Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 2.

Trở thành vị tướng trẻ nhất của Quân đội Việt Nam ở tuổi 40, ông là trường hợp đặc biệt trong lịch sQĐND Việt Nam thời bấy giờ, từng trải qua hầu hết các vị trí cấp trưởng trong quân đội rồi đảm nhận trọng trách quan trọng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Và dường như sau khi về hưu, Thượng tướng vẫn miệt mài nghiên cứu về nghệ thuật quân sự và những vấn đề môi trường thời hậu chiến?

- Tôi bắt đầu nghỉ hưu năm 2011, sau khi hoàn thành tất cả nhiệm vụ, ở tuổi 64. Tuy nhiên từ năm 2010, tôi được Nga trao bằng Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học quân sự nên vẫn có văn phòng làm việc cho đến giờ.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 3.

Trong thời gian từ đó đến nay, tôi tập trung nghiên cứu 3 vấn đề. Thứ nhất là nghệ thuật chiến tranh, tức là nghiên cứu cách đánh của Việt Nam trong quá khứ cũng như trong chiến tranh tương lai để viết sách. Đến nay, tôi đã viết 9 quyển sách liên quan đến chiến tranh. Chiến tranh tương lai hình thành 3 vấn đề mới mà chúng ta phải cập nhật để nghiên cứu học thuyết quốc phòng Việt Nam (bao gồm vấn đề kinh tế, ngoại giao, quân sự, khoa học) là: chiến tranh không gian vũ trụ, chiến tranh về không gian mạng và chiến tranh sinh học (như vừa qua xảy ra dịch Covid-19). Đương nhiên là các hình thức chiến tranh có rất nhiều. Trước đây, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chúng ta đã có kinh nghiệm rồi, có tổng kết rồi. Nhưng giờ trong tương lai, qua thực tiễn, diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, nhất là thời gian vừa qua xảy ra chiến sự giữa Nga - Ukraine thì nó đặt ra nhiều vấn đề mà tôi vẫn muốn tiếp tục nghiên cứu.

Thứ hai là về vấn đề môi trường. Thời trong chiến tranh, khi địch tàn phá, thì ngoài vấn đề về bom đạn ra, chất độc hoá học tàn phá khủng khiếp, nó huỷ hoại môi trường, để lại hậu quả rất kinh khủng. Tôi cũng đã có một cuốn sách nói về vấn đề quân đội phải tham gia để giải quyết hậu quả sau chiến tranh, đó là hậu quả về môi trường, hậu quả do bom đạn, chất độc tồn lưu để lại. Khi càng đi sâu khám phá môi trường tôi lại càng say mê vấn đề này. Đây là vấn đề của toàn nhân loại, thiên nhiên đang bị tàn phá do biến đổi khí hậu nhưng ở Việt Nam, hậu quả để lại sau chiến tranh còn rất kinh khủng. Tôi có ước mơ góp phần vào tái tạo môi trường và giảm thiểu những tác hại của môi trường, bảo vệ hành tinh xanh, vì vậy cũng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để viết sách.

Ngoài ra, tôi tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa. Tôi đã có 10 năm chiến đấu ở Quảng Trị, vì vậy muốn làm được nhiều điều để tri ân mảnh đất đã có bao đồng đội của tôi ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Tôi đã cùng với đồng đội và nhân dân địa phương làm được rất nhiều việc, xây dựng nhiều công trình đền ơn đáp nghĩa, quy tập hàng nghìn mộ liệt sĩ về các nghĩa trang.

Đã trải qua thực tiễn từ người lính đến một ông tướng, trong cả chiến tranh, trong cả thời bình, trong cả thiên tai, trong cả lĩnh vực khoa học, ở tuổi này, thời gian còn lại, tôi phấn đấu để thực hiện những ước mơ, để trí tuệ của mình liên tục hoạt động. Tôi tiếp tục nghiên cứu về nghệ thuật chiến tranh, cách đánh trong điều kiện mới. Khi xuất hiện những điều kiện mới phải tham gia nghiên cứu để cống hiến cho khoa học quân sự. Rồi tiếp tục nghiên cứu về an ninh môi trường, tiếp tục đi tìm đồng đội.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 4.

Ông từng tham gia 67 trận đánh oanh liệt, khi về hưu lại dành hầu hết thời gian để nghiên cứu về nghệ thuật quân sự. Vậy trận đánh nào khiến ông phải "cân não" nhất?

- Các trận đánh thì nhiều lắm. Nhưng có lẽ trận đánh tiêu diệt bộ binh cơ giới Mỹ là trận khó nhất và phải cân não nhiều nhất, phải tính toán nhiều nhất vì phải luồn sâu vào bên trong lòng địch, làm sao đưa được lực lượng vào bên trong mà không bị phát hiện. Và phải đánh từ đằng sau, chứ không đánh vỗ mặt hay đánh sườn, trong khi đó lực lượng của ta mỏng và chưa có kinh nghiệm để đánh bộ binh cơ giới.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 5.

Tôi nhớ năm 1970 là năm thứ hai đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Trên chiến trường Bắc Quảng Trị - trong hàng rào điện tử Mác Namara, chúng tập trung củng cố từ Động Toàn, cao điểm 544 (Phu-lơ) đến Cồn Tiên nối liền với khu phía đông. Mỹ đóng quân trong một số cứ điểm, chủ yếu dùng bộ binh cơ giới. Trước tình hình quân địch phải co lại để củng cố, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 chủ trương một mặt tiếp tục đánh nhỏ lẻ để giữ địa bàn, mặt khác chuẩn bị lực lượng đánh tập trung, đánh điểm, phá tan âm mưu của chúng. Đại đội 2 của chúng tôi được giao nhiệm vụ tổ chức đánh một trận thắng giòn giã. Ngày 4/4/1970, khi chúng tôi tới bãi Tân Kim thì chạm trán thám báo Mỹ và bị pháo binh đánh... Đại đội tiếp tục hành quân bám địch nhưng chưa bám được cụm xe cơ giới nào. Đã ba, bốn ngày đêm liền, bộ đội của ta không ngủ, chỉ ăn lương khô và uống nước lã mà vẫn không bám được địch, có người cho rằng nếu kéo dài sẽ kiệt sức mất.

Trước tình hình hình đó, tôi và Chính trị viên Dy hội ý cấp uỷ, hạ quyết tâm tối 4, rạng sáng 5/4 phải kiên quyết tìm địch và đánh cho bằng được, ở đâu có tiếng cối cá nhân địch bắn ra là ở đó có bộ binh cơ giới Mỹ, vì vậy lấy tiếng súng của địch để tìm địch. Tôi dẫn 2 Trung đội trưởng và 4 trinh sát bò qua hố bom, vượt qua một con suối cạn, tiến vào cách địch 30 mét. Lợi dụng đèn dù, chúng tôi đếm được 16 chiếc xe tăng, có nhiều nhà bạt và cần ăng ten nên anh em xác định đây là cụm xe chỉ huy. Sau khi trinh sát xong, tôi quay về mũi chính diện và bàn cách đánh.

Tôi xem đồng hồ, lúc đó là 12 giờ đêm, bộ đội đã vào vị trí xuất phát tiến công, tôi bắt tay và động viên các xạ thủ B40, B41 bình tĩnh lập công. 3 giờ 40 phút, tôi hướng dẫn cho tổ luồn sâu vào vị trí, tiếp cận sở chỉ huy địch. Khi cách 7 mét, một đồng chí vấp phải quả mìn sáng. Chớp thời cơ, tôi lệnh cho chiến sĩ B41 Phùng Văn Khoét bắn liên tiếp hai quả vào chiếc xe chỉ huy để phát lệnh tiến công. Một quầng lửa màu da cam hắt ra, chiếc xe tăng bốc cháy. Tiếp đó là những tiếng nổ vang dậy, 8 chiếc xe tăng bị diệt ngay từ những loạt đạn đầu... Cuộc chiến đấu càng về sau càng quyết liệt. Địch ngoan cố cụm vào 3 chiếc xe tăng còn lại, bắn trả điên cuồng.

Trời gần sáng, tôi lệnh anh em nhanh chóng rời trận địa. Các mũi lần lượt thu quân, để lại 16 xác xe tăng và 95 xác lính Mỹ trong đám cháy rừng rực. Cả đại đội đến khu vực an toàn, lúc này pháo địch bắn như bao bọc lấy đám cháy. Máy bay L19, OV10 bay lên thả pháo sáng, máy bay C130 bắn đạn 20 ly. Tôi đành lòng bảo anh em đưa 2 đồng chí hy sinh ra sông Cam Lộ, buộc đá vào từng thi thể thả xuống sông để đến hôm sau ra đưa anh em về. 9 giờ sáng, địch cho trực thăng UH1A và cả trực thăng cần cẩu lên cẩu xác những chiếc xe tăng bị cháy về Miếu Bái Sơn. Sau đó, chúng điều xe san phẳng ngọn đồi và rút khỏi Sáp Đá Mài. Sau trận đánh này, lính Mỹ ở khu vực Sáp Đá Mài vô cùng hoảng sợ, chúng không dám giăng xe và lính ra để chiếm giữ khu vực này. Trận đánh đã góp phần đẩy "chiến thuật trâu rừng" của Abrams hoàn toàn phá sản.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 6.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 7.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 8.

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, với ông những người nào được coi là bậc thầy về quân sự?

- Tôi có 7 người thầy đặc biệt trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình. Người thầy đầu tiên là đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ yếu về vấn đề chỉ đạo. Đại tướng đã truyền thụ nhiều kinh nghiệm, ảnh hưởng đến tôi nhiều trong chiến tranh cũng như trong thời bình.

Người thầy tiếp theo là ông Lê Trọng Tấn và ông Lê Quang Đạo. Đây là 2 người bồi dưỡng, chỉ đạo trực tiếp và tôi được như ngày nay là nhờ những vị thầy này. Khi chiến dịch "81 ngày đêm" trong giai đoạn cuối thì ông Lê Trọng Tấn có ý kiến rằng "phải đưa cậu Hiệu ra để cho đi học, để giữ được nguồn và chất chiến đấu sau này. Cứ để cậu ấy cứ đánh nhau mãi thì có thể hy sinh mất". Chính vì vậy tôi được cử đi học nước ngoài, được đào tạo tại tất cả các trường trong quân đội và được sang Nga.

Các vị tướng khác như ông Hoàng Minh Thảo, rồi ông Nguyễn Hữu An, ông Cao Văn Khánh, ông Lê Nam Phong... đó là những người thầy mà tôi được tiếp cận sớm. Những người đó giúp tôi tư duy về chính trị, về quân sự, về ngoại giao, để tôi hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao. Tôi đã học được ở những vị thầy này những khát vọng, ý chí và bản lĩnh.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 9.

Ông nói rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người thầy đặc biệt, một người có nhiều ảnh hưởng tới cuộc đời binh nghiệp của ông cả trong thời chiến cũng như trong thời bình. Những bài học nào của Đại tướng, ông đã vận dụng và sáng tạo?

- Trong thời chiến, tôi có rất nhiều dịp được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau năm 1970, Đại tướng gọi tôi lên để báo cáo về trận diệt bộ binh cơ giới. Sau năm 1971, Đại tướng gọi tôi ra để báo cáo về trận đánh và diệt được 28 chiếc xe tăng...

Năm 1994, lúc đó tôi làm Phó Tổng Tham mưu Trưởng rồi lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, có thời gian gần 10 năm làm đối ngoại quốc phòng nên năm nào cũng vào báo cáo Đại tướng và chúc Tết, được Đại tướng truyền đạt các kinh nghiệm và chỉ bảo các nội dung ở giai đoạn này cần làm gì và cần giải quyết vấn đề gì về mặt chiến lược, về quân sự, về mặt ngoại giao.

Tôi còn nhớ vào năm 2004, tôi được Bộ Quốc phòng phân công đồng chủ trì buổi "Hội thảo quốc tế kỷ niệm 50 năm giải phóng Điện Biên Phủ" cùng Đại tướng. Cuộc hội thảo có sự tham gia 150 nước và các vùng lãnh thổ, tổ chức tại Hà Nội. Thời gian ấy, Đại tướng nói về các bài học, chia sẻ nhiều nhất là nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, tức là cách đánh. Đây là một nghệ thuật độc đáo nhất cần phải chia sẻ cho thế giới biết và thế giới phải nể phục, đó là cách đánh huy động sức mạnh của nhân dân Việt Nam, là sức mạnh của 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Đại tướng nói nghệ thuật chiến tranh của chúng ta là: "Đánh địch bằng mưu kế, thế trận; thắng địch bằng thế thời". Tướng tài nhất của Việt Nam là phải biết nghi binh và lừa địch. Tức là nghi binh để địch không hiểu ta sẽ đánh kiểu gì, nghi binh đánh chỗ này nhưng lại đánh chỗ khác.

Ví dụ ở trận Điện Biên Phủ thì quá nhiều kinh nghiệm. Đánh vào nơi hiểm yếu nhất, sơ hở nhất, làm rung chuyển toàn bộ thế trận, để tạo cho ta nhanh chóng nắm thời cơ để thực hiện chiến dịch. Đấy là nghệ thuật và cách đánh của ta. Mà cách đánh không phải chỉ riêng bộ đội chủ lực. Bộ đội chủ lực phải cùng với địa phương, dân quân du kích và nhân dân từ bên trong. Phải phối hợp 3 mũi giáp công: chủ lực, ngoại giao và lực lượng nổi dậy của nhân dân. Đấy là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, chúng ta phải biết xây dựng thế trận trong lòng dân. Những bài học của Đại tướng, tôi đã tiếp thu và được vận dụng nhiều trong thực tế. 

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 10.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 11.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 12.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 13.

Trong các cuộc kháng chiến hay kể cả trong thời bình, đối ngoại là một mặt trận quan trọng. Nếu để nói về thành công trong hoạt động đối ngoại quân sự trên cương vị là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông sẽ nói gì?

-  Tôi đã đi được 67 nước trên thế giới. Và trong khoảng 10 năm với vai trò của người làm đối ngoại quốc phòng, tôi đã truyền được thông điệp: Việt Nam mong muốn hoà bình, Việt Nam là đất nước độc lập. Việt Nam không xâm nhập nước nào nhưng Việt Nam cũng không cho phép bất kể một nước nào xâm lược đến chủ quyền và an ninh của dân tộc Việt Nam. Và khẳng định được đường lối độc lập tự chủ, tức là Việt Nam không ngả về nước nào, không ngả về phe nào, mà Việt Nam là của người Việt Nam, vận mệnh của người Việt Nam, bằng sức mạnh, văn hoá, trí tuệ và bằng truyền thống Việt Nam và bằng nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Việt Nam khẳng định là một dân tộc yêu chuộng hoà bình, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước nhưng không cho phép bất kỳ nước nào xâm phạm đến chủ quyền, an ninh của dân tộc Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 14.

Ông từng gặp nhiều nhà ngoại giao lão luyện, sừng sỏ của các nước lớn trên thế giới. Tôi được biết ông cũng đã có một cuộc "đấu trí" vô cùng gay cấn, phải "cân não" và dùng nhiều mưu trí?

- Tôi còn nhớ vào tháng 6/2005, lúc đó Thủ tướng Phan Văn Khải là nhà lãnh đạo Cấp cao đầu tiên của Việt Nam sang thăm Mỹ sau 30 năm kết thúc chiến tranh (1975-2005) và 10 năm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Tôi là thành viên tham gia đoàn cấp cao này, chuyến thăm lịch sử đối với đất nước nhưng cũng là đối với cá nhân tôi. Lúc đó, với vai trò là người phụ trách mảng đối ngoại quốc phòng, tôi đã đàm đạo trực tiếp với các nhà chức trách quốc phòng Mỹ để tìm cách vượt qua quá khứ, hàn gắn vết thương chiến tranh, hướng tới tương lai tươi sáng cho nhân dân và quân đội hai nước. Vấn đề khó nhất để bình thường hoá quan hệ lúc đó là vấn đề người mất tích trong chiến tranh (vấn đề MIA), giữa hai Bộ Quốc phòng.

Lúc đó Mỹ đòi hỏi chúng ta phải cung cấp thông tin về những người Mỹ mất tích ở Việt Nam, kể cả người đang sống và người đã mất.

Đấy là một cuộc đấu trí. Khi một trợ lý dày dặn kinh nghiệm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger yêu cầu như vậy, tôi có nói rằng: "Người Mỹ yêu cầu Việt Nam cung cấp đầy đủ MIA của người Mỹ mất tích, chúng tôi cũng đòi hỏi phía Mỹ phải cung cấp MIA của người Việt Nam. Mỹ có hơn 2000 người Mỹ mất tích ở Việt Nam, chúng tôi có hơn 300.000 người Việt mất tích chưa tìm được trong cuộc chiến tranh này".

Phía Mỹ nói rằng có hơn 2.000 người mẹ ở Mỹ mất con, mong chờ để có thông tin đó. Tôi đã phải "đấu" luôn lại là: "Thưa Ngài, Mỹ có hơn 2.000 người mẹ mất con thì Việt Nam cũng có hơn 300.000 người mẹ cũng đang chờ tin con. Bây giờ tôi hỏi Ngài, bà mẹ Mỹ với bà mẹ Việt Nam, khác nhau ở chỗ nào? Trong cuộc chiến tranh này, nỗi đau của những người mẹ là như nhau. Chúng tôi có gì đã cung cấp đầy đủ, nếu các bạn cần yêu cầu gì thêm để tìm kiếm thì chúng tôi tiếp tục cung cấp, còn các bạn cũng phải cung cấp cho chúng tôi thông tin người Mỹ mất tích ở Việt Nam thì chúng tôi mới tiếp tục cung cấp được". Chính nhờ ý này mà người Mỹ mới cung cấp cho chúng ta 180 đĩa CD mà tôi mang từ Mỹ về.

Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất trong thời gian làm đối ngoại của tôi.

Là vị tướng đã kinh qua nhiều trận mạc với 4 chiến dch lớn trong kháng chiến chống Mỹ và lập được nhiều chiến công vang di. Ở mặt trận đối ngoại - cuộc chiến đấu không dùng súng đạn - mà bằng "đấu trí", cũng vô cùng khó khăn và quyết liệt. Theo ông, điều khó nhất của một người làm công tác đối ngoại là gì?

- Ngoại giao là vấn đề nhạy cảm, nhưng đầu tiên chúng ta phải khẳng định được chủ quyền của mình. Tất nhiên phải tranh thủ sự yêu chuộng hoà bình, của nhân dân, của các nước trên thế giới nhưng chúng là luôn cần truyền tải thông điệp: Người Việt Nam sẽ quyết định vận mệnh dân tộc Việt Nam. Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam.

Ngoại giao quân sự phải có tính kế thừa. Điều mà một nhà ngoại giao quân sự phải có, đó là phải nắm đường lối, quan điểm của nhà nước, đó là nền ngoại giao độc lập, tự chủ. Đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là đối ngoại độc lập, tự chủ. Việt Nam khẳng định như vậy, từ đó ứng dụng linh hoạt, sáng tạo trong quyết sách.

Tóm lại ngoại giao muốn làm gì cũng phải tôn trọng nguyên tắc. Con người cũng vậy.

Ở Việt Nam, chiến tranh đã đi qua 47 năm. Nhưng trên thế giới, có thể nói, chiến tranh vẫn chưa kết thúc, bằng chứng là chiến sự Nga - Ukraine. Là một người đã trải qua chiến tranh, ông có suy ngẫm gì? Theo Thượng tướng, chúng ta phải ứng xử thế nào cho phù hợp với tình hình hiện nay?

- Chúng ta có đường lối độc lập tự chủ, không ngả sang phe này, phe kia. Chúng ta không thể bỏ phiếu cho bên này, hay phía bên kia mà chúng ta độc lập tự chủ.

Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước. Dù các nước có mạnh như thế nào, chúng ta vẫn có đường lối độc lập, tự chủ. Tóm lại chúng ta không theo phe, quyết định vận mệnh của mình bằng trí tuệ, sức mạnh Việt Nam, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chúng ta biết cách sống như ông cha ta đã trải qua 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, bị xâm chiếm, chúng ta vẫn tồn tại, dân tộc chúng ta không bị phân hoá. Ngày nay, chúng ta biết cách kế thừa và phát huy trong điều kiện mới, để phù hợp với hoàn cảnh mới, trong điều kiện hội nhập.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 15.

Ngừng một lát, tướng Hiệu quay sang tôi bảo, ông đang chuẩn bị cho chuyến đi gần 10 ngày ở Quảng Trị. Năm nào cũng vậy, ông lại trở vào mảnh đất này đôi ba lần, dành thời gian để đến các nghĩa trang Đường 9, Hải Lăng, Thành Cổ... thắp hương cho đồng đội của mình. Rồi ông dẫn tôi đi một vòng thăm vườn lan đang khoe sắc rực rỡ xung quanh ngôi nhà. Ông kể, những giỏ phong lan này được bạn bè, đồng đội của ông mang về từ khắp các chiến trường trên cả nước, ông đã chăm chút cẩn thận. Mỗi buổi sáng ra vườn, nhìn thấy phong lan, ông như nhìn thấy đồng đội của mình, cũng là một cách để ông tri ân những người đã nằm xuống.

"67 trận chiến khốc liệt, bao nhiêu đồng đội được đem đi mai táng, 72 nghĩa trang liệt sĩ đều có đồng đội của tôi nằm ở đó. Hiện còn chưa tìm thấy hết mộ những người đã hy sinh", giọng ông chùng xuống.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 16.

Đã trải qua rất nhiều cương vị, từ một người lính cho tới một vị tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, những vấn đề nào ông cảm thấy tiếc nuối, chưa làm được?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 17.

- Trong thời kỳ làm đối ngoại, vấn đề tôi vẫn còn trăn trở nhất là kêu gọi các nước cùng Việt Nam khắc phục hậu chiến, vấn đề tiếp tục tìm kiếm người mất tích. Có nhiều những tư liệu mình vẫn chưa có. Ví dụ khi tôi sang Mỹ, phía Mỹ cung cấp 180 CD, trong đó có thông tin về những quân nhân Việt Nam hy sinh trên các mặt trận, nhưng vẫn chưa đủ. Khi về hoá giải những tài liệu đó ra thì vẫn còn nhiều ẩn số, chưa rõ. Còn rất nhiều bà mẹ gặp tôi, chỉ mong cuối đời tìm được hài cốt con mình thì "mẹ mới nhắm mắt được" khiến tôi rất đau lòng. Sau gần 50 năm, những người mất tích giờ chưa tìm được thì sau này sẽ càng khó hơn. Bởi những người ở lứa tuổi như chúng tôi cũng dần dần ra đi hết. Vì vậy, vấn đề này còn dài lắm, vẫn còn đau lòng lắm.

Rồi những ngày hành quân qua các khu rừng trơ trụi lá khiến tôi hiểu rằng, chất độc dioxin mà kẻ thù đã gieo rắc trong chiến tranh sẽ hủy hoại nghiêm trọng môi trường sống… Chiến tranh đã đi qua nhưng chất độc dioxin vẫn còn tồn tại trong lòng đất và hàng ngày vẫn tiếp tục tàn phá cuộc sống của nhiều người dân, nhất là ở vùng Quảng Trị. Ngày nay, chúng ta vẫn hàng ngày phải chứng kiến nỗi đau thể chất và tinh thần của những gia đình có người thân bị nhiễm chất độc dioxin. Tôi biết có những gia đình có tới 3 người con bị chất độc, hình hài không trọn vẹn... Nhiều lắm, nhất là ở vùng Thái Bình. Hậu quả của chất độc này, không biết bao giờ mới chấm dứt được. Đó là điều tôi luôn trăn trở.

Tôi đã nuôi tâm nguyện phải làm gì đó để cải tạo môi trường sống cho người dân. Khi còn tại vị, ngoài việc tích cực kêu gọi các nước, các tổ chức xã hội tham gia khắc phục hậu quả trong chiến tranh, rà soát phá huỷ bom mìn sau chiến tranh, tôi cũng cố gắng cùng đồng đội của mình làm xanh hoá những mảnh đất từng là chiến trường xưa.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: "Ai động vào chủ quyền thì Việt Nam sẽ bảo vệ bằng sức lực của Việt Nam"  - Ảnh 18.

Có khoảnh khắc nào, ông cảm thấy khó đối diện nhất?

- Tôi đã trải qua rất nhiều năm ở giữa lằn ranh giữa cái sống và cái chết trong thời chiến. Nhưng có một lần khiến tôi cảm thấy phải suy nghĩ nhất là vào năm 2011. Năm đó, tôi chỉ muốn đi Điện Biên để dâng hương tưởng nhớ những tiền nhân đã làm nên một Điện Biên lịch sử, bắt đầu đi từ Hà Nội qua Sơn La, nơi có nhà tù Tô Hiệu... Tôi định đi 1 tuần, vừa là để đi tri ân tiền nhân và cũng để đi một vòng trước khi nghỉ ngơi. Xe có 4 người. Hôm đó trời mưa nho nhỏ, tôi rất cẩn trọng, dặn cậu lái xe đi cẩn thận vì đường đèo đi rất khó, lấy an toàn là trên hết. Đến dốc Cun thì trời mưa, cậu lái xe đạp nhầm ga, xe lao trúng cây to, húc mạnh rồi lật 2 vòng, bẹp dúm. Lúc đó rất bất ngờ, tôi còn tỉnh, nên hỏi lái xe: các cậu có việc gì không nhưng không có tiếng trả lời. Còn vợ tôi ngồi cạnh, đau vai, không ra được vì xe bẹp dúm. Dân kéo đầy xung quanh, hô ầm lên: "Xe này chết hết rồi". Sau đó họ giật cửa, lúc này lái xe và cậu bí thư ngồi bên cạnh chui ra khỏi xe, sau đó tôi đưa vợ ra. Chiếc xe không còn hình hài là xe nữa, chúng tôi được đưa về Hà Nội cấp cứu.

Rất may lúc đó là chiếc xe húc vào cây, chứ không thì lăn xuống vực. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khoảnh khắc đó mình không thể lường trước được. Ai cũng mong sống khoẻ, sống vui, chết nhẹ nhàng. Dẫu biết rằng, sinh có hạn, tử bất kỳ, nhưng tôi mong muốn một cái chết giống như tất cả đồng đội, chiến sĩ, đồng bào ra đi bình thản, nhẹ nhàng như khoảnh khắc họ hy sinh ở chiến trường.

Xin cảm ơn Thượng tướng và chúc ông thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc!

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem