Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa

Thứ sáu, ngày 16/06/2023 14:50 PM (GMT+7)
Hưởng ứng Ngày quốc tế phòng chống sa mạc hóa, ngày 16/6, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang tổ chức phát động trồng cây.

Chủ đề của Ngày quốc tế chống sa mạc hóa năm nay là “Đất đai và quyền của phụ nữ”, nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong việc sử dụng đất bền vững. Ngay từ sáng sớm, hàng trăm đoàn viên thanh niên đã tập trung tại khuôn viên Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, khuôn mặt ai cũng hớn hở khi tham gia trồng cây góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường Việt Nam xanh hơn.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 1.

Ngay từ sáng sớm, nhiều bạn trẻ đã tập trung tại sân Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang để tham dự buổi lễ mít tinh và phát động trồng cây để hưởng ứng ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2023.

Bạn Nguyễn Quỳnh Như (Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang) chia sẻ, trước đây em cũng chưa hiểu rõ về việc sa mạc hóa nhưng qua buổi lễ phát động trồng cây hôm nay em thấy trách nhiệm của mình phải phấn đấu nhiều hơn để đóng góp vào sự nghiệp trồng cây, gây rừng. Em cũng sẽ cố gắng tuyên truyền nhiều hơn nữa về tác dụng của việc trồng cây, bảo vệ nguồn tài nguyên đất cho nhiều người hơn nữa. Trồng cây gây rừng tạo ra màu xanh cho môi trường đô thị, bên cạnh đó rừng chính là để bảo vệ môi trường cuộc sống của con người, chống xói mòn, lũ lụt và hạn hán.

Trong những năm qua, ngoài các nguyên nhân chủ quan do con người gây ra trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội thì nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu cũng đem lại tác động tiêu cực trong quá trình sa mạc hóa và suy thoái đất. Biến đổi khí hậu diễn ra với cường độ mạnh, nhanh và bất thường khiến nhiều diện tích đất bị thoái hóa, hoang mạc hóa, làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất của đất.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị cùng nhiều đại biểu chung tay trồng những cây đầu tiên.

Trên thế giới, diện tích các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích đất liền của trái đất, chỉ tính riêng 10 khu vực hoang mạc hóa lớn nhất thế giới diện tích đã lên đến gần 44.000 triệu ki lô mét vuông. Tại Việt Nam, tính đến hết năm 2016 diện tích đất bị suy thoái trên phạm vi toàn quốc khoảng 1,3 triệu ha, chiếm khoảng 4% diện tích đất liền của lãnh thổ; diện tích đất có dấu hiệu bị suy thoái gần 2,4 triệu ha; diện tích đất có nguy cơ bị suy thoái là 6,7 triệu ha…

Phát động tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị nêu rõ: Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia trọng điểm về sa mạc hóa nhưng suy thoái đất đã và đang diễn ra âm thầm nhưng rất mạnh. Theo số liệu thống kê năm 2021 của Bộ Tài nguyên Môi trường, Việt Nam có tổng diện tích đất bị thoái hóa là 11,838 triệu ha, chiếm khoảng 35,74% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó: 1,207 triệu ha bị thoái hóa nặng, 3,787 triệu ha bị thoái hóa trung bình và 6,844 triệu ha bị thoái hóa nhẹ. 

Năm 2023 là năm khởi đầu của chu kỳ El Nino mới với những dự báo sẽ khắc nghiệt với khô hạn diện rộng, nắng nóng gay gắt sẽ cần thêm khoảng 300 triệu ha đất để sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên đây là thách thức rất lớn vì đất đai là tài nguyên hữu hạn lại đang bị đe dọa và sụt giảm nghiêm trọng bởi suy thoái đất, cùng với sự gia tăng dân số thế giới.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh thực trạng trên bắt buộc chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất bền vững, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, theo đó đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời, đồng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của các nhà khoa học và sự ủng hộ của người dân và cộng đồng quốc tế.

Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), hạn hán là một trong những thảm họa thiên nhiên có sức tàn phá nặng nề nhất, gây thiệt hại đối với cuộc sống, phát sinh từ các tác động, chẳng hạn như mất mùa trên diện rộng, cháy rừng và suy giảm nguồn nước. Hạn hán ngày càng trầm trọng hơn do suy thoái đất và biến đổi khí hậu, tiếp tục gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng, tăng 29% kể từ năm 2000, với 55 triệu người bị ảnh hưởng mỗi năm. Đến năm 2050, hạn hán có thể ảnh hưởng tới khoảng 3/4 dân số thế giới. Đây là một vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu.

Những đợt hạn hán gần đây chỉ ra một tương lai bấp bênh cho thế giới. Tình trạng thiếu lương thực và nước cũng như cháy rừng do hạn hán nghiêm trọng đều gia tăng trong những năm gần đây.

Ngay sau lễ mít tinh, hơn 500 đại biểu, học sinh, sinh viên đã tiến hành trồng khoảng 200 cây xanh trong khuôn viên nhà trường.

Một số hình ảnh hoạt động trong buổi lễ Mít tinh và phát động trồng cây để hưởng ứng ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2023 tại Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang:

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 3.

Sau lễ mít tinh Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị đã trao quỹ học bổng khuyến học trị giá 50 triệu đồng đến thầy trò Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 4.

Mặc dù thời tiết khá nắng nóng nhưng hơn 500 đại biểu, học sinh, sinh viên đều hào hứng khi được trồng những cây xanh đầu tiên để hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 5.

Năm nay Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang được Cục Lâm nghiệp lựa chọn là nơi tổ chức lễ mít tinh và phát động trồng cây để hưởng ứng Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2023.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 6.

Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ chất lượng cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; là trung tâm đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp của vùng Đông Bắc. Cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao; tham mưu đề xuất các giải pháp, sáng kiến đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để giải quyết các tồn tại, khó khăn thách thức của ngành liên quan đến nông nghiệp và phát triển bền vững nông thôn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 7.

Trong sáng ngày 16/6, các đại biểu tổ chức phát động trồng cây, Cục Lâm nghiệp đã công bố thông điệp của Tổng Thư ký Ban Thư ký Công ước về kỷ niệm Ngày quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2023, đồng thời kêu gọi các bộ, ngành cùng nhau thảo luận để tìm ra các giải pháp hữu hiệu để chống sa mạc hóa và suy thoái đất ở Việt Nam gắn với việc nỗ lực thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, từng bước đưa ngành lâm nghiệp phát triển nhanh và bền vững, trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật và môi trường quan trọng có nhiều đóng góp cho đất nước trong giai đoạn tới.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 8.

Trong buổi lễ, ngoài người dân Việt Nam còn có những người bạn đến từ nhiều nước trên thế giới cũng tham gia trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 9.

Rất nhiều bạn đoàn viên thanh niên hào hứng tham gia lễ trồng cây.

Hơn 500 người trồng cây hưởng ứng Ngày quốc tế chống sa mạc hóa - Ảnh 10.

Chủ đề của Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa năm nay là “Đất đai và quyền của phụ nữ”, nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong việc sử dụng đất bền vững.

 

Đức Duy
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem