Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/10/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 88,56 USD/thùng, giảm 0,52 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 27/10, giá dầu WTI giao tháng 12/2022 vẫn tăng 0,39 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 96,48 USD/thùng, giảm 0,48 USD/thùng trong phiên và đã tăng 0,33 USD so với cùng thời điểm ngày 27/0.
Giá dầu hôm nay quay đầu giảm trong bối cảnh thị trường dầu thô lại dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục cho thấy triển vọng tiêu thụ dầu, nhưng ở chiều hướng khác, những chính sách kinh tế của Trung Quốc cũng đang tạo sức ép không nhỏ lên lòng tin của nhà đầu tư.
Ngày 26/10, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhận định giá năng lượng sẽ giảm 11% trong năm 2023, sau khi đã tăng tới 60% trong năm 2022.
Triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu giảm còn do lo ngại làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed, sẽ tạo thêm áp lực, làm chậm quá trình phục hồi kinh tế khi lạm phát vẫn ở mức cao
Đồng USD phục hồi cũng là yếu tố khiến giá dầu ngày 28/10 đi xuống.
Trước đó, trong phiên 27/10, giá dầu thô đã phản ứng rất tích cực với báo cáo GDP quý III/2022 của Mỹ tăng cao hơn dự báo, đạt mức 2,6% thay vì 2,4%.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 27/10 và là phiên tăng thứ ba liên tiếp. Giá dầu tăng một phần nhờ số liệu kinh tế của Mỹ mạnh hơn dự kiến. Theo báo cáo cùng ngày của Bộ Thương mại Mỹ, kinh tế nước này trong quý III/2022 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau hai quý giảm liên tiếp.
Trong khi đó, các nhà kinh tế tham gia khảo sát của The Wall Street Journal dự báo GDP tăng trưởng 2,3% trong quý III. Đồng USD xuống giá phiên này cũng hỗ trợ giá dầu. Chỉ số USD, đo giá trị của đồng tiền này so với các đồng tiền mạnh khác, tăng 0,81%, lên 110,587 vào cuối phiên, nhưng vẫn giảm 1,3% trong cả tuần.
Giá dầu sẽ tiếp tục tăng khi các quốc gia tìm cách bổ sung dầu do lo ngại nguồn cung dầu Nga sụt giảm. Các dấu hiệu trên thị trường chỉ ra người mua đang chật vật tìm kiếm nguồn cung dầu thay thế cho Nga.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 5,1 triệu thùng/ngày trong tuần vừa rồi, cho thấy các nước đang ráo riết thu mua dầu trên thị trường ở mức giá dưới 90 USD/thùng, bất chấp kế hoạch của nhóm G7 đặt trần giá lên dầu của Nga.
Về lý thuyết, trần giá cao có thể sẽ thuyết phục Nga bán dầu với mức giá rẻ mà vẫn đảm bảo nguồn cung cho thế giới. Tuy vậy, việc chậm trễ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các công ty vận tải và công ty bảo hiểm có thể sẽ sớm phải ngừng xử lý các đơn hàng. Như vậy, theo ước tính, Nga sẽ phải tìm cách chuyển hướng khoảng 1,3 triệu thùng dầu/ngày sang các thị trường khác, nhất là khi nước này đã tuyên bố sẽ không hợp tác với quốc gia nào tham gia vào kế hoạch áp đặt trần giá.
Việc tìm người mua các sản phẩm về dầu không phai đơn giản, và có khả năng châu Á sẽ không hấp thụ được hết dầu Nga. Kể cả khi giải quyết được vấn đề về thời gian vận chuyển kéo dài và quy trình bảo hiểm phức tạp, thì liệu các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng xử lý thêm một lượng lớn dầu không là một dấu hỏi lớn.
Mặc dù Trung Quốc có kế hoạch nâng công suất lọc dầu từ 17 triệu thùng/ngày cho đến 20 triệu thùng/ngày vào năm 2025, tuy nhiên, ngay tại Trung Quốc tiêu thụ nhiên liệu vẫn đang yếu, trong khi chính phủ nước này vẫn đang kiểm soát chặt lượng sản phẩm dầu được xuất khẩu hàng năm, do lo ngại về ô nhiễm môi trường, điều này sẽ hạn chế lương dầu thô các công ty mua vào trong thời điểm cuối năm nay đầu năm sau.
Giá dầu tăng phiên thứ 3 liên tiếp, khi thị trường kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu gia tăng sẽ khiến cán cân cung – cầu thu hẹp.
Tại thị trường trong nước, ngày 21/10, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/10.
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/10, mỗi lít xăng RON 95 tăng 337 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 204 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 596 đồng/lít.
Theo đó, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 400 đồng/lít, dầu diesel ở mức 0 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít và dầu mazut ở mức 708 đồng/kg. Đồng thời không thực hiện chi Quỹ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các loại xăng dầu.
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 28/10 như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.496 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 22.344 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 24.783 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.663 đồng/lít. Riêng dầu mazut 180CST 3.5S có giá bán không cao hơn 13.899 đồng/kg và giảm 195 đồng/lít.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/10 của xăng RON 92 là 89,26 USD/thùng, RON 95 là 92,75 USD/thùng. Còn dầu diesel mức giá 130,10 USD/thùng; dầu hỏa là 121,38 USD/thùng, dầu mazut là 383,32 USD/tấn.
Cũng theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu giữa 2 kỳ điều hành gần đây có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng đối với xăng RON 95, dầu diesel và dầu hỏa, giảm nhẹ với xăng RON 92 và dầu mazút.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá ngày 11/10 ngày 21/10 là giá xăng RON 95 là 94,830 USD/thùng, tăng 0,595 USD/thùng, tương đương tăng 0,631% so với kỳ trước. Giá dầu hỏa 24,951 USD/thùng, tăng 3,403 USD/thùng, tương đương tăng 2,799% so với kỳ trước. Giá dầu diezen là 134,338 USD/thùng, tăng 0,534 USD/thùng, tương đương tăng 0,399% so với kỳ trước. Giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 là 91,299 USD/thùng, giảm 0,01 USD/thùng, tương đương giảm 0,01% so với kỳ trước. Giá dầu mazút là 389,054 USD/tấn, giảm 12,758 USD/tấn tương đương giảm 3,175 USD/tấn so với kỳ trước.
Với lần điều chỉnh này, giá xăng đã tăng hai lần liên tiếp sau 4 lần giảm giá. Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 28 lần điều chỉnh giá, trong đó có 15 lần tăng, 12 lần giảm, và một lần giữ nguyên.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.