img
 
img
img
 

Vào đầu tháng 2.1994, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận với Việt Nam, quan hệ của hai quốc gia đã sang trang sử mới. 25 năm sau, cũng vào đầu tháng 2.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thông điệp liên bang đã chọn Việt Nam cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Triều, đây là sự trùng hợp lịch sử rất thú vị, điều này gợi cho ông suy nghĩ gì?

img

Mỗi đất nước, mỗi câu chuyện hay một vấn đề có những đặc thù, khác biệt riêng. Nhưng bất cứ vấn đề khó khăn nào mà lịch sử để lại nếu có được giải pháp sẽ là điều tuyệt vời. Giữa hai tháng hai của hai thời kỳ khác nhau, của hai vấn đề khác nhau mà đạt được điều gì đó sẽ là điều kỳ diệu. Việc tháo gỡ được những rắc rối để đi đến giải pháp cho vấn đề bán đảo Triều Tiên, trong đó có quan hệ Mỹ - Triều thì sẽ là kết quả rất tốt đẹp.

Tôi cho rằng mỗi một câu chuyện đều có điểm khác, chẳng hạn như câu chuyện của Việt Nam là cuộc chiến tranh kéo dài, khốc liệt; câu chuyện của Triều Tiên cũng có cuộc chiến tranh từ 7 thập kỷ trước (1950 -1953), đồng thời trong 7 thập kỷ qua còn những vấn đề khác, như vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề đảm bảo an ninh, tái lập nền hòa bình mà chiến tranh để lại, làm sao hòa giải dẫn đến bình thường hóa quan hệ, xóa bỏ cấm vận. Tất cả những điều đó cho thấy mỗi một câu chuyện có hoàn cảnh khác nhau, nhưng bất cứ một cuộc xung đột nào, bất cứ một vấn đề rắc rối nào liên quan đến hòa bình và phát triển của khu vực mà có được giải pháp, lại có sự trùng hợp nào đó về lịch sử thì càng thêm ý nghĩa.

img
 
img
 

Trong chặng đường 25 năm kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận, Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc như thế nào để hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc được lựa chọn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là sự khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế, thưa ông?

Trước hết là câu chuyện xây dựng và phát triển đất nước. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử thấy khi ra khỏi cuộc chiến tranh chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay được hơn 3 thập kỷ chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nó đã tạo rất nhiều đà cho xung lực phát triển của đất nước. Để phát triển kinh tế bao gồm cả đổi mới để xây dựng xã hội, xây dựng những thiết chế để đảm bảo cho sự phát triển và phồn vinh của đất nước.

img

Tôi còn nhớ đã có rất nhiều đạo luật mới được ra đời trong suốt thời kỳ từ cuối những năm 80, 90 của thế kỷ XX cho đến nay để chúng ta đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Tiếp đến là câu chuyện chúng ta từng bước hội nhập và từng bước tham gia vào công việc của khu vực và trên thế giới. Điểm lại lịch sử thì chúng ta tham gia Liên Hợp quốc năm 1977, rồi tham gia vào Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng Bảo an của Liên Hợp quốc, chúng ta cử lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc hay việc chúng ta ra nhập ASEAN năm 1995, tham gia APEC vào những năm 90 của thế kỷ trước... Không những thế, dần dần chúng ta đã tham gia chủ trì đăng cai, định hướng những hoạt động của các thiết chế và các tổ chức trên thế giới. Bên cạnh đó chúng ta còn tham gia vào FTA ở tầm cao hơn. Đây là câu chuyện phát triển tự cường, đổi mới và hội nhập của Việt Nam.

Câu chuyện thứ hai là mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong đó có Mỹ, đúng là ¼ thế kỷ qua chúng ta có bước phát triển rất mạnh mẽ. Năm nay là tròn 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam –Mỹ với việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Tôi còn nhớ vào những năm 1994 -1995 thương mại hai chiều của Việt Nam- Mỹ chỉ khoảng 450 triệu USD, đến nay đã tăng hơn 100 lần (hơn 50 tỷ USD). Điều quan trọng hơn là hai bên đã có những giao lưu về hàng hóa hai chiều để bổ sung cho hai nền kinh tế. Đã có những doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ vào Việt Nam, họ thấy môi trường đầu tư ở đây đáp ứng được lợi ích, có sức hấp dẫn lớn. Giữa hai nước còn nhiều vấn đề khác nữa như phát triển về mặt chính trị, giáo dục, khoa học…

Việt Nam và Mỹ đã có những chuyến thăm cấp cao liên tục kể từ thời Tổng thống Bill Clinton. Sau ông Clinton tất cả các đời Tổng thống Mỹ đều có chuyến thăm Việt Nam, kể cả đương kim Tổng thống Donald Trump cũng đã thăm Việt Nam (2017). Về phía chúng ta ngoài những chuyến thăm lãnh đạo cấp cao, đặc biệt vào năm 2015 có chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ. Chuyến thăm này để thúc đẩy hợp tác toàn diện, đối tác toàn diện giữa hai nước, trong những nguyên tắc chỉ đạo vấn đề quan hệ có việc tôn trọng thể chế chính trị của nhau, đây là kết quả rất quan trọng.

img
 
img
 
img
 

Việt Nam nằm ở vị trí địa chính trị, kinh tế, văn hóa rất quan trọng, có ý kiến cho rằng đây là lợi thế để chúng ta có thể tổ chức những sự kiện quốc tế quan trọng trong tương lai thưa ông?

Vị trí của đất nước là một câu chuyện nhưng vị thế của đất nước còn là câu chuyện lớn hơn. Vị trí của nước ta nằm ở trung tâm Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả trên đất liền và hướng ra biển, có tầm chiến lược rất quan trọng. Còn về quan hệ quốc tế, chúng ta là thành viên tích cực và trách nhiệm của tổ chức ASEAN, bên cạnh đó chúng ta còn tham gia nhiều tổ chức quốc tế khác, trong đó có tổ chức APEC... Điều đó giúp chúng ta có mối quan hệ với tất cả các nước trong khu vực và các đối tác lớn trong khu vực.

Như tôi đã nói ở trên, điều quan trọng hơn chính là vị thế, tính nhất quán trong phát triển, trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Điều đó tạo ra cho bạn bè thấy sự tin cậy vào Việt Nam.

Có thể nó cả hai yếu tố vị trí và vị thế của đất nước đều cùng quan trọng, khi đăng cai sự kiện tầm cỡ quốc tế phải có sự kết hợp này. Bởi nếu quốc gia có vị trí nhưng không có vị thế, không có chính sách đối ngoại phù hợp thì không tổ chức được những sự kiện quốc tế lớn.

 
img
img
 
img
 

Trở lại với Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới, nhiều ý kiến đã so sánh tầm quan trọng giữa cuộc gặp thượng đỉnh lần một ở Singapore với cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội. Thế giới cũng kỳ vọng vào kết quả tại Hội nghị thượng đỉnh tới, ông có suy nghĩ gì?

Thứ nhất tôi cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần một, lần hai đều rất quan trọng. Có lẽ không ai nghĩ một người đứng đầu nước Mỹ, một người đứng đầu CHDCND Triều Tiên, hai quốc gia đối đầu trong suốt 7 thập kỷ, họ đã vượt qua những khác biệt để gặp nhau ở Singapore, đấy là sự khởi đầu lịch sử. Và trong cuộc gặp này hai bên cũng đạt được kết quả nhất định.

img

Vì đã có cuộc gặp thứ nhất nên đến cuộc gặp thứ hai có sự kỳ vọng của dư luận, của hai bên và của thế giới rằng vấn đề Triều Tiên phải có bước tiến gì. Câu chuyện dư luận nói nhiều có những điều này, điều kia, trong những điều đó Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm, chẳng hạn như đổi mới đất nước để phát triển, đổi mới để hội nhập, câu chuyện vượt qua những hậu quả của chiến tranh để hướng tới hòa giải và bình thường hóa quan hệ thế nào, việc hội nhập tham gia và các hoạt động của thế giới ra sao.

Tôi cho rằng với kỳ vọng phải có kết quả trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này đã đặt ý nghĩa của của nó lên rất cao, chính sự kỳ vọng cao đó là một thách thức. Câu chuyện ở bán đảo Triều Tiên có nhiều vấn đề cùng một lúc phải được hai bên xem xét giải quyết, như vấn đề phi hạt nhân hóa, vấn đề tái lập lại hòa bình sau chiến tranh từ những năm 50 của thế kỷ trước, vấn đề làm sao hướng tới bình thường hóa quan hệ song phương giữa các nước trong khu vực, giữa Mỹ - Triều Tiên…

Tôi có niềm tin việc hai bên đã tiến tới cuộc gặp lần hai thì chắc chắn họ có sự chuẩn bị kỹ để có bước tiến nhất định. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều gặp lại nhau, điều đó nghĩa là đối thoại bằng ngoại giao vẫn được tiếp tục sử dụng để tạo niềm tin, tạo những bước tiến tiếp theo trong giải pháp lâu dài hơn vừa cho bán đảo Triều Tiên vừa cho quan hệ Mỹ - Triều.

Một câu chuyện kéo dài 7 thập kỷ, nếu chúng ta nhớ lại, vấn đề Triều Tiên cách đây nhiều năm đã từng diễn ra đàm phá 6 bên mà không đạt được thì đến nay không phải một sớm một chiều có thể đạt được dễ ràng. Nhưng nếu hai bên tiếp tục cam kết với đối thoại, cam kết với ngoại giao và hướng tới một giải pháp thì chắc chắn sẽ có những tiến bộ để đi đến một giải pháp lâu dài.

Một điểm nữa phải thấy khi Việt Nam được lựa chọn cho cuộc gặp thượng đỉnh này, vừa thấy vị thế của Việt Nam, vừa thấy sự tin cậy của các bên và của thế giới. Rõ ràng nền ngoại giao của Việt Nam rất chủ động, tích cực để họ thấy rằng chúng ta sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm khi đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh này.

Xin cảm ơn ông (!)

img
 

Nội dung: Lương Kết

Thiết kế: Việt Anh

Kỹ thuật: Hiếu Phạm

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem