Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 1.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 2.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 4.

Từng tu nghiệp các đại học lớn ở Anh, Hoa Kỳ và Úc về bảo tồn thiên nhiên, hiện là Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam - Save Vietnam's Wildlife (gọi tắt là SVW), Nguyễn Văn Thái đồng thời giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội chuyên gia Bảo tồn Tê tê Thế giới (IUCN). 

Giám đốc Save Viet Nam’s Wildlife Nguyễn Văn Thái: Tặng giải “Nobel Xanh” trị giá 6 tỷ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 5.

 Được biết Trung tâm SVW đã trực tiếp hoặc gián tiếp tái thả thành công hơn 1000 cá thể Tê tê về với tự nhiên, góp phần không nhỏ vào sự phục hồi nhóm loài này. Khi tái thả các anh còn gắn chíp theo dõi chúng. Có phải công nghệ sử dụng máy bay không người lái của nước Úc trong giám sát bảo vệ động vật hoang dã có gắn chíp phát sóng nổi tiếng thế giới kia lần đầu xuất hiện ở Việt Nam và cũng là lần đầu được "thực thi nhiệm vụ" bên ngoài lãnh thổ Úc?

- Anh Nguyễn Văn Thái: Đúng. Máy bay không người lái này hoạt động như flycam (thiết bị bay ghi hình không người lái) nhưng to lớn và hiện đại hơn nhiều. Chúng tôi gắn cục thu sóng lên máy và gắn thiết bị phát sóng vào con tê tê từ khi thả. Khi thiết bị hoạt động trên trời trời, nó sẽ thu sóng lại để xác định địa điểm tê tê đang di chuyển. Nhờ gắn thiết bị nên chúng tôi theo dõi được rất nhiều cá thể tê tê sau tái thả, trong khoảng hơn một năm qua.

Việc nghiên cứu về tê tê sau tái thả có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo tồn tê tê ở Việt Nam. Thứ nhất, do nhiều cá thể tê tê bắt giữ ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước khác được buôn bán và vận chuyển trái phép về Việt Nam. Dù chúng cùng loài, nhưng do phân bố những có địa lý và khí hậu khác nên khi thả về rừng ở Việt Nam cần phải đánh giá xem chúng tồn tại và phát triển thế nào. 

Rất may khi nghiên cứu thì thấy các cá thể này đều hòa nhập tốt với môi trường sinh thái ở tự nhiên. Thứ hai, nghiên cứu sau tái thả giúp chúng ta có thêm hiểu biết về khu vực hoạt động, phân bố, sinh thái, và tập tính của tê tê, từ đó giúp chúng ta đưa ra các quyết định bảo tồn một cách hiệu quả...

Con tê tê lúc nào cũng hiền lành, chậm chạp, cuộn tròn như là "thờ ơ" với mọi sự. Vậy, qua nghiên cứu trong 16 năm vừa rồi, lại đang là Phó Chủ tịch Hội chuyên gia bảo tồn tê tê thế giới IUCN, điều gì ở loài vật này khiến anh chú ý nhất?

- Tê tê là loài hiền lành, nhút nhát, không bao giờ gây ảnh hưởng đến con người. Về mặt sinh thái, ở ngoài tự nhiên, bản thân tê tê gần như không bị đe dọa bởi loài nào. Việc cuộn tròn như quả bóng với những chiếc vẩy sắc như một lớp áo giáp bảo vệ tê tê khỏi những kẻ săn mồi kể cả hổ hay sư tử. 

Chân tê tê với những móng vuốt dài và khỏe giúp chúng đào những hang sâu để tránh kẻ thù vì thế chúng còn có tên gọi là "xuyên sơn giáp" (đào hang xuyên núi) là vì thế. Tê tê mẹ luôn là bà mẹ tuyệt vời nhất thế giới, khi gặp nguy hiểm tê tê mẹ cuộn tròn con vào lòng để lớp vẩy cứng bên ngoài bảo vệ cho con. 

Nhìn tê tê đáng yêu như những dũng sỹ khủng long thời tiền sử. Vì thế không chỉ yêu quý loài động vật hiền lành, mà tôi thấy mình cần có trách nhiệm làm gì đó để bảo vệ các "BẠN" ấy.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 6.

Theo nhiều nhà bảo tồn danh tiếng, việc sử dụng vảy tê tê như "thần dược không thể thay thế" là một sai lầm mù quáng. Ý kiến của anh về nhận định này?

- Có cả một "bầu trời hoang tưởng" của những người mù quáng tin vảy tê tê là "thần dược". Có người vẽ ra đủ thứ công dụng, nào là vảy tê tê giúp giải độc, tiêu sưng, tăng cường sinh lực, lưu thông khí huyết…

Tôi là người đi phỏng vấn hơn 9.000 người liên quan ở Việt Nam về chuyện này, tôi thấy thật sự buồn bã là mỗi người có một niềm tin khác nhau và đều không có cơ sở chứng minh giá trị đích thực của vẩy tê tê. Đến bây giờ vẫn có người dùng vảy tê tê đem đốt để trừ ma. Họ còn nói vẩy tê tê chữa cả việc hay khóc cho trẻ con. Trong khi đốt vảy tê tê thì khét mù trong phòng trẻ ngủ. Thật nực cười.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 7.

Quan trọng là các "công dụng tin đồn" kia không có cơ sở khoa học. Nhưng, giả thiết, nếu nó có công dụng nào theo niềm tin kia của họ như giải độc, tiêu sưng, lợi sữa… thì đã có rất nhiều loại tân dược, thực phẩm chức năng hiện đại thay thế được ngay. 

Việc sử dụng vẩy tê tê không chỉ đắt đỏ mà còn mang tính ích kỷ, vô nhân đạo, đẩy một nhóm loài như tê tê dần biến khỏi thế giới vĩnh viễn.

Theo anh ở Việt Nam còn bao nhiêu con tê tê ngoài tự nhiên và công tác bảo tồn tê tê ngoài tự nhiên có tốt hơn không?

- Năm 2005, tôi và các đồng nghiệp của mình đã khởi động Chương trình bảo tồn tê tê châu Á, là chương trình tập trung bảo tồn tê tê đầu tiên ở Việt Nam. 16 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực từ việc cứu hộ trực tiếp gần 1.600 cá thể tê tê java, cũng như nỗ lực bảo vệ rừng, nghiên cứu về loài tê tê. 

Có điều đáng mừng ở ngoài tự nhiên là: Với loài tê tê Java tại Việt Nam, so với khoảng hơn chục năm trước, thì hiện nay, khi đặt bẫy ảnh ở khắp Đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực trung Trường Sơn và nhiều khu bảo tồn chúng tôi đã tái thả tê tê thì mật độ của tê tê java "dính bẫy ảnh" (chụp được hình) đã tăng rất nhiều. 

Điều này cho thấy sự phát triển tốt hơn của tê tê java ngoài tự nhiên ở Việt Nam. Mặc dù vậy chúng tôi không có được con số chính xác còn bao nhiêu ngoài tự nhiên do chúng là loài hoạt động đêm và sống ấn náu trong các hang, hốc, thân cây rỗng.

Khác với nhiều loài động vật hoang dã khác như Tê giác một sừng, Hổ đông dương, Sao la, Báo gấm … đã bị tuyệt chủng hoặc không còn ghi nhận được trong gần 20 năm nay ngoài rừng ở Việt Nam. Mặc dù loài tê tê Java đang phát triển tốt hơn, nhưng các bác thợ săn đừng vội vui mừng vì các khu vực đó đều được bảo vệ nghiêm ngặt và việc săn bắt tê tê sẽ bị phạt tù giam đến 15 năm.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 8.

Việt Nam có 2 loài tê tê, thấy anh chỉ nhắc đến tê tê Java, vậy còn loài tê tê vàng ở Việt Nam thế nào?

- Vâng với loài tê tê vàng của Việt Nam thì buồn vô cùng. Khi tôi mới 10 tuổi, tôi thường xuyên nhìn thấy Tê tê vàng ngay cạnh nhà mình. Nhưng đầu những năm 1990, khi giao thương với Trung Quốc mở cửa, việc buôn bán vẩy tê tê sang Trung quốc diễn ra phổ biết. Nó dẫn đến phong trào tận diệt tê tê lấy vẩy bán cho thuốc đông y và hậu quả là các quần thể tê tê vàng cứ biết mất ngay trước mắt tôi.

Trong khoảng 15 năm qua, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học chưa bao giờ chụp được một bức ảnh, chưa bao giờ thấy một cá thể tê tê vàng nào ngoài tự nhiên ở Việt Nam. Trong 15-16 năm nghiên cứu và bảo tồn tê tê, tôi mới xem nghe được 4-5 bức ảnh do người dân đưa ra khi họ bắt được tê tê vàng.

Còn thực tế, chúng tôi đã làm việc với Đại học Washington, Hoa Kỳ trong việc sử dụng chó nghiệp vụ, đã được huấn luyện đánh hơi động vật hoang dã "chuyên sâu". Chó nghiệp vụ đã tìm thấy tê tê vàng bên Nepal hàng này. Thế nhưng, vẫn hai con chó đó khi về đến Việt Nam, trong vòng hai tháng chúng không tìm được con tê tê vàng nào, kể cả phân tê tê vàng cũng không. Việc tê tê vàng còn ngoài tự nhiên hay tuyệt chủng vẫn là một dấu hỏi.

Hiện nay Trung tâm phối hợp với Tổng cục lâm nghiệp, xây dựng kế hoach bảo tồn tê tê, trong đó mục tiêu xây dựng chương trình sinh sản bảo tồn loài tê tê vàng để có thể tái thả về với tự nhiên sau này. Hiện chúng tôi đang có 8 cá thể tê tê vàng duy nhất ở Việt Nam đang tham gia chương trình sinh sản bảo tồn loài này.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 9.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 10.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 11.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 12.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 13.

Cả Việt Nam, chắc chỉ Save Vietnam's Wildlife là nơi có "Biệt đội giải cứu thú rừng", hằng ngày cùng kiểm lâm viên đi vào rừng phá lều lán, xử lý từng lâm tặc, gỡ bẫy và giải cứu các loài hoang dã đang bị bắt giết. Anh có thể nói kỹ hơn về câu chuyện này?

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 14.

- Về chủ đề bảo vệ động vật hoang dã, điều quan trọng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề thực thi pháp luật. Tôi tính kĩ: lực lượng kiểm lâm còn mỏng, mỗi người quản lý vài nghìn héc-ta rừng thì làm sao xuể. 

Thế là chúng tôi bàn nhau bỏ kinh phí ra tuyển và đào tạo người để họ ngày đêm hỗ trợ kiểm lâm trong từng chuyến đi bảo vệ rừng. Chúng tôi tuyển 7 thành viên đầu tiên năm 2018 thành viên đội anti-poaching (tạm dịch: chống lại các nhóm săn trộm/ lâm tặc, còn gọi là "Biệt đội giải cứu thú rừng") và đến nay đã tăng lên 16 thành viên năm 2019.

Giữa năm 2021, chúng tôi vừa tuyển và đào tạo thêm mấy chục thành viên nữa, với mong muốn mở rộng địa bàn hoạt động. Đầu tiên là đưa các thành viên của đội "Giải cứu thú rừng" ra Trung tâm cứu hộ ngoài VQG Cúc Phương để tiếp xúc, chăm sóc, có kiến thức và tình yêu dành cho động vật. Sau đó, mời các đồng chí công an lão luyện đến dạy một khóa võ thuật đặc biệt, cho tham gia tập huấn về lâm luật nói riêng, về pháp luật Việt Nam nói chung. 

Cuối cùng, chúng tôi mời cả đội quay về VQG Pù Mát (Nghệ An, giáp biên giới Việt - Lào) làm việc cùng các đồng chí kiểm lâm. Họ ở cùng trạm gác, đi rừng cùng kiểm lâm xuyên ngày đêm, có khi đi nửa tháng ăn rừng ngủ thác.

Ở Việt Nam, tính đến nay, vẫn chưa có mô hình nào tương tự như thế. Điều tôi xúc động nhất là cơ quan chức năng đã tin tưởng "giao quyền" cho một đội của tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) đi vào để làm nhiệm vụ bảo vệ, xử lý người đi rừng, gần như làm mọi thứ ở trong rừng giống kiểm lâm. Chỉ trừ việc ký vào văn bản bắt giữ xử lý người vi phạm.

Sau 6 tháng tổng kết lại, chúng tôi cùng kiểm lâm đi tuần từng ngõ ngách của rừng già, có chuyến đi cả nửa tháng ăn rừng ngủ lán, bắt được bẫy thú, súng săn, xử lý người vi phạm, phá hủy lán trại trái pháp luật của lâm tặc trong rừng đặc dụng. Mọi số liệu tổng kết hết sức rõ ràng về sự hiệu quả của nhóm, và những kết quả này cũng được lãnh đạo VQG Pù Mát và Kiểm lâm viên ở đây thừa nhận. 

Chúng tôi còn triển khai mô hình SMART Ciber Tracker (ứng dụng công nghệ thông minh) cho việc tuần tra, bảo vệ rừng của cả kiểm lâm và đội anti-poaching. Vườn quốc gia Pù Mát hiện nay cũng là khu bảo tồn duy nhất toàn bộ 100% cán bộ kiểm lâm và bảo vệ rừng sử dụng phần mềm SMART.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 15.

Các đồng chí kiểm lâm và thành viên đội anti-poaching được trang bị và hướng dẫn sử dụng điện thoại thông minh, thiết bị quay phim chụp ảnh hiện đại, lưu giữ hình ảnh. Khi họ đi tuần tra thì có định vị rồi "vẽ" bản đồ với thời gian, địa điểm, hành xuyên rừng núi từ đâu đến đâu để người khác giám sát. Điều này tránh tình trạng đi một ngày nói là 10 ngày, đi ở cửa rừng nói là đi trong vùng lõi phá bẫy thú và bắt lâm tặc.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 16.

Thấy tình trạng súng săn sử dụng tràn lan, chúng tôi đi bắt giữ hành vi sử dụng súng săn trái phép trong Vườn Quốc gia, thu cả nhà kho toàn súng. Thấy họ dùng bẫy thú hàng nghìn chiếc vây kín các rông núi, chúng tôi đi phá gỡ bẫy, giải cứu thú rừng bị lâm nạn. Thấy kiểm lâm chưa có thiết bị thông minh hỗ trợ tác nghiệp và giám sát hoạt động của các thành viên, chúng tôi trang bị những thứ đó. 

Thấy bản chất vấn đề là bắt giữ các kẻ săn bắn, vận chuyển và buôn bán thú rừng không quá khó, tôi và các nhà báo tâm huyết cùng điều tra, tố cáo, mời công an đến bắt giữ các ông bà trùm với bản án rõ ràng.

Tiến tới, chúng tôi nghĩ là cần thúc giục hành động, cần quy trách nhiệm cho lực lượng quản lý rừng và chính quyền sở tại nói chung trong nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên môi trường quan trọng này. 

Chúng tôi đã tổ chức các hội thảo, các cuộc "ra quân" với phát biểu của lãnh đạo cao nhất của huyện Tương Dương và các ban ngành công an, quân đội, công đoàn, thanh niên cùng cam kết "nói không với thịt thú rừng và các hành vi tàn hại đến hoang thú".

Ví dụ, chúng tôi phải chi trả một lượng tiền rất lớn để làm 12 hội thảo khác nhau trên địa bàn cả ba huyện có VQG Pù Mát của tỉnh Nghệ An. 

Đầu tiên làm hội thảo ở cấp huyện, rồi về với các xã để mời cả những đối tượng săn bắn, bắt bẫy thú rừng (từ danh sách hơn 700 người là những đối tượng săn bắt thú rừng đã được cơ quan công an và cán bộ nghiên cứu của SVW) mà qua điều tra bước đầu đã có thông tin về họ. Chúng tôi tuyên truyền, phổ biến pháp luật và yêu cầu họ ký cam kết không tự ý vào rừng chặt cây, giết thú.

Tất nhiên, cách làm của chúng tôi là không muốn tạo ra xung đột với người dân. Chúng tôi muốn người dân hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, tôn trọng những nhiệm vụ của chúng tôi. Nếu làm ăn hợp pháp, không ai bị bắt hay bị phạt.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 17.

Hình ảnh giải cứu thú rừng nào khiến anh bị ám ảnh nhất? "Ăn một con giết nghìn con" chứa thông điệp gì anh muốn gửi tới những người đang buôn bán và sử dụng động vật hoang dã?

- Có rất nhiều đoạn clip ám ảnh. Trong đó, hình ảnh một con khỉ nhỏ dính bẫy đầy máu me, đội chúng tôi đã gỡ bẫy, chăm sóc, cố gắng tìm cách cho chú ta tỉnh lại. Song, bằng mọi biện pháp khoa học nhất có thể có ở giữa rừng già xa xôi, khỉ nhỏ vẫn không qua khỏi. Clip đó, khi đăng tải trên fanpage "Cùng tôi Bảo vệ Rừng Pù Mát" đã thu hút đến khoảng 2 triệu view (lượt xem).

Chúng tôi cũng muốn đưa các hình ảnh kiểm lâm ôm can nhựa vượt suối lũ, băng qua làn nước dữ đục ngầu bằng cách căng dây rồi cả đội bám vào; những hình ảnh thê thảm về các loài thú bị thương và bị chết khô vì bẫy và súng săn; cảnh dựng lều lán ở lỳ trong rừng, vác súng bắn các loài quý hiếm rồi sấy khô la liệt các chúng cho đến khi bị kiểm lâm và "biệt đội" bắt giữ; cả cảnh về những phiên tòa đẫm nước mắt do giết voọc quý được lan tỏa tích cực trên truyền thông và mạng xã hội…

Chúng tôi tập huấn cho anh em cùng chụp ảnh, quay phim trong quá trình làm nhiệm vụ để đưa ra công luận, nhằm thể hiện quan điểm về việc truyền cảm hứng khi thực hiện các chuyến tuần rừng, gỡ bẫy, đẩy đuổi xử lý lâm tặc. Rằng: cứu các cá thể động vật hoang dã là quan trọng, song quan trọng không kém hoặc hơn nữa là tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi rồi thúc giục hành động cho cả xã hội về lĩnh vực này.

Tôi muốn những người đang sử dụng động vật hoang dã cần hiểu rằng hành động của họ đang đẩy nhiều loài đến tuyệt chủng, đến mất cân bằng sinh thái. Ăn sử dụng động vật hoang dã đang làm lây nhiễm bệnh dịch mà ta đều biết qua các dịch SARS, HIV, Cúm H5N1 và rất có thể cả đại dịch Covid-19. 

Không những thế, sử dụng động vật hoang dã đang làm thiệt hại kinh tế cho quốc gia khi phải trả lương cho hàng vạn người thực thi pháp luật và các nguồn ngân sách phụ vụ bảo tồn, thiệt hại kinh tế cho chính những người mua. Và nhiều khía cạnh khác nữa.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 18.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 19.

Anh đã vào vai xâm nhập nhiều tụ điểm, tố cáo bắt giữ các đối tượng buôn bán sát hại thú rừng ra sao?

- Họ rao bán trên mạng xã hội rất trắng trợn. Tôi tìm hiểu, thì thấy họ liên kết với thợ săn, đầu tư cả tiền bạc cho thợ săn đi kiếm "hàng rừng" về rồi thu mua số lượng lớn. Sau đó bán dần kiếm lời. Các đối tượng "kích cầu" để nguồn cung (thợ săn) đi sâu mãi vào các cánh rừng tàn sát thú hoang quá nguy hiểm. Vì thế, tôi quyết định điều tra.

Có vụ chúng buôn lợn rừng, nai, sơn dương, có vụ buôn cầy vằn quý hiếm cả con vẫn sống. Có vụ chúng buôn tê tê, mà một con tê tê quý hiếm là đủ khởi tố hình sự rồi. Nhiều đối tượng buôn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi về, buôn hổ và nhiều loài khác từ bên Lào sang. Khi người dân tin tưởng chúng tôi, cán bộ VQG Pù Mát hay các nhà báo tâm huyết cộng sự của chúng tôi, là họ tìm tới tố cáo… 

Với những vụ đó, nhiều khi chúng tôi phải khá tốn tiền để có thể tiếp cận được các cá thể bị bẫy, bắt, cầm tù, rao bán. Họ hay yêu cầu trả trước một khoản tiền đặt cọc không nhỏ chẳng hạn, rồi đi đến chỗ hẹn giao hàng trả nốt tiền. Họ còn theo dõi ngược chúng tôi, đe dọa chúng tôi, nói chung rất ly kỳ. Khi đó, chúng tôi đã phối hợp với kiểm lâm của các tỉnh chặn ở giữa đường và bắt giữ, xử lý cực kì nghiêm khắc.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 20.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 21.

Hình ảnh thú hoang bị chết thê thảm nhất mà trong cuộc đời làm bảo tồn anh từng chứng kiến?

- Đó là khi hơn 90 con tê tê bị chết, do thùng xe đóng kín giữa trời nóng mà lực lượng giải quyết vụ buôn lậu thì quá chậm trễ và để xe phơi nắng giữa mùa hè. Tôi không bao giờ quên giây phút mở thùng xe tải ra và thấy gần 100 con tê tê đã chết ngạt. Trước đó, khi kiểm tra, chúng vẫn sống cả và chúng tôi được thông báo đến cứ hộ 115 cá thể tê tê còn sống. 

Phải đặt mình trong hoàn cảnh của tôi lúc đó anh mới hiểu nỗi đau: Tôi làm bảo tồn tê tê đã 15-16 năm, mỗi năm (tính đến khi ấy) chỉ cứu hộ được có vài cá thể, cả chữa trị, siêu âm, khâu vết thương cho nó sau khi thoát khỏi nanh vuốt của thợ săn, bẫy sắt và đám buôn lậu xuyên quốc gia.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 22.

Làm thế nào để công việc của các anh có tác động đến sự thay đổi lớn về bảo tồn động vât hoang dã ở Việt Nam, đặc biệt các cơ quan Chính phủ?

- Thứ nhất, là tổ chức phi lợi nhuận đăng ký ở Việt Nam, chúng tôi luôn quan điểm đồng hành và hỗ trợ các cơ quan quản lý để thúc đẩy sự hiệu quả trong công tác bảo tồn đồng vật hoang dã. Là tổ chức phi chính phủ Việt Nam với sự lãnh đạo của đội ngũ người Việt Nam, SVW luôn là đối tác tin cậy của các cơ quan trong việc đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện công tác quản lý, bảo tồn ĐVHD. Hầu hết các văn bản pháp luật liên quan đến ĐVHD gần đây, thì SVW đều tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp...

Ví dụ, khi nhận thấy bản thảo thay thế nghị định sửa đổi về xử phạt hành chính liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp không đưa các hành vi như mang bẫy vào rừng, mang chó săn, hay làm lán trại trái phép, Trung tâm SVW đã kêu gọi các tổ chức ngoài công lập cùng đề xuất đưa các hành vi đó vào - dựa trên những luận điểm và kinh nghiệp thực tiễn từ bảo vệ rừng của nhóm Anti-poaching. Và, rất mừng là: các hành vi trên đã được quy định phạt trong Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Anh nghĩ gì khi nghe tin mình được nhận một giải thưởng danh giá cả về giá trị vật chất và tinh thần, được vinh danh như một "Nobel Xanh"?

- Trước tiên là tự hào vì là một trong những người Việt Nam đầu tiên làm trong lĩnh vực bảo tồn nhận được giải thưởng này. Đây là sự ghi nhận quan trọng đối với những nỗ lực của cá nhân tôi và của cả Save Vietnam's Wildlife. 

Với vinh dự này, tôi cũng thấy trách nhiệm của mình càng lớn hơn trong điều tra, xử lý, cứu hộ, tái thả và kêu gọi cộng đồng cùng bảo vệ động vật hoang dã, để mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho thiên nhiên Việt Nam. 

Tôi hy vọng giải thưởng này là động lực, truyền cảm hứng cho không chỉ riêng tôi mà còn cho nhiều người Việt Nam khác cùng có nhiều hành động hơn nữa. Ai cũng có thể trở thành người hùng bảo vệ ĐVHD được, chỉ cần thật tâm và nỗ lực.

Đối với bản thân, tôi mong muốn giải thưởng là cơ hội để mọi người có thêm niềm tin trong xã hội, rằng: Chúng ta vẫn còn những gương mặt tốt, hành động tốt, phần việc tốt nhằm đóng góp cho xã hội, bảo vệ mái nhà chung Trái Đất.

Tôi hi vọng giải thưởng là sự khẳng định giá trị vai trò của các cá nhân và các tổ chức Phi lợi nhuận ở Việt Nam. Mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và các cá nhân ở Việt Nam đóng gióp quỹ để bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã. 

Từ năm 2020 trở về trước thì trên 90% số tiền gây quỹ được của SVW đều từ nước ngoài. Các cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam thường hành động theo cảm xúc khi có sự kiện như lũ lụt, đói nghèo, tai nạn và thường đưa tiền thông qua các cá nhân nổi tiếng để giải quyết cá vấn đề ngọn. 

Nhưng chưa nhiều các nguồn quỹ tài trợ giải quyết tận gốc vẫn đề mất rừng, lũ lụt, và mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường. Tôi hi vọng chúng tôi nhận được sự tin tưởng, sự đồng hành hơn nữa từ các doanh nghiệp và hãy ủng hộ SVW tại https://www.svw.vn/vi/donate-now.

Cảm ơn Nguyễn Văn Thái. Chúng tôi muốn được tri ân việc anh anh đã "thả" vào rừng bảo tồn hơn 6 tỷ đồng tiền giải thưởng của cá nhân anh, thay vì bỏ vào túi riêng theo cách nghĩ thông thường!

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 23.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 24.

Nguyễn Văn Thái - Giám đốc Save Viet Nam’ Wildlife: Tặng “Nobel Xanh” trị giá 6 tỉ đồng cho công cuộc bảo tồn rừng - Ảnh 25.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem