“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 2.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 2.

Chứng kiến ĐT Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trên đấu trường quốc tế, Tú có chạnh lòng khi không được HLV Park Hang-seo trao cơ hội?

- Tôi quan niệm lên tuyển không phải là đích đến duy nhất của đời cầu thủ. Bóng đá là đam mê, nhiệt huyết nhưng phải đem lại kinh tế phục vụ cho cuộc sống của mình. Mọi cầu thủ dù là tuyển thủ quốc gia thì cũng phải mưu sinh. Nếu đi đá bóng mà cuộc sống của của tôi không khá hơn, không có tiền thì tôi đi làm việc khác!

Tôi chỉ tiếc khi chưa có cơ hội được làm việc với HLV Park Hang-seo, được học hỏi thêm từ thầy. Điểm thú vị nhất ở thầy Park như chính các tuyển thủ từng chia sẻ với tôi là không thể đoán biết được ý đồ, những dự định của ông từ việc lên danh sách triệu tập cầu thủ, đăng ký danh sách thi đấu, đến quyết định chọn ai đá chính, thay người…

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 3.

Trong quá khứ, người lạc quan nhất cũng chỉ dám mơ tới World Cup chứ đâu thể tưởng tượng lúc này ĐT Việt Nam không còn phải chỉ mơ mà đã tiệm cận tới ngày hội bóng đá thế giới. HLV Park Hang-seo đến, ông truyền niềm tin, khát khao, ước mơ cho các học trò và đã nâng tầm bóng đá Việt Nam.

ĐT Việt Nam bây giờ là một tập thể ổn định, có chiều sâu, đội hình đã chơi bên cạnh nhau một thời gian dài và định hình rõ lối chơi. HLV Park Hang-seo luôn cố gắng làm mới đội tuyển, hoàn thiện đội tuyển hơn nữa, tạo động lực, sự cạnh tranh tích cực cho các cầu thủ chứ không bao giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được.

Tôi đã đọc cuốn Hồi ký bóng đá "Đường đến châu Âu" của ngôi sao bóng đá Hàn Quốc Son Heung-min và cảm thấy thầy Park đối với các cầu thủ như người cha của Son Heung-min đối với anh vậy. Ông có cách riêng để bảo vệ "những đứa con của mình" trước truyền thông, luôn rất "khắc nghiệt" trên sân tập, muốn con quên đi những thành công bước đầu để phát huy tối đa năng lực bản thân, chinh phục những đỉnh cao mà bản thân mình vì nhiều lý do đã không thể đạt tới.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 4.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 5.

Tú nhận định gì về những hạn chế của ĐT Việt Nam sau 2 trận thua trước Ả Rập Xê-út, Australia?

- Theo quan sát của tôi, trước các đội bóng hàng đầu châu lục, các cầu thủ Việt Nam vào sân với tâm lý có phần hơi e ngại. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là lần đầu tiên chúng ta có mặt ở một giải đấu lớn như vậy. Theo thời gian, tôi tin những hạn chế này sẽ được khắc phục, đặc biệt khi chúng ta có đủ những nhân tố tốt nhất trong đội hình.

ĐT Việt Nam sứt mẻ lực lượng nghiêm trọng vì chấn thương, thẻ phạt. Phải chăng nguyên nhân tới từ giáo án quá nặng của ban huấn luyện?

- Chấn thương là điều không ai mong muốn và nó có thể đến bất kỳ lúc nào. Có những cầu thủ rất khỏe, ra sân khởi động bất ngờ dính chấn thương lãng xẹt, đứt dây chằng.

Với HLV Toshiya Miura trước đây và HLV Park Hang-seo hiện nay, rõ ràng nền tảng thể lực của cầu thủ Việt Nam đã lên rất nhiều, nhưng cái gì cũng có 2 mặt. Các HLV ngoại yêu cầu tính kỷ luật rất cao, đưa ra bài tập giúp các học trò vượt qua những giới hạn của bản thân, luôn yêu cầu thi đấu mạnh mẽ kể cả khi đá tập nên cầu thủ dễ bị chấn thương. Nói đơn giản, chấn thương là một phần của bóng  đá mà cầu thủ chúng tôi phải chấp nhận, vượt qua để trưởng thành, bản lĩnh hơn.

Trận đấu với Trung Quốc ngày 7/10 tới, Công Phượng sẽ trở lại và Tú tin ĐT Việt Nam sẽ giành điểm?

- Tôi luôn đánh giá rất cao Công Phượng ở khả năng đi bóng, tạo đột biến. Thời gian qua, lối chơi của Công Phượng cũng đã cải thiện hơn rất nhiều, đồng đội, hợp lý hơn chứ không rê dắt bóng rườm rà. Trong sơ đồ 5-4-1 của ĐT Việt Nam, tôi thích Công Phượng và Quang Hải mỗi người đá 1 cánh hỗ trợ cho mũi nhọn Tiến Linh phía trên. Bộ đôi tiền vệ trung tâm vẫn là Hoàng Đức – Tuấn Anh. Bộ ba trung vệ là Duy Mạnh-Ngọc Hải-Tiến Dũng, 2 cầu thủ chạy cánh là Trọng Hoàng, Văn Thanh.

Ở vị trí thủ môn, tôi nghiêng về Đặng Văn Lâm khi cậu ta hội đủ nhiều yếu tố về cả chuyên môn, sức trẻ, đang thi đấu ở J.League – giải bóng đá hàng đầu châu lục.

Theo tôi, đó là đội hình tối ưu của ĐT Việt Nam lúc này. Trung Quốc hiện có trong đội hình những cầu thủ nhập tịch người Brazil nhưng họ vẫn chưa thể hiện được gì nhiều qua 2 trận thua trước Australia, Nhật Bản.

Tôi tin ĐT Việt Nam sẽ có điểm trước Trung Quốc bởi ngoài yếu tố chuyên môn, tinh thần thi đấu của anh em khi gặp Trung Quốc cũng sẽ rất "máu lửa" với quyết tâm mang lại niềm vui cho người dân cả nước.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 6.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 7.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 8.

Than Quảng Ninh nợ cầu thủ khoảng 70 tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ giải thể. Nhiều người thắc mắc tại sao câu chuyện này không "bung" ra sớm hơn mà mãi đến giờ mới rùm beng?

- Cá nhân tôi cũng như anh em trong đội đều rất yêu đội bóng, yêu bầu không khí bóng đá nơi đây và cách các CĐV coi cầu thủ như người một nhà. Ngoài việc động viên về vật chất, các CĐV còn đến đội bóng tổ chức những bữa tiệc liên hoan, hát hò cùng nhau vô cùng đầm ấm.

Chủ tịch CLB Phạm Thanh Hùng cũng rất tốt, chăm lo đời sống, giúp đỡ cầu thủ rất nhiều, không nề hà gì khi kinh tế ông còn "gánh" được. Nể trọng cái tình đó nên ở những thời điểm khó khăn khi Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam rút lui không tài trợ cho đội bóng nữa, toàn đội đều bảo nhau kiên nhẫn chờ đợi, hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng.

Nhưng 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày… thời gian càng trôi đi, số tiền đội bóng nợ chúng tôi ngày càng lớn, quá sức chịu đựng. Khi cuộc sống của nhiều cầu thủ quá khó khăn, họ buộc phải lên tiếng nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ lãnh đạo nên mới có chuyện lùm xùm trên mạng xã hội và báo chí như thời gian qua.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 9.

Tú đã thanh lý hợp đồng với Than Quảng Ninh và đội bóng vẫn còn nợ Tú bao nhiêu?

- Nợ tôi không đáng kể lắm, một chút thôi, chỉ mấy tháng lương và tiền chuyển nhượng nhưng cũng là tiền tỷ đấy (cười). Có những anh em khác bị nợ nhiều hơn từ năm 2019 và phải đòi hỏi những người có trách nhiệm đưa ra câu trả lời: Bao giờ chúng tôi được nhận lại những công sức đã bỏ ra? Đời cầu thủ rất ngắn, thi đấu 2-3 năm mà trắng tay thì bất công quá, cuộc sống sẽ ra sao?

Với những cầu thủ như tôi vài năm nữa giải nghệ nghĩ tới quãng thời gian như thế cảm thấy rất phí phạm. Một số người còn có chút tiền tích lũy từ trước để tiêu dùng những tháng đã qua. Với những ai không có tích lũy sẽ rất vất vả. Một gia đình bình thường, chỉ cần 2-3 tháng không có tiền thôi là xảy ra trục trặc rồi, huống chi chúng tôi đã 2-3 năm qua chịu cảnh như vậy!

Tú có thường xuyên liên lạc để biết thêm về cuộc sống của các đồng đội, có người đi làm bảo vệ, người làm công nhân?

- Cầu thủ Than Quảng Ninh vẫn có nhóm chung để chia sẻ những vấn đề chuyên môn trên sân cỏ khi tập luyện, thi đấu cũng như những câu chuyện trong cuộc sống.

Khi xuất hiện thông tin có cầu thủ Than Quảng Ninh đi làm bảo vệ, công nhân trên mạng xã hội, có nhiều anh em hỏi tôi và muốn xin số của những bạn đó với mong muốn hỗ trợ giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tôi cũng đã liên lạc với anh em nhưng tất cả đều không nhận. Họ bảo thời gian rảnh không được đá bóng thì lao động kiếm thêm cải thiện cuộc sống gia đình. Họ còn có sức khỏe lao động và muốn nhường phần quà đó cho những người thiếu may mắn hơn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 10.

Tú đã dự định gì cho tương lai của mình ở mùa giải tiếp theo chưa, có thông tin nói Tú đang đàm phán với Topenland Bình Định?

- Không chỉ bây giờ mà những năm trước đã có một số đội mời tôi với những bản hợp đồng hậu hĩnh. Nếu nhận lời, tôi có cơ hội về Hà Nội chơi bóng gần nhà và biết đâu đã có trong bộ sưu tập một vài chiếc Cúp vô địch V.League.

Thời điểm này, tôi đã nhận được lời mời từ 5-6 đội bóng nhưng chưa có gì chốt lại. Cầu thủ đã lớn tuổi như tôi thì luôn phải có những tính toán, chuẩn bị trước để có thể chuyển đến một đội bóng mới trong tương lai gần.

Tú từng sang Đức thử việc ở CLB hạng 2 Đức Fortuna Dusseldorf cuối năm 2016. Theo tìm hiểu của Tú, ở nước ngoài, trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa cầu thủ và CLB, ai đứng ra bảo vệ các cầu thủ?

- Ở nước ngoài hiếm có tình cảnh như những gì đã diễn ra giữa Than Quảng Ninh và cầu thủ vì chỉ cần chậm lương 1-2 tháng lương thôi là có vấn đề rồi. Tất cả các cầu thủ đều có người đại diện lo mọi mặt đàm phán hợp đồng cũng như các vấn đề pháp lý với CLB.

Tại Việt Nam, cầu thủ vẫn là người làm hợp đồng, thương thảo trực tiếp với CLB. Người Việt Nam mình vẫn thiên về tình cảm, còn nước ngoài, cầu thủ và lãnh đạo có thể rất quý mến nhau, nhưng khi nói chuyện về hợp đồng là nói chuyện với người đại diện. Cầu thủ không liên quan mà chỉ tập trung vào chuyên môn.

Nếu Than Quảng Ninh cuối cùng cũng không trả lại quyền lợi hợp pháp của các cầu thủ, vi phạm Luật Lao động, Tú nghĩ rằng các cầu thủ có nên kiện CLB ra Tòa?

- Đến lúc không còn con đường nào khác, cầu thủ Than Quảng Ninh sẽ phải cùng nhau đứng lên đòi quyền lợi cho mình. Như tôi đã chia sẻ ở trên, 2-3 năm lao động không phải quãng thời gian ít ỏi đối với một cầu thủ. Đó là một số tiền rất lớn.

Nếu câu chuyện Than Quảng Ninh không được giải quyết thỏa đáng thì nó sẽ tạo thành một tiền lệ xấu trong làng bóng đá Việt Nam.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 11.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 12.

Kỷ niệm nào đáng nhớ nhất với Tú trong những ngày ở Đức?

- Trong một buổi tập, khi tập chuyền bóng từ các vị trí 1 đến 2 – 3 – 4  sang tới người thứ 5 là dứt điểm cầu môn, tôi ở vị trí thứ 3 cứ sai sót khiến cả nhóm phải lặp đi lặp lại bài tập. Nếu như ở V.League, HLV sẽ bỏ qua và cho làm tiếp từ vị trí thứ 4 và 5 nhưng ở đây thì khác.

Trong bài tập hôm đó mình làm hỏng nhiều khiến các đồng đội càu nhàu, mình cũng ngại. Khi mới sang Đức, tôi nghĩ có gì mình chơi đấy. Nhưng sau đó mới nhận ra cả trình độ lẫn thể trạng đều chưa đáp ứng được. Mình đứng toàn đến vai, đến ngực người ta nên rất khó chơi.

Tú có thể so sánh giữa hạng Nhì Đức và V.League về môi trường tập luyện, cách sinh hoạt?

- Ở nước ngoài họ không sinh hoạt tập trung như V.League, họ ăn ở tự túc, lúc nào tập thì mới lái xe tới sân. Đợt đó tôi ở một khách sạn trong khuôn viên của đội, cứ tới giờ là xuống sân tập theo họ. So sánh thì quá khập khiễng, họ hơn mình về mọi mặt. Từ các điều kiện cơ sở vật chất, mặt cỏ, trang thiết bị tập luyện, thái độ tập luyện, mọi thứ đều rất chuyên nghiệp.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 13.

Ngôn ngữ có phải là một rào cản lớn đối với cầu thủ Việt Nam khi ra nước ngoài thi đấu?

Ngôn ngữ là rào cản lớn. Tiếng Anh mình đã không nói được nhiều rồi mà bên đó lại sử dụng tiếng Đức rất khó.

Vào sân khi HLV đưa ra bài tập, họ nói mình chẳng hiểu gì. Bắt đầu vào bài tập mình mới quan sát các đồng đội và làm theo. Đến lúc mình quen thì họ lại đổi bài tập. Cứ phải "đuổi theo" rất bị động như thế khiến mọi thứ vô cùng khó khăn.

Phải nói thêm rằng đợt đó tôi sang Đức quá gấp, gần như chưa có sự chuẩn bị gì. Với trình độ, tư duy cầu thủ trẻ hiện nay tôi nghĩ họ đủ sức chinh phục  những thách thức ở những nền bóng đá phát triển ở châu Âu. Thông tin mới đây nhất là việc Hoàng Đức được một số CLB Thái Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha mời sang thi đấu, điều đó sẽ tác động tích cực tới tư duy các cầu thủ trẻ thế hệ sau.

Ngay từ nhỏ, các em sẽ phải trau dồi kiến thức, học tiếng Anh, tìm hiểu văn hóa của những nền bóng đá phát triển. Khi có ước mơ, có đầy đủ hành trang, họ sẽ nắm bắt được cơ hội của mình.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 14.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 15.

Tú có thể chia sẻ về cái duyên với đội bóng "phủi" Cường Quốc?

- Tôi đến với Cường Quốc FC sau một lần đi đá giải cùng những người bạn trong đội Bóng đá TV. Đội hình toàn anh em phóng viên, biên tập viên và kết thúc giải đội bóng không giành được thứ hạng cao nhưng tôi nhận danh hiệu "Vua phá lưới". Sau đó, bầu Cường đã gọi tôi về khoác áo Cường Quốc FC. Lúc đó cũng chẳng biết biết làm gì, bằng đại học không có. Đá phủi vừa thỏa mãn đam mê, vừa có thu nhập nên tôi nhận lời.

Khởi đầu của tôi rất thuận lợi khi đá Giải bóng đá phong trào Ngoại hạng Hà Nội mùa đầu tiên (HPL-S1) năm 2013. Ngay trận ra quân cùng Cường Quốc FC tôi đã lập cú đúp trong trận hòa Trà Dilmah 2-2. Đây cũng là trận đấu đáng nhớ nhất trên sân "phủi" của tôi.

Sau trận đấu đó, tôi được HLV Mai Đức Chung nói đi Thanh Hóa thử việc và được ký hợp đồng với đội bóng xứ Thanh ở giai đoạn 2 V.League 2013. Đi qua mọi sóng gió, may mắn đã dần mỉm cười với tôi. Ở tuổi 25, tôi có trận đấu đầu tiên ở V.League và ngay ngày ra mắt Thanh Hóa tôi đã ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 trước SLNA. Cảm giác lần đầu tiên được thi đấu trên một SVĐ chật kín khán giả cổ vũ cuồng nhiệt thời điểm đó thật tuyệt vời.

Tôi gắn bó với Thanh Hóa đến hết mùa giải 2014, có những người anh đã thân quen ở Hà Nội là anh Lê Đức Tuấn (con trai cựu trung vệ thép Tổng cục Đường Sắt Lê Khắc Chính), Nguyễn Xuân Thành chỉ bảo nên tôi cũng trưởng thành, được đá chính nhiều và cũng có thêm những bàn thắng. Sang V.League 2015 tôi chuyển đến Than Quảng Ninh, sát cánh cùng đội bóng đất Mỏ đầy nghĩa tình suốt 7 năm.

Bóng đá Việt Nam có ít cầu thủ đá sân phủi tốt mà sang sân 11 cũng hay như Tú. Vậy cách chơi của "sân to" và "sân nhỏ" khác nhau thế nào?

- Sân 7 đòi hỏi kỹ năng xử lý bóng trong phạm vi hẹp tốt hơn vì có tới 14 người trong phạm vi mấy chục mét vuông. Miếng đánh quen thuộc ở sân 7 là những tình huống đập-nhả nhanh trong cự ly ngắn và điều đó giúp ích tôi  rất nhiều khi chuyển lên đá sân 11, đặc biệt ở những pha chồng biên với đồng đội hiểu ý, mở ra khoảng trống thuận lợi để thực hiện một quả tạt bóng chính xác. Ngược lại, khi mình đã chơi sân 11, về sân 7 sẽ có ưu thế về thể lực, có kỹ năng tăng tốc, mạnh mẽ hơn cầu thủ sân 7.

Tất nhiên, vẫn có nhiều cầu thủ V.League về đá phủi không thành công. Có thể kể đến một đội bóng tập hợp các cầu thủ chuyên nghiệp về đá HPL vẫn xuống hạng như thường.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 16.

Có cầu thủ nào thuần túy đi từ đá phủi lên V.League chưa?

- Tôi chưa thấy ở Việt Nam có ai như vậy. Chỉ có những trường hợp ăn tập rồi như tôi vì lý do nào đó phải đi đá phủi, khẳng định được bản thân và sau đó có cơ hội trở lại đấu trường chuyên nghiệp.

Đã có thông tin bóng đá phủi sắp hệ thống hóa chuyên nghiệp. Theo đó, sẽ có giải địch quốc gia như V.League hay giải VĐQG Futsal. Các đội bóng ăn ở tập trung, sinh hoạt quy củ như những cầu thủ chuyên nghiệp. Tú có chờ đợi điều đó không?

- Bây giờ bóng đá phủi cũng đã chuyên nghiệp rồi, cầu thủ có tiền chuyển nhượng cao, mấy trăm triệu đồng/năm. Lương nhiều cầu thủ phủi còn cao hơn một số cầu thủ trẻ ở V.League.

Nhưng nếu bảo cầu thủ V.League chuyển sang đá phủi họ sẽ không làm. Họ không thể đánh đổi tương lai lâu dài của mình để lấy thứ trước mắt. Khi họ không đá chuyên nghiệp nữa thì mới về đá phủi.

Khi bóng đá phủi chính thức được hệ thống chuyên nghiệp hóa, mang lại cuộc sống tốt hơn cho anh em thì tôi nghĩ điều đó rất tốt, thu hút được nhiều cầu thủ tham gia.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 17.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 18.

Có cha là cựu danh thủ Tổng cực Đường Sắt nên chắc hẳn từ thuở nhỏ, Tú đã truyền cảm hứng, đam mê trái bóng?

- Trước đây, bố tôi chưa bao giờ nghĩ hay định hướng sau này con mình phải trở thành cầu thủ. Với tôi, mọi thứ đến rất tự nhiên. Khi 6-7 tuổi, tôi hay đi theo bố, ăn ở tập trung luôn cùng bố và các chú các bác ở đội Đường Sắt đóng bên Gia Lâm. Cơ sở vật chất lúc đó còn rất hoang sơ, xung quanh toàn đồng bãi. Bố tôi cứ để kệ tôi chơi với quả bóng, thích làm gì thì làm chứ không bắt phải tập đá lòng hay tâng bóng… Có lẽ tôi cũng có chút năng khiếu nên mọi thứ cứ ngấm dần, tôi yêu bóng đá từ lúc nào không biết.

Hồi đó, không phải sân cỏ mà sân bê-tông, bóng nhựa mới là "đấu trường" quen thuộc của thế hệ 8x chúng tôi.

Sau giờ học văn hóa ở Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm, về đến là tôi nhanh nhanh chóng chóng trốn cửa sau để đi đá bóng ở phần vỉa hè, cổng trường, hoặc nhà văn hóa. Chân đi đất mà hăng lắm, chẳng may đá vào gạch chảy máu cũng chẳng quan tâm, cứ đá tiếp.

Lên cấp 2, tôi hay cùng chúng bạn đá sân tập thể Nguyễn Công Trứ. Lớp này với lớp kia thách đấu với nhau, đội nào thắng thì được giữ sân. Giữa sân có nhiều cái cây chắn cũng mặc kệ, thậm chí còn coi cây như "đồng đội" để bật tường. Những khoảnh khắc đó có lẽ trẻ con bây giờ không có được, còn mình giờ mà bảo đi chân đất đá bóng chắc cũng không dám nữa!

Học hết cấp 3 tôi mới đi tập bóng đá chuyên nghiệp và mọi thứ cứ thế tiếp diễn…

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 19.

Ai cũng rất sốc khi biết mình bị ung thư. Cách đây hơn 10 năm, điều gì đã giúp Tú vững vàng vượt qua bạo bệnh?

- Tôi phát hiện mình bị bệnh cũng tình cờ thôi. Sau một buổi tập về tôi thấy mệt mỏi, tiểu tiện ra máu, hơi lo một chút nên quyết định đi khám thì không thấy gì. Đi kiểm tra tổng quát thì phát hiện khối u nên phẫu thuật ngay để chữa trị, may mắn là ở giai đoạn đầu.

Gia đình lúc đó cũng chỉ bảo mổ để xử lý u lành ở ruột, sợ mình suy sụp. Nhưng sau này khi phải xạ trị, tôi cũng cảm nhận được rõ vấn đề mình.

Trong lúc điều trị ở Bệnh viện Việt Đức, hình ảnh các cụ già vui vẻ điều trị, thoải mái đánh cờ thư giãn cùng nhau đã tiếp thêm động lực cho tôi. Mình nghĩ cụ già thế kia mà vẫn thoải mái như vậy, mình trẻ phải lạc quan, mạnh mẽ hơn chứ!

Nói ra bây giờ cũng thấy mình… vô tư quá. Mổ xong mới được nửa tháng vừa cắt chỉ tôi đã trốn đi đá bóng. Lúc đó bạn bè rủ ra ngoài chơi cho thoáng thôi. Nhưng khi nhìn thấy sân bóng thì chịu thế nào được! Ngứa chân ngứa tay chạy vào gảy gảy tí, đá mấy quả thôi mà sau đó phải nhập viện cấp cứu.

Luôn âm thầm dõi theo con, cha đã dành nhiều lời khuyên cho Tú?

- Bố và cả gia đình luôn đồng hành cùng tôi trong những ngày tháng điều trị bệnh. Sau nay khi tôi theo nghiệp bóng đá, bố cũng thường xuyên góp ý. Bố tôi cũng đã có bằng A HLV chuyên nghiệp nên giúp tôi sửa được nhiều điểm hạn chế, trận này chơi thế này, trận kia chơi kiểu khác, như vậy đối thủ mới khó "bắt bài".

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 20.

Với mỗi cầu thủ, vai trò của bà xã rất quan trọng, là hậu phương vững chắc, chăm sóc con cái, lo việc nội ngoại 2 bên…

- Không chỉ riêng vợ tôi đâu, mà "một nửa" của tất cả cầu thủ đều là những người phải hy sinh rất nhiều. Phần lớn cầu thủ đều phải xa nhà và không thể đong đếm được những vất vả của vợ với những tháng ngày thui thủi chăm sóc con một mình. Vợ của những cầu thủ Than Quảng Ninh như chúng tôi những năm qua có lẽ phải rất sắt đá, đồng cảm với chồng bởi đi làm gì mà cả năm mà không có lương. Nếu không chia sẻ với mình thì làm sao giữ được tổ ấm hạnh phúc.

Tú rất hiểu Mạc Hồng Quân. Giữa 2 anh em có điểm gì chung mà lại thân thiết tới vậy?

- Chúng tôi đã chơi với nhau được 9 năm rồi, từ khi còn ở Thanh Hóa, rồi cùng nhau tới Than Quảng Ninh, ở cùng phòng. Giai đoạn 2 V.League 2020, hai anh em lại cùng tới Hải Phòng theo phân công của CLB để giúp đội bóng đất Cảng trụ hạng, nó như một cơ duyên vậy.

Hai anh em được cái hợp nhau, mọi quyết định đưa ra ít có chuyện người này hay người kia không đồng ý. Càng chia sẻ được với nhau nhiều hơn trong cuộc sống lại càng hiểu nhau trên sân cỏ hơn. Khi thi đấu tôi không cần gọi Quân cũng biết tôi đang ở đâu để chuyền. Có thể nói, nhắc đến Quân là nhắc tới Tú và ngược lại.

Tú được nhiều người hâm mộ, không chỉ vì phong cách chơi bóng mà còn về phong cách thời trang. Điều này có vẻ hơi "lạ" so với giới cầu thủ Việt Nam?

- Không phải vợ tôi là ca sĩ, tôi có nhiều anh em bạn bè trong giới chơi cùng ở FC Music, hay khi có điều kiện kinh tế khi đi đá bóng mới như vậy.

Ngày xưa đi học, bố mẹ cho tiền ăn, đi chơi, tôi đã thích để dành mua quần áo, giày dép. Cũng có nhiều ý kiến bảo trông tôi thế  này kia nhưng đó là sở thích đã ăn vào máu của mỗi người, không thay đổi được.

Tại sao Tú lại chọn áo số 77, một số áo khá đặc biệt mà ít cầu thủ nổi tiếng chọn?

- Thực ra tôi thích số 7, số áo của bố tôi khi còn là cầu thủ và tôi cũng thích đá vị trí tiền vệ phải giống bố.

Nhưng khi đi đá chuyên nghiệp, mình mới chân ướt chân ráo tới Thanh Hóa, Than Quảng Ninh, số 7 đã có người mặc rồi nên tôi chọn số 77. Năm 2020, tôi từng chuyển qua số 7 rồi nhưng thấy không may mắn lắm nên năm 2021 đã chuyển lại số 77.

Xin cảm ơn Nghiêm Xuân Tú về cuộc trò chuyện cởi mở cùng Dân Việt. Chúc Tú sớm tìm được bến đỗ ở mùa giải mới, thành công hơn trong sự nghiệp!

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 21.

“Chiến binh” Than Quảng Ninh Nghiêm Xuân Tú: Lên đội tuyển quốc gia không phải đích đến duy nhất  - Ảnh 22.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem