Lạng Sơn, trung tâm của tỉnh lỵ lúc bấy giờ đặt tại thị xã Cao Bằng (không bao gồm huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn ngày nay vì khi ấy huyện này thuộc tỉnh Quảng Ninh).

    Tỉnh Cao Lạng vào thời điểm có quyết định hợp nhất có 20 đơn vị hành chính gồm: thị xã Cao Bằng (tỉnh lị trung tâm), thị xã Lạng Sơn và 18 huyện: Bắc Sơn, Bảo Lạc, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hà Quảng, Hòa An, Hữu Lũng, Lộc Bình, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Tràng Định, Trùng Khánh, Văn Lãng, Văn Quan.

    Về lịch sử vùng đất Cao Bằng, danh xưng Cao Bằng

    Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao.

    Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao.

    Thời thuộc Minh, địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày nay “là đất các huyện Long Thạch, Thái Nguyên, thuộc phủ Thái Nguyên và các châu Thượng Tư, Hạ Tư, Quảng Nguyên, phủ Lạng Sơn”.

    Danh xưng Cao Bằng (Cao Bình) xuất hiện, cũng là một trong những địa danh có tên từ rất sớm, lần đầu tiên tên gọi Cao Bằng (Cao Bình) được ghi trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435, sách viết: “Bồ và Hòa An ở về Cao Bằng. Bồ là tên sông, Hòa An là tên sông.

    Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ phủ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương bắc vậy”.

    Sở dĩ tên vùng đất Cao Bằng từng phải "gọc chệch" ra Cao Bình là bởi: Năm 1789, sau khi đánh đuổi 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ của vương triều nhà Tây Sơn tiến hành chấn chỉnh lại hệ thống hành chính, thay đổi tên gọi.

    Để tránh tên húy của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình, các vùng đất có tên là Bình đều phải đổi tên, từ đó trấn Cao Bình đổi thành Cao Bằng

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 1.

    Dòng sông Quây Sơn-một dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua biên giới vào đất Việt Nam trên địa phận huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Cổng TTĐT DLVN.

    Vào đầu vương triều nhà Nguyễn đặt lại tên cũ là Cao Bình, nhưng do thói quen kiêng kỵ nên sử sách và người dân cho đến nay vẫn gọi là Cao Bằng.

    Theo Nguyễn Trãi, hồi bấy giờ (1435) Cao Bằng đã ở hàng cấp lộ. Đời vua Lê Thánh Tông (Quang Thuận 1460 – 1469, Hồng Đức 1470 – 1497), năm Hồng Đức thứ 3 (1472) đặt các thừa tuyên, phủ, huyện, châu. Phủ Cao Bằng thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc, phủ Cao Bằng có 4 châu. 

    Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), Thừa tuyên Ninh Sóc lại được đổi thành Thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình được đổi làm phủ Cao Bình (Cao Bằng) vẫn thuộc Thừa tuyên Thái Nguyên. Theo bản đồ Hồng Đức (1490) thì phủ Cao Bằng có 4 châu, 172 xã, 4 thôn, 22 trang.

    Đến đời vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504), nhận thấy vị trí đặc biệt quan trọng của miền đất Cao Bằng, năm Cảnh Thống thứ hai (1499), nhà vua đã tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên để thành lập trấn Cao Bằng, trong Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi rõ: “Năm Cảnh Thống thứ hai mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng… đến năm Vĩnh Trị thứ hai (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt lại trấn Cao Bằng”. 

    Như vậy, Cao Bằng tách khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên từ rất sớm và được thành lập một khu vực hành chính của quốc gia Đại Việt với chức năng quản lý trấn vào năm 1499, dưới triều vua Lê Hiến Tông. 

    Học giả Phan Huy Chú từng nhấn mạnh chức vụ Trấn ty và vùng đất Cao Bằng: “Thời Trung Hưng về sau bãi chức đô ty, lại đặt chức Trấn thủ, duy có ba xứ Cao Bằng, Lạng Sơn và Nghệ An vì việc biên giới quan trọng, phiền kịch đều đặt chức Đốc trấn”.

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 2.

    Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện khoảng 20 km, các thành phố Cao Bằng khoảng 85 km. Ảnh: Công Đạt (TTXVN).

    Thời nhà Nguyễn, theo sách “Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX” là một bộ địa danh hành chính đời Gia Long (1802 – 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu (Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang), 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động.

    Khi nối ngôi vua Gia Long năm 1820, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) tiến hành cải cách hành chính từ Trung ương đến địa phương, đổi trấn làm tỉnh. 

    Vua Gia Long nhà Nguyễn quyết định: “Chia địa hạt các tỉnh… Cao Bằng thống trị một phủ là Trùng Khánh; 4 châu là Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang và Thạch Lâm”, đến tháng 3/1834, nhà Nguyễn đổi các châu Thạch Lâm, Thượng Lang, Quảng Uyên thuộc Cao Bằng làm huyện. Đặt tri huyện và giáo chức, tháng 5 năm đó lại đổi tiếp châu Hạ Lang thành huyện.

    Tháng 6 nhuận năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cho rằng Cao Bằng chỉ có một phủ và 5 huyện, đất đai khá rộng, nên quyết định đặt thêm phủ để chia sẻ bớt công việc. Vì vậy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lập thêm phủ Hòa An; chia huyện Thạch Lâm thành hai huyện Thạch Lâm và Thạch An, thuộc phủ Hòa An. Tri phủ Hòa An kiêm lý huyện Thạch Lâm và thống hạt huyện Thạch An. 

    Còn ba huyện: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên vẫn là phủ Trùng Khánh. Tri phủ Trùng Khánh kiêm lý Hạ Lang, thống hạt Thượng Lang và Quảng Uyên. 

    Bỏ chế độ thổ quan, đặt chế độ lưu quan. Năm Tự Đức thứ tư (1851), triều đình lại bỏ phủ Hòa An, do vậy, từ năm 1851 trở đi tỉnh Cao Bằng chỉ còn một phủ Trùng Khánh gồm 5 huyện: Thạch Lâm, Thạch An, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang.

    Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) và xâm chiếm Cao Bằng (1886), nhà Nguyễn vẫn duy trì bộ máy chính quyền để quản lý vùng biên và tích cực thực hiện chính sách lưu quan. Sau đó, thực dân Pháp cai trị Cao Bằng theo chế độ quân quản, năm 1888, Cao Bằng là một khu.

    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Cao Bằng cùng cả nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp phủ, tổng, đạo. Cấp trên xã và dưới cấp tỉnh đều thống nhất gọi là huyện. 

    Cao Bằng có 11 huyện, thị gồm: Thị xã Cao Bằng, các huyện Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trấn Biên. Ngày 3/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn giải phóng. 

    Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ngày 1/7/1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang lập thành Khu tự trị Việt Bắc.

    Ngày 29 tháng 12 năm 1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI ra nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng để tái lập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. 

    Cùng năm này, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Chợ Rã (nay là huyện Ba Bể) của tỉnh Bắc Thái về tỉnh Cao Bằng quản lý (từ năm 1996, hai huyện này trở về với tỉnh Bắc Kạn) và chuyển huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn quản lý. 

    Với bề dày lịch sử hơn 500 năm xây dựng và phát triển, trải qua các thời kỳ lịch sử, Cao Bằng vẫn luôn giữ được vai trò là đơn vị hành chính có vị trí chiến lược trọng yếu và xứng danh là “phên dậu” vững chắc nơi biên cương phía Bắc của đất nước.

    Về tỉnh Lạng Sơn, danh xưng Lạng Sơn

    Giữa năm Quang Thuận (1466) thời nhà Hậu Lê, triều đình đặt làm thừa tuyên Lạng Sơn, có 1 phủ 7 châu thuộc vào”. 

    Như vậy, địa danh Lạng Sơn đã xuất hiện trong sử sách nước ta từ năm 981, các địa danh Lạc Long, Lục Hải, Lạng Giang, Lạng Châu, Lạng Sơn đều chỉ vùng đất ngày nay có tỉnh Lạng Sơn.

    Theo Cổng TTĐT tỉnh Lạng Sơn, thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập - Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt.

    Lạng Sơn các thế kỷ đầu độc lập (thế kỷ IX - thế kỷ XIV)

    Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước.

    Trong ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông, có hai lần quân Nguyên - Mông bị tiêu diệt tại Lạng Sơn. Đất Lạng Sơn, vùng biên cương phía Đông Bắc của tổ quốc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân dân Đại Việt (thế kỷ XIII).

    Lạng Sơn từ thời Hậu Lê đến đầu Nguyễn (thế kỷ XV - đầu thế kỷ XIX)

    Năm 1406, khi quân Minh sang xâm lược nước ta, Lạng Sơn lại góp phần quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Đầu năm 1426, sau khi giải phóng Thanh hóa, nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, kết hợp với các phong trào yêu nước tại các địa phương thống nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Ải Chi Lăng vốn được xem là cửa ải xung yếu nhất, trong kháng chiến chống quân Tống đời Lý và chống quân Nguyên - Mông đời Trần lại được chọn làm trận địa đánh đòn phủ đầu hết sức bất ngờ vào viện binh, làm hơn 100 kỵ binh của địch bị tiêu diệt, Liễu Thăng bị trúng lao chết bên sườn núi Mã Yên (ngày 20/9 năm Đinh Mùi - tức ngày 10/10/1427). Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa quyết định đến cục diện cuộc chiến, góp phần quan trọng kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

    Lạng Sơn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII

    Đầu năm 1428, những tên lính Minh cuối cùng rút khỏi đất nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, nước Đại Việt được khôi phục, đất nước trở lại thanh bình, nhân dân khắp nơi trở về xây dựng quê hương. 

    Cuộc sống của người dân Lạng Sơn tương đối yên bình, đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân ngày càng được cải thiện, biên cương quan ải được củng cố, đất đai ruộng đồng được khai phá thêm, nhiều thắng cảnh đẹp ở Lạng Sơn như động Tam Thanh, Nhị Thanh được tôn tạo lại. 

    Bước sang thế kỷ thứ XVI, cùng với sự suy vong của nhà Lê Sơ, Lạng Sơn rơi vào tình trạng thường xuyên bị náo động.

    Từ năm 1527, Nhà Mạc thành lập, Lạng Sơn tạm yên trở lại, nhưng vẫn còn một số phụ đạo, thổ tù ủng hộ nhà Lê, không theo Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều, Lạng Sơn lại chịu cảnh binh lửa.

    Lạng Sơn từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX

    Từ giữa thế kỷ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Lạng Sơn trở nên khó khăn. Năm 1854, Lạng Sơn bị bão lụt lớn, mất mùa, nạn đói xảy ra. Triều đình phải vận động các tỉnh láng giềng cứu giúp. Tình hình kéo dài đến khi thực dân pháp tiến đánh Lạng Sơn (1885).

    Sau khi đánh chiếm nước ta, năm 1888, thực dân Pháp xếp tỉnh Lạng Sơn vào quân khu 12. Tháng 8/1891, thực dân Pháp bỏ quân khu để thành lập các đạo quan binh. Lạng Sơn là nơi đóng thủ phủ của đạo quan binh thứ hai, gồm 2 phủ (phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định), 2 huyện (huyện Yên Bác, huyện Văn Quan) và 4 châu (Châu Lộc Bình, Châu Ôn, Châu Thoát Lãng, Châu Văn Uyên). 

    Ngày 20/6/1905, thực dân Pháp lại bỏ đạo quan binh và xác lập lại tên gọi cũ là tỉnh Lạng Sơn. Đến đầu thế kỷ XX, tỉnh Lạng Sơn có 1 phủ (phủ Tràng Định) và 9 châu (Châu Cao Lộc, Châu Lộc Bình, Châu Ôn, Châu Văn Uyên, Châu Thoát Lãng, Châu Điềm He, Châu Bình Gia, Châu Bắc Sơn, Châu Bằng Mạc).

    Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Lạng Sơn trở thành một trong sáu tỉnh của căn cứ địa Việt Bắc. 

    Ngày 19/8/1956, khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

    Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa V quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Tháng 4/1976, tỉnh Lạng Sơn hợp nhất với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao – Lạng. Đến tháng 12/1978, tỉnh Cao - Lạng lại tách ra thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

    Cơ cấu, quy mô kinh tế của tỉnh Cao Bằng

    Theo Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng cho biết, năm 2024, quy mô nền kinh tế của tỉnh Cao Bằng ước tính đạt 25.204 tỷ đồng, tăng 6,74% so năm 2023.

    Trong đó, quy mô kinh tế khu vực dịch vụ đạt 14.236 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 56% trong nền kinh tế. Tiếp đến là khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, 5.294 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 21%; khu vực công nghiệp, xây dựng, có tổng giá trị 4.787 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 19% trong nền kinh tế.

    Cơ cấu nền kinh tế tỉnh Cao Bằng chuyển dịch rõ nét sang các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ngành dịch vụ tăng trưởng, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế địa phương.

    Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Cao Bằng tăng 6,74%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây.

    Các lĩnh vực công nghiệp, thương mại-dịch vụ ở tỉnh Cao Bằng có bước tăng trưởng cao, rõ nét trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung, đây vẫn là tỉnh nông lâm nghiệp, nông nghiệp vẫn là căn bản cho nâng cao đời sống của người dân.

    Diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ước tính năm 2024 trồng được 3.858 ha, so với năm 2023 tăng 28,22% hay tăng 849 ha; diện tích rừng trồng được chăm sóc 8.733 ha, tăng 3,18% hay tăng 269 ha; diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh ước tính đạt 110.203 ha, giảm 2,13% hay giảm 2.402 ha. 

    Sản lượng gỗ khai thác ước tính năm 2024 là 18.174 m³, tăng 8,38% hay tăng 1.405 m³. Sản lượng củi khai thác đạt 847.894 ste, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,66% hay tăng 52.951 ste.

    Tiềm năng du lịch Cao Bằng

    Tỉnh Cao Bằng là một trong các địa phương có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch. Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, bản sắc văn hóa truyền thống đậm đà...Thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Cao Bằng như thác Bản Giốc; sông Quây Sơn; Vườn Quốc Gia Phia Oắc - Phia Đén; di tích hang Pác Bó là khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt...

    Cao Bằng đã triển khai hàng loạt các dự án tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; hoàn thiện và đưa vào khai thác một số điểm tham quan mới cùng các hạng mục bổ trợ du lịch. 

    Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng tích cực quảng bá, xúc tiến du lịch, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển du lịch tại địa phương.

    Đáng chú ý, tỉnh Cao Bằng đã và đang triển khai 4 nhiệm vụ thuộc Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

    Năm 2024, tỉnh Cao Bằng ước tính đã đón 1,72 triệu lượt khách du lịch, trong đó, số lượng khách quốc tế ước đạt 44.357 lượt, tăng 42% so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 1,68 triệu lượt, giảm 7,8% so với cùng kỳ, bằng 80,2% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 91% kế hoạch năm.

    Cơ cấu, quy mô kinh tế của tỉnh Lạng Sơn

    Năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Lạng Sơn ước đạt 25.779 tỷ đồng tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 6,01%, trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung; công nghiệp - xây dựng tăng 7,80%, đóng góp 1,97 điểm phần trăm vào mức tăng chung; dịch vụ tăng 6,20%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,17% đóng góp 0,42 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

    Năm 2024, quy mô GRDP theo giá hiện hành của tỉnh Lạng Sơn ước tính đạt 49.736 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,51%, công nghiệp - xây dựng 23,71%, dịch vụ 50,31%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,47%. GRDP bình quân đầu người năm 2024 của tỉnh Lạng Sơn ước đạt 61,10 triệu đồng, tương đương 2.484 USD.

    Công nghiệp, thương mại-dịch vụ đang tăng trưởng nhanh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, tuy nhiên, nhìn chung vẫn là tỉnh nông lâm nghiệp.

    Đến nay, tổng diện tích đất có rừng ở Lạng Sơn có hơn 518.755 ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 293.601 ha và rừng trồng là hơn 225.165 ha, hằng năm khai thác gỗ rừng trồng bình quân 98.000 m3/năm. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung một số loài cây chủ lực, cây gỗ lớn như: Vùng cây thông ở các huyện: Lộc Bình, Đình Lập và Cao Lộc, với tổng diện tích 110.000ha; vùng trồng keo, bạch đàn tại các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng... với diện tích hơn 31.200ha...

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 3.

    Hoa hồi-cây đặc sản ở Lạng Sơn. Ảnh: Thanh An (Cổng TTĐT Bộ Công thương).

    Một số sản phẩm gỗ của tỉnh như: ván ép cao cấp, ván bóc, dăm gỗ; lâm sản ngoài gỗ như: nhựa thông, hoa hồi,... đã được xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và Nhật Bản, chiếm khoảng 70% sản lượng; giá trị các mặt hàng xuất khẩu lâm sản của tỉnh. Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

    Từ thực tiễn công tác trồng, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã cho thấy Lạng Sơn đã và đang trở thành điểm sáng, điển hình trong phong trào trồng rừng của cả nước.

    Để Lạng Sơn đóng góp quan trọng cho hành trình phát triển xanh của đất nước trong giai đoạn tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới có hiệu quả các giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững, nhất là trồng rừng gỗ lớn...

    Đồng thời, Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất lâm nghiệp, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.

    Lạng Sơn ưu tiên tập trung đầu tư một số dự án để tạo sự đột phá như: Dự án sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dự án xây dựng mô hình rừng trồng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. 

    Tiềm năng du lịch Lạng Sơn

    Lạng Sơn cũng là một trong các tỉnh vùng Đông Bắc có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch. Không chỉ là nơi tham quan các danh lam thắng cảnh, Lạng Sơn còn là điểm đến thu hút giới thanh niên và thế hệ trẻ, giáo dục truyền thống và lòng yêu nước với các di tích như: Thành cổ Lạng Sơn, ải Chi Lăng, chùa Tam Thanh, đền Kỳ Cùng… Không chỉ vậy, Lạng Sơn cũng nổi tiếng với nhiều công trình thể hiện văn hóa đặc sắc của các dân tộc.

    Lạng Sơn đã coi trọng "ngành công nghiệp không khói" là ngành du lịch. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra nhiệm vụ “Phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

    Là một địa phương có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và phong phú, lại có điều kiện đi lại thuận tiện ở phía Đông Bắc của Việt Nam, Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, với hơn 335 di tích lịch sử, di tích cách mạng và gần 300 lễ hội truyền thống, Lạng Sơn có nền tảng và điều kiện để nâng tầm thành những thương hiệu, hình ảnh nổi bật.

    Lạng Sơn thu hút hơn 4,2 triệu lượt du khách năm 2024, trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách nhất của ngành du lịch Việt Nam.

    Sông Quây Sơn-dòng sông đẹp như phim ở Cao Bằng

    Theo Báo Cao Bằng, dòng sông Quây Sơn hay còn gọi là sông Quế Sơn (người dân bản địa vẫn quen gọi là sông Quây Sơn).

    Sông Quây Sơn có tổng chiều dài 89 km, diện tích lưu vực 1.160 km², độ cao trung bình 556 m. Tuy nhiên, sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam với độ dài 49 km, diện tích lưu vực 475 km². 

    Dòng sông Quây Sơn có một chi lưu là suối Cạn có chiều dài 20 km.

    Con sông Quây Sơn có cái tên đẹp lạ này bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó chảy về hướng Nam, đến xã Ngọc Côn (Trùng Khánh) thì hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

    Rồi sông tiếp tục chảy theo hướng Đông Nam, đến phía Nam của xã Đình Phong và chuyển hướng Đông, Đông Bắc về xã Đàm Thủy rồi lại chuyển hướng Đông Nam. 

    Đến khu vực thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), bờ Đông thuộc thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bờ Tây thuộc xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng); có đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cột mốc số 836 ở điểm giữa của mặt chính thác Bản Giốc. 

    Sau đó con sông Quây Sơn trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Sông Quây Sơn tiếp tục cuộc hành trình đến xã Minh Long (huyện Hạ Lang) và chuyển sang hướng Tây chảy về xã Lý Quốc, giáp trấn Thạc Long (Trung Quốc). 

    Từ đây, sông Quây Sơn chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc, theo hướng Tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ngay trên địa phận trấn Thạc Long. Sông Hắc Thủy sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra Biển Đông tại vùng châu thổ Châu Giang.

    Nước sông Quây Sơn có màu lam ngọc, nhiều khúc sông sâu, mặt nước phẳng lặng như ngừng trôi. Con nước len lỏi lượn qua các chân núi đá vôi cao ngất, qua thung sâu, ghềnh đá, có đoạn nép dưới những tán cây cổ thụ, những khóm tre rợp mát, có đoạn phơi mình dưới nắng mai lấp lánh, có đoạn qua những chòm nhà sàn mái ngói âm dương nâu xỉn, ẩn hiện dưới vòm cây dẻ, cây sau sau.

     Dòng sông biêng biếc, men qua những cánh đồng lúa ở xã Đình Phong, Ngọc Côn… bóng núi, bóng cây, bóng những khóm tre già dọc đôi bờ, im lìm soi đáy nước; tại những đoạn nước nông, nhìn thấy rõ những viên đá cuội, từng đàn cá tung tăng bơi lội, rất bình yên và thơ mộng.

    Ở Cao Bằng còn một dòng sông đẹp khác, đó là con sông Hiến.

    Dòng sông Hiến (người Tày gọi là Tả Diển), bắt nguồn từ vùng núi Khau Vài, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc có độ cao 1.200 m. 

    Sông Hiến, nguyên là sông Quang Thành (huyện Nguyên Bình) chảy ra phía đèo Tài Hồ Sìn, qua xã Quang Trọng, Minh Khai, chảy ra Canh Tân, Cốc Mười (huyện Thạch An), sông men theo những chân rừng tít tắp, hun hút sâu ra Tân An (bờ Nam thuộc phường Tân Giang, bờ Bắc thuộc phường Hòa Chung, thành phố Cao Bằng).

    Cuối cùng sông Hiến hợp vào bờ phải sông Bằng Giang, tại khu vực phố Nước Giáp (còn gọi là khu ngã ba sông) thuộc phường Hợp Giang (thành phố Cao ), được gọi là sông Bằng Giang từ đây.

    Sông Hiến dài khoảng 62 km. Diện tích lưu vực 930 km², độ cao trung bình 526 m, độ dốc trung bình 26,8%, mật độ sông, suối 0,98 km/km². 

    Hệ thống sông Hiến chủ yếu nằm trên địa phận của tỉnh Cao Bằng, một phần nhỏ đổ về huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn).

    Sông Kỳ Cùng-dòng sông huyền thoại, con sông chảy ngược ở Lạng Sơn

    Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn), con sông Kỳ Cùng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua TP Lạng Sơn. 

    Xưa 2 tỉnh nào sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng, sau 2 năm lại tách ra, mỗi tỉnh có một dòng sông nổi tiếng - Ảnh 4.

    Một đoạn sông Kỳ Cùng chảy trên địa phận tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam). Kỳ Cùng là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, sang Trung Quốc. Ảnh: Báo Lạng Sơn.

    Khi cách thành phố Lạng Sơn khoảng 22 km, dòng sông đổi hướng Nam - Bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành Đông Nam - Tây Bắc trước khi rẽ sang hướng Đông ở gần thị trấn Thất Khê.

    Từ Thất Khê, sông chảy gần như theo đường vòng cung, cho tới khi vượt biên giới sang Trung Quốc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).

     Khác với những dòng sông của Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra Biển Đông, sông Kỳ Cùng là con sông duy nhất chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Với dòng chảy độc đáo đó đã đặt cho xứ Lạng biệt danh "nơi dòng sông chảy ngược". 

    Sông Kỳ Cùng đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km, với các chi lưu chính là sông Bắc Giang và sông Bắc Khê. Cả hai sông này đều hợp lưu gần Thất Khê, cũng như sông Ba Thín hợp lưu gần thị trấn Lộc Bình.


     



    Popup Image
    ×
    Theo: danviet.vn
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • cao bằng
    • Lạng Sơn
    • Cao Lạng
    • sáp nhập
    • tách ra
    • hợp nhất
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Phát hiện con cá heo nặng 200kg mắc cạn ở cảng Tiên Sa, đang kiệt sức, bộ đội biên phòng giải cứu, đưa trở về biển

    Phát hiện con cá heo nặng 200kg mắc cạn ở cảng Tiên Sa, đang kiệt sức, bộ đội biên phòng giải cứu, đưa trở về biển

    Trước ngày sáp nhập Hải Phòng, ở Hải Dương, nông dân nuôi loại cá giàu protein này trúng đậm

    Trước ngày sáp nhập Hải Phòng, ở Hải Dương, nông dân nuôi loại cá giàu protein này trúng đậm

    Đà Nẵng sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, vốn là xứ sở lắm vàng, trên núi có vàng, dưới sông có vàng

    Đà Nẵng sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, vốn là xứ sở lắm vàng, trên núi có vàng, dưới sông có vàng

    Trước giờ sáp nhập Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh, thời Lê Trung hưng có vị Trạng nguyên từng bị mẹ đốt sách

    Trước giờ sáp nhập Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh, thời Lê Trung hưng có vị Trạng nguyên từng bị mẹ đốt sách

    Sau vụ 'tố' C.P. Việt Nam bán thịt lợn bệnh, bắt xe chở lợn bệnh đi tiêu thụ ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bộ NN&MT đề nghị các địa phương kịp thời chấn chỉnh

    Sau vụ "tố" C.P. Việt Nam bán thịt lợn bệnh, bắt xe chở lợn bệnh đi tiêu thụ ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bộ NN&MT đề nghị các địa phương kịp thời chấn chỉnh

     Trước khi sáp nhập với Hải Phòng và lên thành phố, huyện nào đang có nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu nhất tỉnh Hải Dương?

    Trước khi sáp nhập với Hải Phòng và lên thành phố, huyện nào đang có nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu nhất tỉnh Hải Dương?

    Loài cá dễ nuôi, mau lớn, thịt chắc ở Sóc Trăng, xưa chê lên chê xuống, ngờ đâu lại có cơ hội lớn ra chợ toàn cầu

    Loài cá dễ nuôi, mau lớn, thịt chắc ở Sóc Trăng, xưa chê lên chê xuống, ngờ đâu lại có cơ hội lớn ra chợ toàn cầu

    Tin nổi bật

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Tây Ninh, Long An có một thành phố hoàn thành xong việc quan trọng này

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Tây Ninh, Long An có một thành phố hoàn thành xong việc quan trọng này

    Tính đến cuối tháng 4-2025, TP Tân An (tỉnh Long An) đã hoàn thành hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 56 hộ dân trên địa bàn. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Tân An là gần 4 tỉ đồng

    Trước giờ sáp nhập hai tỉnh Bình Định - Gia Lai, tỉnh nào đang thu được ngân sách nhiều hơn?

    Nhà nông
    Trước giờ sáp nhập hai tỉnh Bình Định - Gia Lai, tỉnh nào đang thu được ngân sách nhiều hơn?

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình là nơi sinh ra một ông quan to, tư chất thông minh, qua 4 đời vua nhà Trần

    Nhà nông
    Trước giờ sáp nhập tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình là nơi sinh ra một ông quan to, tư chất thông minh, qua 4 đời vua nhà Trần

    Đây, giống xoài mới lạ ở Bến Tre, cây thấp tè trái thả tha la quá trời, có một cây đầu dòng hiếm có

    Nhà nông
    Đây, giống xoài mới lạ ở Bến Tre, cây thấp tè trái thả tha la quá trời, có một cây đầu dòng hiếm có

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc sẽ có một xã nông thôn mới nâng cao

    Nhà nông
    Trước giờ sáp nhập tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc sẽ có một xã nông thôn mới nâng cao

    Đọc thêm

    Hoa hậu 'giữ vương miện lâu nhất' là tâm điểm sự kiện thời trang Paris ở tuổi 54
    Văn hóa - Giải trí

    Hoa hậu "giữ vương miện lâu nhất" là tâm điểm sự kiện thời trang Paris ở tuổi 54

    Văn hóa - Giải trí

    Tuổi 54 vẫn rạng rỡ, Hoa hậu Việt Nam 1992 - Nguyễn Thu Thủy, "Nữ hoàng ảnh lịch" một thời, trở thành tâm điểm thu hút mọi ánh nhìn tại sự kiện thời trang danh tiếng ở Paris.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sân pickleball trên biển đầu tiên tại Vân Đồn: Tâm điểm trải nghiệm mới hè 2025
    Nhà đất

    Sân pickleball trên biển đầu tiên tại Vân Đồn: Tâm điểm trải nghiệm mới hè 2025

    Nhà đất

    Trong bức tranh du lịch hè 2025 đầy sôi động, Vân Đồn (Quảng Ninh) tiếp tục khẳng định vị thế trên bản đồ trải nghiệm cao cấp với sự xuất hiện của một tiện ích chưa từng có và đầy khác biệt: sân Pickleball trên biển – đặt ngay giữa công viên nước trên biển tại khách sạn Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn, thuộc tổ hợp Sonasea Vân Đồn Harbor City do Tập đoàn CEO phát triển. Không chỉ là một điểm vui chơi độc đáo, việc ra mắt tiện ích thể thao mới này đánh dấu bước chuyển mình trong tư duy phát triển du lịch nghỉ dưỡng từ sản phẩm lưu trú thuần túy sang loại hình nghỉ dưỡng chủ động và giàu trải nghiệm cá nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Nhà báo lão thành Hà Đăng ra mắt cuốn sách “Tinh hoa cách mạng Việt Nam”
    Văn hóa - Giải trí

    Nhà báo lão thành Hà Đăng ra mắt cuốn sách “Tinh hoa cách mạng Việt Nam”

    Văn hóa - Giải trí

    Chiều 5/6, lễ ra mắt cuốn sách “Tinh hoa cách mạng Việt Nam” của nhà báo Hà Đăng đã diễn ra trụ sở Báo Nhân dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Làm việc dưới nắng nóng hơn 40 độ, thợ xây lên cơn co giật, rối loạn ý thức vì sốc nhiệt
    Xã hội

    Làm việc dưới nắng nóng hơn 40 độ, thợ xây lên cơn co giật, rối loạn ý thức vì sốc nhiệt

    Xã hội

    Một nam bệnh nhân 42 tuổi, quê Bắc Ninh được chuyển đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch sau một ngày làm việc ngoài trời giữa thời tiết nắng nóng gay gắt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    PC Đắk Lắk: Đẩy mạnh tiết kiệm điện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
    Doanh nghiệp

    PC Đắk Lắk: Đẩy mạnh tiết kiệm điện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

    Doanh nghiệp

    PC Đắk Lắk vừa công bố báo cáo kết quả tiết kiệm điện năm 2024, ghi nhận những thành tích ấn tượng trong việc thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo. Công ty không chỉ hoàn thành mà còn vượt xa các chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Điểm danh tiện ích “đỉnh chóp ” của tổ hợp căn hộ sát biển  The Pathway
    Doanh nghiệp

    Điểm danh tiện ích “đỉnh chóp ” của tổ hợp căn hộ sát biển The Pathway

    Doanh nghiệp

    Không chỉ sở hữu vị trí độc tôn bên bờ biển Sầm Sơn, The Pathway còn chinh phục giới đầu tư nhờ hệ tiện ích “đỉnh chóp”, kiến tạo không gian sống, nghỉ dưỡng và trải nghiệm đẳng cấp cho cư dân và du khách.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh rộng nhất Việt Nam sau sáp nhập sẽ lớn gấp bao nhiêu lần tỉnh Hưng Yên?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Tỉnh rộng nhất Việt Nam sau sáp nhập sẽ lớn gấp bao nhiêu lần tỉnh Hưng Yên?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Sau sáp nhập, địa phương mới được hình thành sẽ có diện tích lớn nhất cả nước với gần 24.200km2, gấp gần 10 lần tỉnh Hưng Yên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Trump xóa bài viết về cuộc trò chuyện với ông Putin
    Thế giới

    Ông Trump xóa bài viết về cuộc trò chuyện với ông Putin

    Thế giới

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phát hiện con cá heo nặng 200kg mắc cạn ở cảng Tiên Sa, đang kiệt sức, bộ đội biên phòng giải cứu, đưa trở về biển
    Nhà nông

    Phát hiện con cá heo nặng 200kg mắc cạn ở cảng Tiên Sa, đang kiệt sức, bộ đội biên phòng giải cứu, đưa trở về biển

    Nhà nông

    Lực lượng chức năng cùng người dân giải cứu thành công con cá heo nặng khoảng 200kg mắc cạn tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đề xuất Quốc hội thông qua Nghị quyết về sáp nhập tỉnh sớm hơn nửa tháng
    Tin tức

    Đề xuất Quốc hội thông qua Nghị quyết về sáp nhập tỉnh sớm hơn nửa tháng

    Tin tức

    Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị xem xét, báo cáo Quốc hội điều chỉnh kỳ họp thứ 9 để thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sớm hơn (có thể là ngày 16 hoặc 17/6) và có hiệu lực ngay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cầu thủ nhập tịch gốc gác mập mờ, Malaysia bị FIFA phạt nặng?
    Thể thao

    Cầu thủ nhập tịch gốc gác mập mờ, Malaysia bị FIFA phạt nặng?

    Thể thao

    Nguồn gốc của cầu thủ mới nhập tịch Malaysia là Facundo Garces (đang thi đấu ở CLB Alaves tại La Liga) vẫn còn là bí ẩn. Nếu sử dụng cầu thủ trái luật, “Bầy hổ” có thể bị FIFA phạt nặng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Nguyễn Tử Quảng: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin vì sao người Việt Nam mãi làm thuê?
    Chuyển động Sài Gòn

    Ông Nguyễn Tử Quảng: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin vì sao người Việt Nam mãi làm thuê?

    Chuyển động Sài Gòn

    Đó là nhận định của ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc BKAV trong khuôn khổ “Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 – Kinh tế tư nhân gỡ rào cản – giao trọng trách" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 5/6.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mẹ 3 con ở Ninh Bình bật mí cách làm mâm cơm giá 45.000 đồng cho 5 người ăn khiến ai cũng ngỡ ngàng
    Xã hội

    Mẹ 3 con ở Ninh Bình bật mí cách làm mâm cơm giá 45.000 đồng cho 5 người ăn khiến ai cũng ngỡ ngàng

    Xã hội

    Giữa lúc dân mạng tranh cãi về quán cơm có “giá trên trời” ở TP.HCM, một bà mẹ ba con ở Ninh Bình lại khiến dân mạng "gật gù" với những bữa ăn gia đình vừa ngon mà chi phí chỉ chưa tới 100.000 đồng cho 5 người.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá xăng dầu hôm nay: Đồng loạt tăng mạnh, dầu diesel thêm gần 300 đồng/lít
    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay: Đồng loạt tăng mạnh, dầu diesel thêm gần 300 đồng/lít

    Kinh tế

    Giá hàng loạt mặt hàng xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng tại phiên điều hành giá ngày 5/6, theo đó các mặt hàng xăng tăng cao nhất hơn 130 đồng/ lít, dầu tăng mạnh gần 300 đồng/ lít.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Yêu cầu tạm dừng đấu giá quyền khai thác 2 mỏ khoáng sản ở Huế vì phát hiện dấu hiệu vi phạm
    Bạn đọc

    Yêu cầu tạm dừng đấu giá quyền khai thác 2 mỏ khoáng sản ở Huế vì phát hiện dấu hiệu vi phạm

    Bạn đọc

    Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Huế yêu cầu tạm dừng tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác 2 mỏ khoáng sản trên địa bàn vì phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thiên An xin lỗi, nhận đơn kiện và yêu cầu xét nghiệm ADN, muốn Jack tiếp tục sự nghiệp
    Văn hóa - Giải trí

    Thiên An xin lỗi, nhận đơn kiện và yêu cầu xét nghiệm ADN, muốn Jack tiếp tục sự nghiệp

    Văn hóa - Giải trí

    Thiên An chính thức gửi tâm thư đến Jack, bày tỏ mong muốn chấm dứt mọi ồn ào và sẵn sàng đối mặt với mọi yêu cầu pháp lý từ anh, kể cả xét nghiệm ADN, vì tương lai của con gái Sol.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Du Thản Chi thành đại cao thủ nhờ luyện Dịch Cân Kinh hay môn công phu nào khác?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Du Thản Chi thành đại cao thủ nhờ luyện Dịch Cân Kinh hay môn công phu nào khác?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Dù ít “đất diễn” trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, nhưng Du Thản Chi đã từng được Kim Dung tán thưởng rất nhiều.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Việt Nam - Pháp chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu với đại dương
    Thế giới

    Việt Nam - Pháp chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu với đại dương

    Thế giới

    Việc tham dự của Việt Nam thể hiện sự quan tâm trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như nóng lên, ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học – Đại sứ Pháp Olivier Brochet phát biểu trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 4/6.

    Chia sẻ Chia sẻ
    V.League 2024/2025: “Tử thần” gọi tên ai trong cuộc chiến chống xuống hạng?
    Thể thao

    V.League 2024/2025: “Tử thần” gọi tên ai trong cuộc chiến chống xuống hạng?

    Thể thao

    V.League 2024/2025 chỉ còn lại 2 vòng và có 5 CLB phải nỗ lực tối đa để “chạy trốn” khỏi 1 suất xuống hạng trực tiếp cũng như 1 suất đá play-off được dự báo vô cùng cam go và ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thời tiết ngày 5/6/2025: Cả nước mưa, giông về tối
    Media

    Thời tiết ngày 5/6/2025: Cả nước mưa, giông về tối

    Media

    Các tỉnh Bắc Bộ ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa vài nơi. Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông về tối.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Kỷ niệm 15 năm ra mắt bạn đọc: Báo điện tử Dân Việt đã đủ vững chãi để lan tỏa giá trị báo chí đúng nghĩa
    Video

    Kỷ niệm 15 năm ra mắt bạn đọc: Báo điện tử Dân Việt đã đủ vững chãi để lan tỏa giá trị báo chí đúng nghĩa

    Video

    Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và 15 năm ra mắt báo điện tử Dân Việt (8/6/2010 – 8/6/2025) với chủ đề “Khát vọng vươn xa”, nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Tổng biên tập báo NTNN/Dân Việt khẳng định "Báo Dân Việt đã trở thành một cây xanh đủ vững chãi để lan tỏa giá trị báo chí đúng nghĩa"

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ điều dưỡng nhiễm HIV, giang mai bị tố có hành vi quấy rối tình dục bệnh nhân: Xử phạt phòng khám, tước giấy phép hành nghề bác sĩ 2 tháng
    Xã hội

    Vụ điều dưỡng nhiễm HIV, giang mai bị tố có hành vi quấy rối tình dục bệnh nhân: Xử phạt phòng khám, tước giấy phép hành nghề bác sĩ 2 tháng

    Xã hội

    Liên quan đến vụ việc một nam điều dưỡng nhiễm HIV tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng bị tố có hành vi quấy rối tình dục bệnh nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã vào cuộc xử phạt phòng khám, tước giấy phép hành nghề 2 tháng với một bác sĩ.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM: Khoảnh khắc ấm lòng của nam sinh khuyết tật trong vòng tay bạn bè, thầy cô
    Chuyển động Sài Gòn

    Tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM: Khoảnh khắc ấm lòng của nam sinh khuyết tật trong vòng tay bạn bè, thầy cô

    Chuyển động Sài Gòn

    Giữa không khí căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sáng ngày 5/6, một hình ảnh đặc biệt tại điểm thi Trường THCS Bình An (Quận 8) đã chạm đến trái tim nhiều người. Đó là khoảnh khắc em Mai Xuân Triều, một nam sinh bị teo cơ tủy bẩm sinh, được bạn bè và thầy cô tận tình hỗ trợ di chuyển vào phòng làm thủ tục dự thi trên chiếc xe lăn quen thuộc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hàng chục người mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn
    Pháp luật

    Hàng chục người mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn

    Pháp luật

    Dương Chung Hiếu xảy ra mâu thuẫn với Huỳnh Văn Thương nên hẹn nhau đến khu đất trống giải quyết, trước khi đi, cả 2 rủ thêm hàng chục người khác mang hung khí đến đánh nhau.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhà cửa, xe cộ đều đứng tên mẹ chồng và có trước hôn nhân, tôi phải làm sao đòi được chỗ tài sản đó sau khi ly hôn?
    Gia đình

    Nhà cửa, xe cộ đều đứng tên mẹ chồng và có trước hôn nhân, tôi phải làm sao đòi được chỗ tài sản đó sau khi ly hôn?

    Gia đình

    Bố mẹ chồng mặt cắt không còn giọt máu. Họ xin lỗi tôi thay cho con trai ngu dại, bảo tôi tha thứ cho chồng vì đứa nhỏ. Nhưng tôi đã chuẩn bị kịch bản này từ lâu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Zelensky cân nhắc thành lập quân đội tư nhân sau tối hậu thư của Nga
    Thế giới

    Ông Zelensky cân nhắc thành lập quân đội tư nhân sau tối hậu thư của Nga

    Thế giới

    Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong một buổi họp báo ngày 4/6 rằng ông có thể cân nhắc cho phép thành lập các đội quân tư nhân ở Ukraine.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Trước khi sáp nhập với Hải Phòng và lên thành phố, huyện nào đang có nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu nhất tỉnh Hải Dương?
    Nhà nông

    Trước khi sáp nhập với Hải Phòng và lên thành phố, huyện nào đang có nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu nhất tỉnh Hải Dương?

    Nhà nông

    Huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) vừa có thêm 4 xã Tân Trường, Ngọc Liên, Cẩm Hưng, Lương Điền đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 5/6: Hạ nhiệt ở kỳ hạn dài
    Kinh tế

    Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 5/6: Hạ nhiệt ở kỳ hạn dài

    Kinh tế

    Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 5/6: Với mức điều chỉnh cao nhất chỉ còn 5,9%/năm, Bac A Bank vừa là cái tên tiếp theo rút khỏi nhóm có mốc lãi suất từ 6,0% trở lên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trước ngày sáp nhập Hải Phòng, ở Hải Dương, nông dân nuôi loại cá giàu protein này trúng đậm
    Nhà nông

    Trước ngày sáp nhập Hải Phòng, ở Hải Dương, nông dân nuôi loại cá giàu protein này trúng đậm

    Nhà nông

    Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, nhiều nông dân ở tỉnh Hải Dương đã nhận thấy giống cá chuối hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cá truyền thống.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Romeo Beckham chia tay bạn gái
    Văn hóa - Giải trí

    Romeo Beckham chia tay bạn gái

    Văn hóa - Giải trí

    Theo báo Anh và Mỹ, Romeo Beckham chia tay bạn gái Kim Turnbull sau 7 tháng hẹn hò. Nguyên nhân được cho là không liên quan đến mối bất hòa với Brooklyn và Nicola.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tái hợp với chồng cũ thứ 2 kém 5 tuổi

    MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tái hợp với chồng cũ thứ 2 kém 5 tuổi

    2

    Bắc Ninh FC công bố người thay HLV Hoàng Anh Tuấn: Đầy bất ngờ!

    Bắc Ninh FC công bố người thay HLV Hoàng Anh Tuấn: Đầy bất ngờ!

    3

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Tây Ninh, Long An có một thành phố hoàn thành xong việc quan trọng này

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Tây Ninh, Long An có một thành phố hoàn thành xong việc quan trọng này

    4

    Tin sáng (4/6): HAGL trụ hạng sớm, bầu Đức làm ngay điều đặc biệt?

    Tin sáng (4/6): HAGL trụ hạng sớm, bầu Đức làm ngay điều đặc biệt?

    5

    Tin tối (3/6): HLV Kim Sang-sik chốt xong người thay Doãn Ngọc Tân

    Tin tối (3/6): HLV Kim Sang-sik chốt xong người thay Doãn Ngọc Tân
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: ntnnhn@gmail.com
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media