Sóc Trăng: Ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi có nhiều bức tượng Phật nổi tiếng và những cây hồng nhung cổ thụ

Thứ ba, ngày 11/05/2021 06:00 AM (GMT+7)
Chùa Bốn Mặt có diện tích 6,5ha tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng). Ngôi chùa xuất hiện nhiều truyền thuyết về một tượng phật có bốn mặt quay về bốn hướng. Mỗi hướng có 5 vị phật được đồng bào Khmer tìm thấy trong quá trình khai phá đất hoang.

Ngôi chùa Khmer có lịch sử hơn 500 năm

Chùa Bốn Mặt hay còn gọi là chùa Buôl Pres Phek. Đây là ngôi chùa Khmer được xây dựng cách đây khoảng 500 năm. Chùa Bốn Mặt được công nhận là di sản văn hóa - lịch sử vào năm 2017.

Theo bà con nơi đây, chùa có tên gọi là Bốn Mặt vì sự liên quan đến truyền thuyết về hình ảnh của 1 bức tượng Phật có 4 mặt hướng về 4 hướng. Và mỗi hướng gồm 5 vị phật. 

Khi tượng được tìm thấy khi khai phá đất hoang, người dân cho đây là điềm lành nên đã xây dựng chùa và đưa tượng phật vào thờ cho đến nay.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 2.

Lối vào chùa Bốn Mặt ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Hiện tượng phật được đặt tại chính điện của ngôi chùa. Ở trung tâm chính điện là một pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni cao 2m ngồi thiền trên bệ cao 3m. Tượng phật được trang trí hoa văn hình cánh sen. Trước gian thờ phật Thích Ca Mâu Ni là pho tượng 5 mặt Phật cổ bằng đá bảy màu có 5 tầng với chiều cao trên 1m.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 3.

Chánh điện chùa Khmer có lịch sử hơn 500 năm ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: NT.

Theo sư Thạch Bonl, trụ trì đời thứ 7 của chùa Bốn Mặt, chùa được trùng tu từ năm 2016 với các hạng mục đặc biệt là ao Mách Cha Linh.

Nơi gửi gắm đời sống tinh thần của đồng bào Khmer

Tại ao Mách Cha Linh, theo quan sát, phần giữa ao có một tháp cao hơn 20m có tượng đức phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên con rắn 7 đầu. 

Xung quanh ao có hoa văn của bức tượng bốn mặt quay về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, cùng với tượng 12 con vật tượng trưng  12 con giáp của dân tộc Khmer.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 4.

Pho tượng 5 mặt phật cổ bằng đá bảy màu có 5 tầng với chiều cao trên 1m tại chùa Bốn Mặt, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: NT.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 5.

Ngôi chùa Bốn Mặt có nhiều cây hồng nhung cổ thụ, cũng là nét độc đáo riêng của ngôi cổ tự này. Cây hồng nhung cổ thụ không chỉ là một trong những bảo vật của chùa mà còn khiến nhiều du khách tò mò tìm hiểu. Ảnh: Chúc Ly.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 6.

Tại chùa Bốn Mặt có những cây hồng nhung trên 100 năm tuổi. Ảnh: Chúc Ly.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 7.

Nhiều du khách thích thú khi lần đầu tiên biết đến trái hồng nhung khi tới tham quan, hành lễ tại chùa Bốn Mặt, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Chúc Ly.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 8.

Trái hồng nhung đẹp mắt được hái từ một trong những cây hồng nhung cổ thụ trong khuôn viên chùa Bốn Mặt. Ảnh: Chúc Ly.

Thời gian vừa qua, chùa Bốn Mặt trở thành địa điểm tìm đến chiêm bái, hành lễ của người dân trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng. Bởi nơi đây có tượng phật nổi được cho là tượng thần Vishnu (thần sáng tạo), đứng đầu trong tam thần ở Ấn Độ.

Theo sư Thạch Bonl, sau một cơn mưa lớn, tượng Phật bằng đá đen khiếm khuyết một số bộ phận "trồi" lên khỏi mặt đất. Sau đó được một bé gái 6 tuổi trong sóc phát hiện khi tắm mưa tại khu vực đất chùa. Ứớc tính bức tượng Phật nặng hơn 100kg. Hiện các phần tay, chân đã lần lượt tìm thấy và được lắp vào bức tượng Phật.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 9.

Ngôi chùa Bốn Mặt với nét cổ kính rất riêng. Ảnh: Chúc Ly.

Sóc Trăng: Huyền bí ngôi chùa Khmer hơn 500 tuổi  - Ảnh 10.

Khách thập phương đến chiêm bái pho tượng phật nổi tại ngôi chùa cổ Bốn Mặt. Ảnh: NT.

Hiện chùa Bốn Mặt không chỉ là nơi hành lễ của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng mà còn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch thập phương vì gắn liền với Giếng Tiên Nữ được lưu truyền trong dân gian chỉ cách chùa khoảng 100m. 

Giếng Tiên Nữ đang được đầu tư xây dựng thành một điểm đến hấp dẫn và lưu giữ giá trị văn hóa của bà con dân tộc Khmer.

Chúc Ly - Nguyễn Trinh
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem