"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 1.

Mới 7 giờ sáng, phòng khám nhỏ của bác sĩ Nguyễn Văn Chương (số 7, ngõ 424, đường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) đã mở rộng cánh cửa. Tấm biển hiệu phòng khám Đông Hồ cũ kỹ cho thấy dấu vết thời gian của gần một nửa thế kỷ tồn tại. Bên trong phòng khám nhỏ ấm áp cũng có rất nhiều tấm biển, đồ vật cho thấy "tuổi thọ" không nhỏ.

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 2.

Dù đã 90 tuổi nhưng bác sĩ Chương vẫn tận tụy, hết lòng chữa bệnh cho mọi người. Ảnh: Nguyễn Định

Và chủ nhân của phòng khám Đông Hồ cũng là nhân chứng của hai thế kỷ, trải qua những giai đoạn hào hùng nhất của dân tộc. Nhưng nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, nghe tiếng nói sang sảng của ông, không ai nghĩ ông đã gần 90 tuổi.

Ông cho biết, hàng ngày ông đều dậy sớm mở cửa đón bệnh nhân đến khám, bấm huyệt, xoa bóp, phục hồi chức năng. Khi hết bệnh nhân, ông lại tự tay chế 1 số loại thuốc Đông y để dành điều trị 1 số bệnh cơ bản như thuốc xoa bóp, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước xúc miệng, nước ngâm chân…

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 3.
"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 4.
"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 5.

Ông Chương chia sẻ, nhiều người lao động tự do, người nghèo đi làm đến tối muộn mới có thời gian khám bệnh, vì vậy ông luôn mở cửa đến tối để mọi người tranh thủ thời gian đến khám bệnh. Ảnh: Nguyễn Định

Đôi tay cứu người của ông dường như không ngưng nghỉ hơn 60 năm nay. Hàng chục nghìn bệnh nhân đã được ông khám miễn phí và điều trị bệnh với giá rẻ, chỉ từ 50-150.000 đồng/lượt điều trị.

Nhiều người sau 30 năm làm việc thì nghỉ hưu, hưởng thụ tuổi già nhưng bác sĩ Chương đã làm thêm 30 năm nữa vẫn chưa nghỉ. Như thể, ông đã cống hiến 2 cuộc đời cho người bệnh.

"Tôi nỗ lực sống vui, sống khỏe, sống lành mạnh để tiếp tục sống đến 100 tuổi. Nếu sức khỏe cho phép, dù 100 tuổi tôi cũng vẫn khám bệnh miễn phí cho mọi người. Khi người bệnh cần, tôi còn cống hiến", ông Chương hào sảng chia sẻ.

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 6.

Kể về hành trình dài đằng đẵng làm nghề y của mình, bác sĩ Chương cho biết, ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1959. Cho dù được đào tạo làm bác sĩ đa khoa nhưng ông lại "rẽ ngang" sang chuyên ngành vật lý trị liệu. 

Theo ông, người bị bệnh đã khổ nhưng sau khi ra viện, rất nhiều người phải chịu đựng các di chứng nặng nề của bệnh tật. Nhiều người không có điều kiện theo đuổi việc điều trị lâu dài tại bệnh viện nên phải chịu đựng sống cuộc sống tàn tật, chịu đựng sự đau đớn mỗi ngày.

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 7.

Hơn 60 năm miệt mài chữa bệnh, ông Chương mãn nguyện chia sẻ với PV Dân Việt: "Tôi đã cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh". Ảnh Nguyễn Định

Ông thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa nhân văn của vật lý trị liệu, không chỉ cứu thể xác của bệnh nhân mà còn giúp họ tìm lại được niềm vui và hạnh phúc khi cơ thể được phục hồi, có thể làm được điều mình mơ ước, có thể tự chăm sóc và làm chủ bản thân.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành thăm dò và phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, bác sĩ Chương về công tác tại trường Y dược Trung ương Lào. Năm 1980, bác sĩ Chương bảo vệ luận án Tiến sĩ y học tại Viện Hàn lâm y học Bungaria. Ông cũng từng là chuyên gia của Bộ Y tế Lào...

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 8.

Những tấm biển hiệu hằn dấu vết thời gian của phòng khám Đông Hồ. Giá khám bệnh từ năm 2018 đến giờ vẫn không thay đổi. Ảnh: Nguyễn Định

Ông cũng có thời gian dài làm việc tại Ban Y tế (Bộ Mỏ và Than), Bệnh viện Công ty than III (Bộ Năng lượng) rồi lại làm việc tại Ban Y tế của Bộ Năng lượng. Quá trình này, ông đã điều trị và hiểu được về cuộc sống và bệnh tật của người lao động, càng cho ông quyết tâm giúp đỡ người lao động.

Năm 1991, bác sĩ Chương nghỉ hưu, khác với nhiều đồng nghiệp khác khi nghỉ hưu sẽ đi làm ở bệnh viện tư, phòng khám lớn, ông về nhà mở phòng khám Đông Hồ nho nhỏ cho riêng mình, nơi ông có thể đón tiếp người nghèo, người lao động, thương binh…. để giúp họ tìm lại sức khỏe, tìm lại niềm vui sống…

Bác sĩ Chương khám bệnh miễn phí cho tất cả mọi người. Đối với những người cần điều trị, ông cũng chỉ lấy phí thấp, đủ để duy trì phòng khám. Đặc biệt, những người cần phục hồi chức năng, trong quá trình phục hồi cho người bệnh, ông cũng yêu cầu người nhà ở cạnh để "truyền nghề" cho họ, yêu cầu họ về nhà cũng giúp người bệnh làm các động tác phục hồi, trị liệu cơ bản. Điều này ở bệnh viện, nơi các bác sĩ bận rộn khó lòng mà làm được.

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 9.

Bác sĩ Chương khám bệnh miễn phí cho tất cả mọi người. Đối với những người cần điều trị, ông cũng chỉ lấy phí thấp, đủ để duy trì phòng khám. Ảnh: Nguyễn Định

"Vật lý trị liệu cho người bệnh là quá trình lâu dài, kiên nhẫn, trong khi người bệnh không phải lúc nào cũng đến phòng khám của tôi được, nhất là bệnh nhân ở tỉnh xa. Do đó, tôi mong muốn người nhà cũng cùng tham gia để giúp người bệnh thực hiện các động tác vận động, xoa bóp phục hồi mỗi ngày.

Chẳng có gì phải giấu diếm. Vì mong ước của tôi là bệnh nhân phục hồi càng sớm càng tốt. Tôi vui khi họ khỏe, người nhà vui, gia đình bớt gánh nặng", ông Chương chia sẻ.

Phòng khám nho nhỏ của ông luôn mở cửa từ 7h sáng đến tận 20h. Ông chia sẻ đó là vì nhiều lao động đi làm về muộn, đến đêm mới có thời gian đi khám nên ông vẫn mở cửa để chờ họ. Suốt 30 năm nay, chỉ trừ lúc có việc gấp, phòng khám của ông luôn rộng cửa, sáng đèn. Hàng chục nghìn lượt bệnh nhân đã được ông khám và điều trị.

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 10.

Ông Chương chia sẻ với chúng tôi một "báu vật", cuốn sổ dày ghi chép về số lượt bệnh nhân mà ông đã khám trong suốt 30 năm qua tại phòng khám Đông Hồ. Tôi không khỏi sửng sốt khi nhìn thấy con số thống kê bên dưới. Năm nhiều có đến hàng trăm nghìn người, năm ít cũng có vài chục nghìn. Chỉ có 2 năm gần đây, lượt bệnh nhân đến khám mới giảm bớt.

Kể về hành trình dài đằng đẵng làm nghề y của mình, bác sĩ Chương cho biết, ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1959. Cho dù được đào tạo làm bác sĩ đa khoa nhưng ông lại "rẽ ngang" sang chuyên ngành vật lý trị liệu.

Theo ông, người bị bệnh đã khổ nhưng sau khi ra viện, rất nhiều người phải chịu đựng các di chứng nặng nề của bệnh tật. Nhiều người không có điều kiện theo đuổi việc điều trị lâu dài tại bệnh viện nên phải chịu đựng sống cuộc sống tàn tật, chịu đựng sự đau đớn mỗi ngày.

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 11.
"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 12.
"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 13.

Ông Chương "khoe" gia tài vô giá của ông là cuốn sổ nhỏ lưu ghi chép số bệnh nhân đến khám tại phòng khám Đông Hồ qua từng năm. Năm nhiều có hơn trăm nghìn lượt người bệnh, ít cũng có dăm bảy chục nghìn.... Ảnh: Nguyễn Định

"Trước đây đông lắm, bệnh nhân ra vào nườm nượp, tôi phải sắp xếp thời gian khít khao lắm mới đón tiếp được. Nhưng vài năm gần đây, chính sách y tế tốt hơn, người dân có BHYT, được khám chữa chu đáo, có máy móc siêu âm, chiếu chụp hiện đại nên mọi người đi khám bệnh viện gần hết rồi. Đây là điều đáng mừng cho nền y tế nước nhà khi chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt hơn.

Đến với tôi bây giờ chỉ còn 1 số người già đau xương khớp, tim mạch cần xoa bóp, bấm huyệt hay những người chịu thương tổn nặng phải vật lý trị liệu, phục hồi chức năng lâu dài… Có rất nhiều bệnh nhân "ruột" vẫn tìm đến tôi để được trị liệu", ông Chương nói.

Chia sẻ về bệnh nhân đặc biệt của mình, ông Chương nói về bệnh nhân Hưng (ở Ba Đình, Hà Nội) đang khỏe mạnh bỗng dưng đến tuổi 20 là bị mù. Gia đình có hoàn cảnh rất nghèo khó. Khi nghe ông khám bệnh miễn phí, gia đình đã dẫn Hưng đến khám. Suốt 5 tháng ròng, ông Chương đã tìm cách cứu chữa cho Hưng. Ông còn phối hợp với GS Lê Đức Hinh (Bệnh viện Bạch Mai) để tìm cách điều trị. May mắn thay, đôi mắt của Hưng đã dần tìm lại ánh sáng, có thể tự đi làm kiếm sống.

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 14.
"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 15.

Ông Chương hào hứng chia sẻ về những ca bệnh đáng nhớ mình từng chữa trị. Ảnh: Nguyễn Định

Hay như bệnh nhân Tường (quận 1, TP.HCM) từng bị teo chân không thể đi lại do di chứng từ việc phẫu thuật đĩa đệm hai lần không thành công. Chỉ sau 1 tháng được bác sĩ Chương châm cứu, kết hợp xoa bóp huyệt đạo và phục hồi chức năng bệnh nhân đã có thể nhúc nhắc đi lại…

Có thanh niên bị tai nạn nằm liệt, sau khi được ông phục hồi, đi lại được đã xin được đến chỗ ông học nghề. Sau này em đã đi học Đông y và trở thành đồng nghiệp của ông Chương.

Có nhiều đứa trẻ bị bại liệt, nhờ ông mà có thể phục hồi, có thể đi lại, tự phục vụ sinh hoạt cá nhân. Ông Chương ngậm ngùi: "Giúp được 1 đứa trẻ đi lại là cứu được 1 cuộc đời, cứu được cả một gia đình".

Tại địa phương, ông cũng đã cứu được nhiều trường hợp bị đột quỵ, chờ được đến khi cấp cứu đến.

Nói về "2 cuộc đời vì người bệnh" của mình, bác sĩ Chương khiêm tốn: "Khám chữa bệnh là việc thiện mà tôi có thể làm trong năng lực của mình. Tôi không giàu nên chỉ làm việc thiện bằng tấm lòng của mình. Công sức của tôi không lớn, không đáng kể nhưng chắt chiu, góp nhặt từng chút từng chút một. Mỗi người bệnh nghèo tôi chữa được cho họ, giúp họ khỏe mạnh để về với cuộc sống, về với gia đình là tôi hạnh phúc, mãn nguyện rồi".

Ông cho biết, không chỉ người dân nghèo, người lao động ở Hà Nội đến với phòng khám của ông mà nhiều người từ các tỉnh Thái Bình, Bắc Ninh; Điện Biên… hay xa xôi hơn như Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh.. đã tìm đến ông để khám và điều trị. Danh sách bệnh nhân của ông cứ nối dài ra mãi…

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 16.

Năm 2023, bác sĩ Nguyễn Văn Chương được Tổng hội Y học Việt Nam tôn vinh là tri thức tiêu biểu. Ông cũng dành được rất nhiều bằng khen cho 60 năm cống hiến miệt mài chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, với ông, phần thưởng cao quý nhất mà ông nhận được chính là mỗi khi có một bệnh nhân được ông điều trị khỏe mạnh trở lại và ông lại gieo được một mầm hạnh phúc cho cuộc sống.

Hơn 60 năm hành nghề, ông Chương tấm tắc về sự thay đổi ngoạn mục của ngành y. "Trước đây chúng tôi chỉ thăm khám, điều trị với máy móc nhỏ, thô sơ nhưng ngày nay thì quá hiện đại, tân tiến. Tôi vào viện nhìn cũng choáng ngợp và mừng cho y tế nước nhà, mừng cho người bệnh.

Nhưng điều mà thày thuốc thời nào cũng cần đó chính là đức làm người, là tấm lòng vì người bệnh. Ngày xưa chúng tôi có tiêu chuẩn hưởng 3 lạng đường 1 tháng nhưng không bao giờ mang được về nhà vì đã dùng để cứu bệnh nhân tuột huyết áp, suy yếu… Ngày nay, tôi cũng biết nhiều y bác sĩ trẻ cũng có sự cống hiến, góp công, góp sức vì người bệnh rất đáng trân quý. Mỗi người góp một chút sẽ biến thành sức mạnh lớn".

"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 17.
"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 18.
"Bí mật" bên trong những phòng khám hoạt động bằng tình yêu (bài 4): Cống hiến 2 cuộc đời vì người bệnh - Ảnh 19.

TS. Nguyễn Văn Chương nhận chứng nhận trí thức tiêu biểu do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao tặng năm 2023 cùng nhiều giấy khen, bằng khen của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố... Ảnh: Nguyễn Định

Chia sẻ về gia đình mình, ông Chương cho biết, vài năm trước vợ ông đã mất, ông đang sống với gia đình cô con gái thứ 3. Hiện gia đình ông đang có 3 con cháu đang công tác trong ngành y.

Còn lại các con cháu khác trong nhà cũng đã phương trưởng, thành đạt, ông không phải lo lắng gì, chỉ chuyên tâm làm việc mình thích là cứu chữa người bệnh nghèo. Ông thường xuyên cho các con cháu mình tham gia giúp đỡ công việc chăm sóc người bệnh tại phòng khám, biết được mỗi việc ông làm, khiến con cháu hiểu và tự hào về ngành y, về nghĩa cử cứu giúp người bệnh, người nghèo.

Ông Chương cho biết, ông sẽ tiếp tục khám bệnh đến khi nào sức khỏe cho phép. Khi ông nghỉ, cô con gái đã hứa là tiếp tục mở phòng khám và kế thừa tinh thần khám bệnh vì người nghèo của cha.

Nhìn vị bác sĩ tóc bạc trắng như cước, gương mặt đồi mồi hiền từ, nhân hậu tỉ mỉ thăm hỏi người bệnh, luôn tay bấm huyệt, xoa bóp rồi lại hướng dẫn người bệnh tập máy, vận động… chúng tôi không khỏi xúc động.

Ở tuổi gần 90, rất nhiều người đã nghỉ ngơi, hưởng thụ sự chăm sóc của người khác nhưng bác sĩ Chương vẫn miệt mài với công việc cứu người của mình. Với ông, được khám chữa bệnh cho người khó khăn là lẽ sống, là hạnh phúc... 

Những vị bác sĩ như bác sĩ Đông y Nguyễn Văn Chương, Đại tá bác sĩ Hà Thị Minh Phương (Hà Nội), ông đỡ Hà Văn Sằng (Thanh Hóa), bác sĩ Phạm Hồng Kỳ, điều dưỡng Vũ Thị Bình, bác sĩ Ngô Trần Linh Nga (TP.HCM) thực sự mang tấm lòng "từ mẫu" của các lương y. Hành động hết mình vì bệnh nhân của họ không chỉ mang lại sức khỏe mà còn giúp chữa lành, làm vợi đi nỗi vất vả, hờn tủi, cô đơn của cho hàng trăm, hàng nghìn người khó khăn, đau ốm...

Mùa đông đã về. Ngoài kia, những cơn gió mang theo cái lạnh tê tái khiến mọi người phải rụt cổ, khép vội những tà áo. Nhưng bên trong những phòng khám 0 đồng "chạy" bằng tình yêu và sự cống hiến hết mình của những y bác sĩ ấy lại tỏa hơi ấm hừng hực, hơi ấm của tình người, của niềm tin, của những thiện nguyện bền bỉ không rời không bỏ... vượt qua gánh nặng cơm áo, vượt qua tuổi tác, vượt qua thời gian…

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, trong nhiều năm vừa qua vấn đề quan tâm đến an sinh xã hội luôn được các cấp của quận và phường chú trọng, đầu tư quan tâm, dùng nguồn lực, nhân lực để thực hiện các nội dung chăm sóc cho người có công, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội…

Theo bà Phương, từ những chương trình như vậy cũng đã kêu gọi các đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp cùng vào cuộc hỗ trợ cùng chính quyền chăm sóc cho người dân. Nhiều gương người tốt việc tốt, điển hình, cá nhân tự nguyện thực hiện những nội dung cùng chính quyền chăm sóc sức khoẻ cho những hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trường hợp của ông Nguyễn Văn Chương.

"UBND quận Tây Hồ đánh giá, việc ông Chương dù tuổi cao nhưng luôn âm thầm chữa bệnh miễn phí cho người dân suốt nhiều năm qua là việc làm rất nhân văn, ý nghĩa. Qua đây, chúng tôi muốn tuyên dương tấm gương của ông để nhiều người dân trên địa bàn quận biết đến nhằm nhân rộng tấm gương người tốt, việc tốt, gương điển hình như vậy để có thêm nhiều cá nhân, tập thể có những đóng góp cho quận cũng như xã hội.

Đối với ông Chương, UBND quận cũng sẽ cùng chính quyền địa phương động viên, thăm hỏi sức khoẻ, động viên để ông có thêm nguồn lực, thêm tinh thần tiếp tục thực hiện công việc mình đang làm cho xã hội, cho những người yếu thế. Nhân rộng những tấm gương như vậy để có thêm nhiều việc làm tốt, nhiều việc làm nhân văn được thực hiện, triển khai trên địa bàn quận", bà Phương chia sẻ.

(Còn nữa)

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem