Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Diếp cá là loại rau được trồng cực kỳ phổ biến ở nước ta. Theo Đông y, diếp cá có vị chua tính hàn, mùi vị đặc trưng có thể gây cảm giác khó ăn với một số người tuy nhiên loại rau này lại có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb., họ Lá dấp – Saururaceae. Diếp cá là cây thân thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt, phần thân trên mặt đất mọc đứng có lông, cao khoảng 40 cm. Lá hình tim, nhẵn, mặt dưới có màu tím nhạt, khi vò có mùi tanh, cụm hoa màu vàng, có 4 lá bắc trắng, mọc ở nơi ẩm thấp.
Chính vì có mùi hơi tanh nên có tên là "diếp cá" hay "ngư tinh thảo", một số nơi gọi là "giấp cá", thường được trồng nhiều làm loại rau ăn sống.
Toàn bộ các bộ phận của loại rau diếp cá đều chứa tinh dầu. Thành phần hợp chất trong tinh dầu này chủ yếu là nhóm aldehyt và dẫn xuất ceton như methynol ceton, ... và 3-oxodocecanal có tác dụng giống như kháng sinh giúp kháng khuẩn.
Các nhà nghiên cứu khi tiến hành phân lập từ lá diếp cá còn thu được các hợp chất như beta sitosterol và các flavonoid như: quercitrin, rutin, isoquercitrin...
Chính vì vậy, trong y học cổ truyền, diếp cá luôn đóng vai trò kép là thuốc và thực phẩm, các thầy thuốc y học cổ truyền coi diếp cá như một loại kháng sinh tự nhiên.
Đặc biệt, loại rau này còn biết tới là loại rau chống được ung thư: Mùi của diếp cá hơi tanh, có vẻ khó ăn với một số người, thế nhưng nó lại có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu nhọt thải mủ, lợi tiểu, chữa bí tiểu. Đối với phổi nhọt nôn ra mủ, đờm nhiệt thở khò khè và ho, kiết lỵ, sốt bí tiểu, nhọt sưng tấy do virus, diếp cá rất hiệu quả.
Hoạt chất chứa trong diếp cá có tác dụng chống ung thư rất tốt, ngoài tác dụng chống ung thư dạ dày, còn có tác dụng điều trị nhất định đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, ung thư biểu mô màng đệm, nốt ruồi ác tính, ung thư trực tràng.
Ngoài ra, loại rau này còn có công dụng lợi tiểu. Cụ thể, diếp cá có tác dụng lợi tiểu, uống nước diếp cá có thể làm giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu, có tác dụng lợi tiểu, rất hữu ích đối với một số bệnh nhân tiểu ít, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh gút và uric cao.
Thêm vào đó, diếp cá có thể đạt được hiệu quả chống bức xạ, ngay cả trong môi trường bức xạ tương đối mạnh, khả năng chống bức xạ của diếp cá và tăng cường chức năng miễn dịch có thể làm cho cơ thể con người có đủ sức đề kháng, rất phù hợp để sử dụng trong môi trường làm việc bức xạ cao.
Không thể không kể đến công dụng kháng khuẩn chống viêm. Cụ thể, chất houttuyniatin chứa trong loại rau diếp cá là một thành phần kháng khuẩn, có thể ức chế hiệu quả trực khuẩn cúm, Staphylococcus aureus, vi khuẩn catarrhal và phế cầu. Nó có tác dụng ức chế rõ ràng đối với liên cầu tán huyết, tụ cầu, trực khuẩn cúm và phế cầu. Với vai trò kháng khuẩn và chống viêm, y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng diếp cá là một loại "kháng sinh tự nhiên".
Đặc biệt là, rau diếp cá có tác dụng bảo vệ gan, ăn nhiều diếp cá có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phục hồi các tế bào gan bị tổn thương, đun diếp cá và vỏ lê với nhau có tác dụng tốt.
Và cuối cùng là loại rau diếp cá có thể tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu. Các hoạt chất của nước sắc diếp cá có thể tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu, tăng hoạt tính của lysozyme trong máu, điều chỉnh chức năng phòng thủ của cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch của con người.
Với những lợi ích kể trên, ắt hẳn rất nhiều gia đình muốn được tự tay trồng loại rau có vị "tanh ngòm" này. Trên thực thế, không gì bằng một vườn rau sạch do chính tay mình trồng và diếp cá là một trong những loại phù hợp nếu bạn lần đầu làn vườn. Vậy cách trồng rau diếp cá thế nào?
Dù không thích diếp cá vì mùi tanh đặc trưng của nó nhưng không ai có thể phủ nhận đây là loại rau đa năng: vừa dùng như rau gia vị, vừa giải nhiệt, giải độc gan, làm đẹp da và giải khát vào mùa hè cực tốt. Thường xuyên sử dụng rau diếp cá còn giúp giảm mụn trứng cá và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Diếp cá là loại rau "dễ tính" có thể trồng ở bất cứ đâu, miễn là nơi đó có đủ ánh sáng, râm mát và ẩm.
Chậu nhưa, chậu sành hay thùng xốp đều là những "ứng viên" phù hợp để trồng diếp cá. Khi trồng lưu ý, đục lỗ dưới chậu để thoát nước, không làm cây bị úng.
Vì diếp cá là loại rau dễ tính nên không kén đất trồng. Nhưng để rau phát triển tốt nhất, bạn nên chọn các loại đất có độ tơi xốp, nhiều mùn. Muốn giữ ẩm và tăng cường dinh dưỡng, có thể trộn kèm trấu, xơ dừa,…. theo tỉ lệ 2:0,5:1.
Đặc biệt, rau diếp cá thường được trồng bằng cách giâm cành. Dùng một nhánh cây 3-4cm cắm vào đất 2-3cm, mỗi cây cách nhau 30-40cm. Sau khi giâm khoảng 7-10 ngày, cây bắt đầu ra rễ và lớn lên.
Diếp cá là loại rau ưa ẩm và bóng râm nên cần lưu ý vị trí trồng cây để che chắn cho phù hợp. Đặc biệt khi trồng trên tầng thượng ở nhà, diếp cá dễ bị mất nước, còi cọc, chậm lớn, để khắc phục điều này cần che chắn kĩ và tưới nước đều đặn 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm.
Dù trồng ở đâu thì cũng cần bón phân nếu muốn có một vụ thu hoạch năng suất. Bón phân tưởng chừng không quan trọng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đếu sự phát triển của diếp cá. Khi mới trồng, diếp cá hay thiếu dinh dưỡng nên nhạt màu, khoảng 10-15 ngày sau bắt đầu bón phân lượt đầu tiên, duy trì 2 lần/tháng.
Những đợt thời tiết nắng mưa thất thường, diếp cá sẽ có hiện tượng vàng lá, chỉ cần loại bỏ hết lá vàng rồi bón thêm phâm và rau sẽ lại xanh tươi nhanh chóng.
Sau khi trồng khoảng 2-3 tháng, bạn có thể thưởng thức thành quả đầu tiên do chính tay mình trồng. Diếp cá có thể thu hoạch liên tục nhưng đừng quên thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh lớn nhé!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.