Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vào dịp cuối năm, Dân Việt chọn ra 10 trong số hàng trăm bài phóng sự, chùm ảnh được đội ngũ phóng viên Dân Việt thực hiện trong 12 tháng qua để giới thiệu với độc giả.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Hội kiến cùng Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu, Viết Niệm, Duy Linh.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong 2 ngày 12 và 13/12.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương hai nước đã ký kết 36 văn bản thỏa thuận hợp tác. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung, đồng ý thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bước vào giai đoạn mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, chung tay thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới phát triển, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước; góp phần quan trọng vào phát huy tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc; nâng tầm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Link bài: TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM
Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong năm 2023. Ảnh: Lê Hiếu, Phạm Hưng, Viết Niệm.
Chiều ngày 10/9, chiếc Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Joe Biden hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 10-11/9.
Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam ngay sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ. Chuyến thăm Việt Nam của ông Joe Biden thu hút sự chú ý từ truyền thông quốc tế, nhiều hãng tin lớn trên thế giới đăng tải những thông điệp tích cực của chuyến đi đến quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ.
AFP cho rằng, "chuyến thăm này là một bước tiến đáng chú ý trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao giữa hai nước". Theo France 24, việc các đời Tổng thống Hoa Kỳ đều có chuyến thăm tới Việt Nam, kể từ chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton vào tháng 11/2000, đã phản ánh vai trò của Việt Nam trong mạng lưới đối tác của Hoa Kỳ ở khu vực.
Link bài: TỔNG THỐNG JOE BIDEN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM
Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Lê Hiếu, Viết Niệm.
Ngày 26/12, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023- 2028 khai mạc phiên trọng thể, đến dự có các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Buổi chiều, Đại hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII diễn ra với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển".
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, trân trọng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của giai cấp nông dân và của các cấp hội nông dân trong cả nước.
"Tôi tin tưởng và kỳ vọng, sau Đại hội này, công tác Hội và phong trào nông dân của nước ta sẽ có bước phát triển mới, mạnh mẽ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, đóng góp thật xứng đáng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng khoá XIII, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân giữ vững và phát huy các thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày càng giàu đẹp, hùng cường; tất cả vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Chúc Hội Nông dân Việt Nam ngày càng vững mạnh, mãi mãi xứng đáng là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước ta!. Chúc giai cấp nông dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới!", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Link bìa: LÃNH ĐẠO ĐẢNG NHÀ NƯỚC DỰ ĐẠI HỘI VIII HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Những VĐV đang "luyện vàng" cho thể thao Việt Nam. Ảnh: Phạm Hưng.
Để chuẩn bị tốt cho kỳ SEA Games 32 diễn ra tháng 5/2023 tại Campuchia, các vận động viên thuộc đội tuyển đấu kiếm, boxing, vật, thể dục dụng cụ, taekwondo... đã dồn sức tập luyện để đạt được các mục tiêu huy chương SEA Games 32.
Trong những ngày hè nắng nóng như đổ lửa, các VĐV thuộc nhiều bộ môn như thể dục dụng cụ, boxing, đấu kiếm, vật, taekwondo... luyện tập hăng say, quyết mang về nhiều huy chương vàng và vinh quang cho Tổ quốc.
Link bài: THÂM NHẬP NHỮNG "MỎ VÀNG" THỂ THAO VIỆT NAM TRƯỚC THỀM SEA GAMES 32
20 con mèo bao gồm cả mèo trưởng thành và mèo con sắp bị giết mổ tại Thái Nguyên đã được trao cơ hội sống thứ hai khi người chủ lò mổ nhận được sự vận động và hỗ trợ từ HSI Việt Nam để đóng cửa cơ sở kinh doanh của mình. Ảnh: Phạm Hưng.
HSI (tổ chức chuyên bảo vệ động vật trên thế giới) đã tiến hành giải cứu thành công 20 con mèo tại một cơ sở giết mổ với quy mô lên tới 300 con mỗi tháng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Được biết, chủ cơ sở giết mổ mèo này đã tự nguyện đóng cửa vĩnh viễn việc kinh doanh thịt mèo.
Tiến sĩ Claudia Edward - Quản lý chương trình Động vật đồng hành của HSI tại Mexico bày tỏ vui mừng và chia sẻ: "Tập tính và hành vi của 2 loài chó và mèo khác nhau. Trong khi loài chó chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận, nhưng với loài mèo, nếu bị căng thẳng và cảm thấy gặp nguy hiểm, chúng rất nhanh và hung dữ. Do đó, công việc giải cứu mèo sẽ phải tuân thủ theo những quy trình phức tạp hơn và đòi hỏi tính khoa học".
Được biết, việc đóng cửa và giải cứu đàn mèo này là một phần trong chương trình "Mô hình thay đổi – Models for change" của HSI tại Việt Nam, được triển khai lần đầu tiên tại Thái Nguyên, Việt Nam năm 2022 sau khi hoạt động thành công tại Hàn Quốc từ năm 2015. Đến nay, chương trình đã giúp đóng cửa hai lò mổ/ nhà hàng thịt chó và một lò mổ/ nhà hàng thịt mèo tại Thái Nguyên.
Link bài: HÀNH TRÌNH GIẢI CỨU MÈO Ở THÁI NGUYÊN
Người dân Thanh Hà thu hoạch vải vào ban đêm. Ảnh: Viết Niệm.
Nông dân ở vùng vải Thanh Hà (Hải Dương) chọn thời điểm thu hoạch vào ban đêm để tránh thời tiết oi bức của tháng 6. Vải thiều Thanh Hà có vị ngọt ngon đặc trưng, trở thành đặc sản nức tiếng của tỉnh Hải Dương được người tiêu dùng trong nước và thế giới biết đến.
Khoảng 2 giờ sáng là thời điểm bà con nông dân bắt đầu thu hoạch vải. Ông Thông cho biết: “Sản lượng vải năm nay giảm so với mọi năm, hiện tôi trồng hơn 1 mẫu. Những năm trước 1 sào có thể thu hoạch hơn 1 tấn vải, nhưng năm có sào chỉ hơn 1 tạ". Vải thu hoạch thời điểm này là giống vải U Hồng chín sớm. Còn vải Thiều nức tiếng của Thanh Hà phải 7 – 10 ngày nữa mới được thu hoạch.
Ở Thanh Hà gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được dùng để trồng vải. Mùa vải chín cũng là thời điểm giữa hè nên người nông dân nơi đây đã quá quen với việc thức xuyên đêm thu hoạch vải.
Link bài: XUYÊN ĐÊM THU HOẠCH VÀ MÔ HÌNH SINH THÁI GẮN VỚI CÂY VẢI Ở THANH HÀ
Người dân sống chung với ô nhiễm từ nhiều năm nay. Ảnh: Viết Niệm.
Nhiều năm qua ở Thủ đô, các dòng sông như Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy luôn ở mức độ ô nhiễm trầm trọng. Dòng nước tại các sông đều bốc mùi nồng nặc, đen kịt, dòng chảy bị thu hẹp, nhiều hộ dân sống cạnh sông nhưng phải góp tiền khoan giếng để lấy nước tưới rau.
Bốn con sông thuộc nội đô Hà Nội bao gồm Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích đang bị "bức tử" từng ngày vì ô nhiễm. Nguồn nước tại các con sông này bị đủ các loại rác, nước thải sinh hoạt bủa vây làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân.
Hàng trăm hộ dân sống tại ven các con sông Đáy, sông Tích đang ngày ngày phải đối mặt và sống chung với tình trạng ô nhiễm, mùi hôi thối nồng nặc từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, người dân quanh khu vực này hàng ngày vẫn phải trồng rau cạnh những con sông ô nhiễm trầm trọng này. Mặc dù, người dân đã phản ánh nhiều, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết, đâu rồi lại vào đó khiến họ trở nên dần quen với tình cảnh này...
Link bài: CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN XUNG QUANH 4 DÒNG SÔNG CHẾT Ở HÀ NỘI
Sông Đà cạn kỷ lục trong nhiều năm qua. Ảnh: Viết Niệm.
Những ngày giữa tháng 6, người dân huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) gặp nhiều khó khăn khi dòng sông Đà bị cạn trơ đáy. Hệ thống thủy lợi phục vụ việc bơm nước tưới tiêu ven sông Đà cũng gặp khó khi nguồn nước sông xuống thấp. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định trong một tuần tới lưu lượng dòng chảy trên sông Đà về hồ Hòa Bình tiếp tục giảm, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 81%.
"Những năm trước vào mùa hè nước cũng rút như không như thế này. Bình thường chúng tôi chỉ tắm ven sông, nhưng bây giờ có thể ra tận giữa lòng sông để tắm", anh Phạm Văn Tuấn (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) cho hay.
Link bài: HẠ LƯU SÔNG ĐÀ TRƠ ĐÁY, HẠN HÁN KỶ LỤC
Bão về, người dân ven biển lại "lao đao". Ảnh: Viết Niệm, Thành An.
Tại khu vực phường Trà Cổ và Bình Ngọc, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hàng trăm tàu đánh cá, tàu du lịch đã neo đậu về bến bãi, đồng thời chuẩn bị lương thực đầy đủ để ứng phó khi bão số 1 (Talim) đổ bộ.
Chiều ngày 17/7, TP.Móng Cái đã kêu gọi 1206/1206 phương tiện tàu, bè di dời vào các nơi tránh trú an toàn. Bên cạnh đó, 381 lồng, bè nuôi thủy sản đã được chằng chống, gia cố an toàn. Trên 576 hộ/2131 nhân khẩu đang sinh sống trong các phòng trọ đã có phương án sơ tán đến nơi an toàn.
Ghi nhận của PV Dân Việt tại khu vực miếu Rạch Út, phường Bình Ngọc, TP. Móng Cái cho thấy, các tàu, bè đã neo đậu chắc chắn trước thông tin bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong sáng mai (18/7). "Từ khi nghe thông tin bão, tôi và nhiều ngư dân đã vào đây từ hai ngày trước. Các thuyền tại đây điều được dùng dây thần để cố định chắc chắn, nên dù có bão to chúng tôi cũng không sợ", ông Toản cho biết thêm.
Link bài: NGƯ DÂN ĐIỂM NÓNG BÃO TALIM NEO THUYỀN ĐÓN BÃO
Dân số Hà Nội ngày càng tăng, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, không đủ đáp ứng nhu cầu. Ảnh: Viết Niệm.
Dù đã 15 năm Hà Nội tiến hành mở rộng diện tích và 10 năm thực hiện đề án giãn dân, nhưng không gian sống và cơ sở hạ tầng tại các quận trung tâm cho thấy Thủ đô của chúng ta đang ngày càng chật chội và ngột ngạt.
Mật độ dân số cao, kèm theo lưu lượng phương tiện lớn khiến đường phố tại trung tâm Hà Nội vào những giờ cao điểm luôn trong tình trạng ùn tắc kéo dài. Những ngôi nhà được xây dựng sát nhau, khiến cuộc sống của người dân trở nên ngột ngạt. Có nhiều người chỉ sống trong các căn phòng nhỏ chật hẹp.
Ghi nhận tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình) khu vực thuộc quận trung tâm Thủ đô Hà Nội nhưng tồn tại không ít dãy nhà trọ lụp xụp, xuống cấp và có diện tích nhỏ hẹp được nhiều lao động tự do ngoại tỉnh lựa chọn vì giá thuê rẻ. Được biết, tại căn nhà trọ này gồm 3 tầng nhưng có hành lang chung chật hẹp, tất cả các phòng cho thuê đều được thiết kế theo cách tối giản diện tích bởi không gian mỗi phòng chỉ vỏn vẹn từ 5 – 8 m2. Được biết, lý do họ lựa chọn sinh sống trong khu vực nội thành do có nhiều cơ hội việc làm hơn, vấn đề an sinh, an ninh, tiện ích, dịch vụ trường học, y tế cũng được tốt hơn.
Người dân đổ về thành phố sinh sống, làm việc, học tập ngày càng đông, nhu cầu nhà ở tăng cao. Vì thế, ngày càng xuất hiện nhiều khu nhà cao tầng với mật độ xây dựng dày đặc.
Link bài: MỘT HÀ NỘI NGÀY CÀNG CHẬT CHỘI
Vui lòng nhập nội dung bình luận.