Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 1.

img

húng tôi về xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai (Hà Nội) vào một ngày đầu tháng 10. Tỷ phú nông dân Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1980, hiện là Giám đốc Công ty cổ phần dược thảo Thiên Phúc với hai cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo, một ở đây và một ở Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đón sẵn chúng tôi ở ngã tư Vác (xã Dân Hoà), chị Nguyễn Thị Hồng bộc bạch: "Đường đi đến cơ sở nuôi cấy đông trùng khá ngoằn nghèo".

Quả thật, nếu chị Hồng không dẫn đường, chúng tôi cũng khó tìm được. Bởi không mấy ai nghĩ, con ngõ nhỏ khá bình yên của một vùng quê thuần nông xã Dân Hòa lại là nơi khởi nguồn xây dựng, nghiên cứu và sản xuất thành công đông trùng hạ thảo.

Tháng 10, nắng mùa thu vàng như rót mật. Bên ngoài cổng, những giàn hoa đậu biếc nở tím lịm bao phủ quanh tường. Dáng người nhỏ nhắn, đôi chân thoăn thoắt chị Hồng dẫn chúng tôi đi thăm từng khu trong cơ sở nuôi cấy đông trùng. Và câu chuyện 12 năm về trước chị bắt đầu khởi nghiệp với loại dược liệu quý này được chị Hồng nhớ lại.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 3.

Tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội với tấm bằng kỹ sư sinh hoá trong tay, ngay sau khi ra trường chị đã tìm được một công việc làm nhẹ nhàng, lương cao ở nhà máy bia. Tại sao chị lại đột ngột bỏ công việc mơ ước để liều lĩnh chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp vốn chịu nhiều rủi ro?

- Tôi xuất thân từ gia đình làm nông. Từ nhỏ tôi đã say mê với nông nghiệp và luôn khát khao đưa công nghệ vào nông nghiệp. Vì thế, tôi quyết định thi vào Khoa Công nghệ sinh học của Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Năm 2003, khi còn là cô sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi có tham gia làm dự án cho một công trình nghiên cứu về nấm linh chi. Trong lần tìm đọc tài liệu về nấm linh chi, tôi tình cờ biết đến đông trùng hạ thảo. Tôi cảm thấy đề tài về đông trùng hạ thảo này quá hay.

Khi đó ở Việt Nam chưa có cơ sở nào nuôi trồng, thậm chí chưa có tài liệu nào nghiên cứu về loại nấm này được công bố. Tuổi trẻ với sự tò mò và đầy hứng thú trước những điều mới mẻ, tôi nảy ra ý tưởng nghiên cứu về đông trùng hạ thảo.

Tôi không nghĩ quyết định khởi nghiệp với đông trùng hạ thảo là quyết định mạo hiểm hay liều lĩnh. Bởi, trước khi quyết định nghỉ việc ở nhà máy bia, tôi đã có 6 năm ròng miệt mài nghiên cứu về loài nấm dược liệu quý hiếm này, cũng như chuẩn bị  kỹ lưỡng về tiền bạc đầu tư.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 4.

 

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 5.

 Chuẩn bị kỹ lưỡng như thế, ắt hẳn chị đã khởi nghiệp nuôi cấy đông trùng hạ thảo suôn sẻ, thuận lợi?

- Không đơn giản như bạn và mọi người nghĩ đâu! Những năm đầu 2009 – 2010 khi mới bắt tay nghiên cứu nuôi cấy chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất, khó khăn về công nghệ. Toàn bộ công nghệ trồng đông trùng gần như chúng tôi đều phải tự mày mò.

Thời điểm đó, mua giống đông trùng rất khó. Sau nhiều lần nhờ bạn bè mua giống từ Hàn Quốc, Nhật Bản không được, tôi tự sang Tây Tạng (Trung Quốc) để mua giống cũng như học hỏi thực tế về công nghệ.

Những ngày đầu một thân một mình sang Trung Quốc vất vả vô cùng. Không chỉ bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong công việc, tôi còn phải tiết kiệm hết mức chi phí ăn, ở để dành tiền học.

Khó khăn không kể xiết, thế nhưng kết quả thu về lại gần như con số 0. Họ chỉ bán giống cho mình, còn bí quyết nuôi, cấy đông trùng họ không chuyển giao cho mình đâu. Mỗi cơ sở họ có 1 bí quyết riêng và giấu kín bí quyết này, chủ yếu tôi tự tìm hiểu, tự nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khởi điểm chúng tôi bắt đầu nuôi cấy đông trùng hạ thảo, hàm lượng hoạt chất sinh học cordycepin (đây là chất quan trọng nhất của đông trùng hạ thảo) chỉ có 0,37mg/g. Năm 2011 sau khi được sự hỗ trợ từ Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, chúng tôi đã nâng hàm lượng hoạt chất quý này lên 3,7mg/g, gấp 10 lần so thời điểm khởi nghiệp. 

Hiện tại, chúng tôi đã chủ động được nguồn giống đông trùng hạ thảo. Đây là giống bản địa được lấy ở Hoàng Liên Sơn, trên đỉnh Fansipan. Giống bản địa này có khả năng sinh tồn tốt, ít bị thoái hoá, quan trọng hơn hàm lượng hoạt chất cordycepin trong đông trùng thành phẩm lên đến 10mg/g, gấp gần 30 lần so với thời điểm ban đầu khởi nghiệp.

Ngoài ra chúng tôi còn tìm thấy những chủng giống đông trùng khác như Cordyceps nutans, Cordyceps pruinosa, Cordyceps takaomontana, Isaria tenuipes, trong đó có những chủng có hàm lượng adrenosin cao tới 3 mg/g có tác dụng chống đào thải ghép .

Nuôi cấy đông trùng mọc thành cây khá dễ, nhưng để cây có hàm lượng cao hoạt chất cordycepin lại cực khó. Khi hoạt chất quý càng cao lên thì yêu cầu đầu tư về công nghệ, trí tuệ, giống càng khó hơn nhiều.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 6.

Chị có thể chia sẻ kỹ hơn về quá trình tìm giống đông trùng bản địa trên đỉnh Fansipan? Chắc hẳn là một hành trình rất thú vị?

Được sự hỗ trợ từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, từ năm 2017 chúng tôi bắt đầu phát triển nguồn gen đông trùng bản địa. Mỗi năm chúng tôi lên đỉnh Fansipan 2 lần để tìm giống đông trùng bản địa.

Chúng tôi tìm ở những dãy núi có độ cao khoảng 2.200 – 2.800 mét. Dựa vào độ cao, độ ẩm, quan trắc các chỉ tiêu khí hậu… chúng tôi đánh giá khả năng có tìm được đông trùng hay không? Chúng tôi tìm từ trong các rừng già đến vùng ven suối, ven hồ…

Đến nay, chúng tôi đã tìm được 115 chủng giống đông trùng ở Hoàng Liên Sơn. Trong 115 chủng giống này, có những chủng giống có hàm lượng hoạt chất cordycepin rất cao, lên tới 10mg/g.

Nhiệt độ để đông trùng phát triển được là từ 15 – 25 độ C, trong đó nhiệt độ lý tưởng cho đông trùng sinh trưởng tốt nhất là 18-22 độ C. Chính vì vậy, chúng tôi chọn thời điểm là tháng 3 và tháng 10 tiết trời mát mẻ để đi Hoàng Liên Sơn tìm giống đông trùng bản địa. Thời điểm này, nấm đông trùng bắt đầu cho thu hoạch, bào tử bắt đầu hình thành, rất thích hợp cho việc làm giống .

Mỗi lần chúng tôi thường đi nhóm 7 người, làm việc liên tục trong vòng nửa tháng. Khi có giống chúng tôi chuyển mẫu về Hà Nội và tách bào tử luôn trong ngày.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 7.

Nắm trong tay khối tài sản đáng kể, đứng đầu một công ty lớn chuyên sản xuất và cung cấp đông trùng uy tín, chất lượng, sự nghiệp của chị khiến nhiều người, trong đó có tôi rất trầm trồ thán phục. Thành công của chị người ta đã nói nhiều, còn tôi lại quan tâm đến những lần chị thất bại. Chị có thể chia sẻ thêm một chút về điều này được không? Mỗi lần thất bại chị làm cách nào để vượt qua?

- Ngay từ khi bắt tay vào làm nấm đông trùng hạ thảo, tôi đã "vấp" thất bại liểng xiểng. Nhưng có lẽ sóng gió nhất là quãng thời gian 2 năm 2012-2013, tôi dập dụi trong thất bại. Không biết bao nhiêu tiền của, mồ hôi, nước mắt theo đó mà đi.

Khi thử nghiệm nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng, năm 2012, tôi mạnh dạn vay vốn thành lập công ty, đưa đông trùng hạ thảo vào sản xuất đại trà.

Tuy nhiên, quá trình triển khai nuôi cấy trên quy mô lớn đã không hề dễ dàng như tôi tưởng tượng, quy mô nhỏ 500 lọ/mẻ khác với quy mô 5.000 mẻ/lọ.

Chúng tôi không lường trước được sự thoái hoá đông trùng hạ thảo diễn ra quá nhanh như vậy. Đông trùng bị thoái hoá theo từng giờ chứ không phải theo từng ngày nữa. Cấy giống không hết chúng tôi để sang ngày mai. Thế nhưng kết quả nuôi cấy đông trùng ngày mai hoàn toàn khác với ngày hôm nay.

Tất cả những sai lầm chúng tôi đã phải trả giá bằng rất nhiều tiền. Có thời điểm cả vạn lọ đông trùng hạ thảo bị hỏng, thiệt hại cả tỷ đồng.

img
img
img
img

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 9.

Khách hàng đang dùng quen rồi, muốn mua tiếp thì mình lại không có bán. Lúc đó, chúng tôi gặp áp lực từ chính phía khách hàng. Trồng thì không mọc, tiền thì hết, áp lực từ mọi phía đều đổ sập đến. Có những thời điểm chúng tôi cả tháng không ra khỏi phòng thí nghiệm, chỉ nghĩ làm thế nào để mọc được cây.

Thiếu thốn tài chính, tôi không ngần ngại bán nốt mảnh đất cuối cùng, dự định dùng để xây tổ ấm, lấy tiền mua giống nấm, đầu tư công nghệ và vào đây (trong làng) mở xưởng. Mọi người bảo tôi là đầu óc có vấn đề. Người ta muốn ra mặt đường ở, còn mình lại chui vào trong làng.

Đau đớn nhất là năm 2013, đến ngày đi đẻ cháu thứ 3, vợ chồng tôi không một xu dính túi, phải cắm chiếc xe máy để lấy tiền sinh con.

(Nói đến đây người phụ nữ đứng trước mặt tôi giọng nghẹn lại, đôi mắt ầng ậng nước)

Có những đêm âm thầm ngồi khóc, nhìn những giá thể đông trùng hạ thảo ngổn ngang lại thấy nản lòng… Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ từ bỏ tình yêu với đông trùng hạ thảo. Chỉ có nuôi cấy thành công loài nấm này mới có thể trả được món nợ hàng tỷ đồng đã vay mượn đầu tư vào đây.

Bằng mọi cách tôi tìm ra nguyên nhân khiến nấm chết, làm đi làm lại nhiều lần. Cuối cùng, tôi vỡ lẽ là do giống bị thoái hóa, chỉ cần thời gian chênh nhau 1–2 ngày cũng làm kết quả ngược lại hoàn toàn.

Tìm ra nguyên nhân thì việc khắc phục dễ hơn nhiều. Từ nguồn giống 5 triệu đồng, tôi đánh liều chuyển sang nguồn giống 200 triệu đồng. Rút kinh nghiệm những lần trước, tôi điều chỉnh lại các thông số nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm phù hợp. Ngay sau đó, mẻ đông trùng hạ thảo đã thành công. Những lọ phôi giống đều sống và bắt đầu mọc lên những cây nấm màu vàng. Niềm vui vỡ òa như đón thêm một đứa con nữa ra đời.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 10.

Như chị đã nói để nuôi cấy đông trùng thành công đã khó, nhưng việc tiếp cận thị trường lại càng khó hơn. Chị đã chinh phục thị trường với tệp khách hàng ở phân khúc cao cấp này như thế nào?

- Tôi nghĩ thế này, tất cả những cái tốt, cái thật thì sẽ tồn tại. Hai năm đầu tiên nuôi cấy đông trùng hạ thảo, tôi chỉ có mang đi cho, biếu tặng, chứ không bán được một sản phẩm nào. Mọi người chưa hiểu đông trùng như thế nào thì cứ dùng thử đi đã. Khi dùng thấy tốt, thấy hiệu quả rồi thì người nọ truyền tai giới thiệu người kia. Tôi bán được đông trùng chính là từ những những lời giới thiệu của khách hàng.

Mọi người cứ hỏi tôi nuôi cấy nấm đông trùng đắt đỏ rồi toàn mang đi cho như thế thì lấy tiền đâu để làm? Khi mới khởi nghiệp, tôi trồng nấm linh chi, nấm sò, các loại nấm ăn khác để có nguồn thu nhập "nuôi" nấm đông trùng. Khi được khách hàng tin tưởng tôi càng chuyên tâm hơn với đông trùng hạ thảo.

Đến nay, tôi đã cùng đồng nghiệp đẩy mạnh việc nhân nuôi sản phẩm, mở rộng 2 cơ sở nuôi cấy trên địa bàn huyện Thanh Oai (Hà Nội) và thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), với tổng diện tích 15.000m2; đồng thời phát triển các điểm trưng bày và 55 cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Mỗi năm chúng tôi cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu phôi giống cho các cơ sở vệ tinh ở các tỉnh, thành. Bên cạnh đó, chúng tôi xuất bán từ 20 -30 tấn đông trùng hạ thảo. Trong đó, 50% số sản phẩm được cung cấp cho các công ty chế biến dược liệu trong nước, 30% xuất khẩu sang các nước, trong đó có thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Australia, Thái Lan, Singapore… 20% sản phẩm được công ty tiêu thụ trong nước, dưới dạng tươi, khô và sản phẩm được chiết xuất dạng viên đóng hộp.

Tại sao chị lại chọn Đà Lạt là địa điểm mở thêm cơ sở sản xuất mà không phải một nơi khác?

Năm 2012, chúng tôi thử nghiệm nuôi cấy đông trùng ở Hà Nội, Sa Pa, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng) thì thấy đông trùng nuôi cấy ở Đà Lạt mọc đẹp nhất. Trong khi, ở Hà Nội toàn bộ đông trùng không mọc được cây nào thì ở Đà Lạt vẫn phát triển tốt. Cùng một mẻ giống đông trùng, cùng cách làm, kỹ thuật nuôi cấy như nhau nhưng ở Đà Lạt đông trùng mọc đẹp nhất, có hương thơm tự nhiên riêng, vị béo ngậy khác hoàn toàn.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 11.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 12.

Với quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế, xin hỏi nhỏ, thu nhập của chị từ đông trùng hạ thảo là bao nhiêu? 

- Nói chung mỗi năm doanh thu chúng tôi cũng được vài chục tỷ đồng, lợi nhuận thu về khoảng vài tỷ đồng/năm, so với nông dân cũng là khấm khá hơn.

Hiện nay loại nấm đông trùng nào đắt nhất ở cơ sở sản xuất của chị?

- Chúng tôi đưa đông trùng ra thị trường ở dạng tươi, khô và sản phẩm được chiết xuất dạng viên đóng hộp với giá bán phù hợp túi tiền người tiêu dùng trong nước. Loại đông trùng đắt nhất có giá hàng trăm triệu đồng/kg. Đây là loại đông trùng có hoạt chất cao nhất được nuôi cấy trên nhộng tằm sống, tức là nấm đông trùng được được ký sinh tự nhiên trên con nhộng. Khi đó, bào tử nấm bắt đầu nảy mầm hút toàn bộ dinh dưỡng sống của con nhộng, con tằm. Khi con nhộng bị ăn chết thì cây nấm bắt đầu phát triển.

Loại nấm này đòi hỏi khá tỉ mỉ, mỗi kỹ thuật đều làm thủ công với độ tỉ mỉ và chính xác nhất. Con nhộng tằm phải được nuôi trên lá dâu sạch, không có thuốc, không có phân bón hoá học. Kỹ thuật làm rất khó, chúng tôi có rất nhiều xưởng nuôi nhộng tằm nhưng để làm thành công 1 kg đông trùng thượng hạng này cần tốn 1 tạ kén. Loại đông trùng hạ thảo thượng hạng này có giá trên 200 triệu đồng/kg, được mệnh danh là thứ "vàng mềm" siêu đắt đỏ.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 13.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 14.

Khởi nghiệp vốn đã là bài toán khó khăn, phụ nữ khởi nghiệp dường như còn gặp trở ngại lớn hơn rất nhiều so với "đấng nam nhi". Chị làm thế nào để cân đối hài hoà giữa công việc, gia đình, con cái?

- Với một người phụ nữ so với các bạn khác có lẽ tôi khá may mắn. May mắn khi tôi được sống với đam mê, theo đuổi và chinh phục đông trùng hạ thảo. May mắn hơn nữa, tôi được nhận được sự đồng hành của gia đình. Bán mấy mảnh đất để theo đuổi đam mê mà gia đình không phàn nàn kêu ca là bạn biết rồi đấy (cười).

Ông xã tôi vốn là giáo viên nhưng đã từ bỏ nghề giáo, cùng vợ gánh vác quản lý 2 cơ sở sản xuất nuôi cấy đông trùng. Hiện nay, cơ sở đông trùng ở Đà Lạt do chồng tôi quản lý chính.

May mắn thứ 3 của tôi đó là có các con thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương bố mẹ. Ba bạn nhỏ nhà tôi được đào tạo từ bé, có kỹ năng tự chăm sóc, phục vụ bản thân tốt. Cuối tuần các bạn ấy thường sang đây, tiếp xúc từ bé nên các con rất yêu thích công việc về nuôi cấy đông trùng. Mỗi lần đi lên Hoàng Liên Sơn tìm giống đông trùng, các con luôn luôn xung phong đi cùng. Tôi thường cho các con đi cùng mình trong 2 ngày cuối tuần. Được trở về với thiên nhiên, được thỏa sức khám phá và hoạt động không ngừng, lũ trẻ rất thích thú.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 15.

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nhiều nông sản gặp khó trong việc tiêu thụ. Theo chị, cần khắc phục tình trạng này như thế nào?

- Đại dịch Covid-19 bùng phát gây khó khăn chung cho tất cả các đơn vị, chúng tôi cũng không ngoại lệ, dù là sản xuất, kinh doanh đông trùng hạ thảo. Hai tháng Hà Nội giãn cách xã hội, công ty chúng tôi bố trí công nhân "3 tại chỗ" để đảm bảo hoạt động sản xuất ở cơ sở nuôi cấy đông trùng. Một điều may mắn hơn các ngành nghề khác, đó là chúng tôi vẫn  tiêu thụ sản phẩm tốt, nhiều khách hàng mua đông trồng hạ thảo để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Năm nay, chúng tôi hỗ trợ được rất nhiều cho bà con nông dân nuôi tằm. Do dịch Covid-19, mặt hàng xuất khẩu vỏ kén tơ tằm sang Trung Quốc gặp khó khăn. Trước tình hình đó, chúng tôi đã kết nối tiêu thụ số lượng lớn kén tằm cho bà con ở Thanh Hoá, Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình. Bình quân mỗi tháng chúng tôi thu mua khoảng 3-5 tấn kén cho bà con.

Tôi nghĩ rằng, để sản xuất bài bản, nông dân và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nhau. Nông dân có nguồn nông sản, doanh nghiệp có dây chuyền, công nghệ chế biến sâu. Sự hợp tác này sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nông dân sẽ không phải lo lắng hiện tượng dồn ứ khi thị trường bị đóng băng hoặc tiêu thụ khó khăn.

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 16.

Năm 2021 là năm thứ 9 Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam.

63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm nay có rất nhiều nông dân trẻ với thành tích vượt trội có quy mô sản xuất lớn hơn, thu nhập cao hơn so với các năm trước. Đặc biệt năm nay có nhiều nông dân ứng dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất mới và nhiều nông dân tham gia chuỗi chế biến.

Với mô hình trồng, sản xuất, chế biến nấm đông trùng hạ thảo sử dụng công nghệ nuôi cấy vi sinh, kết hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại trong nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Hồng là 1 trong 9 nữ Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 có doanh thu khủng nhất - trên 40 tỷ đồng/năm. Mô hình của chị tạo công ăn việc làm cho 98 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân của người lao động: 7 triệu đồng/tháng.

Được bình chọn là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021, chị có cảm nhận gì?

- Tôi từng có vinh dự 2 lần dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" với tư cách là đại biểu. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rất rõ cảm xúc dâng lên mạnh mẽ khi dự một buổi lễ tôn vinh hoành tráng, trang trọng như thế. Năm nay được bình chọn là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021 tôi cảm thấy rất hạnh phúc và xúc động. Bởi vì quá trình mình cố gắng trong suốt mười mấy năm đã được ghi nhận. Tôi muốn phát triển nghề trồng nấm đông trùng và lan toả đến người nông dân, cứ cố gắng làm, cố gắng nghiên cứu khoa học thì kiểu gì cũng tới đích.

Xin cảm ơn chị và chúc cho chị - người Nông dân Xuất sắc tiếp tục thành công!

Tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Thị Hồng: Hành trình chinh phục  “vàng mềm” siêu đắt đỏ  - Ảnh 17.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem