img

oàng Tuấn Anh – sinh năm 1985, tại TP.HCM, hiện là TGĐ Cty CP Vũ Trụ Xanh. Anh tốt nghiệp ngành xây dựng ở Úc trước khi về Việt Nam khởi nghiệp.

Thời điểm đầu năm 2020, khi ATM gạo của Hoàng Tuấn Anh xuất hiện đã trở thành chỗ dựa cho rất nhiều phận đời. Bát cơm nóng từ tấm lòng của các mạnh thường quân đã sưởi ấm cho biết bao người dân nghèo trên khắp cả nước.

Chỉ riêng tại TP.HCM, những điểm đặt máy ATM gạo đã tiếp đón cả triệu lượt người đến nhận gạo,.

Mới đây, trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh, TP.HCM đã áp dụng chỉ thị 16 – áp dụng giãn cách trên toàn thành phố từ 0 giờ ngày 9/7, thời gian áp dụng 15 ngày.

Dù hoàn toàn ủng hộ quyết định của thành phố, Hoàng Tuấn Anh vẫn lo lắng, bồn chồn. Anh biết, những bịch gạo 1,5kg "chảy" ra từ máy ATM có khi là nguồn lương thực duy nhất trong ngày của cả một gia đình. Vì vậy, anh quyết định sẽ xin phép UBND cho tiếp tục vận hành các điểm phát gạo."Nếu không được thì tạm đóng bao 5kg giao đến các khu vực phong tỏa, xóm trọ...", Hoàng Tuấn Anh nói.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 2.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 3.

Anh là người đầu tiên sáng chế ra ATM gạo cho người nghèo trong đợt dịch Covid-19. Lý do gì thôi thúc anh làm việc này ngay cả khi công ty anh cũng đang gặp khó khăn vì dịch bệnh?

- Ba tôi từng là trưởng khoa Phong - Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Ông dành mấy mươi năm đời mình trong bệnh viện để chữa bệnh và chăm sóc cho những người mắc bệnh phong - căn bệnh thường bị người đời xa lánh vì có nguy cơ lây nhiễm cao.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 4.

Hồi trung học, tôi vào viện của ba chơi sau mỗi chiều tan học. Tôi quan sát ba kiên trì mổ phục hồi chức năng cho các bệnh nhân. Họ phải trải qua nhiều ca mổ trong hàng năm trời để tay chân hoạt động bình thường trở lại.

Éo le thay, người mắc bệnh này lại thường có hoàn cảnh khó khăn. Nên sau khi chữa bệnh cho họ xong, ba còn tạo công ăn việc làm cho các bệnh nhân cũ của mình như cho họ chăm sóc vườn lan hay làm việc trong nông trại nhà tôi. Khi trở về nhà ăn uống hay sinh hoạt, ba không dùng chung muỗng đũa hay nước chấm với các thành viên khác vì sợ lây nhiễm.

Ra đời bôn ba, tôi đã tự tìm thấy câu trả lời cho mình: Nếu thấy việc khó ai cũng từ chối làm thì những người đang gặp khó khăn trong xã hội sẽ ra sao? Tôi được ba truyền tinh thần bản lĩnh và cảm hứng sống theo cách âm thầm mà mạnh mẽ như vậy.

Đặc biệt, tôi là người được nhận rất nhiều từ gia đình, người thân, bạn bè. Khi nhận được nhiều, tôi cũng mong muốn san sẻ, cho đi như một cách để trả ơn những gì mình được nhận.

Vậy hành trình anh phát minh ra chiếc máy ATM gạo như thế nào?

- Tháng 2/2020, tôi đến bệnh viện dã chiến Củ Chi để tặng thiết bị camera chuông cửa thông minh. Thiết bị này được lắp trong các phòng áp lực âm, phòng xét nghiệm để giúp 3-4 y bác sĩ hỗ trợ được cho khoảng 300 bệnh nhân thông qua một ứng dụng cài trên điện thoại, nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc phải trực tại các phòng bệnh.

Đến đầu tháng 4/2020, khi TP.HCM bước vào giai đoạn cách ly xã hội và nhiều người bị đói vì mất việc.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 5.

Nếu như bạn có một mái nhà để về, một chiếc giường êm ấm để ngủ, một bữa ăn đầy đủ thịt cá, một công việc để làm… thì tức là bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người đang phải chật vật, chạy từng bữa ăn trong những ngày hoạn nạn vì Covid-19 hoành hành.

Người nghèo sẽ cảm thấy rất tủi thân. Tôi nghĩ thế và tự nhủ cần làm điều gì đó để họ có cảm giác phía sau lưng còn có đồng bào ủng hộ, giúp họ có sức mạnh vượt qua khó khăn trong dịch bệnh.

Lúc đầu, tôi nghĩ đến việc phát gạo bằng băng chuyền, nhưng thời điểm đó bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người, nếu làm theo cách này sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho cả người phát và người nhận... Vậy nên, cuối cùng tôi nảy ra ý tưởng về chiếc máy ATM gạo và chỉ sau 8 tiếng, bản thiết kế đã được hoàn thành.

Sở dĩ có thể thiết kế nhanh như vậy là do tôisử dụng ngay các thiết bị mà Công ty đang kinh doanh, cải tạo lại để cấu thành chiếc máy như hệ thống nhận diện khuôn mặt, dùng mô-tơ của máy để chạy van ngắt/thả gạo... Không chỉ hạn chế việc một người nhận nhiều lần thông qua theo dõi bằng camera, ATM gạo còn thiết kế để đảm bảo công suất phát được cho 3.000 người/ngày, hiệu chỉnh được số gạo nhả ra và chạy liên tục 24/24 giờ.

Đầu tháng 4/2020 tôi dựng ATM gạo đầu tiên tại địa chỉ 204B Vườn Lài, Q.Tân Phú.Tôi mua 5 tấn gạo, dự kiến phát trong 10 ngày nhưng đến cuối ngày thứ 2 thì gạo bắt đầu cạn. Vào thời điểm không biết lấy gạo đâu để phát nữa thì phép màu xuất hiện.

Nhờ truyền thông tích cực đăng tải, hình ảnh về ATM gạo bắt đầu ngập tràn trên mạng xã hội, các doanh nhân, mạnh thường quân bắt đầu tìm đến để đóng góp, chung tay giúp đỡ người nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn.

Với sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, chương trình đã nhân rộng sang nhiều tỉnh, thành và các doanh nghiệp khác cùng làm. Đến nay trên cả nước có cả ngàn chiếc máy ATM, đã phát được hơn triệu lượt người với hơn 10.000 tấn gạo.

Cái hay của ATM gạo là "Khi cần bạn có thể đến lấy, khi đủ xin nhường cho người khác".

Trong cuộc sống, có những thời điểm chúng ta dư giả nhưng cũng có những lúc không có 1 hạt gạo và ATM gạo sinh ra sẽ lắp đầy những vực thẳm đó.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 6.

Tôi thấy làm từ thiện đôi khi cũng sẽ gặp phải những câu chuyện không mong muốn, anh đã từng trải qua những chuyện như vậy chưa?

- Sự cố ATM gạo thì chắc nhiều người cũng đãbiết. Khi phát minh ra ATM gạo, mô hình này đã được nhân rộng khắp cả nước, được cộng đồng khen ngợi. Nhưng sau đó chúng tôi cũng có những thiếu sót khi nhân viên của mình bắc loa mời một người đang chờ xếp hàng để nhận gạo đi ra, vì cho rằng người này không đủ điều kiện nhận. Sau đó, có người lại mạo danh nhân viên chúng tôi để miệt thị người bị mời ra này khiến sự việc càng bị đẩy đi xa.

Sự cố khiến cả nhóm đã phải nhận hàng nghìn lời chỉ trích, xúc phạm. Còn riêng bản thân tôi nhận hàng trăm tin nhắn, cuộc gọi xúc phạm, đe dọa.

Thật sự mà nói, lúc đó tôi cũng cho đó là sự bất công cho bản thân và cho những người cùng làm với mình. Mọi người bỏ công sức mà tại sao lại nhận được dư luận trái chiều như vậy.

Tuy nhiên, sau này khi trưởng thành hơn, tôi cảm thấy nó khá bình thường trong xã hội.

Làm từ thiện không dễ chút nào. Khi làm gì đó nhận được sự ủng hộ tất nhiên cũng sẽ có sự phản kháng, chúng ta phải chấp nhận chuyện đó. Gặp sự việc như vậy, tôi cảm thấy mình đã quá may mắn khi còn có 90% người yêu thương.

Có một số ý kiến cho rằng việc sáng chế ra ATM gạo của anh cũng là cách PR doanh nghiệp. Cảm giác của anh ra sao khi nghe thông tin này?

- Tôi làm công việc này là do từ tâm nên không quan tâm ai nói gì. Trong công cuộc chống đại dịch, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, tôi gặp không ít khó khăn, phải gồng mình duy trì hoạt động. Thậm chí, vào lúc khó khăn nhất đã làm công ty tôi cạn kiệt, tôi phải bán nhà, bán xe hơi và cầm cố tài sản làm vốn lưu động để trả lương nhân viên, nguồn thu giảm khoảng 70-80%.

Khó khăn lắm, nhưng so với nhiều người, tôi vẫn còn may mắn hơn khi đủ khả năng trụ lại. Xung quanh nhiều người phải chạy từng bữa để tìm cái ăn cho gia đình. Nhiều tối xem tivi thấy thông tin có những nước nghèo trên thế giới người dân không tuân thủ giãn cách xã hội, vẫn lao vào kiếm sống chỉ vì sợ đói.

Trong thời điểm khó khăn đó, tôi nghĩ nếu mình khoanh tay đứng nhìn thì không giải quyết được gì cả.

Tôi muốn cùng mọi người tạo ra một số lượng lương thực cơ bản, đặt nó ở một nơi nếu họ thiếu họ có thể tới lấy. Hôm nay không lấy thì hôm sau, lấy theo tuần, theo tháng và theo quý. Người gặp khó khăn sẽ luôn biết có một nơi để mình được no bụng, sẽ luôn có một lối thoát khi cần.

Phật phát dạy, làm người khó nhất không phải làm sao cho giàu có, thành công, nổi danh mà là lương thiện. Xã hội càng có nhiều người lương thiện thì càng bình yên và ấm áp.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 7.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 8.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 9.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 10.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 11.

Trong những lần trò chuyện trước, anh thường nhắc về mẹ đã đem lại cho anh thành công như hôm nay

- Những gì tôi làm được bây giờ và cả sau này cũng không thể sánh được với những gì mẹ đã dành cho tôi. Mẹ đã sinh ra tôi 2 lần. Không có mẹ thì không có Hoàng Tuấn Anh của ngày hôm nay.

15 tuổi tôi học tại Úc. Khi học đại học tôi đã mê kinh doanh và bắt đầu thử sức trong lĩnh vực công nghệ với công việc mua đi bán lại sảnphẩm điện tử có những lỗi nhỏ nhưng chất lượng vẫn đảm bảo và được bảo hành như hàng chính hãng, giá có khi thấp hơn tới 50% giá bán lẻ ngoài thị trường. Tôi đã kinh doanh mặt hàng này trên trang thương mại điện tử Ebay. Lô hàng đầu tiên tôi đã bán được hơn 200.000 đô la Úc (AUD) và liên tiếp sau đó thu được lợi nhuận kha khá.

Khi chính phủ Úc triển khai chương trình hỗ trợ tấm cách nhiệt miễn phí cho người dân trị giá khoảng 2 tỷ AUD, tôi nắm ngay cơ hội và bay sang Nga, Trung Quốc để tìm nhà cung cấp.

Trong lúc đang phấn chấn với công việc, đột nhiên chính phủ Úc ngừng chương trình cung cấp tấm cách nhiệt, bồi thường cho các doanh nghiệp nhập khẩu 10% tổng giá trị thiệt hại.

Quyết định này ban hành đúng lúc của tôi có hơn 1 triệu AUD tiền hàng của đối tác đang về, chưa kể lượng hàng còn tồn.

Tai họa bất ngờ khiến tôi mất hết, ngoài vốn liếng đã đổ vào nhập nguyên liệu tôi còn phải chịu thêm chi phí tiêu hủy khoảng 2.000 USD một container.

Tôi rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, bế tắc và mất phương hướng.

Đúng lúc đó, như phép màu, mẹ tôi từ Việt Nam gọi điện sang hỏi tôi có khó khăn gì mẹ sẽ giúp. Thế là tôi có thêm một lực tinh thần, sốc lại mọi thứ và bắt đầu lại từ đầu.

Lời thăm hỏi ân cần của mẹ khiến tôi ấm lòng, cảm giác không bị bỏ lại, không bị xem là kẻ thất bại. Mẹ đã truyền cảm hứng cho tôi và trong suốt cuộc đời lập nghiệp tôi đã lấy điều đó để nhắc nhở mình sống và làm việc sao cho xứng đáng với niềm tin của mẹ.

Tôi đã chứng kiến anh tự tay bốc vác gạo, trực tiếp hỗ trợ người dân nhận gạo. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh có sợ bị lây nhiễm bệnh cho chính bản thân và gia đình?

- Khi làm cây ATM gạo, tôi đã đi rất nhiều vùng, tiếp xúc nhiều người thì sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao. Ai cũng lo ngại, bản thân tôi cũng vậy.

Nhiều khi tôi cũng lo sẽ lây lan cho gia đình, con cái nên đã nhiều lần phải cách ly mười mấy ngày, xa vợ, xa con, lúc nào cũng trong tâm thế bị cách ly.

Vậy nhưng, mỗi khi trông thấy hàng dài người xếp hàng nhận gạo, âu lo đó của tôi đã để qua một bên. Cái mình hi sinh là rất nhỏ so với cái người khác nhận được, thì tại sao mình không làm? Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 12.

Gia đình ủng hộ anh như thế nào trong công việc thiện nguyện?

- Ba tôi và vợ tôi luôn ủng hộ việc tôi làm. Nhiều khi 1-2 giờ đêm tôi còn thức đếm số gạo gửi đi tỉnh, thành khác rồi mệt đến mức ngủ gật, ba tôi chạy ra hỗ trợ, mặc dù ông đã hơn 70 tuổi rồi.

Còn vợ tôi thì không nói nhiều nhưng cô ấy làm, ví dụ như khi tôi đi hỗ trợ bà con ở tỉnh, thành khác, thiếu nguồn nhân lực thì vợ cũng đi theo động viên.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 13.

Lúc suy sụp, áp lực tôi cũng luôn có vợ và bạn bè ở bên cạnh.

Chia sẻ với bạn, vợ tôi là người Malaysia. Lúc làm việc bên Úc tôi quen vợ qua một người bạn, đợi cô ấy học xong thì cùng về Việt Nam. Dù mẹ và vợ tôi khi ấy không cùng ngôn ngữ. Mẹ không biết tiếng Anh còn Samantha (Vợ Tuấn Anh – pv) không biết tiếng Việt. Bất đồng ngôn ngữ nhưng có lẽ chính sự đồng cảm, thấu hiểu từ tấm lòng nên mẹ tôi đã rất quý mến, chấp nhận ngay từ những ngày đầu gặp mặt dù trước đó bà không thích có con dâu người nước ngoài.

Điều mà tôi rất tôn trọng, cảm kích vợ vì người Việt làm dâu đã khó, vợ tôi còn chấp nhận làm dâu ở một đất nước xa lạ, ở chung với ba mẹ chồng. Thời điểm mẹ tôi bị bệnh ung thư cô ấy đã chăm sóc cho mẹ rất nhiều.

Sinh sống ở Việt Nam một thời gian, vợ tôi ngạc nhiên khi chứng kiến không khí thiện nguyện ở khắp nơi. Cô ấy thắc mắc: "Tại sao người Việt có nhiều người muốn làm từ thiện đến vậy?".

Tôi ngẫm cũng đúng. Nếu ATM gạo này chạy ở một nước nào đó, chưa chắc đã thành công và thu hút nhiều người đóng góp đến vậy. Trong những lúc khó khăn, dân tộc mình rất đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái khiến những người nước ngoài cảm thấy bất ngờ.

Vợ tôi đã chuyển từ tò mò sang khâm phục và cuối cùng cô ấy trở thành chỗ dựa về tinh thần lẫn người cộng sự của tôi trong quá trình lắp đặt các máy ATM gạo ở nhiều nơi khác.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 14.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 15.

Chịu tiêu cực của bất ổn và khủng hoảng toàn cầu, nhưng năm vừa qua, Việt Nam vẫn giữ vững được ổn định vĩ mô, nằm trong nhóm 10 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Dưới góc nhìn của một doanh nhân, anh có suy nghĩ gì về điều này?

- Năm 2020, Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế xã hội.

Thú thực, khi tạo ra ATM gạo, tôi chỉ đơn thuần muốn giúp ích cho đất nước, tuy nhiên khi được truyền thông chú ý, nhiều tờ báo quốc tế đăng tải thông tin thì tôi lại cho rằng ATM gạo không là của riêng Việt Nam nữa mà nó đã lan xa ra thế giới rồi.

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 16.

Với ATM gạo, đất nước mình lúc đó được bạn bè quốc tế khen ngợi "tuyệt vời". Tôi chợt nghĩ, tại sao mình không dựa trên cơ hội đó để quảng bá đất nước Việt Nam? Vì vậy, tôi quyết định cùng Bộ Ngoại giao và Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam gửi tặng máy ATM gạo đến các nước bạn như Campuchia, Myanmar, Đông Timor…

Bạn có để ý không, ngày xưa đa phần Việt Nam nhận hỗ trợ từ bạn bè quốc tế. Đến thời điểm này, khi mình đã phần nào kiểm soát dịch tốt rồi thì mình giúp lại để mọi người hiểu Việt Nam không chỉ có "nhận" mà cũng luôn sẵn sàng "cho", mặc dù về kinh tế Việt Nam cũng chưa phát triển mạnh.

Và như vậy, tôi thấy rất vui khi cuối năm vừa rồi nhận thông tin Việt Nam tăng trưởng 2,91%, đây là một thành tích đáng ghi nhận. Rõ ràng, khi thương hiệu Việt Nam tăng trưởng như vậy, mọi người cũng nhìn đất nước Việt Nam như điểm đến hứa hẹn. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam vì nước ta có nhiều yếu tố thuận lợi, con người Việt Nam có một tấm lòng mà họ có thể tin tưởng.

Doanh nghiệp Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài cũng sẽ được tin tưởng vì ở một đất nước đang khó khăn mà trong mùa dịch vẫn kiên cường, đoàn kết để phát triển.

Dịch Covid-19 trực tiếp hoặc gián tiếp cũng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp. Dù ít hay nhiều, tôi hi vọng cộng đồng doanh nghiệp hãy cùng tham gia, phát huy trách nhiệm xã hội để chúng ta sớm vượt qua khó khăn, đây cũng là cách để tự cứu mình.

Xin cảm ơn anh và chúc cho những dự định tốt đẹp của anh sẽ sớm thành công!

(Còn nữa)

Cha đẻ ATM gạo Hoàng Tuấn Anh: TP.HCM giãn cách thì đóng bao 5kg gạo giao từng khu phong toả, xóm trọ… - Ảnh 17.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem