Hành trình đưa sầu riêng từ ĐBSCL đến cửa khẩu ở Lạng Sơn

Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 1.

Nguyễn Thái Ngọc sinh năm 1994 quê Hương Sơn (Hà Tĩnh) – một thợ luôn nở nụ cười "đại sứ thân thiện" với người khác. Hơn 10 năm lăn lộn với vườn sầu riêng, cậu trai có dáng người mảnh khảnh tự tin có nhiều bí quyết trong "ngành sầu riêng".

Trong ngành sầu riêng, những người như Ngọc được giới thương lái, chủ vựa hết sức coi trọng, bởi có thể quyết định thành bại của cả chuyến hàng. Khi hàng đến cửa khẩu, chỉ cần đối tác phát hiện một vài quả không đạt tiêu chuẩn có thể trả lại cả container hàng, chủ vựa nguy cơ mất tiền tỷ.

Bà Nguyễn Thái Huyền, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu HTN Fruits – một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng, xác nhận việc tìm được thợ cắt sầu riêng lành nghề quyết định đến 50% sự sống còn của doanh nghiệp. Theo bà Huyền, thợ mới có mức lương trung bình 40-80 triệu đồng/tháng. Đối với thợ có tay nghề cao, có thâm niên thu nhập không dưới 100 triệu đồng/tháng. "Đây là mức lương mơ ước của nhiều người, đặc biệt là đối với nông dân" - bà Huyền cho biết.

Mức chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho một thợ cắt sầu lành nghề có thể bằng thu nhập của một hộ nông dân trồng vài chục gốc sầu riêng. Nhưng khâu trung gian này, theo các doanh nghiệp, là không thể thiếu được.

Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 2.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 3.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 4.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 5.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 6.

Những chiếc giỏ của thương lái vào tận vườn thu mua sầu riêng cho bà con đã được anh Ngọc - người chuyên bắt sầu tại vựa đang kiểm tra một lô hàng sầu riêng

"Nhiều ý kiến cho rằng nông dân có thể tự cắt, tự mang sầu riêng đến bán cho doanh nghiệp, giảm khâu trung gian để giảm chi phí. Nhưng thực tế nông dân chúng ta chưa thể làm điều này, còn các doanh nghiệp cũng không thể vào từng vườn để tự cắt, tự chọn sầu riêng đúng chuẩn. Do đó, vẫn cần những người thợ cắt sầu riêng lành nghề" – đại diện một doanh nghiệp cho hay.

Mùa sầu riêng trái vụ ở ĐBSCL, không thiếu những thương lái, người hái thuê như Ngọc dồn từ khu vực Tây Nguyên về đây để tiếp tục công việc. Chúng tôi được Ngọc cho theo chân đi "bắt sầu" (nhìn, gõ, kiểm tra, phân loại sầu riêng - PV) từ vườn cây đến các vựa lớn ở khu vực Tiền Giang.

Nhiều năm lăn lộn ở khắp các vùng sầu riêng miền Đông xuống miền Tây rồi lên Tây Nguyên sang Khánh Hòa, Đồng Nai để hái sầu thuê, Ngọc tự tin với trình độ của mình có thể đứng bắt sầu ở các vựa thu mua lớn. "Vào chính vụ, có tháng em kiếm được đến 70 triệu đồng", Ngọc khoe.

Thợ bắt sầu, hái sầu được trả công theo ký hoặc tính đổ đầu theo ngày công, trả lương theo tháng. Thợ mới làm, nếu chăm chỉ có thể kiếm được 30 – 40 triệu đồng/tháng. "Bữa trước em hái thuê ở miền Đông chủ vựa họ tính theo đầu ký (kg), mỗi kg người hái được trả 1.500 đồng/kg, thợ lành nghề như em gặp vườn đẹp mỗi ngày có thể hái được 8 tấn, thu nhập hơn 10 triệu đồng/ngày" - Ngọc nói.

Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 7.

Giờ mùa sầu riêng gần như quanh năm, trải đều ở nhiều vùng: Tây Nguyên, Đông Nam bộ, ĐBSCL, … nên cánh thợ bắt sầu không thiếu việc. Những người như Ngọc có thể chọn làm cho các chủ vựa hoặc cho Công ty vào đánh hàng theo mùa. "Vụ vừa qua ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ cháy thợ, thương lái nhiều nhưng thợ hái ít. Thợ cứng lành nghề như bọn em là bên kho bãi bốc đi theo công ty ngay", Ngọc kể trong lúc dẫn chúng tôi đến vựa sầu riêng.

Nhưng đừng nhìn vào mức thu nhập vài chục triệu mà ham, Ngọc bảo với chúng tôi, bởi cậu đã phải trả nhiều "học phí" và cả máu mới được như ngày hôm nay.

Để kiếm được tiền, thợ hái sầu riêng phải biết nghề. "Trong một tấn hàng, anh chỉ được phép sai sót 3%", Ngọc cảnh báo. Mức độ sai sót này, có thể do đánh rơi làm hỏng quả, có thể cắt nhầm quả non, quả không đạt. Vượt quá, cứ thể đền tiền.

Thi, một đồng nghiệp với Ngọc cho rằng: "Đền tiền là nhẹ, người mới làm cắt sai cả tạ sầu rồi đền chục triệu là thường. Nặng hơn, có những người cắt sai đến cả một công đất còn bị chủ vựa mời cơ quan Công an đến làm việc bởi gây thiệt hại lớn cho họ".

Một rủi ro nữa thường gặp là chủ vựa, thương lái "bắt giá" sai, mua giá cao ở vườn nhưng xuất bán giá thấp bị thua lỗ nên cũng quỵt luôn tiền công.

Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 8.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 9.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 10.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 11.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 12.

Người dân sử dụng đủ các loại phương tiện để vận chuyển sầu riêng từ vườn đến vựa thu mua ở Tiền Giang

Đó là những rủi ro về tài chính, nguy cơ sức khỏe xảy đến với thợ hái sầu riêng cũng không thiếu. Nếu đỡ trượt, nhẹ thì bị đầm đìa máu ở hai tay bởi quả sầu riêng nặng vài ký chi chít gai rơi trúng. Nặng hơn, người nào mất tập trung, ngã từ trên cây hoặc bị quả rơi vào đầu còn nguy hơn nữa.

"Sau này em cũng xin về kho để bắt sầu, đỡ vất vả, đỡ nguy hiểm hơn", Ngọc cho hay. Ngọc nói rồi cho chúng tôi xem những tấm ảnh hai cánh tay đầy máu được chụp ở thời điểm mới vào nghề.

Dần dần, Ngọc cũng "thăng cấp" làm thương lái khi đầu tư những lô hàng nhỏ nhưng cũng phập phù, lúc được lúc không. "Thương lái hên xui, thị trường lên thì được, giá xuống là chết. Hôm qua tôi mua lô hàng dạt của thương lái cắt hai lần, có một vườn ông ấy lỗ 150 triệu đồng vì sầu riêng xuống giá", Ngọc dẫn chứng.

Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 13.

Từ những trái sầu riêng được cắt xuống bởi các thợ cắt như Ngọc, thương lái thu gom đưa về các vựa để đóng hàng rồi bán lại cho các thương lái xuất khẩu tìm đường đưa sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng lớn cũng phải tranh mua với những thương lái mỗi ngày, đẩy giá lên trong cơn sốt sầu riêng.

Trước khi vào vụ sầu riêng, hiện tượng tranh mua đã xuất hiện. Thương lái đến đặt tiền cho chủ vườn từ khi sầu riêng vừa ra hoa, nhưng đến đầu vụ thu hoạch giá sầu tăng từng ngày, nhà vườn lại "bẻ cọc" gọi người khác vào bán giá cao hơn rồi nói với người đã đặt cọc rằng "cây bị nấm bệnh rụng hết quả".

"Có những nhà vườn đã có hợp đồng nhưng sầu riêng lên giá không cho cắt, phải tăng giá. Nhiều thương lái cho nhà vườn thêm vì để giữ mối làm ăn lâu năm, còn khi giá xuống thì nhà vườn làm ngơ" – Ngọc nói với chúng tôi.

Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 14.

Chủ vựa sầu riêng Anh Phương ở ấp Hòa Trí, xã Long Khánh (Cai Lậy, Tiền Giang) than trời vì số lượng sầu riêng có hạn, giá thay đổi theo từng ngày. "Đặt tiền trước chủ vườn cũng không nhận, giá hôm sau cao hơn hôm trước, phải gom 2 – 3 ngày mới đủ một container", người này nói.

Theo khảo sát của chúng tôi, vào đầu vụ giá sầu riêng loại A tại ĐBSCL dao động ở mức 143 – 145 nghìn đồng/kg và vẫn có xu hướng tăng lên. Thực tế, đến nay (tháng 1/2024) sầu riêng loại A đã lên mức 150 – 155 nghìn đồng/kg.

Do mới bắt đầu vào vụ mới nên hầu hết các vựa thu mua lớn ở vùng sầu riêng của tỉnh Tiền Giang như Cai Lậy, Cái Bè đang hoạt động cầm chừng, chỉ có một số vựa lớn như Thanh Trung, Vạn Phát Thành, Tâm Thùy hầu như ngày nào cũng có xe chở sầu riêng ra Bắc.

Anh T, một chủ vựa ở huyện Cai Lây nhẩm tính: "Phía đối tác Trung Quốc đưa ra giá 165.000 đồng/kg sầu riêng loại A, chúng tôi mua của nông dân giá 140.000 - 145.000 đồng/kg; chi phí lựa sầu, kho bãi, gia công 1.000 - 1.500 đồng/kg, hoặc đổ đầu một container 17 tấn chi phí 17 triệu đồng; chi phí xử lý bảo quản 4 triệu đồng/container và nhiều chi phí khác trên đường vận chuyển, sau khi trừ hết chi phí mới tính đến lời lãi".

Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 15.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 16.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 17.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 18.
Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 19.

Những quả sầu riêng được những người bắt sầu xếp vào hạng A, hạng đẹp nhất, giá cao nhất

Thực tế những chuyến hàng vừa qua, doanh nghiệp này cho hay, nếu giữ được mức giá kể trên sau khi trừ hết chi phí thương lái thu về khoảng 50 – 70 triệu đồng/một container. Đấy là hàng sang được đến Trung Quốc, còn nếu không, thương lái, doanh nghiệp xác định lỗ nặng.

"Ví dụ, mỗi container hàng 17 tấn, nếu chỉ tính giá 100 nghìn đồng/kg, xuất khẩu được sẽ thu về 1,7 tỷ đồng. Nhưng gặp lỗi, đối tác trả hàng, quay đầu bán lại ở thị trường trong nước chỉ thu về được 1/3, xác định lỗ nặng", thương lái T cho biết.

Luôn phải đối mặt với thua lỗ, phá sản nếu hàng bị trả về, nên các chủ hàng đặc biệt coi trọng đội ngũ thợ "bắt sầu", xử lý hàng ở kho. Đội ngũ này sẽ phân loại, cắt cuống, xử lý để sầu riêng chín đều (thị trường Trung Quốc không mua "hàng sống", chưa ăn được), rồi đóng gói vận chuyển lên thùng container lạnh.

Để giảm bớt rủi ro, những chủ vựa buôn bán lâu năm có kinh nghiệm và nguồn tài chính đã đầu tư xây kho lạnh tích trữ, tìm nhiều mối hàng, thậm chí có thể làm hàng cấp đông.

"Làm nghề kinh doanh xuất khẩu sầu riêng rất nhiều rủi ro. Một là thắng lớn, giàu to. Hai là thua lỗ, thua đến mức không vực đậy được. Tôi ví dụ, các năm 2020 – 2021, ở miền ĐBSCL này, có 6 công ty liên quan đến kinh doanh sầu riêng lớn, nổi tiếng giàu có thành đạt, đều bị phá sản rất đau lòng. Như công ty R.H.T, công ty xuất khẩu sầu riêng lớn nhất miền Tây một thời "nổi đình đám" nhưng gần đây đã... mất tích", chủ một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đúc kết.


Cuộc chiến kinh doanh sầu riêng: một là thắng lớn, hai là phá sản- Ảnh 20.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem