Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 2.

một câu hỏi cực cũ nhưng tôi vẫn muốn hỏi vềcái thời điểm đầu tiên để chị từ một nhà báo chuyển sang hoạt động xã hội, có một điều gì đó tác động sâu sắc tới bước ngoặt này?

- Tôi vốn là giáo viên dạy văn. Đến khi làm phóng viên của chương trình Phụ nữ rồi của chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội (Đài Tiếng nói Việt Nam) thì những nhân vật tôi hay gặp gỡ là những cô gái mại dâm, người nghiện hút, nữ tù nhân…

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 3.

Tất cả những câu chuyện của họ tác động đến cảm xúc của tôi kinh khủng nên khi có cơ hội để lập ra đường dây tư vấn là tôi lập tức mình tóm lấy nó, nhóm tư vấn đầu tiên rất nhỏ. Hằng đêm chúng tôi nghe những câu chuyện của mọi người tâm sự sốc hơn rất nhiều so với những câu chuyện mà tôi đã tiếp cận khi làm báo. Vì dù sao khi đi làm báo tôi đối mặt với những người đã thành án rồi. Còn trên đường dây tư vấn vì không nhìn mặt nhau nên chúng tôi nghe được những câu chuyện mà người ta chưa bao giờ người ta kể cho ai. Có những người giết con hay có những người nói về bí mật gia đình quá kinh khủng như một người đàn ông bỗng một ngày phát hiện ra 5 đứa con của mình đều là con của ông bố mình…Hoặc có những người thất tình bởi nhữngngười tình bội ước, hứa hẹn bỏ vợ để lấy mình rồi cuối cùng không thì người ta nảy sinh ý định giết người. Thậm chí có cả trường hợp đánh ghen đã bố trí mang dao mang kiếm đến quán cafe nấp ở trong đấy rồi đợi đôi tình nhân đến sẽ chém. Trong lúc đợi đôi kia đến, người ta gọi điện lên tổng đài tư vấn 1080 của tôi và hỏi rằng bây giờ em đãchuẩn bị như thế như thế. Sau khi nghe chúng tôi nói chuyện, họ đã rút quân khỏi quán…

Thực sự tất cả những câu chuyện nó cho tôi thấy rằng một ai đó xuất hiện đúng lúc chỉ cần lắng nghe thôi để giảm đi trạng thái bức xúc và những hành vi hồ đồ, là rất quan trọng.

Lúc đầu chỉ là đường dây tư vấn, dần dần, tôi thành lập Trung tâm Csaga để làm chuyên biệt về vấn đề phụ nữ. Đấy cơ duyên là như thế.

Tổng đài ban đầu của chị là là 1080 à? Có liên quan gì đến tổng đài 1080 của bưu điện hồi ấy?

- Chúng tôi giống như một đại lí của bưu điện. Họ nhận cuộc gọi và có cuộc gì liên quan đến tư vấn tình cảm thì họ sẽ tự động chuyển sang bên tôi. Lúc đầu chúng tôi nhận tất cả các cuộc tâm lý tình cảm. Sau đó thì ngày càng đi sâu hơn về vấn đề bạo lực giới.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 4.

Hơn 20 năm làm vấn đề bạo lực giới và gia đình, ở góc nhìn của một chuyên gia chị có nhìn thấy sự chuyển biến trong xã hội ở lĩnh vực này hay không?

- Thay đổi rất nhiều so với cách đây hơn 20 năm. Lúc đó người ta nghĩ chữ bạo lực chỉ dùng để nói về chiến tranh giữa các quốc gia. Không ai nói về gia đình lại dùng chữ bạo lực. Hoặc là cưỡng hiếp thì người ta nghĩ rằng chỉ sử dụng với người ngoài thôi tại sao trong hôn nhân cũng có cưỡng hiếp. Trong khi cưỡng hiếp là cưỡng hiếp, bất kể mối quan hệ của người gây ra với người bị cưỡng hiếp là ai. Xã hội lúc đó coi việc vợ chồng là đương nhiên, không có hành vi cưỡng hiếp trong hôn nhân. Thì đến bây giờ, hơn 20 năm sau, những quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều .Khái niệm về bạo lực giới và bạo lực gia đình đã được phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên điều đáng buồn rằng nhận thức thay đổi nhưng hành vi thì chưa thay đổi nhiều.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 5.

Theo chị thì nhận thức và hành vi của phụ nữ hay của nam giới thay đổi nhiều hơn?

- Phụ nữ thay đổi nhiều hơn. Tôi có cảm giác đàn ông Việt Nam bao nhiêu năm nay vẫn đứng một chỗ. Có lẽ vì nam giới từ xưa đến giờ trong gia đình vẫn được đặc quyền to nhất cho nên họ chẳng cảm thấy họ cần phải thay đổi hay học hỏi cái gì cả.

Ở Việt Nam ngành khoa học về giới và bạo lực giới của các cơ quan nghiên cứu nhà nước, theo đánh giá của chị, có được chú trọng không?

- Tôi không đủ thông tin để đánh giá họ. Nghiên cứu gì thì cuối cùng phải đẩy được đến mức thay đổi các chính sách xã hội nhằm tác động trên một diện rộng ở cấp quốc gia. Còn các đề tài nghiên cứu mang tính đặt hàng, làm xong rồi cũng quên luôn, hôm nay đặt hàng cái này mai đặt hàng cái khác, không dẫn đến những tác động xã hội.

Sự kiên định với một chủ đề đòi hỏi rất nhiều sự hi sinh, sự quyết liệt, tình yêu và sự đam mê. Hơn 20 năm qua nếu chúng tôi nhảy rất nhiều lĩnh vực thì tôi nghĩ chúng tôi không chuyên sâu được như bây giờ.

Tất cả những gì mà chị vừa liệt kê ra thì có hội tụ đủ ở trong chị không? Niềm đam mê, sự hi sinh, tình yêu với công việc đó?

- Tôi nghĩ rằng một trong những mặt mạnh mà cũng là nhược điểm của tôi đấy là sự đam mê và sự kiên định. Kiên định theo đuổi một mục đích, đam mê trong công việc của mình và luôn luôn tìm các hướng mở khác nhau. Nhưng giữa thời trẻ và bây giờ đã thay đổi. Nếu như ngày xưa sự theo đuổi đấy chỉ nhằm một hướng rất thẳng và quyết liệt để đạt đến đích nào đấy thì bây giờ nó không còn nữa. Có nghĩa tôi vẫn còn nguyên đam mê, nhưng tôi biết bằng lòng với kết quả của đam mê đấy tạo nên và tiếp tục bước tiếp chứ mình không dứt khoát nó phải như thế này phải như thế kia. Trong con người tôi hiện tại không có sự bức xúc và tức giận mà thời tuổi trẻ rất mạnh.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 6.

Quan niệm về cuộc sống của chị hiện nay như thế nào?

- Thực ra nó có thay đổi. Những người biết tôi nhìn thấy sự thay đổi rất nhiều. Ngày hôm nay tôi vừa đọc về "Một mình và cô đơn" của Osho. Ông ấy nói rằng cô đơn là một cảm giác tiêu cực, nó là cảm giác của người đi xin. Người cô đơn là người thiếu hụt và cần sự bù đắp. Còn người một mình là người đó lặng xuống, vững vàng và yên ổn về sự một mình của mình. Tôi nghĩ trong công việc cũng như vậy, bây giờ tôivẫn vận động cho công bằng và bình đẳng giới nhưng bằng tâm thế nhìn mọi sự bình tĩnh và thấu hiểu trong bối cảnh hiện tại hơn.

 

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 7.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 8.

Khi hoạt động ở trong lĩnh vực này, chị có bị cái cảm giác mình phải sống để đúng với ý nghĩa biểu tượng cho việc đấu tranh chống lại bạo lực giới, bạo lực gia đình mà mọi người hay hình dung về chị không?

- Chữ biểu tượng bạn dùng tôi chưa nghe bao giờ. Chắc không ai coi tôi là biểu tượng đâu và bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghĩ như vậy. Có lẽ tôi trong con mắt mọi người có thể không giản dị như con người thật của mình. Trong khi thực ra tôi là người rất giản dị và không phải là biểu tượng của nữ quyền. Tôi cũng không phải là người đấu tranh để chống lại bạo lực. Tôi chỉ là người góp phần để thay đổi tình trạng bạo lực đối với những người bị bạo lực trên cơ sở giới, với mong muốn được chuyển hóa bạo lực thành tình yêu thương.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 9.

Tôi là người tình cảm và lãng mạn, mà một người tình cảm và lãng mạn thì sẽ không bao giờ chống lại cái gì cả, người ấy không đấu tranh, người ấy chỉ muốn chuyển hóa thôi. Nên bạn sẽ thấy Csaga có một chương trình tác động đến nam giới và trẻ em trai. Chúng tôi muốn những người gây ra bạo lực sau khi tiếp xúc với chương trình của chúng tôi thì họ trở thành những người có thể đem hạnh phúc cho bản thân họ, biết cách sống hạnh phúc với họ và với những người thân.

Quan niệm này có khác gì so với thời kỳ đầu tiên chị tham gia hoạt động trong lĩnh vực này không?

- Có khác. Hồi đầu tôi quyết liệt khiến mọi người nghĩ tôi đang đấu tranh cho nữ quyền bởi vì tôi không chấp nhận sự lưng chừng, sự thờ ơ vô cảm đối với những thứ liên quan đến số phận con người. Thực ra sau này tôi đã phải nhìn lại, nhìn mọi thứ bằng tình thương hơn, kể cả với những kẻ gây ra tội lỗi với phụ nữ và trẻ em.

Lúc nãy tôi có nhắc đến chữ biểu tượng là bởi vì những danh vị mà nhiều nơi dành cho chị đều nói đến chữ quyền lực?

- Thôi đừng nhắc lại mấy danh hiệu nhé, tôi không quan tâm. Tôi là người sống hồn nhiên, bản năng nên không nghĩ mình có quyền lực gì.

 

 


Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 10.

Thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19 vừa qua có lẽ là quãng thời gian khiến các gia đình Việt Nam có dịp ở nhà với nhau nhiều nhất. Qua những thông tin Csaga tiếp nhận được và qua khảo sát, nghiên cứu của chị, thì đại dịch có khiến các gia đình bộc lộ nhiều vấn đề hơn không? Các trường hợp bạo lực gia đình cầu cứu Csaga có tăng lên không?

- Đại dịch Covid-19 tác động đến đời sống xã hội ở tất cả các cấp độ, đương nhiên trong phạm vi gia đình có thời gian gần gũi nhau hơn thì cả tính xấu lẫn tình thương yêu nhau trong giai đoạn này bộc lộ rất nhiều. Có những gia đình đã phát hiện ra những điều mà ngay chính những người ở bên cạnh mình từ rất lâu rồi cũng không phát hiện ra.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 11.

Những tật xấu hay những bức xúc cá nhân mà mọi khi người ta có thể chia sẻ được với bên ngoài, bây giờ đổ hết vào đầu những người thân. Ví dụ trong gia đình mà có sự mất cân bằng quyền lực, có sự gia trưởng, có sự tự cho mình là một nhân vật có quyền lực thì giãn cách ở nhà nó càng bộc lộ ra những căng thẳng hơn.

Với hơn 6 tháng của năm 2021 và đặc biệt là trong 3 tháng giãn cách vừa rồi số cuộc gọi cho đường dây tư vấn của chúng tôi nhiều gấp đôi. So với một số nước khác thì số cuộc gọi trong thời gian Covid-19 của họ còn gấp 3 cơ. Nhưng nước mình tuy chỉ nhiều lên gấp đôi nhưng sốnhững cuộc nghiêm trọng thì lại tăng vô cùng.

Các bạn trực đường dây tư vấn của chúng tôi sau mấy tháng giãn cách gầy sọp cả đi bởi vì toàn các vụ rất nghiêm trọng. Có những vụ nạn nhân bị đánh đến mức độ mấy chục % tỉ lệ thương tật, hoặc là những vụ cưỡng hiếp hoặc là những vụ nạn nhân bị đuổi ra khỏi nhà trong tình trạng có thể là F0 và trong cả những tình trạng bị đi ra khỏi nhà nhưng không có tiền bạc cũng không có nghề nghiệp và không có chốn nào để nương thân cả…

Trong những trường hợp như thế mức độ can thiệp của chúng tôi sẽ nặng nề lên rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh giãn cách, liên lạc có những hạn chế. Trong vòng có mấy tháng thôi nhưng có đến 500 cuộc gọi về đêm mà toàn những cuộc khá trầm trọng.

những yếu tố mới nào nảy sinh trong số các trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình không, thưa chị?

- Có, ví dụ như là những người gọi có thể là phụ nữ nước ngoài. Họ lấy chồng Việt Nam vàtrong thời gian giãn cách, họ bị bạo lực.

Chúng tôi đã có liên kết với tất cả những đại sứ quán có mặt tại ViệtNam để đề xuất phương án hỗ trợ cho công dân của họ. Ở Việt Nam cho đến nay chỉ có Đại sứ quán Tây Ban Nha là có hotline có thể hỗ trợ được những trường hợp này còn lại các đại sứ quán khác chúng tôi cũng đang tích cực vận động để họ thấy rằng đây là một vấn đề cũng nghiêm trọng.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 12.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 13.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 14.

Trong bối cảnh Covid-19 thì Trung tâm nhận được sự hỗ trợ như thế nào từ các cơ quan chức năng trong những trường hợp cần giúp đỡ khẩn cấp đối với nạn nhân?

- Chúng tôi đã rất may mắn khi nhận được sự ủng hộ của rất nhiều bên khi cần sự hỗ trợ hoặc phối hợp của họ, trong đó có cảnh sát và chính quyền địa phương. Thời gian giãn cách xã hội chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ của Facebook khi họ đã cung cấp nền tảng Messenger bot  dành cho các nạn nhân bị bạo lực giới. Trong bối cảnh ở nhà 100% thời gian (vì giãn cách xã hội) với người gây ra bạo lực thì nạn nhân không dễ dàng nói chuyện điện thoại, nhất là vào ban đêm, nên mọi người có thể dùng chat. Công cụ Messenger bot của Facebook có cái hay là tự động xoá nội dung chat nên trong trường hợp nạn nhân bị kiểm soát thì có thể tránh được nguy hiểm. Và chúng tôi cũng có cả phiên bản tiếng Anh với các tư vấn viên giỏi tiếng Anh để hỗ trợ nạn nhân.

Tôi không hiểu nền tảng Messenger bot của Facebook dành cho nạn nhân bị bạo lực giới thì có khác gì với messenger thông thường hay không?

- Facebook thì bạn biết đấy, là mạng xã hội lớn trên toàn thế giới. Họ cũng đã có khá nhiều những biện pháp để bảo vệ cho sự an toàn của người sử dụng nhưng sự an toàn của người sử dụng một cách chung chung thì chưa đủ. Khi chúng tôi chia sẻ với họ về vấn đề bạo lực giới rất may trong nhóm lãnh đạo của Facebook có một chị cũng là thành viên sáng lập của nhóm Nhà tạm lánh trên toàn thế giới. Chị ấy cũng thấy đây là một vấn đề hoàn toàn có thể cùng với nhau để tạo nên sự an toàn tốt hơn cho một số đối tượng đặc thù. Đối tượng đặc thù chúng tôi cùng quan tâm là phụ nữ và trẻ em lànạn nhân của bạo lực giới.

Sáng kiến này nảy sinh trong thời kì giãn cách do Covid-19. Chúng tôi chia sẻ với họ và họ nói đây cũng chính là điều mà họ mong muốn làm. Hai bên thảo luận với nhau và ra đời nền tảng Messenger bot.

Khó khăn trong việc hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình ở thời kỳ giãn cách có khác gì thời điểm bình thường không chị?

-Có. Các cơ quan chức năng ở cơ sở phải tập trung vào chống dịch rất vất vả nên không chú trọng được tới vấn đề bạo lực gia đình như lúc bình thường. Nên khi hỗ trợ nạn nhân của bạo lực giới trong thời kỳ giãn cách chúng tôi khích lệ sự tự cường để tự giải quyết vấn đề của mỗi người mà không trông chờ.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 15.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 16.

Quan niệm của chị về tình yêu thế nào?

- Nó thay đổi nhiều lắm. Ngày xưa mình cũng nghĩ rằng tình yêu thì đương nhiên phải có đam mê, phải có mê đắm, phải có hi sinh, phải có sở hữu. Thế nhưng đến giờ mới thấy à hoá ra tình yêu không phải thế. Tình yêu của 2 người cô đơn vồ vào nhau thì đương nhiên chỉ có đòi hỏi để tôi hết cô đơn, đòi hỏi ở nhau rất nhiều thứ. Nhưng tình yêu của 2 người một mình thì người ta sẽ trân trọng nhau. Cho nên bây giờ mình đã hiểu tình yêu là sự trân trọng yêu thương và cả những thứ tình cảm lớn lao hơn như niềm hạnh phúc khi thấy người yêu mình hạnh phúc. Mà cái hạnh phúc đấy có thể không có mình ở trong đó. Ngày xưa làm sao mà nhìn thấy được điều đấy, thời trẻ đương nhiên là không. Có những bài học phải học rất lâu thì mới có thể thấm được tinh thần yêu như trong bài thơ của Thương Ương Gia Thố: "Nàng gặp ta, hay không gặp ta/ Ta vẫn nơi đây/ Không vui, cũng không buồn/ Nàng nhớ ta, hay không nhớ ta/ Tình vẫn nơi đây/ Không đến, cũng chẳng đi…" 

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 17.

Ồ, quan niệm về tình yêu vô cùng đẹp đẽ ấy có lẽ chỉ đạt tới ở những người không phải phàm trần như Thương Ương Gia Thố, chị nghĩ người bình thường như chúng ta có thể thực hành được không?

- Tôi nghĩ là thực hành được. Muốn thực hành được cũng phải nhìn nhận, sự nhìn nhận với sự kiểm soát là khác nhau. Mình kiểm soát mình có nghĩa là mình phải ngăn mình, còn nhìn nhận là khi mình đo đếm lại và chỉnh sửa lại một chút để mình cảm thấy hạnhphúc hơn. Thật ra chỉnh sửa bản thân là nhiệm vụ quan trọng nhất và khó nhất trong đời, người ta thường chỉchỉnh sửa ngườikhác. Bạn gây bạo lực mà tôinóirằng việc gây bạo lực của bạn là không được, thế thì còn lâu mới thay đổi được. Nhưng tôi nói chuyện với người gây ra bạo lực khiến cho người ta phải tự tìm hạnhphúc của họ theo cách của họ với sự khích lệ của mình thì lúc bấy giờ mới là thành công. Đương nhiên về mặt luật pháp thì tội lỗi vẫn phải trừng trị.

Nhưng mà sống là thú vị, tôi nói chuyện với bạn hôm nay để nói lại về bản thân mình cũng là một thú vị mà.

Chị là một phụ nữ thông minh, trí tuệ nên phần lý trí rất lớn, nhưng đúng là tôi công nhận tôi nhìn thấy ở chị một người sống khá bản năng. Thật ra trong thời gian qua theo đuổi công việc này có khi nào chị thấy nản không?

- Chưa bao giờ, ngay cả trước đâychưa thay đổi thì cũng chưa bao giờ có cái gọi là nản lòng với bất cứ việc gì. Trước đây tôi thích là tôi làm, còn bây giờ thất bại hay cái này cái kia chưa đạt được đến cái điểm mà nó cần đạt đến thì tôi cũng không thất vọng. Tôi thấy đúng thì vẫn phải làm tiếp, không có chán nản, không có tức giận, không có bất lực.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 18.

 

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 19.

 Hôm nay chị có nói nhiều về việc bây giờ đã thay đổi so với trước kia, điều gì đã khiến chị có những thay đổi đó?

- Học là bản chất của quá trình tu luyện. Bây giờ tôi rất thấm cái câu sinh ra trên đời, có mặt trên trái đất này là để học, cái kiếp làm người là để học. Mình phải học đến khi nào mình rời xa trái đất này thì thôi, lúc nào cũng phải học. Học để thay đổi bản thân, thấy điểm đến của mình là hạnh phúc, khi điểm đến của mình là hạnh phúc rồi thì nhìn thấy cái này chưa phải là hạnh phúc, cái kia không đem lại hạnh phúc thì phải chỉnh sửa.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 20.

Tình yêu có phải học không?

- Tình yêu cũng là một môn học, tôi nghĩ phải học cho đến khi nào nhắm mắt thì thôi. Tại sao bạn hỏi tôi nhiều về tình yêu như vậy.

Vì tôi nghĩ là tình yêu rất quan trng trong cuộc đời con người, mà chị là một chuyên gia tâm lý, tình cảm, hôn nhân, gia đình.

- Chưa đủ, chắc còn một lý do khác.

À, có lẽ vì chị đang sống một mình, hơn nữa chị rất giàu năng lượng sống. Một người năng lượng sống lớn như vậy nhất định phải là một người đang yêu và đang tìm thấy được cách yêu làm cho mình hạnh phúc?

- Tôi thì lúc nào cũng đang yêu, vì tôi yêu cuộc sống, yêu mọi người. Tình cảm của tôi với mọi người hơi mạnh. Nếu như ngày xưa cái sự mạnh đấy của mình có thể thiêu đốt người khác, thì bây giờ khác lắm, nó ẩn vào con người mình, và nếu nó có đẩy ra ngoài thì cũng không làm cho người khác bị thiêu đốt. Mà làm cho người khác cảm nhận được năng lượng từ mình, vì nó không phải ngọn lửa thiêu đốt nên nó không có tính lệ thuộc. Mình không lệ thuộc ai và không ai bị lệ thuộc vào cảm xúc của mình. Tôi là người giàu cảm xúc nhưng cũng khá nhẫn, không làm cho người khác phải lo lắng về cảmxúc của mình. Nếu như tình cảm trước giống như lửa, thì bây giờ giống như nước. Cảm xúc của nước là mát trong và no đủ còn lửa thì có lúc thấy ấm có lúc thấy khét. Nên tình yêu cũng phải học là vì thế.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 21.

 Có khi nào trong những cái năm qua chị phải đối diện với thị phi không?

- Có, nhiều. Có nhiều chuyện ầm ĩ trên mạng cách đây vài năm mọi người biết cả đấy nhưng có những chuyện mọi người không biết.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 22.

Cách chị đối diện với thị phi và đi qua nó?

-Tôi đi qua thị phi rất giản dị. Thấy rằng những lời chê trách đúng thì mình sửa, còn nếu người ta hiểu sai hoặc người ta cố tình chửi bới thì mặc kệ thôi. Thật ra cũng phải học dần đấy. Tính tôi không quan tâm tới dư luận xung quanh. Tôi thích gì thì tôi làm.

Ở nhà tôi ít tiếp khách vì tôi thích tự do. Hồi còn sống, ông Sơn (nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn – nv) thích đám đông, thích ồn ào, nên nhà lúc nào cũng có khách. Nên những khi đó tôi thường phải trốn. Từ hồi ông ấy mất, bạn cũ của ông Sơn nhiều người chắc chê trách tôi lắm, vì tôi không thích tiếp khách. Tôi là người cần rất nhiều lúc ở một mình. Khi nào bạn thấy giữa đám đông tôi cười toe toét thì đấy không phải tôi đâu, đấy là một bà Vân Anh nào đó đang đứng bên ngoài con người tôi, còn Vân Anh thật đang lặn đâu trong xó nhà kia kìa.

Công việc khiến tôi phải tiếp xúc nhiều, phải làm việc với đám đông, phải đi ăn tiệc tối, dự event, tham gia hội thảo, đi giảng bài, lên truyền hình và đài phát thanh phát biểu, nói chung là bạn nhìn thấy tôi ở khắp mọi nơi. Nhưng đấy là một Vân Anh khác, không phải con người thật. Tôi thích sống lặng lẽ, đọc sách, viết lách, chơi với những người không biết mình là ai, chơi với trẻ con, thích leo núi, thích chui hang, thích đến những nơi không ai đến, thích gặp những người dân bình thường.

Nhưng chị làm thế nào để có thể phân thân mình thành những trạng thái như vậy?

- Tôi không cần phân thân, tự trong con người tôi có 2 con người, có Vân Anh bên ngoài và có 1 Vân Anh chui lặn ở bên trong chỉ có rất ít người nhìn thấy.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 23.

Bây giờ nhắc lại về tình yêu của chị với nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn. Hai người nổi tiếng và cá tính sống với nhau thì cuộc sống gia đình có dễ hơn, hay áp lực hơn?

- Thật ra mọi người đều biết tình yêu say đắm chỉ tồn tại trong quãng thời gian nhất định thôi, còn lại người ta sống cùng với nhau với rất nhiều mối quan tâm chung gọi là vợ chồng. Thì nhà tôi cũng không ngoại lệ. Đương nhiên những người có chính kiến, có con người cá nhân mạnh sống với nhau thì liên tục có những "va chạm". Nói va chạm ở đây là về quan điểm, khác nhau nên phải đi đến chỗ tranh cãi, tranh luận. Có những cái sẽ đi đến quan điểm thống nhất, có thứ nhiều năm sau vẫn là câu hỏi cuộc đời, quan niệm của người sống cùng là câu hỏi cho cả cuộc đời mình. Đấy, chúng tôi thuộc cái diện đấy. Và cũng rất tốt ở chỗ có những câu hỏi khiến cả đời mình phải đi tìm câu trả lời. Có câu trả lời làm cho mình thấy trưởng thành, có câu trả lời khiến cho mình cảm thấy đổ vỡ. Tôi thấy để sống sâu sắc với bất kỳ mối quan hệ nào cũng sẽ như vậy. Còn để sống hòa bình với nhau thì quá dễ.

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 24.

Chị có quan tâm hoặc là người đọc những gì anh viết ra không, ở trong giới, TS Chu Văn Sơn được đánh giá là nhà phê bình văn học tài hoa và sắc sảo? 

- Ông Sơn viết cái gì ra thì đều đưa cho mình đọc. Và có những lúc nghe góp ý một cách rất miễn cưỡng và tức tối, nhưng mà lần sau vẫn đưa cho tôi đọc thì mình hiểu rằng những lời nhận xét chắc chắn là cũng có ý nghĩa. Tôi là người đọc ông Sơn nhiều, tất cả những gì ông Sơn viết tôi đều đọc.

Bây giờ nhìn lại những gì anh viết, chị có đánh giá khác với trước kia không?

- Có chứ. Tôi viết lời giới thiệu ở bìa cuốn sách vừa xuất bản của ông Sơn. Đó là một người không bao giờ hài lòng với những gì ông ấy có, ông ấy là người cả đời đi tìm cái đẹp. Ngọn núi cao nhất là ngọn núi chưa qua, cái đẹp nhất là cái chưa được nhìn thấy, và tác phẩm hay nhất là tác phẩm ông ấy chưa chạm đến. Điều này xét về mặt quan điểm nhà Phật thì nó đi ngược lại, vì người như thế là không hạnh phúc với những cái mà mình có, không hài lòng với cái mà mình có. Thế nhưng thật ra trong sáng tạo thì sự không hài lòng này thường tạo ra những sản phẩm có giá trị. Tất cả những cuốn sách của ông Sơn, những tiểu luận phê bình, những chân dung văn học đều thể hiện tinh thần ấy. Một người đi tìm cái đẹp không ngừng nghỉ, không khi nào hài lòng với cái mình có.

Được biết chị để mộ TS Chu Văn Sơn ở ngay trong khu vườn của gia đình, mà ngày ngày chị sống luôn trong ngôi nhà ở đó, chị làm việc này có vì lý do gì đặc biệt không?

- Lý do rất đơn giản. Ông Sơn là người cùng với mình xây dựng nên khu vườn đấy. Khu vườn đó là tình yêu của ông ấy. Trước khi ông ấy mất có một hôm mình cũng nói chuyện bâng quơ là sau này 2 vợ chồng mất, giá kể mình để mộ ở đây thì tốt. Khi đó ônh ấy đã ốm rồi nên mình sợ ông ấy suy nghĩ không nói là em để anh ở đây nhé mà nói chung chung về việc sau này của cả 2 vợ chồng. Ông ấy nghe mình nói thế thì bảo: Thế thì còn gì bằng.

Tôi hiểu ông ấy rất muốn về đây. Nên sau khi ông ấy mất thì để ở đây, làm rất giản dị. Tôi với con trai cùng nhau vẽ cái mẫu bia đặt lên trên rất giản dị, là hình cuốn sách của ông ấy, cuốn sách cuối cùng.

- Vâng, xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!

Chuyên gia về bạo lực giới và gia đình Nguyễn Vân Anh: Tình yêu là một môn học - Ảnh 25.

 

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem