[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 1.

Doanh nhân Đỗ Xuân Phú (Shark Phú) là nhà sáng lập, "linh hồn" của Tập đoàn Sunhouse. Dữ liệu của Dân Việt cho thấy, doanh nhân Nguyễn Xuân Phú là cổ đông sáng lập với tỷ lệ sở hữu 50% vốn (150 tỷ tại thời điểm thành lập) của Công ty cổ phần Đầu tư Sunhouse toàn cầu - công ty mẹ của 6 công ty con.

Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Sunhouse là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất, lên tới trên 1.187 tỷ đồng (tháng 10/2021). Ước tính theo dữ liệu này, giá trị tài sản của ông Nguyễn Xuân Phú (gián tiếp) tại Tập đoàn Sunhouse có thể lên tới gần 600 tỷ đồng và 1.132 tỷ đồng (phân bổ vốn điều lệ và tài sản theo tỷ lệ sở hữu).

[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 2.

Hệ sinh thái của Shark Phú.

Ngoài ra, vị cá mập này còn là Chủ tịch của Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn (SHC). Tính đến cuối tháng 6/2021, Shark Phú nắm giữ 600.000 cổ phần, tỷ lệ 13,92% vốn điều lệ tại SHC, tương đương gần 8 tỷ đồng theo thị giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

Shark Phú còn sở hữu trực tiếp 21,76% vốn tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai – chủ thương hiệu bánh kẹo Richy tính đến cuối năm 2020.  Tại thời điểm đó, doanh nghiệp có số vốn điều lệ 96 tỷ đồng, như vậy tài sản của Shark Phú tại doanh nghiệp ước khoảng 20,9 tỷ đồng (phân bổ theo vốn điều lệ theo tỷ lệ sở hữu).

Tương tự, tại Công Ty TNHH Sunhouse Việt Nam, Shark Phú sở hữu 30% vốn điều lệ, tương ứng 4,56 tỷ đồng (phân bổ vốn điều lệ theo tỷ lệ sở hữu).

Nếu ước tính theo thương vụ Electrolux mua Sunhouse "hụt" vào năm 2017 với định giá 250 triệu USD, tài sản của Shark Phú có thể có giá trị lên tới hơn 2.800 tỷ (quy đổi theo tỷ giá USD tại thời điểm đó - PV), trong khi thời điểm khởi nghiệp vị cá mập này chỉ có trong tay 2.000 USD (khoảng 20 triệu đồng).

[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 2.

Theo tìm hiểu của Dân Việt, Shark Phú sinh năm 1971, tốt nghiệp ngành tài chính kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khoảng 10 năm kinh qua các vị trí làm công ăn lương từ Petrolimex đến Công ty Đài Loan VMET, Ford Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phú quyết định khởi nghiệp với giấc mơ xây dựng thương hiệu thực thụ "Made in Việt Nam".

Năm 2000, đứa con tinh thần đầu tiên của Shark Phú ra đời lấy tên là Công ty TNHH Phú Thắng vào năm 2000. Lựa chọn khởi nghiệp từ lĩnh vực nhập khẩu, thương mại hàng gia dụng mang đến khá nhiều thuận lợi cho Shark Phú. Chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi thành lập, tốc độ tăng trưởng trung bình của Phú Thắng từ 100 đến 200%/năm.

Tuy nhiên, sau khi Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp của vị cá mập này cũng lao đao vì giá nguyên liệu tăng cao, hàng hóa nhập khẩu khó khăn khi đồng won tăng giá…

[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 4.

"Bệ phóng" của Shark Phú.

Để công ty tồn tại và trở thành "bệ phóng" cho mình, năm 2004 khi Shark Phú quyết định liên doanh với doanh nghiệp Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam và xây dựng nhà máy liên doanh sản suất đồ gia dụng. Năm 2010, Sunhouse chính thức lấy tên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse.

Với niềm tin một ngày không xa Sunhouse sẽ không thua kém gì thương hiệu Kinh Đô, Masan, ông Phú không ngừng mở rộng quy mô chuỗi giá trị của Sunhouse qua M&A để đưa doanh nghiệp nhanh chóng phình to, hướng tới mục tiêu tự chủ sản xuất, sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm 2015, ông Phú quyết định tái cơ cấu Sunhouse. Shark Phú thành lập Công ty CP đầu tư Sunhouse Toàn cầu và thực hiện việc chuyển toàn bộ cổ phần sở hữu về công ty này.

Kể từ năm 2017, ông Nguyễn Xuân Phú có một quyết định mang tính bước ngoặt: đầu tư nguồn vốn khổng lồ vào mở rộng hệ thống nhà máy có hàm lượng công nghệ cao, phát triển đồng bộ về các lĩnh vực sản xuất mạch, nhựa, cơ khí, khuôn, điện tử, điện lạnh...

Hệ sinh thái mang thương hiệu Sunhouse của Shark Phú hoạt đang động theo mô hình công ty mẹ - con với doanh thu nghìn tỷ, tăng trưởng bình quân 25-30%. Sunhouse đặt mục tiêu trở thành thương hiệu toàn cầu với doanh thu tỷ USD vào năm 2025.

[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 3.

Dưới sự chèo lái khéo léo của Shark Phú, hầu hết các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Sunhouse ghi nhận doanh thu tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Shark Phú sở hữu cổ phần trực tiếp lại có tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu thấp hoặc tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao.

Tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai, năm 2016 và 2017 mặc dù doanh thu vẫn lên tới hơn 230 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp vẫn lỗ 1,9 tỷ đồng và 3,2 tỷ đồng. Từ năm 2018 đến năm 2020 tình hình tài chính khả quan hơn khi doanh nghiệp không còn báo lỗ, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu vẫn chỉ chiếm 0,2% - 0,5% doanh thu.

[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 6.

Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai.

Ngoài ra, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng là con số đáng lưu tâm tại doanh nghiệp này khi tăng nhanh từ 1,09 lần (năm 2006) lên 12,1 lần (năm 2020), thậm chí lên tới 21,4 lần vào năm 2019.

Hay như tại Công Ty TNHH Sun House (Việt Nam), tỷ lệ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng nhanh từ 3,87 lần năm 2016 lên trên 14 lần vào năm 2020.

Trong số các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Shark Phú, Công ty CP tập đoàn Sunhouse là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất, dao động từ 1.437 tỷ lên 3.486 tỷ nhưng lợi nhuận lại rất đì đẹt từ 35 tỷ đồng lên 200,4 tỷ đồng giai đoạn 2016 – 2020. 

[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 7.

[Hồ sơ doanh nhân]: Lộ “gót chân asin” của Shark Phú - Ảnh 8.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem