Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía

Diệp Diệp Thứ tư, ngày 07/09/2022 06:17 AM (GMT+7)
Nếu nhà bạn trồng cây cảnh dành dành thì mùa thu này cần thực hiện "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", đảm bảo cuối thu hoa nở trắng chậu.
Bình luận 0

Rất nhiều người yêu thích cây cảnh dành dành vì màu lá xanh mướt, hoa trắng muốt, hương thơm dịu nhẹ. Dành dành là cây cảnh nở sớm vào cuối mùa xuân và nở muộn vào mùa hè. Nếu thời gian nở không quá ngắn thì chắc chắn cây cảnh này chiếm vị trí trong danh sách các loài hoa mùa hè.

Tuy nhiên, bạn không biết rằng, nếu biết cách chăm sóc thì cây cảnh dành dành có thể nở thêm một vụ vào cuối mùa thu và đầu mùa đông.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 1.

Dành dành là cây cảnh nở sớm vào cuối mùa xuân và nở muộn vào mùa hè.

Nếu bạn muốn cây cảnh dành dành của mình nở hoa vào cuối mùa thu này thì ngay bây giờ bạn cần phải làm "3 thêm, 1 bớt, 1 thay" cho cây nhé

1. Thêm nước và phân bón cho cây cảnh

Cây cảnh dành dành rất ưa nước. Vì lượng tiêu thụ cao vào mùa hè nên việc tưới nước cho cây cảnh này về cơ bản cần được thực hiện hàng ngày.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 2.

Cây cảnh dành dành rất ưa nước.

Vào mùa thu, cây dành dành từ từ tiếp tục sinh trưởng và lượng tiêu thụ nước sẽ giảm xuống. Rốt cuộc, môi trường vào mùa thu, nhiệt độ mát mẻ nên không có yêu cầu cao quá về độ ẩm.

Tuy nhiên, để cây cảnh dành dành sinh trưởng và phát triển nhanh thì nên tưới nước thêm cho cây. Về cơ bản, sau khi đất bề mặt của chậu chuyển sang màu trắng, cây cảnh này cần được tưới nước.

Bạn đừng lo quá nhiều nước sẽ làm rễ bị nghẹt, trừ khi bạn tưới 1-2 tiếng mà nước vẫn đọng trên bề mặt đất có nghĩa là đất chậu đã quá cứng, cần được thay thế.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 3.

Khi bón phân cho cây dành dành vào mùa thu, có thể bón phân hỗn hợp trước, sau đó là phân lân và phân kali.

Ngoài việc tưới nước, bón phân cũng là điều không thể thiếu đối với cây cảnh dành dành. Sự phát triển của cành mới và lá mới không thể tách rời việc tiêu thụ chất dinh dưỡng. Khi bón phân cho cây dành dành vào mùa thu, có thể bón phân hỗn hợp trước, sau đó là phân lân và phân kali.

Lý do chính là cây dành dành có khả năng bắt đầu phân hóa chồi hoa vào cuối mùa thu, phân lân và kali có lợi cho việc kích thích ra hoa và có thể cải thiện sức đề kháng của cây.

Tần suất bón phân khoảng 15 đến 20 ngày bón phân 1 lần. Đủ chất dinh dưỡng là điều kiện quan trọng để cây cảnh dành dành nở hoa vào cuối mùa thu.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 4.

Cây cảnh dành dành thiếu sáng thì cành trở nên mỏng, mảnh khảnh hơn

2. Thêm ánh sáng cho cây cảnh

Cây cảnh dành dành cần ánh sáng vừa đủ, phơi nắng nhiều không làm cành lá khẳng khiu mà giúp phân hóa mầm hoa. Dù có thể cây cảnh không nở vào cuối thu nhưng đến cuối mùa xuân chúng cũng sẽ nở nên việc phơi nắng cho cây cảnh là điều cần thiết.

Nếu cây cảnh dành dành của bạn vẫn ở trong nhà, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao dù đã sang thu thì sẽ có hại cho cây. Cây cảnh dành dành thiếu sáng thì cành trở nên mỏng, mảnh khảnh hơn, màu sắc của lá không còn xanh mướt và mọc thưa thớt.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 5.

Cây cảnh dành dành được trồng tốt nhất ở ngoài trời

Do đó, để hoa có thể nở vào cuối mùa thu hoặc là cuối mùa xuân năm sau thì bạn cần phải phơi nắng cho cây cảnh ngay.

3. Thêm thông gió cho cây cảnh

Cây cảnh dành dành được trồng tốt nhất ở ngoài trời và chỉ được chuyển vào nhà khi nhiệt độ quá thấp vào mùa đông. Điều này chủ yếu là do ánh sáng và một lý do khác là sự thông gió.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 6.

Khi bạn cung cấp đủ nước và phân bón, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp và môi trường thoáng gió thì cây cảnh sẽ sinh trưởng rất tốt.

Không chỉ cây cảnh dành dành, thông gió là điều rất quan trọng đối với bất kỳ loài hoa, cây cảnh nào. Mùa thu là mùa vàng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dành dành.

Khi bạn cung cấp đủ nước và phân bón, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp và môi trường thoáng gió thì cây cảnh sẽ sinh trưởng rất tốt.

Bạn giữ cho cây cảnh sinh trưởng tốt, cành và lá phát triển nhanh thì khả năng mọc chồi, ra nụ cũng tốt hơn vào cuối thu hoặc đầu xuân sang năm. Cây cảnh có phát triển tốt thì hoa mới nở trắng chậu được.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 7.

uy nói cây cảnh dành dành không nhiều bệnh và ít bị sâu bệnh, sức đề kháng cũng tốt nhưng chúng vẫn có 1 số bệnh phổ biến

Ngoài ra, môi trường thông thoáng cũng giúp cây cảnh không dễ bị sâu bệnh, có thể làm tốt vai trò phòng trừ sâu bệnh.

Tuy nói cây cảnh dành dành không nhiều bệnh và ít bị sâu bệnh, sức đề kháng cũng tốt nhưng chúng vẫn có 1 số bệnh phổ biến như đốm lá, bọ và 1 số côn trùng gây hại khác.

Biện pháp phòng ngừa tự nhiên tốt nhất chính là nuôi trồng chúng trong môi trường thoáng gió, thông khí.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 8.

Thời điểm tốt nhất để cắt tỉa cây cảnh dành dành là ngay khi đợt ra hoa của chúng kết thúc.

4. Bớt tỉa cây cảnh

Thời điểm tốt nhất để cắt tỉa cây cảnh dành dành là ngay khi đợt ra hoa của chúng kết thúc. Nếu bạn bỏ lỡ thời điểm này thì đừng cắt tỉa nữa.

Rốt cuộc, cây dành dành ra nụ để nở hoa vào cuối thu, nếu bạn cắt tỉa chúng 1 cách bừa bãi thì sẽ không có bông hoa nào để ngắm, thậm chí sang năm cũng khó.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 9.

Ngay khi bạn cắt bỏ cành thì bạn đã cắt bỏ cả những nụ hoa còn ấp ủ ở nách lá. Bạn sẽ hối hận nếu cắt nó.

Ngay khi bạn cắt bỏ cành thì bạn đã cắt bỏ cả những nụ hoa còn ấp ủ ở nách lá. Bạn sẽ hối hận nếu cắt nó.

Nếu cần cắt tỉa bạn chỉ nên cắt bỏ những cành chết, bệnh, yếu, 1 số cành mảnh hoặc cành khiến cây cảnh quá rậm rạp mà thôi.

5. Thay chậu đất cho cây cảnh

Cây cảnh dành dành rất nhạy cảm với chất lượng giá thể, ưa đất chua tơi xốp, thoáng khí, đất chua khi bị kiềm hóa sẽ có rất nhiều lá vàng. Vì vậy tốt nhất nên thay đất bầu cây mỗi năm một lần.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 10.

Nếu bạn không kịp thay đất vào mùa xuân thì sau khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa thu, hãy nhanh chóng thay đất bầu đất. Nếu thay đất chậm sẽ ảnh hưởng đến thời kỳ ra hoa.

Ngoài ra, việc tưới nước máy cho cây cảnh một thời gian cũng khiến cây tự hấp thụ chua nên có hiện tượng kiềm hóa. Đối với cây cảnh dành dành, vốn nhạy cảm với độ pH của đất, việc thay đổi bầu đất là lựa chọn tốt nhất.

Khi thay chậu định kỳ, bạn có thể giữ lại khoảng một phần ba đất để bảo vệ "tim" của cây cảnh, như vậy bộ rễ sẽ bị tổn thương ít nhất. Sau đó có thể bảo dưỡng, theo dõi trong khoảng 1 tuần thì lại chăm sóc bình thường.

Mùa thu, cây cảnh này cần "3 thêm, 1 bớt, 1 thay", hoa nở trắng chậu một lần nữa, hương thơm tứ phía - Ảnh 11.

Ngay cả khi nó không nở hoa vào cuối thu này thì sang năm mới cây cảnh này cũng sẽ khiến bạn ngạc nhiên!!!

Nếu đất đã cứng cần phải loại bỏ hoàn toàn, bạn phải rửa sạch đất ở rễ thì phải đợi nửa tháng thì cây mới có thể phát triển trở lại. Do đó, nếu không muốn chậm mất quá trình phân mầm, ra nụ của cây cảnh thì hãy thay chậu càng sớm càng tốt.

Tóm lại, sau khi làm xong 5 điều trên, cây cảnh dành dành sẽ an vị phát triển và có khả năng tặng bạn món quà ngát hương, mãn nhãn vào cuối thu. Ngay cả khi nó không nở hoa vào cuối thu này thì sang năm mới nó cũng sẽ khiến bạn ngạc nhiên!!!

(THeo SH)


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem