Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 xuất hiện khiến đời sống âm nhạc hai năm qua vắng lặng hơn nhiều so với trước đó. Thời gian này, anh đang làm gì?

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 3.

- Tôi học và nghiên cứu thêm về âm nhạc điện tử để có kiến thức cho dự án riêng, dự kiến ra mắt vào cuối năm 2022. Việc nghiên cứu ngốn rất nhiều thời gian bởi phải tìm kiếm, mày mò, dịch sách và thực hành những gì mình đã tiếp nhận được.

Năm ngoái, trước khi giãn cách, tôi vẫn làm mấy số chương trình concert online "Monsoon from home", nhưng gặp khó khăn về ngân sách, kinh phí. Làm online, bạn cũng biết, gần như không kinh doanh gì được.

Dưới sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, thói quen nghe nhạc và tiếp cận các sản phẩm âm nhạc của công chúng liệu có thay đổi, theo anh?

- Sẽ thay đổi nhiều chứ, nhưng hiện tại, kể cả ở các nước phương Tây, nơi lĩnh vực giải trí vô cùng phát triển, họ cũng chưa định hình được rằng chúng ta sẽ chuyển sang mô hình mới như thế nào. Ngay chính tại các nước tiên tiến nhất, việc kinh doanh online hay virtual concert cũng không thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Không khí tại liveshow không một công nghệ nào có thể thay thế được. 

Những chuyên gia âm nhạc tôi quen biết tại nước ngoài cũng loay hoay rất nhiều với tình hình mới. Họ đầu tư số tiền lớn quay thực tế ảo ở bảo tàng, sân vận động, bán trực tuyến trên toàn thế giới, nhưng vẫn không đem lại hiệu quả.

Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đến khi dịch Covid-19 qua đi để định hình lại phương thức biểu diễn, tìm ra những thứ mới mẻ và phù hợp. Trước tiên phải bảo toàn tính mạng và lực lượng đã, rồi mới nghĩ tới những điều khác được. 

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 4.

Thẳng thắn mà nói, thì tại Việt Nam, kể cả khi cuộc sống có bình thường trở lại, việc đi xem show sẽ vẫn được xếp sau rất nhiều nhu cầu khác…

- Đúng vậy, có một chuyện rất buồn cười mà tôi vừa nhớ ra. Hôm nọ, tôi tình cờ đọc được một bình luận dưới bài phỏng vấn của chính mình. Trong bài viết đó, tôi có nói rằng vai trò của nghệ sĩ cũng tương tự như bác sĩ. Ở dưới, một người phản hồi: "Nghệ sĩ sao giống bác sĩ được?. Không có bác sĩ thì chết ngay, không có nghệ sĩ chẳng ai chết cả". Tất nhiên, tôi không nói quan điểm này lạc hậu hay văn minh, đó đơn giản là một sự lựa chọn. Nhưng khi đời sống văn hóa nghệ thuật phát triển hơn, họ sẽ nhận ra mọi khía cạnh trong đời sống đều quan trọng và có vị trí riêng biệt.

Vả lại, có lẽ họ chưa hình dung ra thôi. Khi phải sống trong một không gian mà tuyệt nhiên không có một điệu nhạc, chẳng có nổi một vần thơ, họ sẽ nhận ra vai trò của nghệ sĩ. 

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 5.

Nhìn một cách tích cực thì 2 năm trôi qua, dù phương thức biểu diễn bị hạn chế, vẫn có những gương mặt mới thuộc thế hệ gen Z xuất hiện trong làng nhạc Việt như Mỹ Anh, Marzuz… Anh có cho rằng chúng ta sẽ có một thị trường âm nhạc lạc quan hơn nhiều so với những năm trước đó, với các luồng gió mới?

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 6.

- Cũng không hẳn. Những năm trước, mọi thứ có vẻ như chững lại một chút, nhưng khi ấy cũng xuất hiện nhiều gương mặt ta tạm gọi là indie như Ngọt, Vũ, Cá hồi hoang … Họ có vẻ không nổi về bề mặt truyền thông, nhưng tôi vẫn đánh giá họ rất cao, và thực tế là họ thu hút không ít khán giả theo dõi.

Còn năm nay, sự khác biệt chỉ là chúng ta đang có xu hướng nói nhiều về gen Z. Đương nhiên là từ 5 năm trở lại đây, những người trẻ đã có điều kiện tiếp cận hơn thế hệ trước rất nhiều. Nhờ vậy, họ tạo ra một xu hướng âm nhạc tương đối cởi mở và hợp thời, đi theo xu thế của thời đại. Tuy nhiên, để lạc quan quá thì chưa nên, bởi vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa thế hệ nghệ sĩ trẻ của Việt Nam với thế giới mà chúng ta cần rất nhiều nỗ lực để thu hẹp. Nguyên do đơn giản bởi tốc độ và sức ép của đời sống âm nhạc tại Việt Nam còn ít, điều kiện phát triển cũng như sự đa dạng, phong phú trong môi trường biểu diễn của nghệ sĩ còn hạn chế. Nhìn sang Hàn Quốc, một đất nước cũng thuộc khu vực châu Á, bên cạnh K-pop phủ sóng khắp châu lục, thì hip hop, R&B, rap của họ cũng vô cùng mạnh…

Chúng ta có rất nhiều tiềm năng (tôi chưa dám gọi là tài năng), nhưng sau đó vì ít môi trường hoạt động, cũng như sự hiểu biết còn hạn chế, họ đã "thui chột" đi rất nhiều. Không ít người trong số đó rơi vào quên lãng.

Phải tự vận động để lấp đầy khoảng cách đó thôi, không thể cứ trông chờ vào những show truyền hình tìm kiếm tài năng, nó sẽ chẳng tạo ra khác biệt gì cho đời sống âm nhạc. Gọi là show truyền hình thực tế nhưng ta đều thấy, chúng đâu thực tế.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 7.

Cũng không thể phủ nhận rằng những show truyền hình như Vietnam Idol đã cho ra đời những giọng ca chất lượng như Uyên Linh, Văn Mai Hương, hay Rap Việt đã mang Rap đến từng nhà, thay vì có lãnh địa khá hẹp như trước đó?

- Truyền hình thật ra không giúp ích gì cho đời sống âm nhạc, nó chỉ tạo ra những "trend" (xu hướng) ngắn, nhất thời. Đời sống âm nhạc ở các nước phát triển hoạt động theo một cách rất khác. 

Vietnam Idol, The Voice, hay Rap Việt, tất cả đều là câu chuyện mang tính trào lưu, và trên thế giới chúng cũng đang ngày một thoái trào. Làm sao thị trường âm nhạc có thể khởi sắc nếu chúng ta cứ chạy theo trào lưu như vậy?. Tôi nhớ có thời gian tất cả ca sĩ cùng hát dân ca đương đại, rồi sau đó lại thu quân chuyển sang hát rock, chán rock lại hát nhạc dance. Ta lãng quên tất cả các thứ khác và nghĩ rằng mình đang theo đuổi một thứ đỉnh cao, hợp thời. Trong khi đó, nền nghệ thuật chỉ phát triển khi mỗi một dòng nhạc đều tồn tại và vận động.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 8.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 9.

Cũng có thể còn một nguyên nhân khác, đó là hiếm nghệ sĩ xác định được phong cách cho mình và có một nhà sản xuất giỏi đi cùng với họ, như trường hợp anh với Thanh Lam, hoặc Mỹ Linh với Anh Quân?

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 10.

- Xác định phong cách ở Việt Nam vẫn đang là một thứ mông lung. Tuy nhiên gần đây, đã có một số bạn trẻ định hướng rõ con đường cho mình, điển hình như "Ngọt" chẳng hạn.

Tôi luôn cho rằng, phong cách âm nhạc vẫn là thứ tiên quyết đối với thành công của một nghệ sĩ, dù anh ta có sử dụng những phương tiện truyền tải khác nhau đi chăng nữa. Nếu anh không có phong cách, chả ai nhớ tới anh cả. Năm nay rock được yêu thích anh xuất hiện, sau sau jazz nổi lên anh lại muốn xen vào. Khán giả yêu rock sẽ nghĩ: "Ông này phản bội mình rồi", trong khi người nghe jazz lại nghi ngờ: "Kẻ đó làm sao hát nổi".

Hôm trước, tôi cũng có đi dự lớp tốt nghiệp khoa Âm nhạc của một trường đại học. Tôi nhận ra các bạn ấy đang rất non về việc lựa chọn lối đi cho mình, đáng buồn là những lựa chọn đó mang nhiều toan tính, đáng lo là toan tính đó lại chẳng thông minh. Thí dụ có bạn chia sẻ: "Em sẽ hát nhạc dance để có show tại các quán bar", trong khi vũ đạo kém, hình thể thì không đẹp. Họ không hiểu rằng, với nghệ thuật, trước tiên phải đam mê, yêu thích đã. Đam mê rồi, mình còn phải hiểu mình có khả năng, tố chất để thực hiện điều đó hay không.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa là dám dấn thân. Anh hát nhạc jazz thì đừng kêu kén khán giả, hát nhạc rock đừng nói tôi bị kì thị… Anh lựa chọn điều đó chứ nào ai bắt buộc?. Đã lựa chọn thì phải tự hiểu đó sẽ đi tới đâu, có bao nhiêu khán giả và phải thật thà chấp nhận.

Còn anh lựa chọn chỉ để chạy show kiếm tiền thì lại khác, và điều này hoàn toàn không xấu. Chẳng ai cho rằng làm nhạc để kiếm tiền là thấp kém cả, quan trọng là nên trung thực.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 11.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 12.

Trong 30 năm làm nghề, anh từng kết hợp với nhiều nghệ sĩ. Một vài sự kết hợp trong số đó đã không mang đến kết quả cuối cùng – đó là sản phẩm âm nhạc. Nhìn lại, anh có thấy nuối tiếc hoặc nghĩ rằng, giá mình thay đổi điều gì đó thì mọi thứ sẽ khả quan hơn?

- Đây là một câu hỏi rất thú vị. Đúng là có nhiều sự hợp tác (chắc tôi không nên nói tên thì tốt hơn) đã không mang lại kết quả nào. Có thể nó bị lệch về thời gian, thời điểm, nhưng đáng nói hơn là sự lệch nhau về tốc độ, tư duy. Thậm chí, nếu nhận xét một cách tỉnh táo và công tâm, thì lệch nhau về cả sự lạc hậu. 

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 13.

Mặc dù về tuổi tác, tôi có thể già hơn, nhưng đôi khi các bạn ấy lại lạc hậu hơn tôi rất nhiều. Cũng bởi vậy, sau khi thử nghiệm, sự hứng thú ở cả hai bên không còn nữa. 

Nhưng cũng còn có một điều này khiến tôi hơi trăn trở, đó là sự "lệch pha" giữa tôi và một số bạn trẻ, dù tôi đến với họ hoàn toàn trong sáng. Tôi vẫn nói với họ rằng: "Các cháu/ em còn lâu mới đủ năng lực để trả cho chú một cách xứng đáng. Bởi vâỵ, chú không có nhu cầu về tài chính. Còn về độ nổi tiếng, nói sòng phẳng ra thì các cháu hiện tại chưa thể bằng chú được". Đúng là trước giờ tôi chỉ sống bằng âm nhạc, nhưng với tôi 100, 200 triệu cho một album đâu có nhiều ý nghĩa?

Thứ tôi muốn là truyền cảm hứng, những kĩ năng mình có cho các bạn trẻ, bởi sự giao tiếp của họ với quốc tế còn hạn chế. Tôi thì luôn thích kết nối và chia sẻ với với những người trẻ. Thế nhưng, thiện chí của tôi đôi khi lại không được đón nhận. Tôi không bất mãn, nhưng nhiều lúc cũng tự hỏi liệu cách tiếp cận của mình có xuề xòa quá không?. Mình không màu mè, không hô hào lại làm họ thấy mình không đáng trân trọng?.

Có khi nào nguyên nhân là bởi cái tôi của họ còn quá lớn?

- Không, cái tôi trong nghệ thuật lại rất tốt chứ. Người nghệ sĩ nên có cái tôi, dám làm, dám phủ nhận những thứ đi trước, thậm chí hãnh tiến nói rằng: "Tôi sẽ làm tốt hơn các ông già như ông Trung, ông Quân" (Quốc Trung, Anh Quân – PV). Tôi cũng từng có suy nghĩ như vậy, rằng tôi sẽ làm tốt hơn các chú đi trước. Thế nhưng, việc học hỏi thì có bao giờ là thừa thãi?

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 14.

Anh vừa mới làm giỗ đầu cho cha – NSND Trung Kiên. Vậy là đã hơn một năm từ ngày ông qua đời. Nhìn lại, điều gì ở ông khiến anh nhớ nhất?

- Tôi từng nghĩ mình rất khác biệt so với bố. Thế nhưng khi ông mất rồi, tôi nhận ra rằng không phải vậy. Tưởng là xung khắc, nhưng thật ra bố đã rất yêu tôi, dù ông thể hiện tình yêu đó một cách vô cùng nghiêm khắc. Ở phía ngược lại, dù khó chịu với sự nghiêm khắc đó, nhưng tôi cũng yêu bố sâu sắc và ảnh hưởng nhiều từ ông về nhân cách.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 15.

Sự khác biệt đó đôi khi làm cho cha con tôi xa cách một chút, dù không mâu thuẫn. Chẳng hạn, sau khi ông mất, tôi chợt nhận ra rằng từ bé tới lớn, tôi chưa bao giờ có một bức ảnh nào chụp chỉ riêng hai cha con.

Thật ra, giữa bố và con trai khó tình cảm như cách của bố với con gái, hoặc con trai với mẹ. Có thể lúc mình ủy mị thì ông không ủy mị và ngược lại. 

Anh vừa nói mình ảnh hưởng ông nhiều về nhân cách. Cụ thể, đó là những điều gì?

- Thứ nhất là sự dí dỏm, đanh đá, chanh chua (cười nhẹ). Thứ hai là sự nghiêm khắc, điều này thì ông ở mức độ cao hơn hẳn. Giả dụ như cho tới lúc mất, chưa một lần nào ông dành lời khen cho cậu con trai duy nhất. Có thể ông khen với học sinh, với bạn bè, nhưng trước mặt tôi, chưa bao giờ ông thể hiện điều đó.

Đó cũng là sự kiêu hãnh trong nghề nghiệp, là trách nhiệm với những thứ mình đảm nhiệm.

Ngoài những thứ đó ra thì quan điểm sống và tính cách của cha con tôi rất khác nhau. Tôi không có sự gia trưởng, còn cha tôi thì lại khác. 

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 16.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 17.

Gia trưởng ở đây, cụ thể là gì, thưa anh?

- Đó là sự chỉ đạo, quyết định trong gia đình, có thể do ông đã quen làm lãnh đạo. Còn về công việc thì lại khác, trong nhà tôi chưa bao giờ có sự phân biệt việc gì của đàn ông, việc gì của đàn bà, nếu mẹ nấu cơm thì tôi hoặc ông đi rửa bát, hoặc ngược lại. Trong nhà, ông nấu cơm ngon nhất, sau đó tới tôi, rồi mới đến mẹ. Mẹ tôi thì lại rất tháo vát, chuyện xây nhà cửa, sửa sang các thứ đều một tay bà lo lắng. Tôi là con trai duy nhất nhưng ông bà không nuông chiều, biết nấu nướng chợ búa, vá víu thêu thùa, sửa xe máy, điện đóm… từ khi còn rất trẻ.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 18.

Giữa anh và cha đã tồn tại một "tình yêu không lời" như vậy. Anh có thay đổi cách yêu thương của mình với con trai anh – Đăng Quang không?

- Quang lại khác. Quang không đối lập như tôi với bố. Tính cách của Quang giống như tôi thời trẻ, kín đáo, trầm tính, nhẹ nhàng, đôi khi hay cả nể. Tôi cũng dành thời gian và cách quan tâm cho con khác với cha. Tôi thường đưa con đi phượt, đi du lịch, đôi lúc cũng để Quang đi một mình để dạy con các kỹ năng sống. Con cần gì tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 19.

Giống nhau như vậy nhưng Quang lại yêu mẹ hơn đấy. Con lúc nào cũng bảo vệ mẹ một cách tuyệt đối, có chuyện gì cũng muốn chia sẻ với mẹ. Bố nhiều khi lại bị "quên". Nhưng thật ra, điều đó rất cũng bình thường.

Tôi nghĩ điều này thật ra Quang cũng ảnh hưởng từ anh, bởi tôi thấy anh luôn bảo vệ những người phụ nữ bên cạnh, hoặc đã từng bên cạnh mình…

- Có lẽ đúng như vậy. Nghĩ lại, chắc do hồi bé tôi đọc nhiều sách và ảnh hưởng cái tinh thần của quý tộc châu Âu cổ điển, rằng đàn ông là phải có tinh thần hiệp sĩ, phải galant, mình chịu thiệt thòi một chút cũng không sao cả.

Đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên suy nghĩ đó. Chẳng hạn ngay thậm chí việc Quang dành tình cảm cho mẹ nhiều hơn, tôi cũng chẳng khi nào tị nạnh. Có khi mấy tháng con không gọi điện cho tôi, nhưng tôi hiểu rằng, đàn ông cần đến nhau và yêu thương nhau theo cách khác. Cứ ngồi tâm tình hàng ngày thì cũng …buồn cười.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 20.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 21.

Hôm trước, trên trang cá nhân, Đăng Quang có chia sẻ một bức ảnh chụp cả gia đình, trong đó có chị Lam và bạn trai, anh và bạn gái. Bức ảnh đó khiến những người xem như tôi thực sự xúc động. Tôi tự hỏi, anh với chị Thanh Lam phải mất bao lâu mới có thể trở lại mối quan hệ tốt đẹp như vậy?

-Tôi là người chủ động trong việc đó. Khi mới chia tay, Lam vẫn có những khoảng cách, sự ngại ngần. Còn tôi luôn đối xử bình thường khi cô ấy có bạn trai mới. Cũng dễ hiểu bởi phụ nữ họ thường không có cái nhìn dễ dàng như đàn ông.

Có lẽ phải đến 10 năm sau, Lam mới bắt đầu nói chuyện thoải mái với bạn gái của tôi hiện tại. Cô ấy cũng nhận thấy rằng Lan (tên bạn gái nhạc sĩ Quốc Trung là Hương Lan – nv)  chăm sóc bọn trẻ, yêu thương chúng thật lòng. Lam cảm kích điều đó và mối quan hệ giữa hai chúng tôi trở lại bình thường như hai người bạn, hai người đồng nghiệp.

Thật ra không chỉ riêng với Lam, với bất kì ai cũng vậy. Tôi không giữ những mâu thuẫn quá khứ ở trong người. Cuộc sống đã đủ phức tạp rồi, con người cũng không nên phức tạp thêm làm gì.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 22.

Chị Lam từng ngần ngại khi gặp người phụ nữ bên cạnh anh hiện tại. Còn khi đó, bạn gái anh có cảm xúc thế nào?

- Cô ấy không quan tâm tới việc đó lắm. Thậm chí, thời gian đầu, khi con còn nhỏ và tôi dành thời gian quan tâm con cùng với Lam, cô ấy chưa bao giờ ngăn cản hoặc bất bình. Tôi và Lam cùng hai con đi lưu diễn nước ngoài với đoàn, Lan vẫn rất bình thường, vui vẻ. Cách cư xử của cô ấy khiến tôi ghi nhận, và thấy mình may mắn.

Sau nhiều cuộc tình đổ vỡ, diva Thanh Lam đã tìm được hạnh phúc mới bên bác sĩ Bùi Tiến Hùng. Chứng kiến hạnh phúc của cô ấy, cảm giác của anh như thế nào ?

- Không chỉ Lam mà ngay cả với những người bạn gái cũ của tôi, khi họ tìm được hạnh phúc mới, tôi luôn cảm thấy vui mừng cho họ. Tôi nghĩ đó là một suy nghĩ rất đỗi bình thường. Một người sống nhân văn thì khi một người chưa may mắn trong chuyện tình cảm tìm thấy hạnh phúc, ta cũng thấy vui lây. Nếu đó là người bạn thân thiết với mình, mình sẽ càng vui vẻ.

Thứ nữa là khi Lam có một người đàn ông bên cạnh, các con tôi cũng cảm thấy vui vẻ và an tâm. Chúng rất yêu mẹ và luôn mong nhìn thấy mẹ hạnh phúc. Thậm chí, tôi cũng nói chuyện với các con về chuyện của Lam, những điều đó trong gia đình tôi rất nhẹ nhàng, vô tư, không có gì nặng nề cả.

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 23.

Bên nhau suốt một chặng đường dài, nhưng chưa bao giờ bạn gái anh xuất hiện trên báo chí. Là do anh không muốn ồn ào thêm nữa, hay do chị ấy không muốn?

- Cô ấy không thích thú và chẳng có nhu cầu với việc đó. Bản thân chúng tôi hiện tại vẫn coi nhau như người yêu, chứ không phải vợ chồng. Chúng tôi bên nhau bởi những thứ khác, chứ không phải bởi hôn lễ hay giấy tờ ràng buộc. Khi xác định gắn bó, tôi cũng có nói với cô ấy rằng: "Tôi có thể coi em là bạn gái cho tới cuối cuộc đời, nhưng không nhất thiết phải làm đám cưới". 

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 24.

Thật ra tôi cũng chưa bao giờ làm đám cưới với bất kỳ ai, kể cả Lam cũng vậy. Tôi thấy điều đó cũng không quá cần thiết. Vả lại, cũng không thấy hợp với việc ôm bó hoa, rồi mặc vest lên lễ đài làm chú rể. Tôi nói với Lan, thay vì việc làm đám cưới như vậy, thà mình đưa nhau đi đâu chơi thì còn thú vị hơn. May mắn là cô ấy chia sẻ với tôi điều đó.

Trải qua những thăng trầm, đã có khi nào anh nghĩ, sự kết hợp giữa một nghệ sĩ và một doanh nhân sẽ ít rủi ro hơn so với việc hai người nghệ sĩ về chung một nhà?

- Đừng bao giờ nghĩ vậy. Không có một công thức hoàn hảo nào cho hôn nhân cả. Hai con người thuộc hai gia đình với cách giáo dục khác nhau sẽ có những thói quen, tính cách khác biệt, vấn đề là sự hòa hợp, thấu hiểu đạt được ở mức độ nào. Đối với Lam, tôi cũng có những sự hòa hợp khác, đặc biệt trong sự nghiệp. Có những cặp đôi cùng ngành nghề như Mỹ Linh – Anh Quân chẳng hạn, họ vẫn là mảnh ghép hoàn hảo của nhau trong hôn nhân đó thôi. 

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 25.

Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa đi qua. Sau khi phải chia tay nhiều người thân yêu, cái Tết của anh ở tuổi 55 có khi nào chơi vơi hơn trước?

- Tết năm ngoái, tôi đã có sự chơi vơi nhất định bởi cha tôi mất ngay trước Tết. 20 năm sau sự ra đi của mẹ, tôi bước sang một chương mới, khi gia đình khởi nguồn từ thời thơ ấu của mình không còn nữa.

Tết đã thay đổi nhiều trong nhịp sống hiện đại, nhưng gia đình vẫn là thứ thiêng liêng trong đó. Khi cha mẹ qua đời, con cái bắt đầu có cuộc sống riêng, bên cạnh chỉ còn người bạn đời của mình, ta tự do hơn, nhưng cũng cô đơn hơn trong ngày Tết.

Ở tuổi này, nói buồn thì không hẳn, nhưng tôi thấy mình đã chuyển sang một giai đoạn mới của cuộc đời.

Có cái Tết nào trong ký ức mà anh còn nhớ?

- Đó là một cái Tết buồn từ thời tôi còn là sinh viên, khi tôi đặt vé tới Ba Lan để du lịch. Giữa những dòng người, đột nhiên tôi cảm thấy rất lạc lõng và nhớ nhà. Cũng từ thời điểm đó, tôi tự hứa rằng mình sẽ không bao giờ xa nhà trong ngày Tết một lần nữa.

Năm nay, anh đã làm gì vào những ngày đầu tiên của năm mới? 

- Sắp đặt và bố trí lại phòng làm việc. Tôi mới dọn tới căn nhà này khoảng 2 tuần và mọi thứ vẫn còn rất bộn bề, những dự án vẫn còn đang phía trước… Nếu có một điều ước, tôi mong mình như Paul McCartney, ở tuổi ngoài 70 vẫn có thể song hành cùng âm nhạc. 

Cảm ơn những chia sẻ của anh!

Nhạc sĩ Quốc Trung: “Tôi nói với bạn gái rằng ta không cần một hôn lễ” - Ảnh 27.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem