Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 1.

Thưa thầy! Trong một chia sẻ mới đây ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, thầy đã cho biết sẽ nhận "nuôi" tất cả các em còn sống sót sau lũ quét tại thôn Làng Nủ, giúp các em đủ điều kiện ăn học cho đến năm 18 tuổi. Thông tin này được lan tỏa mạnh mẽ trên truyền thông, mạng xã hội, trở thành một tín hiệu ấm áp sau nhiều ngày đau thương và mất mát. Thầy đã đi tới quyết định này như thế nào?

- Trước khi xảy ra cơn bão số 3, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa tin phòng chống bão rất kỹ càng, nhiều chuyên gia khẳng định đây sẽ là một trận siêu bão. Tôi cũng theo dõi tình hình, biết tin cơn bão di chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng vào Hà Nội, sau đó hoàn lưu của bão ảnh hưởng nặng nề tới các tỉnh miền núi Bắc Bộ.

Thế nhưng, tới tối 10/9, khi theo dõi bản tin Thời sự 19h của VTV, tôi vẫn bàng hoàng khi chứng kiến hiện thực tàn khốc trước mắt mình. Lũ quét xảy ra ở thôn Làng Nủ, cuốn theo hơn 60 sinh mạng. Có những người mất hết gia đình, vợ con, có em bé mãi mãi không còn nhìn thấy cha mẹ. Ngày hôm ấy, từ các BTV trong TV đến người dân miền ngược, miền xuôi, từ Thủ tướng tới cậu bé bán vé số…, có lẽ bất kỳ ai trên đất nước này cũng rơi nước mắt.

Đau thương của Làng Nủ khiến người dân Việt Nam không ai bảo ai, chúng ta cùng đứng lên hành động. Người quyên góp vào các quỹ từ thiện, người lên đường tới tận nơi chia sẻ với đồng bào, lo cho bữa cơm, giấc ngủ của nhân dân… Tôi cũng vậy thôi, đâu thể lẳng lặng đứng nhìn. "Làm một điều gì đó để những người gặp nạn nguôi ngoai, cũng là để nguôi ngoai cho chính mình" – tôi đã tự nhủ như vậy.

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 2.

Vì sao thầy có quyết định nhận nuôi các em thay vì chuyển tiền ủng hộ như đa số mạnh thường quân khác?

- Sau bão lũ, tôi khái quát và nhận định rằng có 5 việc cần phải làm. Thứ nhất là khẩn trương tìm kiếm người mất tích, lo mai táng chu đáo cho những nạn nhân xấu số; thứ hai là cứu chữa cho những người bị thương; thu xếp chỗ ăn, chỗ ở tạm thời cho những người sống sót; tiếp đó cần thu dọn đống đổ nát, vệ sinh môi trường; tìm nơi tái định cư, ổn định cuộc sống lâu dài của bà con.

Bốn công việc trên, tôi nhận thấy chính quyền và nhân dân đều đang tập trung làm khẩn trương, hiệu quả. Với khả năng và mong muốn của mình, tôi chọn việc thứ 5 – giúp bà con ổn định cuộc sống lâu dài. Trong đó, việc các em học sinh ấm no, được tiếp tục học hành là điều một người thầy như tôi trăn trở nhất.

Những ngày qua, tôi đã nhờ những người thân quen kết nối với Phòng GDĐT huyện Bảo Yên, UBND xã Phúc Khánh để chính quyền giúp lập danh sách những trẻ em 15 tuổi trở xuống còn sống sót. Tôi sẽ trợ giúp, tạm gọi là "nuôi" các em bằng cách trợ cấp hàng tháng 3 triệu đồng cho mỗi em đến năm 18 tuổi.

Hiện tại, danh sách các học sinh trong đối tượng nhận nuôi đã khoảng bao nhiêu em nhỏ, thưa thầy?

- Tôi vẫn chưa thể có trong tay số liệu chính thức bởi quá trình tìm kiếm người mất tích còn đang tiếp tục. Hiện tại, tôi được trên đó gửi về một danh sách tạm thời của học sinh Trường Tiểu học và THCS Số 1 Phúc Khánh, bao gồm 20 em nhỏ. Đặc điểm của danh sách này là bôi màu c20 em. Em đầu tiên là Hoàng Ngọc Lan, 6 tuổi, học sinh lớp 1. Tên em may mắn nằm trong số 7 em bé được bôi vàng - tức chỉ bị thương sau lũ. 13 em bị bôi đỏ nghĩa là đã nằm trong lòng đất, mãi mãi không bao giờ còn được tới trường. Như vậy, số các em mất gần gấp đôi số em còn lại. Cứ mỗi lần nhìn vào danh sách này, tôi đều không thể cầm lòng được…. (Thầy Khang bật khóc, nước mắt lăn dài trên gương mặt - PV).


Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 3.
Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 4.
Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 5.
Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 6.

Thầy Khang rưng rưng khi nghĩ về số phận của những đứa trẻ ở thôn Làng Nủ.

Nói là tôi nhận nuôi tất cả các em thôn Làng Nủ còn sống sót sau bão. Nhưng "tất cả" là bao nhiêu - cũng không nhiều đâu. Tôi muốn nuôi nhiều cũng không được, muốn cho chúng bát cơm, manh áo cũng không còn cơ hội.

Tôi mong ngóng hàng ngày cho những người dân ở đây được lành lặn trở về, tôi ước ao có thêm các em để tôi được chăm lo, cho các em sống ấm no, học hành tử tế. Tuy nhiên, đến lúc này tôi chưa thể nói gì nhiều về công việc của mình, tôi vẫn đang chờ đợi. Đó cũng là việc không chỉ của hôm nay mà còn thuộc về nhiều năm sau nữa…

Em Nguyễn Văn Hành, học sinh lớp 12, Trường THPT số 1 Bảo Yên, người đã mồ côi ccha lẫn mẹ là học sinh đầu tiên được thầy nhận nuôi sau trận lũ quét tại Làng Nủ. Hành trình "nuôi" em Hành đã được thầy bắt đầu như thế nào?

- Ngày 14/9, tôi đọc được bài viết về việc em Nguyễn Văn Hành bị thương tích, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bảo Yên. Thông tin trên bài báo cho biết: Năm 2023, bố của em qua đời vì tai nạn, mẹ của em bị lũ cuốn trôi, ngôi nhà cũng không còn nữa. Lời tâm sự của em trong bài viết khiến tôi nhói lòng: "Con bây giờ chỉ còn một mình trên đời. Con có ý định sau khi lành bệnh sẽ đi làm, không đi học nữa".

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 7.

Là một người thầy, nghe học trò phải dừng học trong hoàn cảnh như thế, tôi buồn bã quá, không cầm lòng được (thầy Khang một lần nữa lặng đi – PV). Cũng vì vậy, tôi lập tức liên hệ với cô hiệu phó của trường, mong muốn nhắn với Hành rằng em hãy tiếp tục học hành, thầy sẽ nhận nuôi. Cô rất mừng, nói với tôi rằng sẽ nhanh chóng kết nối giúp vào sáng hôm sau (ngày 15/9).

Cuộc điện thoại diễn ra đúng như dự định. Ban đầu, tôi hỏi thăm em bị thương tích ra sao, ăn uống được gì. Tôi nói với cháu: "Bố mẹ con bằng tuổi con trai thầy, con hơn cháu nội út của thầy một tuổi, vậy thầy nhận con là cháu, nuôi con ăn học đến hết lp 12, con đồng ý không". Đầu dây bên kia, Hành khóc, cháu đáp: "Dạ, được ạ!".

Sau khi chia sẻ tình thân để con khỏi mặc cảm, ngại ngần, tôi nhắc lại lời em chia sẻ: "Trong phóng sự ông đọc trên báo, con nói không muốn đi học nữa, sẽ đi làm để kiếm sống. Bây giờ ông nội sẽ lo tiền sinh hoạt, học hành cho con. Ông và các cô giáo ca con đều muốn con tiếp tục học xong lớp 12 và học lên nữa, con có đồng ý không?". Nghe tôi nói vậy, Hành nói: "Con đồng ý".

Sau khi Hành trao đổi với cô hiệu phó, cô giáo báo lại với tôi: Để đủ sống, trên đó chỉ cần khoảng 2-3 triệu đồng/tháng là thoải mái. Tôi quyết định nhanh và nói với cháu: "Vậy ông sẽ nhờ cô tạo tài khoản cho Hành, mỗi tháng ông cho con 3 triệu đồng, khi nào cn con nói ông cho thêm". Lúc biết Hành chưa có điện thoại, tôi lại nhờ cô hiệu phó mua giúp con một chiếc, để có gì ông cháu tiện liên lạc và chia sẻ.

Em Hành sắp tới sẽ vào ở ký túc xá của trường, thuận lợi cho việc học tập, sinh hoạt, các thầy cô trên đó cũng sẽ quan tâm và giúp đỡ em. Tiền thì "ông nội" trao rồi, như vậy con cũng sẽ yên tâm hơn trong những tháng ngày sắp tới. Chiều 17/9, sau khi Hành có số tài khoản, tôi đã chuyển ngay tiền sinh hoạt phí tháng 9 và tiền mua điện thoại cho cháu.


Thầy Nguyễn Xuân Khang.

Việc nhận nuôi các em nhỏ sống sót sau lũ quét ở Làng Nủ là một hành động rất đỗi nhân văn, nhưng bên cạnh đó, không ít khó khăn cũng sẽ xảy ra phía trước. Thầy đã nghĩ tới việc mình sẽ từng bước thực hiện kế hoạch này ra sao?

- Đã không ít người chia sẻ băn khoăn với tôi khi nghe thông tin về việc nhận nuôi này. Họ đều chân tình khuyên tôi cân nhắc, suy nghĩ về lâu dài khi tính đến việc ai sẽ nuôi các em nhỏ không còn bố mẹ? Có những em rơi vào hoàn cảnh tương tự, dù được nhận nuôi nhưng sau đó thiếu đi sự gần gũi, gắn bó, thiếu sự chu đáo, quan tâm, bởi vậy các con không đủ ấm no, học hành và giáo dục không đến nơi đến chốn.

i có nghĩ đến tất cả điều đó nhưng đây không phải là điều cần giải quyết nhất lúc này. Chỉ khoảng 3 tháng nữa thôi, thôn Làng Nủ mới sẽ được xây dựng trên đồi sim 10ha cho 40 gia đình sum vầy. Ở đó sẽ có nước sạch, có trạm xá, trường học, nhà cộng đồng…, chắc chắn hơn ngôi làng cũ, chí ít ở sự an toàn trước thiên tai, bão lũ. Tất cả mọi người đều đang hướng về Làng Nủ, trên dưới đồng lòng, quyết tâm. Với riêng tôi, tôi chỉ mong sớm có danh sách của các em, sau đó mới nghĩ tới những câu chuyện dài phía trước.

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 8.

Là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1999 đến nay, thầy đánh giá thế nào trước những hiệu ứng từ việc đơn vị này sao kê số tiền ủng hộ, gây xôn xao trong nhiều ngày qua?

- Tôi cho đây là một hành động nên làm, và thực tế là nhiều ngày qua, công việc này được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng. Sự minh bạch trong hoạt động khiến người dân thêm tin tưởng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dù đương nhiên từ trước tới nay đơn vị này vẫn đang hoạt động tích cực, nghiêm túc, nằm dưới sự kiểm tra gắt gao của các cơ quan quản lý nhà nước.

Thầy nhận định thế nào về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong những năm qua?

- Có thể nói rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hoạt động tốt, có những đóng góp tích cực từ Trung ương tới cơ sở, không chỉ riêng công tác cứu hộ, cứu nạn. Những năm qua, đơn vị này ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, lắng nghe tiếng nói của bà con trên khắp đất nước. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, những hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ ngày càng trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả.

Trước khi nhận nuôi các em học sinh thôn Làng Nủ, thầy cũng từng "nuôi" 30 sinh viên tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang mỗi tháng 5 triệu đồng trong quỹ hỗ trợ lên tới 6-12 tỷ đồng nhằm bổ sung sự thiếu hụt của giáo viên Ngoại ngữ tại địa phương. Bên cạnh đó, thầy để lại dấu ấn mạnh mẽ khi thực hiện dự án trồng "một vạn cây xanh cho Mèo Vc", dạy tiếng Anh cho trẻ em nơi đây. Tại sao thầy lại lựa chọn mảnh đất này với nhiều hoạt động ý nghĩa như vậy?

- Tôi không lựa chọn đâu, đơn giản là mình cứ quyết và làm. Quan điểm của tôi là làm nhiều hơn nói, nói được thì phải làm được.

Mối nhân duyên của tôi với Mèo Vạc thật ra bắt đầu từ 3 em học sinh lớp 8 trong trường, khi các em viết một cuốn sách nhỏ về môi trường, được Bộ Tài nguyên Môi trường xuất bản nhằm gây quỹ để mua giống cây trồng. Sau khi tham gia sự kiện ra mắt sách, tôi quyết định triển khai dự án "Một vạn cây xanh cho Mèo Vạc". Nói là một vạn nhưng trên thực tế, trường Marie Curie sau đó trồng được 2 vạn cây sa mộc tại xã Khâu Vai. Mới đây, thông qua khảo sát, đánh giá mức độ hiệu qu, chúng tôi đang dự định sẽ tiếp tục trồng thêm 3 vạn cây xanh nữa.

Tiếp sau đó là việc dạy tiếng Anh. Ở thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới 2022-2023, khi tiếng Anh là môn bắt buộc từ lớp 3 theo quy định mới, huyện Mèo Vạc có 2.609 học sinh với 76 lớp 3 ở 18 trường tiểu học, thế nhưng mới chỉ có duy nhất một giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học.


Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 9.

Thầy Nguyễn Xuân Khang cùng sinh viên được nhận học bổng trong lễ ký cam kết hỗ trợ đào tạo giáo viên Tiếng Anh cho huyện Mèo Vạc, Hà Giang tháng 11/2023.

Khi lãnh đạo địa phương chia sẻ với tôi câu chuyện này và ngỏ ý muốn hỗ trợ, tôi quyết định ngay: "Việc của các anh là tổ chức trang thiết bị, phòng học online, máy tính, màn hình, chúng tôi sẽ chuẩn bị giáo viên, sau đó tiến hành dạy thử". Ngày 9/9, buổi dạy thử đầu tiên đã diễn ra, những vấn đề về kỹ thuật còn tồn tại được khắc phục. Ngày 12/9, sau khai giảng một tuần, 22 giáo viên tiếng Anh tại Marie Curie đã bắt đầu chia nhau dạy 76 lớp 3 của huyện Mèo Vạc theo chương trình tiếng Anh online. Đến tháng 5/2023 – sau một năm học, Sở GDĐT đánh giá chương trình hiệu qu, cht lượng, cũng vì vậy tôi quyết định sẽ tiếp tục dạy lứa học sinh này 2 năm nữa, cho tới khi các em hoàn thành hết bậc tiểu học.

Phải nói thêm rằng, toàn bộ phần trả lương dạy online tại Mèo Vạc cho giáo viên Marie Curie tôi đều đảm nhận đầy đủ. Mỗi năm, chúng tôi đưa giáo viên lên đó 2 lần để thăm học sinh. Những lần cô trò gặp nhau, hai bên đều rất vui mừng và xúc động.

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 10.

Năm 2024, thầy cũng có một quyết định lớn, đó là xây tặng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Marie Curie – Mèo Vạc cho địa phương này với tổng trị giá lên tới 100 tỷ đồng. Trong một cuộc trò chuyện, ông Ngô Mạnh Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: "Đây là lần đầu tiên huyện được một cá nhân tài trợ toàn bộ chi phí xây một trường học". Khoản chi này nghe nói cũng được quyết định rất nhanh?

- Đúng vậy! Tặng trường cho một địa phương biên giới phía Bắc là ước nguyện từ lâu của tôi. Cách đây 45 năm, tôi từng viết tâm thư xung phong bảo vệ biên giới phía Bắc nhưng không được toại nguyện do mắt trái hỏng, mắt phải suy giảm thị lực. Không được cống hiến xương máu để bảo vệ biên giới phía Bắc, nay tôi xin dùng mồ hôi nước mắt góp phần giữ đất, giữ nước ở biên cương tổ quốc.

Cuối năm 2023, các đồng chí lãnh đạo địa phương chia sẻ với tôi nỗi trăn trở về việc Mèo Vạc chưa thể có một ngôi trường bán trú khang trang, tôi hỏi họ số tiền ước tính khoảng bao nhiêu, 100 tỷ liệu có đủ không? Họ trả lời: Đủ. Vậy là chúng tôi thống nhất, công việc cứ thế tiến hành thôi. Từ giờ tới cuối năm 2024, các cơ quan chức năng sẽ khảo sát, thiết kế công trình. Dự kiến năm 2025, trường khởi công, năm 2026-2027 đón các em học sinh lớp 1-2 tới trường, hoạt động là một trường công lập trọng điểm với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang.

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 11.

Trường Marie Curie ra đời vào năm 1992 với 12 lớp từ lớp 6 -10. Hiện tại, đây là một trường liên cấp từ Mầm non đến THPT với 4 cơ sở rộng lớn, mỗi năm được hàng nghìn phụ huynh tranh suất cho con vào học. Kinh nghiệm quản trị của thầy là gì?

- Hệ thống trường Marie Curie đang có 4 cơ sở ở 3 quận với 8.500 học sinh, cán bộ nhân viên, giáo viên trên 1.000 người. Nhìn lại quá trình quản trị, tôi cho rằng mình xuất sắc nhất ở chỗ biết tổ chức bộ máy, chọn được người, giao được việc, mọi người biết được việc mình giao để làm.

Có một số lĩnh vực nhà trường không tự thực hiện như vận hành (bảo vệ, vệ sinh môi trường, sửa chữa…), bếp ăn, xe đưa đón, tuyển giáo viên nước ngoài. Trường trao tiền và trao quyền để các đơn vị thực hiện, nhà trường chỉ quản lý về số lượng, chất lượng công việc.

Mọi người nói làm như vậy liệu mình có thiệt, các đơn vị khác lãi thì sao? Tôi thì nghĩ khác, khi họ làm có lãi thì mới có nhiệt huyết và từ đó công việc càng đảm bảo. Chúng ta nên tập trung vào những gì mình giỏi và giao việc cho những người có chuyên môn thực sự.


Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 12.
Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 13.
Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 14.

Trường Marie Curie những ngày đầu thành lập.

Trong quá trình quản lý trường, có khi nào thầy gặp khó khăn?

- Nhiều khó khăn chứ! Mọi người gọi tôi là "Anh trai vượt ngàn chông gai" mà (cười). Mới đây, khi xây xong một cơ sở mới, chúng tôi nói trong nội bộ với nhau rằng cả hội đồng như "thầy trò Đường Tăng vừa vượt qua 81 kiếp nạn". Có những tình huống căng thẳng tới vậy thật - không nói quá, nhưng rồi cứ quyết tâm và nỗ lực, mọi chuyện rồi cũng đi qua.


Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 15.
Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 16.
Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 17.

Hệ thống trường Marie Curie khang trang, hiện đại, nề nếp, văn minh của ngày hôm nay.

Là một chủ tịch trường học hàm không, danh hiệu không, phòng làm việc của thầy cũng không bằng khen, huân chương, chỉ có những bức ảnh kỷ niệm với từng lứa học trò. Mọi người nể phục thầy vì thầy là nhà giáo của nhân dân, hết mình vì cộng đồng, các học sinh trong trường gọi thầy là "ông nội". Với thầy, như vậy đã là hạnh phúc trọn vẹn chưa?

- Người ta định nghĩa "hạnh phúc" trong từ điển Tiếng Việt là làm được những điều mình mong muốn. Nếu quan niệm như vậy, đến giờ này, tôi tự nhận thấy mình có nhiều hạnh phúc nhưng vẫn còn tham vọng, cũng vì nhiều tham vọng nên vất vả. Cầm tinh con trâu lại sinh vào 5 giờ sáng, tôi "kéo cày" đã 75 năm nay rồi. Tôi mong những năm tiếp theo tôi vẫn mong được làm thêm nhiều điều nữa, cống hiến cho giáo dục, cho cộng đồng và xã hội.

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 18.

Mọi người đều nói rằng học sinh ngày nay có quá nhiều áp lực. Là người gần gũi với các em, thầy có nghĩ như vậy?

- Đúng là trẻ em hiện tại phải đối diện với không ít áp lực. Với gia đình khó khăn đã đành, trong gia đình có điều kiện cũng nảy sinh những vấn đề khác, khi vật chất trở nên thừa thãi. Bố mẹ nhiều tiền quá không biết tiêu vào đâu, các em phải vượt qua sự đủ đầy, hay nói như cách tụi trẻ là "sinh ra từ vạch đích" để chăm học, chăm làm, sống tử tế. Điều này hoàn toàn không đơn giản.

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 19.

Trong một hội thảo, tôi nói rằng chúng ta chỉ khen học sinh nghèo vượt khó nhưng còn một thái cực khác là học sinh giàu vượt khó nữa. Trẻ em nghèo đã rất khó khăn, trẻ em trong gia đình giàu có cũng khó khăn không kém. Trong trường, có không ít trường hợp chúng tôi phải động viên học sinh, khi chúng ỷ lại vào việc nhà quá nhiều tiền, không tập trung học hành, tu dưỡng. Cả thầy cô và cha mẹ phải đồng hành, kéo em "tỉnh ra" thì em mới biết dựa vào lợi thế đó để bồi đắp tri thức cho mình.

Sau nhiều năm làm giáo dục và sở hữu một nguồn tích luỹ nhất định, các con cháu thầy có gặp áp lực sự đủ đầy tương tự như trên không, thưa thầy?

- Nhà tôi cũng đã trải qua những giai đoạn khó khăn, theo tình hình chung của đất nước. Hiện tại, dư thừa thì không nhưng gia đình có thể nói là đầy đủ, trọn vẹn. Điều khiến tôi tự hào và mãn nguyện nhất là tất cả con cháu đều tập trung học tập, chúng biết sử dụng tiền để đầu tư học hành, phát triển bản thân, không ăn chơi xa xỉ, không "sang chảnh" lãng phí.

Bốn cháu nội của tôi đều học tốt, ba cháu đã đi du học ở Mỹ. Cháu đầu sinh năm 1998, tốt nghiệp Thạc sĩ loại xuất sắc chuyên ngành Giáo dục ở Đại học Harvard, hiện đang về làm việc tại chi nhánh Long Biên. Tôi truyền lại kinh nghiệm, bài học để tương lai cháu kế nghiệp ông, đảm nhận vị trí chủ tịch trường. Cháu thứ 2 vừa tốt nghiệp xuất sắc với điểm số 3,9/4 hệ Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh tại một trường đại học của New York, cháu thứ 3 học năm thứ 2 ngành Kinh tế, cháu út đang học lớp 11 ngay tại Trường Marie Curie.

Thầy giáo nhận nuôi học sinh còn sống sót sau lũ quét: Sự nhân văn làm dịu nỗi đau Làng Nủ- Ảnh 20.

Quay trở lại với câu chuyện tại thôn Làng Nủ, dự án nhận nuôi các em nhỏ của thầy được gia đình ủng hộ ra sao?

- Mãi gần đây vợ tôi mới biết chuyện này, khi bạn bè của bà ấy đọc báo chí và kể lại. Dù "quỹ đen" ca chồng hơi to, bà ấy rất hạnh phúc, tự hào về những công việc chồng làm. Các con trai, con dâu cũng hoan nghênh bố nhiệt liệt.

Hạnh phúc nhất là cháu gái tôi đang học lớp 11 lập tức nhắn tin cho ông khi nghe chuyện, cháu viết: "Ông ơi, hay và ý nghĩa quá ông ạ", tôi trả lời "Ông làm để sau này con làm theo". Tôi không nói với con cháu quá nhiều những câu chuyện đạo lý trong gia đình. Từ trước tới giờ, tôi cứ làm, rồi chúng sẽ noi theo và học tập.

Cảm ơn những chia sẻ của thầy!

Thầy Nguyễn Xuân Khang sinh năm 1949 tại Nghệ An, là lứa học sinh chuyên Toán đầu tiên của Việt Nam những năm 1960. Năm 1968, thầy theo học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Vật lý. Sau thời gian dạy môn Vật lý khối phổ thông chuyên Lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1992, thầy sáng lập trường THPT Marie Curie, đến nay trường đã có 32 năm tồn tại và phát triển.

Trong nhiều năm qua, thầy Khang tích cực tham gia nhiều hoạt động nhân ái, thiện nguyện: Xây dựng hai cây cầu trị giá 1 tỷ đồng cho người dân tại Tiền Giang; Trồng 20.000 cây xanh ở rừng đầu nguồn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; Dạy tiếng Anh trực tuyến cho học sinh tại Mèo Vạc; chi 6 - 12 tỷ đồng cho 30 sinh viên ngôn ngữ Anh là người huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang ăn học trong suốt 4 năm.

Ngoài công tác giáo dục, thầy Khang còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thầy được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc" và Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2022, thầy Nguyễn Xuân Khang được vinh danh là một trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem