Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 1.

Khi thấy tôi cm cuốn sách rt dày này, vài người bạn đã hỏi: "Ai chắp bút cho ông ấy vậy?". Đương nhiên, người ta nghĩ ông chỉ ngồi bên chén trà và kể chuyện. Ông đã học máy tính từ bao giờ và học ra sao để tự tay gõ một cuốn sách dày như vậy?

- Câu hỏi mở đầu của nhà báo thật thú vị. Tôi đã có ý định viết cuốn sách này từ lâu. Trước hết là để kể lại những gì đáng nhớ trong quá trình sống và làm việc. Và cũng để cảm ơn cuộc đời, những năm tháng, những kỷ niệm mà mình đã có được. Mà muốn làm được chuyện đó thì mình phải tự viết. Là dân làm thư ký cho các lãnh đạo, tôi hiểu không ai có thể viết hộ một cách trọn vẹn, hoàn hảo suy nghĩ của người khác được. Hơn nữa viết một cuốn sách như vậy không phải một hai lần là xong. Sẽ phải sửa đi sửa lại, không lẽ chốc chốc lại gọi thư ký hay sao…Thế là trước khi về hưu chừng 3 - 4 tháng gì đó, tôi quyết định học vi tính.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 2.

Tôi nói với hai chú thư ký (dù trước đó tôi đã biết gõ sơ sơ rồi): "Các chú hướng dẫn cho anh sử dụng máy!". Chỉ sau một vài buổi, sau đó, tôi đã tự gò mình vào nhiệm vụ đánh trên bàn phím chứ không viết trên giấy nữa. Những ai chuyển từ viết tay sang bàn phím đều có những khó khăn ban đầu, là tư duy mình thì nhanh, nhưng gõ ra không kịp.

Gõ mổ cò hay 10 ngón ạ?

- Gõ mổ cò, 4 - 5 ngón gì đấy. Cái hiệu quả và thú vị nhất của sử dụng máy tính, đó là cứ lưu lại rồi lôi ra chỉnh sửa, xóa, hết sức chủ động, thoải mái chứ không phải viết lại từ đầu.

Cuốn sách đã chở được bao nhiêu phần trăm sự thật mà ông muốn phản ánh?

- Tất nhiên, cuốn sách này chưa thể phản ánh hết những điều mà tôi muốn ghi ra, chưa nói là không thể nào phản ánh hết được tất cả những gì đã diễn ra. Cả cuộc đời mình biết bao nhiêu chuyện, giờ mình viết một cuốn sách dù là 500 - 600 trang hoặc một vài nghìn trang cũng không hết được.

Thế nhưng những gì mà tôi tâm đắc, muốn viết thì nói chung tôi đã viết ra được trong cuốn sách này. Và những gì đã viết đều là sự thật.

i cảm thấy, phần về chiến trường thì ông đã viết gần như hết tất cả nỗi lòng mình, những điều ông tâm đắc. Phần về khoảng thời gian luân chuyển ở Hà Nam, tôi xin trích dẫn lời nhận xét của người từng đi luân chuyển: "Tôi đã đi luân chuyển và tôi đọc cuốn sách của ông Nghị thì tôi thấy ông viết sự thật, không có gì ngoài sự thật". Nhưng tôi nghĩ, sự thật là 10 thì ông chỉ viết được 3 phần thôi bởi có bao điều muốn viết ra mà không dễ viết ra. Riêng phần ông làm Phó ban Tuyên giáo, Bí thư Hà Nội tôi cũng nhận thấy có sự dè dặt, kìm nén. Nói đi nói lại thì tôi vẫn tò mò là tác giả Phạm Quang Nghị đã viết được bao nhiêu phần trong những điều mà ông muốn viết ra?

- Nhà báo nhận xét rất tinh đấy.

Bây giờ trả lời một cách rành rẽ thì rất khó. Thứ nhất, những điều diễn ra trong cuộc sống rất phong phú, chắc chắn mình không thể ghi hết, không thể viết hết. Nhưng phần viết được tương đối nhiều và sát với đời sống thường nhật hơn là phần chiến trường, chiến tranh. Lúc đó, thông tin cũng rất tập trung, mình đi Trường Sơn rồi vào chiến trường, tiếp xúc với người dân, cuộc sống gian khổ có địch có ta nhưng các mối quan hệ thì tương đối đơn giản, nhất là thời gian ở vùng ven, Đồng Tháp Mười. Cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt diễn ra từng ngày, từng giờ.

"Chiến tranh có vô vàn tình huống khốc liệt… Chẳng những nó vượt qua giới hạn chịu đựng của con người mà cả đến loài vật cũng lâm vào tình cảnh chết đói, chết khát một cách tuyệt vọng, vô cùng đáng thương. Con người và con vật trong chiến tranh không mấy khi được hưởng một cái chết bình thường…" Vâng, người đọc rất xúc động với những đoạn văn như thế!

- Nếu so sánh giữa phần chiến tranh và phần công việc sau này thì phần chiến tranh viết khá kỹ (đầy cảm xúc, hết lòng). Có người đọc đã nhận xét phần này của cuốn sách "sát sàn sạt" với sự thực. Nhưng kể cả có như vậy thì cũng chưa hết được sự thật những gì chiến tranh đã diễn ra và những gì mình đã trải qua. Bởi có những sự thật khốc liệt, xót xa và bi thương hơn trong nhật ký. Có những điều mình phải tiết chế, không bung hết cảm xúc. Trước những đau thương, gian khổ và ác liệt không có bút mực nào tả hết được.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 3.

Tôi ví dụ một chi tiết có đề cập trong cuốn sách: Trong chiến tranh, không mấy khi người ta được chết một cách bình thường như sự chết vẫn diễn ra (chết trong ngôi nhà của mình, chết trong vòng tay người thân, chết ở một nơi chí ít cũng là trong bệnh viện…). Trong chiến tranh, người ta đã chết vào lúc người ta đáng sống - vốn dĩ là đã không bình thường - nhưng sự chết còn diễn ra trong thời gian, không gian, địa điểm bất thường. Đó là những cái chết trong bữa ăn, chết khi đang ngủ, thậm chí, chết hai lần. Đó là chuyện vẫn phải gặp trong chiến tranh, người ngã xuống vừa chôn chưa được bao lâu thì một quả đạn, cối, pháo dội vào ngôi mộ vừa chôn lấp rất sơ sài ấy. Cái thi thể ấy lại lãnh thêm một số mảnh bom pháo nữa. Đồng đội lại ra chôn lại lần thứ hai… Những sự thật ấy, tuy không nhiều nhưng khi viết ra phải kìm nén và cân nhắc.

Hay câu chuyện tôi viết về người chiến sĩ ngủ quên trên cánh võng và không bao giờ tỉnh dậy. Cơ thể của anh sau đó bị giòi bọ đục khoét. Hình ảnh ấy đập vào mắt khiến mình không dám nhìn lâu, không phải vì sợ hãi mà bởi đó là nỗi đau đớn, ám ảnh không thể tả hết được.

Trong sách có nhiều đoạn lấy từ nhật ký ra. Những dòng nhật ký viết trên đường đi vào chiến trường khi mình chưa nhiều kinh nghiệm, chưa nhiều từng trải. Nhưng nhật ký giúp mình ghi lại nguyên sơ những gì diễn ra và nguyên sơ cảm xúc thật lúc đó.

Là người học sử và trải qua nhiều vị trí, cương vị, ông viết cuốn sách này với tâm thế của người viết sử hay của nhà chính trị?

- Là tổng hợp tất cả những cái đó. Trong đó có cả cái nhìn của người làm sử, có suy xét của người làm chính trị và có cả đam mê của người làm văn chương.

Vâng. Nhưng đọc sách rồi, tôi vẫn cứ có cảm tưởng rằng nhiều điều ông muốn nói mà chưa nói ra.

- "Không phải rất nhiều điều muốn nói mà không nói ra…" -  mà phải nói là tôi tự thấy cái gì nên nói, cái gì không nên.

Nhưng ông có nghĩ là viết lột tả hơn một chút, ít kiêng dè hơn một chút thì cuốn sách sẽ hấp dẫn hơn nữa không?

- Nhiều người đã nói với tôi về điều ấy. Nếu viết như thế thì có hai khả năng xảy ra: Một là mình phải viết tiểu thuyết, để hư cấu, để điển hình hóa nhân vật chứ không thể đưa những nhân vật thực tế ra mà lột tả hết những cái xấu của họ. Thậm chí, nói hết cái hay của họ cũng sẽ bị nói là ông này nịnh, tâng bốc.

Hoặc là, rất có thể cuốn sách này không in được.

Hôm kia tôi ra phố sách, cô bán sách bo "cuốn sách của ông Nghị bán chạy lm"… Ông có nghĩ là mình sẽ viết tiếp, trong đó có cả tiểu thuyết để đưa vào cuốn sách những chi tiết, những chuyện không thể đưa vào tự truyện không?

- Chuyện này tùy vào đam mê và cảm xúc của mình nữa. Nếu tôi thấy vẫn còn đam mê, vẫn còn có cảm xúc muốn viết thì có lẽ tôi sẽ viết nữa.

Nhưng viết tiểu thuyết thì không. Tôi không muốn viết tiểu thuyết. Cứ viết rồi nó thành cái gì thì tính sau.

Cá nhân tôi cũng không có ý định trở thành nhà văn, nhà thơ, Hội viên Hội Nhà văn dù rằng sau khi cho ra đời mấy cuốn sách, một số người đã gọi tôi với danh xưng "nhà văn".

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 4.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 5.

Mười năm ở Hà Nội là một lát cắt thời gian không thể nói là ngắn trong sự nghiệp chính trị của ông. Có phải do độ lùi thời gian chưa đủ nên ông không thể viết kỹ được như thời chiến trường?

- Quãng đường 10 năm có thể nói là bộn bề sự kiện, bộn bề thông tin, vì thế, tôi phải lượng định khả năng thể hiện của mình và nhu cầu phản ánh vào sách. Thời gian 10 năm mà tôi cũng viết kỹ như đi Trường Sơn 5 - 6 tháng, hoặc đi Đồng bằng sông Cửu Long thì cuốn sách này không đủ chỗ chứa.

Nhưng nếu đọc kỹ, chắc bạn cũng sẽ thấy phần về Hà Nội tôi đã nêu và "tường trình" khá kỹ những vấn đề liên quan đến các sự kiện lớn của Thủ đô thời kỳ ấy như sự kiện 1.000 năm Thăng Long, Đàn Xã Tắc, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, người dân Đường Lâm đề nghị trả lại danh hiệu di tích làng cổ… Nhiều việc bộn bề, khó khăn, phức tạp trong sách tôi cũng đã bộc bạch không ít tâm tư của mình, người đứng đầu Thủ đô trong những thời khắc, sự kiện, vấn đề hết sức nổi cộm đó. Đó là những "tầng sâu suy tưởng và những thông điệp" mà nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã nắm bắt được.

Đọc phần về Hà Nội của ông, ví dụ như đoạn nói về Thượng nghị sĩ John McCain của Hoa Kỳ thích hai bức ảnh chụp tấm bia của ông ấy ở hồ Trúc Bạch, tôi có cảm giác như là thanh minh lại với dư luận?

- Cũng không hẳn là thanh minh. Chuyện về ông John McCain, tôi nghĩ là nhiều người đã chưa hiểu đúng, cũng có thể là họ thiếu thông tin. Có một số nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ… đã có những lời bình mang ý kiến cá nhân áp đặt lên sự việc rồi suy diễn. Không phải ngẫu nhiên tôi đem hai bức ảnh đó sang tặng ông John McCain và không phải tự dưng ông ấy thích hai bức ảnh đó. Sau đó ông đã treo nó trong phòng làm việc. Tôi đã kể tương đối tỉ mỉ trong cuốn sách… Ông ấy hãnh diện về việc tên mình được ghi trong tấm bia ở hồ Trúc Bạch. Tôi từng viết một bài báo về chuyện này nhưng trong khuôn khổ của cuốn sách, tôi muốn viết thêm, tường minh hơn.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 6.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 7.

Cả câu chuyện chặt cây ở Hà Nội nữa. Tôi thấy có nhiều ý kiến về việc này?

- Thực tế là lúc đó có nhu cầu phải chặt bỏ hai hàng cây trên đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Đông để làm đường sắt trên cao. Hai bên có hai hàng xà cừ lâu năm, nếu để thì không an toàn cho đường sắt và cũng không còn đường cho người và cho ô tô đi. Thế nên, buộc lòng phải đánh chuyển hoặc bỏ hai hàng cây đó. Khi ấy thành phố còn trồng lại hàng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh. Cũng như sau này phải loại bỏ những hàng cây xà cừ đã trồng lâu năm để mở rộng đại lộ Phạm Văn Đồng. Ai cũng thấy tiếc nhưng không thể làm khác được.

Thành phố có khuyết điểm là không giải thích kỹ cho người dân và người dân nghĩ chính quyền không yêu cây, cứ thế chặt hạ tùy tiện… nên bị quy cho đủ thứ tội và phê bình cực kỳ gay gắt. Và cũng có những người tranh thủ việc mua bán cây để xà xẻo kinh phí. Lúc đó còn là thời điểm Đại hội các cấp sắp diễn ra, rất nhạy cảm về chính trị... Về việc này, tôi đã không nhắc lại trong cuốn sách của mình. Trong thâm tâm, tôi cũng là người rất yêu cây xanh của Hà Nội. Cũng rất tiếc mỗi khi buộc phải loại bỏ những hàng cây đã trồng. Đấy là bài học vô cùng đắt giá đối với Hà Nội khi phải giải quyết những công việc gắn với lợi ích của nhân dân.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 8.

Với một người đã từng đứng đầu Hà Nội, từng có chừng đó năm ở Hà Nội, trước những biến động về nhân sự cấp cao của Hà Nội trong mấy năm gần đây, cảm xúc của ông như thế nào?

- Đó là việc thật vô cùng đáng tiếc.

Dư luận bảo rằng hiện vị trí Chủ tịch Hà Nội là cái ghế nóng nhất bởi hai đời chủ tịch liên tiếp đều gp sự cố. Theo ông tại sao gần đây cái ghế đó/vị trí đó lại khó khăn như vậy?

- Người ngồi ở vị trí lãnh đạo TP.Hà Nội lúc nào cũng chịu áp lực trước khối công việc rất lớn, đồ sộ. Công việc gì cũng có rất nhiều lời bàn luận. Ở Hà Nội, độ khó của công việc cũng không nơi nào bằng. Muốn làm nhanh cũng khó, làm chậm thì bị chê, bị phê bình.

Hôm bàn giao việc cho ông Hoàng Trung Hải tôi có nói một câu bột phát: "Việc Hà Nội nhiều như nước sông Hồng". Thứ hai nữa, câu nói "Hà Nội không vội được đâu". Câu này thường bị hiểu theo nghĩa cán bộ Hà Nội trì trệ, không năng động, tháo vát; nhưng thực ra khi ngồi vào vị trí lãnh đạo Hà Nội, năng động, tháo vát cũng không đơn giản bởi có rất nhiều chiều dư luận. Người cán bộ phải lắng nghe, theo dõi, cân nhắc trước khi quyết định. Việc gì cũng sẽ nhận được ý kiến nhiều chiều từ báo chí, từ các nhà khoa học, từ dư luận, từ người về hưu, lãnh đạo các cấp ngành, rồi cả quốc tế... Tôi từng nói rằng "đẽo cày giữa đại lộ Thăng Long" là việc vô cùng khó.

Làm việc ở Hà Nội tôi thấy không dễ chút nào.

Hà Nội là thế.

Theo ông, trong lúc này phẩm chất nào của người lãnh đạo Hà Nội là cần thiết nhất?

- Cần cả hai thứ, vừa là tâm vừa là tầm. Cái tâm mình phải trong sáng vì công việc chung của Thủ đô, đất nước, đừng có màng danh lợi cá nhân, so đo tính toán. Nhưng trong sáng, vô tư thôi chưa đủ, phải có cái tầm cân nhắc đúng - sai, nên và không nên.

Có một chi tiết ông nói về hạnh phúc ngày đầu tiên về hưu, được đi bộ trong công viên, không có người bảo vệ, không có người đi theo. Ông quan hệ với những người đương nhiệm thế nào? Khi có chuyện bức xúc, ông có phản ánh không?

- Lúc đang làm việc đã luôn tôn trọng mọi người nữa là đến lúc mình về nghỉ. "Cờ đến tay ai người ấy phất". Mình không nên can dự khi đã hết trách nhiệm.Cũngcó một số chuyện tôi trao đổi nhưng trên tinh thần vì lợi ích của việc chung và đó là những vấn đề chính đáng, xác đáng. Và nói chung, các anh ấy cũng nghe.

Với tư cách là cán bộ đi trước, nếu có ai hỏi ý kiến thì ông có lời khuyên nào không?

- Nếu là trao đổi, góp ý trực tiếp về những vấn đề liên quan tới Hà Nội thì lúc nào tôi cũng sẵn lòng. Nhưng giữa những trao đổi, góp ý với việc hiện thực hóa mong muốn của mình là hai vấn đề rất khác nhau.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 9.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 10.

Trong phần viết về thời kỳ làm Bộ trưởng, ông viết rất kỹ từ khi nhậm chức và cả quá trình làm việc. Đó cũng là thời kỳ ông tâm đắc với công việc của mình?

- Vì say mê và công việc đó cũng phù hợp với kinh nghiệm và kiến thức của mình. Kinh nghiệm làm việc trong môi trường trí thức, văn nghệ sĩ, tôi nghĩ mình có thể thích ứng được.

Tôi thấy đoạn đó thú vị, nhất là "Tôi được chọn vì tôi không chạy".

- Tôi nói điều này là do anh Phạm Việt Long, Cựu Chánh văn phòng Bộ Văn hóa - Thông tin kể lại trong một bài báo. Sau khi đọc cuốn này của tôi, anh Long mới nhớ lại thời điểm khi anh Điềm (Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm) chuẩn bị rời vị trí Bộ trưởng, cấp trên có thăm dò để tìm người thay thế. Khi đó, anh Long giới thiệu tôi với lý do, thứ nhất "anh Nghị là người không "chạy", trong khi người nọ, người kia hay lui tới gặp Bộ trưởng Điềm. Còn anh Nghị thì không". Lý do thứ hai, là ấn tượng tôi để lại qua một cuộc họp về Video đen (khi đó tôi là thư ký của ông Đào Duy Tùng nhưng đã dám phê bình Bộ trưởng Trần Hoàn quyết liệt)…

Trong sách, ông nhắc nhiều đến người tiền nhiệm, nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm với nhiều cảm tình?

- Đoạn viết về anh Điềm tuy ngắn nhưng cũng gây ấn tượng. Thứ nhất, tôi cũng có cảm nhận anh Điềm ủng hộ mình trong lúc tôi không gặp gỡ, tranh thủ gì cả. Hai người có cách nghĩ, cách làm và cá tính gần giống nhau, có những điều không nói ra nhưng hiểu nhau. Khi tôi làm Phó ban Tư tưởng thì anh ấy làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, hay họp hành gặp nhau, biết nhau. Thế nhưng có hai chi tiết tôi viết trong sách chứng tỏ là anh ấy quan tâm đến mình.

Ngay sau khi có kết quả bầu Bộ trưởng, người đầu tiên gọi thông báo và đề nghi tôi sớm về nhận bàn giao, là anh Điềm. Cử chỉ ấy khiến tôi xúc động. Sau đó, vào ngày chủ nhật, anh còn đến tận nhà riêng của tôi ở khu tập thể Phương Mai, thông báo và giục tôi sớm đến nhận bàn giao.

Tôi cảm nhận được ông ưng mình thay (cười). Hai chi tiết đó từ một người rất nhã nhặn, rất kiệm lời, ít bộc lộ như anh Điềm khiến tôi xúc động. 

Đến khi tôi được bầu vào Bộ Chính trị, anh Điềm cũng là người đầu tiên gọi điện thông báo.

Gần đây, người dân rất đồng tình về quá trình và kết quả của công cuộc chống tham nhũng. Nhưng vẫn có ý kiến tỏ ra ra đau xót vì "trình độ tù nhân ngày càng cao" (ý là chức vụ cao, trình độ cao). Trải qua chừng ấy vị trí làm người đứng đầu của không ít tổ chức, cơ quan, ông nghĩ có thể có cách nào đó để không có những câu chuyện đau xót như thế xảy ra?

- Ai làm sai người ấy phải chịu, nhưng đúng là cơ chế của mình còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng. Chuyện này mọi người nói nhiều rồi. Và gần như ai ngồi vào "chỗ ấy" (chỗ có điều kiện tham nhũng, tiêu cực ấy) thì đều khó tránh sai, chỉ có sai nhiều hay sai ít thôi. Nói ngay từ cái cô đóng dấu chẳng hạn. "Em, em đóng cho anh cái dấu, xong cho anh nhé". Xong việc, người đóng dấu chẳng đòi tiền, lại vẫn cứ đưa "cái phong bì nho nhỏ".  "Thôi cho em đi ăn trưa." Có khi ban đầu "cô ấy" cũng chẳng lấy. Nhưng sau thấy dường như ai cũng làm thế, mỗi ngày được vài chục cái phong bì sau khi đóng dấu. Đến cái ông không đưa gì mà bảo đóng dấu người ta bắt đầu muốn gây khó dễ. Việc be bé đã thế, những việc to như công trình, dự án cũng lại càng phải "chạy". Mà rồi mọi việc cứ như một vòng luẩn quẩn. Đến công sở thì lo hối lộ ở công sở. Rồi những ông làm ở công sở có con đi học lại lo "chạy" thầy cô. Rồi các thầy, các cô có con vào bệnh viện lại phải lo "chạy" trong bệnh viện... Mọi người cứ hành lẫn nhau như vậy.

Và tôi cũng từng nói với gia đình: "Vào bệnh viện thì nhớ nhé, phải bồi dưỡng cho bác sĩ, hộ lý, y tá… Họ không đòi hỏi nhưng tự mình thấy phải đưa. Với những thầy thuốc nhiệt tình, tận tụy thì mình càng muốn cảm ơn họ. Người dân bình thường còn đưa nữa, mình là lãnh đạo, lương cao, không đưa cứ thấy áy náy thế nào ấy!". Đấy, đến tôi cũng không tránh được.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 11.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 12.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 13.

Tôi thấy qua phần viết về việc luân chuyển, ông đã giúp cho những người sắp đi luân chuyển hình dung về việc luân chuyển này. Cũng hay, hấp dẫn những chuyện sinh hoạt, chuyện giữ mình… Có phải vì họ từng là đồng nghiệp và ông không muốn bóc hết cái xấu ra không?

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 14.

- Khi viết cuốn sách này, một trong những định hướng của tôi là cố gắng không làm tổn thương ai. Tôi không đem nhận xét đánh giá làm tổn thương ai về phương diện cá nhân mà tôi chỉ đánh giá ở phương diện công việc, đúng sai, hay dở, làm được hay không làm được... Trong cuốn sách này tôi cũng không có tâng bốc ai. Tôi chọn sự chừng mực, khách quan. Và hết sức cố gắng để mọi điều được viết ra phải là sự thật.

Với những sự từng trải của ông, bằng những thứ ông đã viết và chưa viết trong sách thì kinh nghiệm lớn nhất cho người đi luân chuyển là gì? Có những nơi giống như chiến trường như thế?

- Ngày trước, một nhà báo tương đối thân thiết cũng hỏi tôi câu tương tự. Tôi trả lời một câu hơi biện chứng, triết học một chút: Kinh nghiệm lớn nhất của tôi là ít dựa vào kinh nghiệm (cười). Vì thực tiễn mỗi lúc mỗi khác, mỗi nơi mỗi khác, ngay quan hệ đối xử giữa người với người, tính cách mỗi người một khác, đối xử phải khác. Vậy nên càng có nhiều kinh nghiệm thì càng ít dựa vào kinh nghiệm cũ. Phải căn cứ vào thực tế.

Một người đi luân chuyển muốn thành công phải có định hướng về mặt tư duy cho đúng và không dao động. Người ta nói này, nói kia, mỗi người khuyên một tiếng nhưng mình phải hết sức cân nhắc và chọn lọc, không nghe ý kiến nào 100% nhưng cũng không bỏ qua ý kiến nào cả. Không đứng ở vị trí của mình thì người ta không thể xử lý được những tình huống mà mình đang phải đối mặt.

Sau này người ta vẫn nhắc tới việc giải quyết mâu thuẫn về mất đoàn kết nội bộ ở Hà Nam của ông và coi đó là bài học điển hình. Điều gì đã giúp ông thành công ở Hà Nam? Trước khi về ông cũng lo ngại đúng không?

- Thành công là nhờ tôi có niềm tin vào con người.Những gì đã diễn ra tại Hà Nam trong những năm tháng đầy ắp sự kiện và biến cố ấy đã đem lại cho tôi rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Trong những giây phút phải gồng mình chèo lái, đương đầu với khó khăn ấy, tôi đã đặt niềm tin đúng chỗ…

- Trong số những người mà hàng ngày mình tiếp xúc, có người có nhiều nhược điểm, thậm chí có rất nhiều sai phạm. Nhưng mình phải nhìn rộng ra xung quanh, không phải ai cũng thế, và quan trọng là không ai muốn tình hình ở Hà Nam, tình hình giữa các đồng chí lãnh đạo cứ căng thẳng, mâu thuẫn. Anh em cán bộ nhân viên văn phòng, sở, ngành, họ rất muốn cấp trên đoàn kết, hợp tác, chung lưng đấu cật để họ dễ ứng xử, còn có điều kiện phát huy. Nói chung, tôi dựa vào quần chúng, vào người tốt, còn người không tốt trong thực tế bao giờ cũng chỉ là số ít. Sớm muộn họ sẽ bị cô lập.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 15.

Trong cuốn sách có một bài thơ tặng người yêu đầu tiên có tên "Chân thật". Khi bài thơ đó được đăng báo thì bà nhà ông có "phát biểu" gì không?

- Câu chuyện đó rất thật. Tình cảm giữa tôi và cô ấy nhà tôi biết từ lâu rồi vì hai người đều cùng làng. Câu chuyện đó hai bên gia đình và mọi người ở làng biết cả. Mình viết lại thì chỉ ngại cô ấy với chồng người ta thôi chứ không ngại nhà tôi. Bây giờ hai gia đình vẫn đi lại với nhau rất thân tình.

Bây giờ, nhìn lại quyết định của chàng trai trước khi ra trận ấy, ông có nghĩ nếu quay lại thì sẽ làm khác đi không?

- Lúc bấy giờ quyết định đó là duy nhất, không thể khác. Bây giờ nhìn lại, thấy mình còn sống trở về sau chiến tranh, mình nghĩ biết thế cứ hẹn hò để cô ấy chờ đợi. Nhưng lúc đó chiến tranh ác liệt mình sao khẳng định như vậy được.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 16.

Khi ở chiến trường rồi có lúc nào ông ân hận khi nhớ lại những ngày chuẩn bị lên đường vào Nam không?

- Không. Nhớ có nhớ. Tiếc có tiếc. Nhưng không ân hận. Vì quyết định ấy mình suy nghĩ chín chắn rồi. Mình ra đi là để làm nghĩa vụ với Tổ quốc. Cũng kể thêm, nhà thơ Hoài Vũ đọc cuốn này ông rất tâm đắc và xúc động; đặc biệt với chi tiết tôi chia tay mẹ và người yêu thì "rớt nước mắt". Tôi đùa lại ông ấy rằng "Thì cũng giống anh thương cô "Hương Tràm" chứ gì đâu. – "Một thoáng Hương Tràm cho ta bên nhau"ấy. Tôi và anh vì chiến tranh, vì chiến đấu, vì đất nước mà phải chia tay, phải xa cách. – Nghe vậy ông ấy cười rất to (qua điện thoại).

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 17.

Những chàng trai đang tuổi thanh xuân như thế ở chiến trường bao năm, gặp bao nhiêu người con gái ở các chiến trường như em gái trong bài thơ "Nhìn chi kỳ vậy"… Để chiến thắng bản thân chắc cũng không dễ dàng…?

- Đấy là do đạo đức của mỗi người, nhưng thực ra còn nhờ kỷ luật thời chiến tranh rất nghiêm, rất dữ dằn (cười). Được người con gái xinh đẹp thương mà cứ cố né!

Qua ba năm vượt Trường Sơn rồi lăn lộn đủ hết các chiến trường Nam Bộ, Đồng Thám Mười, đến căn cứ R, Trung ương Cục miền Nam, đến ngày thống nhất đất nước, chàng sinh viên xứ Thanh đã có một phần "anh Hai Nghị" miền Nam, thấm đẫm đất và tình người phương Nam. Những câu chuyện bám dân, bám đất ở vùng giáp ranh, vùng tạm chiếm, vùng giải phóng của ông ngày ấy thực sự lay động người đọc bởi sự chân thật, bởi những rung cảm từ trái tim người viết... Những chuyến trở lại của ông có được tiếp tục không?

- Tôi đã về lại được tất cả những nơi ngày xưa chiến tranh tôi đã đi qua, đã chiến đấu. Đó là một điều vô cùng hạnh phúc. Tôi đã trở lại rừng, vào căn cứ; thăm lại được những nhà dân mình đã từng ở, từng sống; gặp lại được mấy ông du kích đã từng chiến đấu cùng…

Tôi sẽ còn về lại khi còn sức khỏe, còn có thể đi…

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 18.

Trước khi sách xuất  bản, ông có đưa bản thảo cho ai trong gia đình đọc trước không?

-  Trong quá trình viết, tôi chỉ đưa cho vợ đọc hơn 10 trang tôi viết về cô ấy xem. Sau khi đọc, cô ấy góp ý một vài chi tiết nho nhỏ. Ngoài ra, không có ai tham gia vào bản thảo cả. Con cái cũng không hề biết tôi viết như thế nào, cho đến lúc sách in ra.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 19.

Khi kể về những bóng hồng đi qua đời mình, tôi thấy ở ông có sự rành mạch và thành thật với chính mình. Vâng, bài thơ tặng vợ có thể nói là rất ấm áp. Ông nói mình là người may mắn trong đời sống riêng tư?

- Tôi đã viết trong sách những trang bộc bạch đến tận cùng cảm xúc của mình cả lúc trong chiến tranh và sau ngày nghỉ hưu. Nói đi nói lại, tôi vẫn thầm cảm ơn số phận mình may mắn, không những đã từng được nhân dân hết lòng yêu thương, đùm bọc, chở che, còn có được người bạn đời cùng trải qua những ngày gian khó, hết lòng chăm lo cho tổ ấm gia đình để tôi có thể giành toàn bộ thời gian và sức lực của mình cho công việc.

"…Từ ngày têm đĩa trầu cau

Đến nay tóc đã nhuốm màu thời gian

Khi nghèo em chẳng thở than

Khi thong dong cũng không màng lợi danh

Từ ngày em bén duyên anh

Chia nhau gánh nặng, mình giành phần hơn

Thương chồng, thương cháu, thương con

Thương cha, thương mẹ, sớm hôm đèo bòng

Ơn em anh giữ trong lòng

Yêu mình, yêu đến tận cùng mai sau".

(Thương lắm mình ơi – Thơ tặng vợ viết năm 2016)

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 20.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Đi tìm một vì sao" - Ảnh 21.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem