Làng rèn Tiến Lộc tại xứ Thanh có tuổi đời hàng trăm năm đỏ lửa ngày đêm phục vụ mùa Tết Nguyên đán 2025

Hiện nay, toàn xã có trên 1.500 hộ dân làm nghề rèn, việc làm rèn diễn ra quanh năm, tuy nhiên, bận rộn nhất là dịp trước Tết Nguyên đán các đơn hàng từ khắp mọi nơi đổ về, khiến các hộ phải “chạy đua” với thời gian để kịp thời cung ứng.

Theo các cụ cao niên ở Tiến Lộc kể lại, xưa kia làng rèn Tiến Lộc (được gọi là làng rèn Tất Tác) là tên chung của 3 làng: Làng Ngọ, làng Bùi và làng Sơn thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ xa xưa làng này đã nổi tiếng với nghề rèn vũ khí và nông cụ. Cho tới ngày nay, nghề rèn vẫn được cha truyền con nối, phát triển một cách bền bỉ mà không hề bị mai một theo thời gian.

Trải qua hàng trăm năm phát triển với những biến cố thăng trầm, nghề rèn Tiến Lộc vẫn đứng vững và ngày được phát triển.

Sản phẩm nghề rèn Tiến Lộc giờ đây không chỉ dừng lại ở những nông cụ truyền thống mà đã đa dạng sản phẩm, chủng loại, số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn để phục vụ người tiêu dùng.

Về làng rèn những ngày cuối năm, đâu đâu cũng nghe tiếng đe búa đập, tiếng máy mài chạy liên hồi.

Dù khó nhọc là thế, nhưng những người thợ rèn ở Tiến Lộc đời này qua đời khác đều có ý thức phát triển nghề và giữ nghề của cha ông.

Trong mỗi công đoạn lại đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, tay nghề vững và cái tâm với nghề mới cho ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Ở làng rèn Tiến Lộc mọi người thường nói rằng, nghề rèn là nghề vất vả, cần sức lực và sự tỉ mỉ…Để làm ra những sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ rèn Tiến Lộc phải trải qua rất nhiều công đoạn mới ra một sản phẩm.

Hiện nay, hầu hết các hộ ở làng rèn Tiến Lộc đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, chuyển đổi phương thức sản xuất từ thủ công sang máy móc, đi vào sản xuất ổn định.

Một người thợ rèn trong trang phục bảo hộ kín mít, khẩn trương hoàn thiện sản phẩm.

Nghề rèn đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ gia đình ở Tiến Lộc, đồng thời thu hút được một lượng lớn lao động từ các nơi lân cận tới đây làm việc.

Mức thu nhập của lao động tại các xưởng sản xuất dao động từ 150 - 350 nghìn đồng/ngày tùy theo công việc, trình độ tay nghề. Đối với gia đình và những hộ không phải thuê nhân công có mức thu nhập cao hơn, từ 500.000 đến 1 triệu đồng/ngày.

Từ việc chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, nhiều năm trở lại đây, các sản phẩm của làng nghề rèn Tiến Lộc còn vươn ra thị trường các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan…

Những người phụ nữ ở làng rèn Tiến Lộc đang đóng gói sản phẩm, sẵn sàng cung ứng ra thị trường, để phục vụ nhu cầu người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.