Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 1.

T nh, ch đã đưc tiếp xúc vi nu ăn và tha hưng kinh nghim nu ăn t bà và m. Ti sao ch không theo đui ngh đu bếp ngay t đu mà li la chn hc ngh sư phm?

- Ngày nhỏ, gia đình tôi sống cùng bà ngoại. Cả bà, ba mẹ và chị gái đều biết nấu ăn nên các bữa ăn đều do mọi người nấu nướng, hầu như tôi không phải làm gì. Đến năm 13 tuổi, tôi đi học sớm một năm và đỗ vào trường chuyên của Đại học Quốc gia. Hồi đó trường chuyên phải học nội trú, phải sống tự lập xa gia đình nhưng tôi cũng không biết chút nào về nấu ăn, đến tận khi học đại học tôi vẫn vậy. Vậy nên, mặc dù được biết và tiếp xúc với nấu ăn từ khi còn nhỏ nhưng con đường tôi chọn lại không gắn liền với căn bếp. Tôi được đào tạo để làm một giáo viên ngoại ngữ.

c ngot nào đã tác đng và khiến ch nghiêm túc theo đui con đưng nu ăn?

- Sau khi tốt nghiệp đại học xong tôi cũng khó xin việc. Thời điểm đó tôi làm rất nhiều công việc, đi dạy học một thời gian. Sau này khi làm việc tại Khách sạn Metropole Hà Nội, thời điểm ấy có rất ít người học ngoại ngữ, gần như nhân viên ở bếp đều không biết ngoại ngữ, trong khi tại khách sạn, tất cả các sếp từ Ban Giám đốc đến bếp trưởng đều là người nước ngoài. Tôi vào đấy làm phiên dịch cho mọi người nấu ăn. Thế rồi trong quá trình dịch, tôi là người hiểu sâu về quá trình nấu ăn, dần dần tự nhiên thành nghề.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 2.

Trên con đưng đó, ai là ngưi thy đã truyn cm hng và có nh hưng nht đi vi ch?

- Chính bếp trưởng người Pháp Didier Corlou đã truyền cảm hứng cho tôi. Mặc dù ông không phải là người sếp đầu tiên tôi làm việc cùng nhưng ông chính là người cho tôi nhận ra ẩm thực Việt Nam tuyệt vời thế nào. Ông có niềm đam mê rất lớn với ẩm thực Việt Nam và đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu ẩm thực từng vùng miền, các loại gia vị đặc trưng đến các cách nấu nướng. Sự say sưa tìm hiểu của ông ấy tự nhiên cuốn tôi vào lúc nào không hay. Trong bếp tôi làm phiên dịch và chịu trách nhiệm truyền đạt lại tất cả thông tin, vào bếp nấu ăn cùng bếp trưởng. Từ đó tôi được truyền cảm hứng từ niềm đam mê của ông ấy.

Bếp trưởng Didier Corlou từng nói một câu mà tôi rất nhớ: "Ẩm thực Việt Nam rất tuyệt vời, các bạn phải thật tự hào về nền ẩm thực của mình!". Trong con mắt người nước ngoài, họ đánh giá ẩm thực Việt Nam rất tuyệt vời. Lúc đó tôi nhận ra ẩm thực Việt thực sự phong phú và phải làm sao để nền ẩm thực nước nhà có thể nâng tầm thế giới. Từ đấy, thầy trò chúng tôi bắt đầu tìm mọi cách để đưa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, quảng bá với bạn bè năm châu.

Các món ăn Vit Nam ch yếu làm t rau, c, qu, không dùng nhiu tht như các nưc phương Tây. Vy vì sao món ăn Vit li hp dn vi du khách quc tế đến vy?

- Giữa một thế giới mà có một số nước sử dụng gia vị nhưng quá nhiều, nhiều khi ăn chỉ nếm thấy vị cay hoặc sặc lên mùi cà ri hoặc những gia vị mạnh át hết hương vị của nguyên liệu chính; một số nước ăn quá nặng về chất đạm, thiếu sự cân bằng thì ẩm thực Việt Nam là một thứ rất cân đối và hài hoà.

Trong khi người ta đang tiêu thụ quá nhiều đạm, quá nhiều dầu mỡ, quá nhiều gia vị làm mất đi cái tinh khiết của nguyên liệu, thì ẩm thực Việt Nam nổi trội lên ở điểm là chúng ta có rất nhiều rau, dưa, củ quả bốn mùa, các vùng miền đều sử dụng gia vị khác nhau, từ tươi cho đến khô. Thế nhưng phải kết hợp tinh tế, làm sao khi ăn thịt nó là thịt, ăn cá nó là cá, mà cá nào ra mùi cá đấy, thịt nào ra mùi thịt đấy, hải sản cũng thế. Đấy là cái tinh tế của ẩm thực Việt Nam đã chiếm được lòng của du khách nước ngoài.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 3.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 4.

Ngưi Vit rt gii trong cách chế biến món ăn và đc đáo trong cách thưng thc. Vy làm sao có th chế biến món ăn đó phù hp vi du khách các nưc trên thế gii?

- Khách sạn Metropole nơi tôi làm việc có thể coi là khách sạn 5 sao đầu tiên đón khách quốc tế trở lại khi Việt Nam bắt đầu có chính sách mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư. Đội ngũ ban giám đốc toàn bộ là người nước ngoài, khách du lịch từ năm châu bốn bể ghé thăm, gần như là các đoàn khách lớn nhất đều đến.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 5.

Thế nhưng khi đấy ẩm thực Việt Nam vẫn chưa có tên trên bản đồ ẩm thực thế giới, nên nếu lựa chọn cho họ toàn món Việt Nam e chừng chưa phù hợp lắm. Vì vậy đội ngũ đầu bếp, đặc biệt từ bếp trưởng sau đấy đến trợ lý là tôi, cũng đã phải suy nghĩ rất nhiều để làm thế nào vừa khéo léo giới thiệu được nền ẩm thực nước nhà mà lại vừa kết hợp được với các nền văn hoá.

Ẩm thực nó là giao thoa của văn hoá. Ví dụ khi kết hợp ẩm thực nước mình với nước bạn: Việt Nam có cơm niêu rất đặc trưng, Tây Ban Nha có món cơm Paella được người ta nấu với nhuỵ hoa nghệ tây hoặc nấu bằng mực của con mực đen trong một cái chảo rất rộng. Sau đó họ sẽ xào nấu với dầu oliu và rất nhiều các món hải sản của họ cũng như rau dưa… Vậy thì mình sẽ sáng tạo nấu cơm Paella bằng niêu.

Hoặc khi nói đến ẩm thực Pháp, người ta thường hay nhắc đến các món ăn sử dụng gan ngỗng béo, ốc sên - là những đặc sản của Pháp. Tôi sẽ kết hợp có thể làm nem cuốn với gan ngỗng hoặc làm nem ốc sên, làm sao cho ẩm thực hai nền văn hoá nó thật hài hoà, người ta được ăn cái nem lại bất ngờ tìm thấy nguyên liệu của nước họ ở bên trong, ăn cơm lại thấy hương vị của ẩm thực nước họ trong cái niêu đấy.

Thường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đội ngũ đầu bếp ở đây đều phải sáng tạo những món ăn cũng như kết hợp ẩm thực các nước trên thế giới.

Khâu trang trí món ăn phi bt mt, hương vc chm đc bit, tiếp đến là dùng ming chm vào thc ăn đ cm nhn đưc s dai, mm, ngt bùi, đng, cay, giòn..., khi ngưi ngoài nghe đưc tiếng tiếng "st sot", "rôm rp" đã cm thy món ăn ngon như thếo. Vy đây có phi là tinh hoa ca m thc Vit không, thưa ch?

- Thực ra đây không hẳn là tinh hoa ẩm thực Việt Nam mà nó là cái chung của tất cả các quốc gia. Nhắc đến nền ẩm thực phần lớn mọi người đều chú trọng đến việc kết hợp hài hòa các gia vị trong món ăn cũng như căn chỉnh hợp lý thời gian, nhiệt độ trong quá trình nấu sao cho mỗi món ăn làm ra đều đạt chất lượng tốt nhất. Khi một món ăn càng có được sự kết hợp hài hoà của nhiều trạng thái như mềm, cứng, ngọt, cay thì chắc chắn sẽ được thực khách đánh giá cao.

Ví dụ như khi nấu một món ăn Pháp, phải cố gắng kết hợp sao cho món ăn đó trở nên hài hòa nhất. Hay như một chiếc bánh ngọt Âu, sẽ có rất nhiều dạng cùng được kết hợp bên trong đó. Khi nhìn từ ngoài phải thấy một lớp vỏ cứng, lớp bánh tiếp theo phải xốp, mềm, độ ẩm vừa phải, cuối cùng khi cắt bánh sẽ thấy một lớp sốt thơm ngon, béo ngậy chảy ra.

Bảo rằng khi ăn mà phát ra âm thanh thì người Việt mình phát ra âm thanh nhiều chứ người nước ngoài  người ta lại cố gắng không phát ra âm thanh. Người nước ngoài khi ăn phở không nghe thấy tiếng xì xụp, khi ăn những thứ rất giòn sẽ cắn một cách rất nhẹ để không phát ra tiếng "cốp". Quả thực trong nét văn hoá ăn uống, người Việt mình thích sự thoải mái, không giữ kẽ như người châu Âu, như ăn nóng thì phải xì xụp mới thấy ngon, hoặc ăn cái gì giòn thì phải "cốp cốp". Thế nên có thể thấy rằng văn hoá ẩm thực mỗi nơi một khác, vì thế khi tiếp xúc và giao lưu với những luồng văn hoá khác nhau thì tôn trọng văn hoá chung thôi.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 6.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 7.

Ch có th k li hành trình t khi bt đu nu ăn cho các nguyên th quc gia hay không?

- Cơ duyên có cơ hội phục vụ các nguyên thủ đến với tôi rất tự nhiên, bản thân tôi cũng không có quyền lựa chọn vì nó là theo dòng chảy công việc khi tôi làm ở Khách sạn Metropole. Cho đến thời điểm hiện tại khi so với các khách sạn năm sao khác, Metropole vẫn là khách sạn đón tiếp nhiều vị nguyên thủ quốc gia cũng như nhiều phái đoàn quan trọng trên thế giới. Là người có quyền hạn đứng thứ hai trong bếp, bản thân tôi bắt buộc phải đứng ra đảm nhiệm những bữa ăn quan trọng khi được giao phó.

Từ khâu chuẩn bị để đón đoàn một cách chỉn chu nhất, nắm được thành phần đoàn bao gồm những ai, sẽ ở khách sạn bao nhiêu ngày, bao nhiêu bữa sẽ dùng tại khách sạn đến việc lên kế hoạch xác định bữa nào đoàn sẽ ăn thuần Âu, bữa nào ăn thuần Á và bữa nào phải kết hợp cả Âu, cả Á. Tất cả những khâu đấy tất nhiên sẽ thuộc phạm trù công việc của tôi, mà công việc đến tay thì phải đảm đương.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 8.

Quy trình nu ăn có nghiêm ngt như nu mt món ăn bình thưng không?

- Thông tin lịch trình của các nguyên thủ chúng tôi nhận được trước có khi khoảng nửa năm. Thường khi nhận được thông tin có nguyên thủ sang thăm, tất cả các bộ phận trong khách sạn đã phải chuẩn bị từ lễ tân đón tiếp ra sao, nhà buồng sắp xếp phòng như thế nào, nhà bếp phải lo bao nhiêu bữa ăn.

Điều này có nghĩa sẽ phải chuẩn bị kỹ càng cho bữa ăn đó trước vài tháng trời. Cụ thể chúng tôi sẽ nghĩ nên phục vụ họ những món nào; họ ăn bao nhiêu bữa, cần chia thời gian dùng bữa ra sao... Thực đơn nhiều khi không phải do mình tự quyết định mà cần gửi đi duyệt nên phải được hình thành sớm. Trong khâu kiểm duyệt thì phái đoàn cả hai bên đều duyệt, rồi còn phải gửi sang bên Bộ Ngoại giao duyệt hay phụ trách đoàn bên họ để duyệt.

Sau đó phía bên họ sẽ cho biết món này có được không và đưa ra yêu cầu về tính chất bữa ăn. Ví dụ có bữa phải ăn nhanh, có bữa có thể mấy tiếng, bữa nào thì ăn nhẹ, bữa nào thì tiệc đứng, bữa nào thì tiệc ngồi. Nói tóm lại từ mấy tháng trước, chúng tôi bắt buộc phải chuẩn bị thực đơn hoàn chỉnh rồi.

Tiếp theo là trong khâu nấu nướng, chúng tôi cũng phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, phải cẩn thận từ những khâu đầu tiên. Ví dụ như trong bước chuẩn bị nguyên liệu, tôi phải lựa chọn một cách rất kỹ càng, phải chọn nhà cung cấp uy tín và phải bảo quản thực phẩm một cách an toàn nhất. Bên cạnh đó, các đầu bếp thường cũng phải lựa chọn một đội phục vụ riêng. Ngoài tôi đảm đương những việc như: làm thực đơn, đưa ra mẫu mã, hướng dẫn cho mọi người thực hành và giám sát bữa ăn đó thì sẽ có thêm các đầu bếp khác nữa vì một mình tôi không thể làm cho cả đoàn với một thực đơn có rất nhiều món như vậy được. Do vậy bao giờ ở trong bếp cũng sẽ phải có người lo món khai vị, người lo các món chính như cá, thịt hoặc hải sản, người lo món trước tráng miệng, người lo tráng miệng. Khâu chế biến cũng phải kiểm soát thật chính xác về số lượng và chất lượng phải đạt chuẩn theo yêu cầu từ khâu cắt, thái, gọt, trần sơ, chế biến sau đó đến khi ra món ăn thì phải trực tiếp bê ra từng đĩa một.

Thông thường quy trình nấu ăn sẽ khắt khe ở chỗ các bữa ăn đó đều có người bên công an giám sát, Bộ Ngoại giao cũng cho người đến và còn có cả cảnh vệ lo an ninh cho các đoàn lớn. Họ thường có mặt đến mấy lần trong một ngày. Lần đầu tiên là đến hỏi đoàn hôm nay mấy giờ ăn, bao nhiêu người ăn, thực đơn thế nào và xin thực đơn để về xem trước. Trước giờ nấu họ yêu cầu phải nấu tất cả các món có trong thực đơn, một suất mẫu để họ mang về họ xét nghiệm, xem thức ăn có vấn đề gì không, trong thực phẩm có chứa chất tồn dư, chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất độc hại hay không? Nói chung họ xét nghiệm nhiều thứ. Đến bữa ăn họ cũng đứng giám sát, rồi lại lấy mẫu một lần nữa để lưu mẫu, ít nhất là 2 ngày.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 9.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 10.

Ch đã có cơ hi đưc phc v rt nhiu nguyên th quc gia. Nhưng mi nưc li có mt nn văn hoá m thc khác nhau và mi v nguyên th cũng s đt ra nhng yêu cu và quy tc riêng cho món ăn ca h. Ch đã thc hin nhng yêu cu đó như thếo? Làm cách nào có th điu chnh và cân bng hương v món ăn đ phù hp vi đi din ca mi quc gia?

- Trong các bữa ăn phục vụ thực khách nước ngoài, tôi cố gắng kết hợp hài hoà giữa ẩm thực của Việt Nam và ẩm thực của nước bạn. Còn để nói rằng là các đoàn, các nguyên thủ quốc gia liệu có yêu cầu gì không thì gần như là không. Ở ngoài thường thấy họ có vẻ khó tính nhưng thật ra họ rất cởi mở, chan hòa, vui vẻ và tôn trọng những người lao động. Thực đơn thì do bên Bộ Ngoại giao và bên đoàn của họ duyệt, chủ yếu là chúng tôi điều chỉnh cho phù hợp với lịch trình làm việc của các vị đấy thôi. Và cũng  làm sao để thực đơn đơn giản, không sử dụng những nguyên liệu quá lạ. Bởi vậy trong thực đơn chúng tôi không đưa quá nhiều món đặc sản vùng miền.

Các vị nguyên thủ cũng đơn giản lắm, người ta chỉ cần làm sao cho bữa ăn được hài hoà, vui vẻ vì bình thường trong các bữa ăn đó, họ sẽ bàn chuyện đại sự là chủ yếu. Họ vừa ăn vừa làm việc cho nên cũng không đưa ra yêu cầu gì quá cao đối với các món ăn mà hoàn toàn là do đội ngũ đầu bếp mình đưa ra. Bản thân tôi cũng có kinh nghiệm nhất định nên tôi cũng biết được trong bữa ăn này sẽ phục vụ những món nào là phù hợp với thời gian của bữa ăn, món nào ngon, dễ ăn mà vẫn đảm bảo được nét văn hoá của Việt Nam cũng như văn hoá của nước bạn.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 11.

Trong quá trình đưc phc v cho các v nguyên th quc gia, k nim nào là đáng nh nht đi vi ch?

- Thực ra nói về kỷ niệm thì toàn những căng thẳng thôi. Vì trong quá trình đấy thực sự căng thẳng. Căng thẳng từ thực đơn đã phải duyệt lên duyệt xuống, sau đấy đến khoản giờ giấc. Ví dụ khi khách đến thì thức ăn đã phải sẵn sàng hay chưa, giờ nào dùng món nào, một đoàn đông thì phải phục vụ đồ thật nhanh chứ không thể để xảy ra tình trạng khi người cuối nhận được món ăn thì người đầu đã dùng xong rồi. Nhiều chi tiết cũng phải rất chú tâm, phải đảm bảo món nóng khi bưng ra phải nóng, món lạnh khi phục vụ cũng phải thật lạnh.

Nhiều khi còn phải đi xa, như đến Phủ Chủ Tịch, nhà khách Chính phủ, thậm chí phải đến các Đại sứ quán. Mỗi lần đi như thế sẽ có xe cảnh sát đi cùng. Toàn bộ thực phẩm những lần mang đi sẽ phải chở bằng xe đông lạnh, xe cảnh sát kèm trước sau.

Tuy nhiên, các vị nguyên thủ nhiều người rất dễ mến, người ta rất tôn trọng đội ngũ phục vụ nên sau đấy thường hay ký tên vào thực đơn rồi gửi lại vài lời khen. Sau bữa ăn nào đội ngũ phục vụ cũng được chụp ảnh cùng với các nguyên thủ quốc gia, nhiều đấy nhưng thường tôi lại không chụp vì tôi thấy mình lem nhem, nấu nướng xong lôi thôi, quần áo lại bẩn, sau đấy còn cùng mọi người làm nốt việc nọ việc kia. Thế nên nếu kể ra thì đúng là kỷ niệm toàn căng thẳng cả mệt mỏi thôi.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 12.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 13.

Cũng như nhng gia v đc sc đưc ch thêm tht đ to nên s cân bng hoàn ho cho các món ăn, làm cách nào ch có th to ra s hài hoà gia cuc sng gia đình vi công vic bn rn như vy?

- Nói chung nghề này tốn rất nhiều thời gian và sức lực nên đa phần anh chị em trong nghề này đều khó để cân bằng giữa công việc và gia đình. Thẳng thắn mà nói, gia đình sẽ chịu thiệt thòi nhiều hơn. Bản thân tôi là một đầu bếp và phải chịu trách nhiệm trước rất nhiều bữa ăn quan trọng như thế, không thể bỏ dở công việc để về được, có những bữa ăn với tính chất đặc biệt, tôi phải ở đó mười mấy tiếng một ngày.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 14.

Sut nhng năm s nghip, đã bao gi ch gp phi nhng khó khăn t chính phía gia đình mình chưa?

- Mọi người trong gia đình đều ủng hộ tôi lắm. Họ hiểu tính chất công việc của tôi nên luôn lo rằng tôi sẽ chịu nhiều khó khăn, vất vả. Song họ cũng nhận thấy đây là công việc ý nghĩa nên sau cùng gia đình vẫn luôn ủng hộ và đồng hành cùng tôi trên suốt chặng đường gắn bó với công việc đầu bếp này.

T xưa, đ biết ngưi ph n đó có tài gii hay không, ngưi ta s nhìn vào năng lc t gia ni tr ca h. Điu này vô tình khiến nhiu ngưi ph n ngày nay cm thy áp lc và không tìm thy s thoi mái, hnh phúc khi nu ăn. Vy theo ch, liu ngưi ph n có nht thiết phi gii nu nưng, vào bếp thưng xuyên và đm đương vic ni tr ca gia đình không?

- Người phụ nữ vẫn nên giỏi nấu nướng cũng như đảm đương tốt công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, việc phải vào bếp để nấu ăn hàng ngày thì tôi nghĩ là không cần thiết bởi nó cần phù hợp với nhịp sống và thời đại bây giờ. Bản thân các bạn trẻ hiện nay, họ có sự nghiệp cần phấn đấu, có cuộc sống riêng, sở thích và các mối quan hệ xã hội nên việc ngại nấu ăn hay nội trợ là hoàn toàn dễ hiểu và có thể chấp nhận được. Mình có thể ăn hàng thoải mái, nhưng mỗi khi có thời gian rảnh rỗi hay tâm trạng tốt, nổi hứng muốn nấu ăn hoặc trong những dịp "bắt buộc" cần vào bếp thì phải nấu tốt và nấu ngon.

Điều quan trọng nhất khi nấu ăn là người nấu phải đặt cái tâm của mình vào mỗi món ăn, bất kể đó là các món học được ở trên mạng hay các món đã biết trước đó. Khi tìm hiểu về một món ăn mới, không phải cứ xem cách họ chế biến và làm theo là có thể tạo nên một món ăn ngon, đúng vị mà bản thân người nấu cần biết nêm nếm, chắt lọc và điều chỉnh sao cho phù hợp khẩu vị. Điều này thì mỗi người phụ nữ nên trau dồi, học hỏi.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 15.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 16.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 17.

Có nhiu đu bếp la chn vic kinh doanh quán ăn, nhà hàng đ to ra thương hiu m thc ca riêng mình, nhưng ch vn quyết đnh gn bó vi Khách sn Metropole Hà Ni. Vy lý do đc bit nào đã "níu gi" ch đng hành cùng khách sn trong mt khong thi gian lâu như vy?

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 18.

- Chủ yếu là do tính chất công việc. Thú thực là rất bận nếu toàn tâm toàn ý theo công việc ở đây thì làm cả ngày không hết việc. Nên để nói đến việc ra ngoài mở quán ăn riêng là không thể. Một lý do nữa là do tôi cảm thấy nếu làm một lúc cả hai công việc, tức vừa làm ở khách sạn vừa mở quán ăn riêng thì không thể chú tâm và chu toàn công việc được nên tôi đã gắn bó với khách sạn Metropole trong suốt quãng thời gian đó.

Ch tng là đng sáng tác cun sách "Món ăn Vit ca tôi" - cun sách ni tiếng giúp cho nhiu ngưi nưc ngoài biết đến nn m thc phong phú và đa dng ca Vit Nam. Trong tương lai, ch có d đnh s cho ra mt thêm cun sách nào v m thc Vit na hay không?

- Bếp trưởng Didier Corlou - người đã truyền cảm hứng nấu ăn cho tôi, có niềm đam mê rất lớn đối với ẩm thực Việt Nam. Ông ấy dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và liên kết với rất nhiều khách sạn, tập đoàn nước ngoài khác nhau để giúp đội ngũ đầu bếp ở Khách sạn Metropole có cơ hội đi ra ngoài và quảng bá ẩm thực Việt Nam. Cũng chính vì xuất phát từ tình yêu và niềm say mê đó mà ông Didier đã nảy ra ý định là viết một cuốn sách về nền ẩm thực Việt Nam, từ đó tôi đã chắp bút và giúp đỡ để ông ấy hoàn thành cuốn sách.

Tôi dành hầu hết thời gian sau giờ làm để đồng hành cùng ông ấy. Rất nhiều hôm sau khi xong xuôi công việc ở khách sạn tôi ở lại buổi tối để viết, viết xong rồi thì quay sang làm các món ăn mẫu để chụp ảnh. Ông Didier Corlou có thuê một thợ ảnh rất chuyên nghiệp, chuyên chụp ảnh về ẩm thực ở Pháp sang Việt Nam để hỗ trợ phần ảnh cho cuốn sách. Do đó tôi thường đi cùng với họ đến các vùng miền, các chợ lớn nhỏ hay đi khắp các phố xá ở Hà Nội để chụp ảnh nguyên liệu rồi nấu nướng, bày biện các món ăn sao cho đẹp mắt để chụp ảnh.

Quyển sách này tôi chỉ như một người cộng sự, hỗ trợ và giúp đỡ để tác phẩm của ông Didier hoàn thành trọn vẹn hơn. Còn nếu hỏi có dự định làm thêm một cuốn sách nào nữa không, tôi nghĩ là không vì giờ tôi cũng đã về hưu rồi.

Là ngưi đã có kinh nghim nhiu năm trong ngh và luôn tích cc truyn bá m thc nưc nhà ra thế gii, ch nghĩ sao v nhng tín hiu lc quan ca nn m thc Vit Nam hin nay?

- Trước đây người làm bếp như tôi chẳng dám nghĩ một ngày nào đó ẩm thực nước mình có thể sánh được với những món ăn ngoại quốc trên bàn tiệc. Thời điểm đó khi thấy người ta làm và bày biện các món Âu trông hấp dẫn và đẹp mắt, thú thực là tôi rất ngạc nhiên, cảm giác như một thế giới khác đang mở ra trước mắt.

Hiện tại Việt Nam đã và đang hướng tới mở cửa để phát triển du lịch và để bạn bè trên thế giới biết đến nhiều hơn. Nền ẩm thực Việt Nam rất phát triển và được đánh giá cao, có sức thu hút và chinh phục được rất nhiều người. Bản thân là một đầu bếp tôi cũng phần nào cảm thấy tự hào bởi bản thân mình cũng góp một phần trong thành công đó.

Một số món ăn đặc sản của Việt Nam đã được đánh giá là các món ăn nhất định phải thử một lần trong đời trên các trang tạp chí ẩm thực thế giới hay CNN. Điển hình như là phở - món ăn được đánh giá là thứ nhất định phải thử một lần trong đời, kể cả đối với người Việt Nam hay nước ngoài. Hay như món nem hoặc bún chả được xếp trong danh sách top 10 những món ăn ngon trong nền ẩm thực chung của thế giới.

Ngoài ra ẩm thực Việt Nam có một điểm nữa rất thu hút bạn bè quốc tế. Đó là các món ăn nước mình mang đậm tính chất vùng miền. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có những món đặc trưng và cách ăn uống cũng như khẩu vị khác nhau, thành ra khi người nước ngoài tới tham quan họ có rất nhiều "đất" để khám phá, nhiều món ăn để thử. Chính sự đa dạng đó đã hấp dẫn và thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan. Với sự phát triển như hiện nay thì tôi thấy rất tự hào và cảm thấy nền ẩm thực Việt Nam hiện nay đang phát triển theo hướng tích cực với rất nhiều tín hiệu khả quan.

Xin cm ơn ch v cuc trò chuyn ci m!

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 19.

 Nữ đầu bếp “Viện sĩ Hàn lâm” giữ trọng trách nấu ăn phục vụ các nguyên thủ quốc gia  - Ảnh 20.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem