Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
hưa ông, sau khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội kết thúc, dư luận và truyền thông quốc tế đánh giá rất cao công tác tổ chức của Việt Nam. Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói Việt Nam là nước “tuyệt vời”, sự đánh giá này đã nói lên tất cả, ông nghĩ sao?
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội kết thúc, kết quả có phần khiến dư luận nuối tiếc vì hai bên không có tuyên bố chung. Tuy nhiên nhìn tổng thể kết quả Thượng đỉnh Mỹ -Triều lần 2 vẫn có tiến triển tốt và quan trọng hai bên không có căng thẳng. Nhưng có điều đặc biệt được tạo ra từ bên thứ ba, nghĩa là nước chủ nhà Việt Nam đã tổ chức tuyệt vời. Dù kết quả hai bên đạt được có giới hạn đi nữa thì thiện cảm của họ dành cho nước chủ nhà là rất lớn. Ông Donald Trump khi về Mỹ đã đưa ra nhận xét về Việt Nam là “tuyệt vời”.
Về phía Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong –un, qua chuyến thăm cấp cao nước ta thấy biểu hiện thái độ, cử chỉ càng ngày càng vui vẻ, cởi mở. Điều đó thể hiện tình cảm của ông với Việt Nam. Khi ra về ông vẫy tay chào người dân và những lãnh đạo đi tiễn khác hẳn với lúc đầu mới đến.
Điều đặc biệt nữa là trong sự kiện này có hàng nghìn phóng viên của hàng trăm hãng truyền thông nổi tiếng thế giới có mặt tại Việt Nam để đưa tin góp phần quảng bá hình ảnh đất nước chúng ta. Có thể nói họ đã hài lòng về không khí nói chung, về người Việt Nam cởi mở mến khách, về đất nước an toàn tuyệt đối không có sự cố gì xảy ra. Dù nước ta mới chỉ là quốc gia đang phát triển nhưng những trang thiết bị phục vụ cho việc đưa tin hội nghị được phóng viên nước ngoài nói là hoàn hảo, tạo thuận lợi cho họ tác nghiệp.
Qua tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, chúng ta đã thể hiện được vị thế mới của đất nước. Thắng lợi mà chúng ta đạt được là rất lớn. Ngoài thái độ mến khách chúng ta đã thể hiện sự tự tin trong quá trình tổ chức. Không thấy có vị khách nước ngoài nào đến đây tỏ ra lo ngại, băn khoăn e dè điều gì.
Mặc dù Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong –un lần đầu đến Việt Nam nhưng ông tỏ ra tin tưởng nên mới có hành động hạ kính chống đạn vẫy chào người dân bên đường, điều này càng cho thấy một đất nước Việt Nam an toàn, thưa ông?
Đúng như vậy. Phải nói về nguyên tắc chung khi một vị nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao của quốc gia khi đến một đất nước xa lạ thì họ luôn cẩn trọng, giữ mình trong một sự bảo vệ an toàn nhất. Việc ông Kim Jong –un hạ kính chống đạn để vẫy chào người dân, tôi cho rằng việc đó thể hiện hai điều. Thứ nhất ông mong muốn gần gũi, thân thiện với người dân trong lần đầu tiên đến Việt Nam; thứ hai, ông hiểu và tin tưởng vào đất nước và nhân dân Việt Nam, không có điều gì phải lo ngại. Trên thực tế đất nước ta chưa bao giờ để xảy ra vấn đề gì khiến các nhà lãnh đạo nước ngoài phải lo ngại khi đến.
Nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài khi đến Việt Nam đều tin tưởng vào an ninh, an toàn của nước ta. Thế nên mới có chuyện Tổng thống Argentina khi đến thăm Việt Nam đã ngồi uống cà phê vỉa hè Hà Nội (đầu năm 2019); cuối năm 2017, ông Malcolm Bligh Turnbull lúc đó là Thủ tướng Australia đến Việt Nam dự Hội nghị cấp cao APEC, một buổi sáng ông cùng đầu bếp bách bộ trên phố ở Đà Nẵng và mua bánh mì ven đường. Tổng thống Obama (làm Tổng thống Mỹ từ tháng 1. 2009 đến tháng 1.2017) trong chuyến thăm Việt Nam đã đi ăn bún chả Hà Nội…
Việt Nam có lợi thế nằm ở trung tâm Châu Á –Thái Bình Dương, sau khi tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 rất ấn tượng, nước ta sẽ có nhiều cơ hội tổ chức các sự kiện quốc tế tương tự, điều này thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển mạnh, thưa ông?
Trước hết, nói về những hội nghị quốc tế Việt Nam đã đăng cai thì rất nhiều, như 2 lần tổ chức Hội nghị cấp cao APEC (2006 và 2017); Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (năm 2015); Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018… Có thể nói những hội nghị quốc tế chúng ta đều tổ chức tốt, mang tính chuyên nghiệp cao.
Còn với Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội là lần đầu tiên chúng ta đứng ra tổ chức một sự kiện mang ý nghĩa là trung gian đóng góp vào giải pháp hòa bình. Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 được cả thế giới dành sự quan tâm rất lớn so với những hội nghị quốc tế, bởi đây là vấn đến liên quan đến hòa bình không chỉ khu vực mà còn ý nghĩa toàn cầu; liên quan đến cường quốc lớn là Mỹ; liên quan đến điểm nóng tồn tại 7 thập kỷ nay.
Chúng ta đã tổ chức tốt, tạo được tiếng vang thì sau này cơ hội sẽ đến rất nhiều. Không chỉ có TP. Hà Nội, thành phố vì hòa bình mà chúng ta còn có những địa điểm nổi tiếng khác như Đà Nẵng, TP.HCM, Hạ Long (Quảng Ninh)…
Cơ hội để phát triển du lịch đối với chúng ta cũng rất lớn, ngoài du lịch nói chung còn du lịch tổ chức hội nghị. Tôi đã từng đến những nơi họ chuyên tổ chức hội nghị quốc tế, ví dụ như Nam Phi có nơi được xem như trung tâm tổ chức hội nghị quốc tế. Nếu đất nước vừa thanh bình, mến khách, có năng lực tổ chức cao sẽ có cơ hội thu hút được nhiều sự kiện quốc tế lớn, bởi người nước nào cũng vậy, đến đâu họ đều mong an toàn tuyệt đối, được nước chủ nhà đón tiếp nhiệt tình chu đáo. Với những lợi thế đã có chắc chắn Việt Nam sẽ là sự lựa chọn cho việc tổ chức những sự kiện lớn kể cả sự kiện mang tính chất hòa giải.
Theo ông vai trò của người dân có ý nghĩa thế nào trong việc nước ta tổ chức thành công Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội?
Tôi cảm nhận được ý chí của người dân trước sự kiện này, đây là điều rất đáng suy nghĩ. Bởi vì bình thường nhiều khi thấy dân của chúng ta nhiều khi còn lộn xộn, chẳng hạn trong việc tham gia giao thông, vệ sinh môi trường hoặc có những điều chúng ta chưa hài lòng.
Tuy nhiên trước sự kiện này người dân lại thể hiện ý thức rất tốt, hợp tác với chính quyền. Nhiều người dân không được phân công nhưng vẫn có những việc làm giữ gìn hình ảnh đất nước. Đông đảo người đứng bên đường, vẫy chào khi khách đến, ví dụ như đón ông Kim Jong –un, đón ông Donald Trump vào ban đêm. Ngoài sự hiếu kỳ là một chuyện nhưng điều người dân thể hiện lớn hơn đó là lòng mến khách. Đứng đông bên đường nhưng người dân không lộn xộn hoặc để sự cố gì xảy ra.
Có thể thấy người dân hiểu được mục đích của sự kiện này mang lại lợi ích cho quốc gia nên họ hợp tác hưởng ứng rất tốt. Qua đây cũng có thể rút ra bài học, làm sao các nhà lãnh đạo của chúng ta khơi dậy được ý thức tốt đẹp của công dân trước những công việc của đất nước. Bởi người dân hợp tác thì việc lớn, việc khó gì cũng thành công, còn thiếu sự hợp tác của người dân thì việc sẽ trục trặc.
Xin cảm ơn ông (!)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.