Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 1.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 3.

Xin bắt đu bng một câu chuyện thương tâm mà my ngày qua đã nhn được s chia s ca rt nhiu người dân cả nước, báo chí và mạng xã hi tràn ngp nhng li ca ngi, tiếc thương 3 người lính cứu hoả. H đã tr v vi lòng đt. Cm xúc trong anh khi nhận được tin dữ này như thế nào?

- Ban đầu nhận thông tin 3 chiến sĩ không liên lạc được lúc đó tôi đã lo lắng rồi, trong lòng rất muốn biết sự việc cụ thể thế nào. Tôi và đồng chí Cục trưởng đã có mặt ở hiện trường cùng với Phòng cảnh sát PCCC Công an Hà Nội để chỉ huy, điều hành dập tắt đám cháy.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 4.

Đám cháy rất lớn, trần sập và bịt kín luôn cầu thang, rồi khói lửa, tác động cơ học dẫn đến 3 chiến sĩ đều mất cơ hội, đã hy sinh. Đúng là khoảnh khắc nhận tin 3 chiến sĩ đã mất, cảm xúc rất khó tả, hụt hẫng và nghẹn ngào. Đó là mất mát vô cùng to lớn đối với lực lượng PCCC nói riêng.

Đấy cũng là bài học cho lực lượng PCCC chúng tôi. Bài học đó không phải bây giờ mới rút ra, mà rút ra từ lâu rồi nhưng vẫn cứ vướng phải bởi không thể lường hết được các yếu tố.

Nước ngoài người ta cũng vướng phải. Ví dụ như vụ 17 chiến sĩ PCCC mất tích trong vụ cháy lớn ở Cuba ngày 5/8 vừa qua. Sét đánh vào bể chứa dầu thô, dung tích khoảng 55.000m3 khiến ngọn lửa bùng phát dữ dội. Và hiện giờ mới tìm kiếm được 1 người.

Lực lượng chữa cháy chúng tôi đều nhận biết bể chứa dầu khi cháy nguy hiểm như thế nào. Nguy cơ nổ, chúng tôi nghiên cứu, học tập, biết rõ, nhưng vẫn phải trang bị các phương tiện an toàn để tiếp cận trinh sát, nắm tình hình đám cháy để có phương án tối ưu dập lửa. Tuy nhiên, quá trình tiếp cận để trinh sát và dập cháy không thể lường hết được các yếu tố bất ngờ và các tình huống phát sinh, dẫn đến sự hy sinh là vậy.

3 chiến sĩ của chúng ta biết nguy hiểm, nhưng nhiệm vụ của họ là phải tìm kiếm tất cả các vị trí trong nhà, công trình để xem còn ai mắc kẹt hay không. Và cũng không thể lường trước được tình huống như đã xảy ra.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 5.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 6.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 7.

Mới bước vào tui đôi mươi trở thành liệt sĩ gia thi bình, gia Hà Nội. Trường hp như vy, trong ngành PCCC trước đây từng có chưa, thưa anh?

- Hy sinh trong quá trình thực hiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của lực lượng PCCC kể cả trong thời chiến tranh cũng như hiện nay có rất nhiều.

Như chữa cháy kho xăng trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Rồi khi hoà bình, có cán bộ chiến sĩ đã hy sinh, có người bị nhiễm độc máu do tác động của lửa, khói, khí độc khi đã chữa cháy tàu chở hoá chất ở cảng Hải Phòng.

Gần đây, năm 2017 là trường hợp chiến sĩ Phạm Phi Long, cán bộ Cảnh sát PCCC TP.HCM hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ dập tắt đám cháy ở khu dân cư do tường nhà sập. Lúc đó, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là vợ Long sinh bé thứ 2. Người cha ấy còn chưa kịp đón đứa con chào đời...

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 8.

Không phải đi mt vi súng đn, kẻ thù, nhưng nhng người lính cứu hoả phi đi mt vi him nguy của "giặc la", ranh gii gia sng và chết cũng rt mong manh. Anh nói gì v thực tế ấy?

- Thực tế, lực lượng công an nhân dân nói chung và PCCC và CNCH nói riêng là lực lượng luôn đối mặt với nguy hiểm. Đối với công tác chữa cháy và CNCH, nguy hiểm luôn cận kề đối với các chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ. Chúng tôi lường được những yếu tố tác động nguy hiểm nhưng không thể lường được 100%, không tránh được tất cả yếu tố nguy hiểm tác động một cách bất ngờ. Bởi khi một sự cố xảy ra trong một công trình, một ngôi nhà thì thông tin đến với chúng tôi thường là thiếu: về dạng kết cấu xây dựng trong nhà như thế nào, trong nhà có chứa chất cháy, chất nguy hiểm nổ, chất độc hay không...

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 9.

Bên cạnh đó, chúng tôi phải có trách nhiệm tìm kiếm tất cả mọi vị trí trong nhà, công trình đó xem có người bị nạn hay không, có tài sản, hàng hoá có giá trị cần phải cứu ra ngoài.

Đặc biệt, là phải tìm kiếm xem có hoá chất nguy hiểm trong khu vực đám cháy không? Có vật nguy hiểm nổ trong khu vực cháy hay không? Để từ đó có các biện pháp nhằm loại trừ nguy cơ gây ra sự cố hoá chất, nguy cơ nổ làm đám cháy lan ra trên diện rộng, ảnh hưởng một thời gian lâu dài và trên quy mô lớn. Đó là những việc chúng tôi bắt buộc phải làm để tìm kiếm để ngăn ngừa sự lan rộng, và quá trình tìm kiếm đó chính là đối mặt với các nguy hiểm.

Những cảnh sát chữa cháy cũng phải đối mặt với hiểm nguy tác động từ nhiệt độ cao trong đám cháy, từ khói độc, từ nguy cơ nổ, sập đổ kết cấu các công trình trong đám cháy.

Chúng tôi biết, nhưng chúng tôi vẫn luôn luôn sẵn sàng tiến công, tiếp cận để có thể cứu được những gì còn có thể cứu được trong đám cháy, trong sự cố tai nạn.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 10.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 11.

Ba chiến sĩ ra khỏi nhà đi làm nhim v như mi ngày, như nhng người lính cứu hoả khác. Ch khác là ln này, h đã đi mãi mãi không trở v... Những ngày qua, rất nhiều giọt nước mắt đã rơi vì xót thương và vì xúc động trước sự quả cảm của những người chiến sĩ ấy.

- Khó có lời nào mô tả được hết sự quả cảm của những người lính PCCC đó. Họ là vậy, biết có thể mình sẽ hy sinh nhưng vẫn thực hiện nhiệm vụ và luôn luôn nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Mục tiêu lớn nhất của lực lượng PCCC là cứu được người, tài sản trong đám cháy đồng thời ngăn ngừa được sự lan rộng, giảm thiểu những thiệt hại vô cùng lớn có thể xảy ra. Sự hy sinh của 3 chiến sĩ đó là nỗi mất mát to lớn của lực lượng công an và của gia đình cán bộ chiến sĩ đó.

Từ sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, toàn lực lượng CAND đã có những chia sẻ rất nghĩa tình, đã có những đề xuất Chính phủ, Nhà nước truy tặng các em những danh hiệu cao quý. Ngoài ra gia đình các em cũng nhận được sự chia sẻ tình cảm của nhân dân trên toàn quốc.

Chúng tôi dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an cũng đã có những hoạt động tri ân đối với gia đình các chiến sĩ, đồng thời đã phát động phong trào học tập noi gương 3 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 12.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 13.

Thực tế nhng năm gn đây đã xy ra nhiu v cháy lớn, gây thiệt hi nghiêm trng v người và tài sn, nhiu người cho rng công tác phòng cháy, chữa cháy cần phi được đ cao hơn na với các giải pháp và chế tài đ mnh đ đm bo an toàn cho người dân?

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 14.

- Những năm qua đã có chuyển biến rất tích cực, thể hiện trên 2 góc độ. Đó là ý thức của người dân trong công tác PCCC được nâng cao rõ rệt. Nhận thức về tính nguy hiểm cũng như công việc cần phải chấp hành đã được người dân, các cơ quan xí nghiệp, tổ chức rất chủ động thực hiện. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có bộ phận, các cơ sở chưa thực hiện nghiêm, một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự quan tâm và kiến thức về kỹ năng về phòng cháy, tìm kiếm cứu nạn còn rất hạn chế, rất lúng túng khi gặp tình huống, sự cố khi tai nạn xảy ra trong gia đình, trong đơn vị sản xuất, trong nơi làm việc. Việc đó dẫn đến xử lý ban đầu còn chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn nhiều đám cháy, báo cháy muộn, báo cháy chậm dẫn đến lan ra thành đám cháy lớn.

Góc độ thứ hai là về cơ quan quản lý nhà nước. Trong những năm qua đã có sự quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện cũng như hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các quyết định. Chính từ việc quyết liệt của các cơ quan nhà nước trong việc phổ biến pháp luật đến hướng dẫn kỹ năng, đến giải pháp phòng cháy chữa cháy nên ý thức của người dân đã được nâng cao. Tuy nhiên trong thời gian tới cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của toàn bộ hệ thống chính trị để công tác PCCC ngày càng tốt hơn.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 15.

Từ đu năm 2022 đến nay, ti Hà Ni xy ra 206 v cháy, trong đó có 5 v cháy lớn, 6 vụ cháy nghiêm trng... Điu đáng nói, có đến 134/146 v nguyên nhân là do gặp sự c t hệ thống, thiết b đin gia đình, kho xưởng. Rõ ràng, mt trong nhng nguyên nhân lớn dẫn đến ha hon là do điện, do không đm bo an toàn PCCC?

- Trong những năm gần đây, công tác PCCC ở Hà Nội cũng làm rất quyết liệt và sự quyết liệt đó thể hiện trên việc là công bố rất nhiều công trình, các cơ sở PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời có những quyết định khởi tố vụ án liên quan đến vi phạm quy định về PCCC. Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân thực hiện công tác PCCC và CNCH.

Tuy nhiên, Hà Nội là thủ đô của cả nước, dân số đông, các công trình rất nhiều, đặc biệt là công trình cao tầng và siêu cao tầng... Vẫn còn có nhiều cơ sở, công trình đã được liệt kê trong danh mục những công trình, cơ sở không đảm bảo yêu cầu PCCC và các cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu cần phải có những giải pháp khắc phục. Nhiều cơ sở, công trình cũng đã bị đình chỉ, tạm đình chỉ trên địa bàn Hà Nội.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 16.

Dù thời gian qua đã được Nhà nước, B Công an... quan tâm đu tư đ lc lượng cnh sát PCCC làm tốt nhim v, nhưng dường như trang thiết b bảo hộ vn chưa đy đủ, hiện đi đ va phc vụ PCCC, cứu h cứu nạn hiệu quả, va đm bo an toàn cho các cán bộ, chiến sĩ?

- Đối với công tác phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, hiện nay lực lượng PCCC có những khó khăn nhất định. Đối với chiến sĩ, trang thiết bị bảo hộ cá nhân là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trang thiết bị bảo hộ đã có rồi, nhưng nó còn chưa thực sự đầy đủ. Chúng tôi đã có báo cáo và hiện nay Chính phủ đang có những phê duyệt về chủ trương, cũng như dự án về trang bị như quần áo, mũ, ủng và những trang bị chuyên dụng cho cán bộ chiến sĩ. Dự kiến đến năm 2025 và 2030 việc này sẽ được giải quyết. Tất nhiên chúng ta sẽ giải quyết dần dần chứ không giải quyết ngay một sớm một chiều được.

Thời gian này, Bộ Công an cũng chỉ đạo tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ xảo của chiến sĩ để làm sao khi tổ chức chữa cháy sẽ đảm bảo an toàn cho chính bản thân các chiến sĩ, đồng thời bảo đảm cứu người một cách nhanh nhất và ngăn chặn đám cháy lan truyền trên diện rộng. 

Có một thực tế hin nay, tình trng nhà kết hợp sản xut, kinh doanh (bar, cà phê, nhà hàng, karaoke…) diễn ra khá ph biến, nhất là ở các thành ph ln. Mt khác, nhiu cơ s kinh doanh nm xen ln trong khu đông dân cư, chưa đáp ứng v yêu cầu đường giao thông, ngun nước chữa cháy hay khoảng cách an toàn... Theo anh, người dân cần phi nhận thức và nêu cao ý thức ra sao đ thể giảm thiểu được nhng tai nn cháy đáng tiếc?

- Đối với người dân, kỹ năng PCCC và CHCN là những kỹ năng sống. Nếu biết kỹ năng đó chúng ta có thể phòng ngừa, thoát nạn trong sự cố đám cháy nếu xảy ra, giảm thiểu được thiệt hại về người, vật chất.

Ngoài ra khi xảy ra sự cố tai nạn thì khuyến cáo người dân hãy cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho lực lượng chức năng, những người trực tiếp tiếp cận ngôi nhà, công trình đó. Những thông tin về việc còn người bị nạn trong đám cháy không, hoặc nghi ngờ còn người bị nạn, cung cấp về đặc điểm kết cấu công trình, nguy cơ trong ngôi nhà đó có thể bị sập đổ hay không; những vị trí còn đặt, để những tài sản giá trị ra, tài liệu quan trọng hay các vị trí còn có các bình chứa khí gas, có nguy cơ nổ, hay khu vực có chứa chất độc, chất phóng xạ để cho lực lượng chức năng biết thông tin.

Từ thông tin đó để lực lượng chữa cháy có cách tiếp cận hợp lý nhất, để làm sao ngăn ngừa nguy cơ có thể gây nổ, gây phóng xạ, gây sự cố hoá chất hoặc có cách tiếp cận hợp lý nhất để tránh nguy cơ sập đổ của nhà, công trình.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 17.

Anh có 15 năm công tác giảng dy trong trường đi hc, ri 4 năm thực tế làm công tác tại TP.Hải Phòng trước khi trở thành lãnh đạo của ngành PCCC. Thc tế ca việc PCCC có khác gì nhiu so vi nhng gì anh giảng dy cho sinh viên không?

- Có rất nhiều vụ việc tôi cảm thấy ám ảnh, luôn luôn nghĩ, nhớ đến việc đó và lấy làm bài học để rèn giũa chiến sĩ của mình. Ví dụ một trường hợp em Trần Văn Lành ở Tây Ninh khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm người bị nạn dưới một kênh lớn nhưng gặp sự cố. Khi đồng đội tiếp cận và đưa em Lành lên thì em đã hy sinh.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 18.

Có chiến sĩ Phạm Phi Long thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC TP.HCM khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại một khu dân cư, quá trình đứng trên thang cầm phương tiện, tiếp cận mái để phun vào đám cháy thì bất ngờ mái nhà sụp xuống, kéo theo bức tường bị sập, dẫn đến thang đổ và em ấy rơi vào trong đám cháy.

Rồi có những cán bộ chiến sĩ khi tham gia chữa cháy trong sự cố hoá chất đã bị bỏng hoá chất, hoặc khi chữa cháy đám cháy cồn, do vào ban ngày không quan sát thấy ngọn lửa cồn không màu dẫn đến một số chiến sĩ đã bị bỏng. Cũng có những vụ khi tham gia chữa cháy đám cháy hạt điều, sau đó các em bị bỏng, rộp da, không biết nguyên nhân vì sao, sau đó mới biết là bỏng dầu vỏ hạt điều... Đó là những tình huống thực tế mà đôi khi chúng ta không thể lường hết được.

Một lính cứu hoả gii, theo anh cn phải có những yếu t gì?

- Đúng là cần rất nhiều yếu tố. Đầu tiên phải có kiến thức, từ kiến thức cơ bản nhất cho đến kỹ năng cá nhân, triển khai các đội hình, học tập các chiến thuật, để với mỗi loại hình đám cháy khác nhau thì phải có biện pháp dập tắt khác nhau. Thứ 2, phải có sức khoẻ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ chữa cháy trong thời gian lâu dài, đảm bảo được việc tiếp cận đám cháy với những yếu tố tác động nguy hiểm. Có sức khoẻ mới đảm bảo được việc cõng, vác được người, bê các vật nặng từ hiện trường ra nơi an toàn.

Cái không thể thiếu đó là bản lĩnh sự nhiệt huyết, yêu ngành, yêu nghề, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 19.

Còn lãnh đạo giỏi thì sao, thưa anh?

- Cũng 4 yếu tố cơ bản đó thôi. Đầu tiên phải có kiến thức để phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ huy. Cũng cần có sức khoẻ tốt, tràn đầy năng lượng, luôn ở trong trạng thái hăng hái, xung phong thì mới chỉ huy tốt được, mới là nguồn động viên để cho chiến sĩ noi theo được.

Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, sự nhiệt huyết và yêu ngành yêu nghề thì mới quyết liệt trong công việc. Khi quyết liệt, làm tấm gương cho chiến sĩ thì đương nhiên cán bộ chiến sĩ sẽ tuân thủ và noi theo.

Có những tình hung nào, sự vic nào trong công tác PCCC khiến anh ám ảnh nhất?

- Năm 2014, tôi chuyển xuống Hải Phòng công tác thực tế thì xảy ra một vụ cháy vào ban đêm, trong một ngõ nhỏ, trong một phố trung tâm, của một quận trung tâm của thành phố Hải Phòng, dẫn đến 5 người trong một gia đình tử vong. Cái ám ảnh trong tôi là những người trong gia đình đó biết cháy đã gọi điện cho người thân, gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC nhưng khi chúng tôi đến và tổ chức chữa cháy thì bất lực trước sự dữ dội của ngọn lửa. Lửa cháy quá lớn và khói khí độc sinh ra quá nhiều. Khi chúng tôi tiếp cận được thì 5 người đã tử vong. Đó là ám ảnh đầu tiên và lớn nhất với tôi khi tôi đi công tác thực tế.

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 20.

Là một người nhiu năm làm trong ngành PCCC, tri qua nhiu kinh nghiệm thực tin, nhưng hình như tôi thấy có một góc yếu đui nào đó trong anh. Bằng chng là sut t đu cuc trò chuyện đến gi, tôi thy mt anh đỏ hoe và anh mấy lần làm tôi cũng phi st sùi theo đấy.

- Trong khi làm nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, tôi chưa bao giờ có cảm giác sợ hãi. Bởi tôi từng là giảng viên, nắm kiến thức chắc. Tôi biết cái nào là nguy hiểm, cái nào là an toàn và khuyến cáo cán bộ chiến sĩ cần phải làm gì để đảm bảo an toàn. Chúng tôi biết được yếu tố nguy hiểm từ sự cố đám cháy rất nhiều nhưng sẽ đề phòng, lường trước và dùng các biện pháp an toàn để tránh nó, Tuy nhiên khó có thể lường hết được các yếu tố nguy hiểm, nhưng điều đó không làm chúng tôi sợ hãi.

Bản thân tôi chỉ sợ hãi cho chiến sĩ của mình gặp sự cố nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến thương vong. Cho nên tôi luôn cảnh báo cao độ và quyết liệt, thậm chí kìm anh em lại, đặc biệt là các trường hợp xác định trong đám cháy không còn người, tài sản nữa. Rất nhiều chỉ huy của chúng tôi phải kìm chiến sĩ lại bởi lúc đó anh em rất quyết liệt, không màng đến nguy hiểm. Nỗi lo sợ của người chỉ huy chính là lo sợ cho sự nguy hiểm của tính mạng của chiến sĩ. Vì vậy khi quyết định cử cán bộ chiến sĩ đi thực hiện nhiệm vụ, tôi luôn yêu cầu đặt yếu tố an toàn lên cao nhất, quy trình phải đảm bảo đúng, đủ.

Bạn có hiểu không, khi nhìn thấy mà không cứu được, cảm giác bất lực vô cùng.

Cô con gái mới 8 tuổi của tôi, ngày được nhà trường cho đi ngoi khoá và tìm hiểu v lính cứu hoả, v nhà đã tng bo tôi "Con ước mơ trở thành lính cứu hoả". Tôi nghĩ đó là nhng ước mơ ca trẻ con thôi vì cháu chưa hiu hết được nhng him nguy. Nhưng anh, là người làm trong ngành, anh có tng đnh hướng cho con cái mình theo ngh ca b không?

- Tôi luôn chia sẻ với các con về những khó khăn, vất vả của nghề nghiệp. Nhưng cũng dạy các con là có khó khăn, gian khổ mới có được vinh quang. Tôi để các con tự quyết định ngành học cũng như công việc yêu thích sau này.

Cảm ơn anh vcuộc trò chuyện!

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương: Có lúc muốn làm siêu nhân để không phải bất lực thấy người gặp nạn mà không cứu được - Ảnh 21.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem