Thế tóm lại ông tự nhận mình là người làm nghề gì?". Hỏi xong, ông Bảo Sinh trả lời kĩ lắm rồi, nhưng dường như cả kẻ hỏi, người giả lời và các khách chứng kiến đều chưa biết ông Bảo Sinh làm nghề gì. Và gọi ông là "nhà" gì cho phải lẽ.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 2.

Phóng viên: Đọc thơ "lời tục ý thanh" hoặc "lời thanh ý tục" của ông, có vẻ dân gian mê lắm?

- Ông Bảo Sinh: "Văn thơ là trò chơi của con người nhưng "trai gái" mới là trò chơi của tạo hóa. Bỏ trò chơi của con người thì được nhưng bỏ trò chơi của tạo hóa thì coi như… anh đã chết".

Ông có được gọi là Nhà thơ theo đúng "danh phận" không nhỉ?

- Việt Nam thì không có nghề làm thơ. Có thể dùng thơ làm chính trị thì dễ giàu có. Chứ chả có ai làm thơ để kiếm sống cả. Làm thơ để trở thành Chủ tịch Hội nhà thơ thì được, hoặc biết quan hệ khéo thì anh xin các quan cấp cho mảnh đất như Nguyễn Trọng T. ngày trước kiếm mảnh đất bên Gia Lâm… Thế thì còn được.

Tôi thấy ông khá giàu có đấy chứ, đất rộng xây được cả "chùa", "Phật tử" đến nườm nượp, "gia nhân" dăm bảy…!

-Là bởi vì có những bài thơ tôi viết thành bài kinh kệ. Tôi được gọi là "pháp sư". Thơ của tôi làm thành một quyển kinh siêu sinh tịnh độ. Tôi đọc, người ta trả tôi những "cữ" như thế: 5 phút 2 triệu đồng. Kiếm tốt đấy chứ.

Thế nghĩa là tôi dùng thơ làm phương tiện để hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sinh. Anh xem những đệ tử của tôi đang ngồi chờ rất đông ngoài kia đấy. Kinh của tôi là lời thơ tôi viết ra và tôi đọc lên; không bao giờ tôi lấy kinh của ai khác. Còn những kinh thông thường thì đọc khó hiểu lắm. 

Ví dụ như ông Nguyễn Du viết "Văn tế Thập loại chúng sinh" thì ông ấy chỉ tỏ lòng thương cảm thân phận con người xấu số thôi, còn tôi viết kinh siêu sinh tịnh độ thì tôi còn bầy cho cách người ta làm thế nào để siêu thoát cơ.Thơ có lợi thế, nếu mà anh biết dùng nó, ra rất nhiều tiền.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 3.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 4.

Dù thế nào thì thi sỹ xứ ta vẫn là nghèo, kiểu cơm áo không đùa với khách thơ!

- Nếu có ai hỏi tôi làm thơ bao nhiêu năm rồi thì có lẽ tôi nói là từ kiếp trước. Bởi vì khi tôi ở trong bụng mẹ thì bố tôi đã làm thơ. Chính ra bố tôi dạy tôi tập nói bằng thơ. Khi tôi nói vừa sõi thì cụ đã bắt mình đọc thơ của cụ rồi. Thơ của cụ không hay đâu, nhược điểm của cụ là: Cụ là người sống rất đạo đức nhưng cụ lại thích làm thơ tục; nên nó không thống nhất với con người cụ. Còn tôi thì khác: Tôi chơi thơ đủ "màu", ham danh một tí, ham lợi một tí, kiếm tiền một tí.

Tất cả cơ nghiệp của tôi đều do chó gây dựng lên cả. Thực sự là tôi cũng nhờ chó đi lên. Không người nào làm thơ nghiêm trang bằng bác Bảo Sinh nhưng không người nào làm thơ tục tĩu mà cười phớ lớ như bác Bảo Sinh. Nhiều người làm đề tài tiến sĩ về thơ tôi. Một số tu viện chùa chiền ở Tây Tạng thì người ta trích thơ Bảo Sinh. Và bây giờ người ta không còn gọi là thơ Bảo Sinh nữa mà gọi là Chân Kinh. Một số chùa chiền ở Việt Nam giờ thích dùng thơ Bảo Sinh để làm kinh kệ và đọc suốt.

Hôm ấy tôi đang ngồi với ông bạn ở quán café, lại nghe tiếng ai đó đọc thơ của mình văng vẳng. Nhìn mồm thì không thấy ai mấp máy cả. Nhìn lên tivi, hóa ra đang chiếu cảnh ở ngôi chùa tít mãi Yên Tử: Có mấy ông hòa thượng đang trích thơ của Bảo Sinh ra đọc. Các ông ấy bảo đó là kinh kệ của nhà Phật. Theo tôi nghĩ, đỉnh điểm của thơ là khi nó đi vào tôn giáo. Còn thơ đi vào "cung đình", được giải thưởng này nọ của hội nọ kia thì… không quan trọng.

Ông có thể cho biết cụ thể quyển kinh nào trích dẫn câu thơ nào của ông không?

- Ông La Khắc Hòa (bạn tôi) vào một điện thờ, khi cúng thì người ta treo hai câu thơ của tôi lên, chính ông ấy là người đưa cả địa chỉ và chụp cả ảnh cái đó gửi tôi mà. Bây giờ thơ của tôi nó thành ca dao rồi, người ta đọc nhiều quá và người ta cũng không biết đó là thơ của tôi. Nhà toán học nổi tiếng Ngô Bảo Châu cũng là lấy câu này câu kia của tôi "gối đầu giường" đấy chứ: "Tự do sướng nhất trên đời/Tự lừa lại sướng bằng mười tự do". 

Khi người ta tặng Ngô Bảo Châu cái nhà nhưng anh ta không nhận, sau anh nghĩ lại vì… thơ của cụ Bảo Sinh mà bèn nhận. Là vì: "Khi mê tiền chỉ là tiền/Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm". Thì đây là cái Tâm của mọi người, tôi xin nhận chứ, còn tôi thì không có nhu cầu.

Bây giờ, thơ tôi nó đi vào phổ cập quá, nó phổ cập đến mức độ chính tôi cũng không nhớ nữa. Bây giờ bất cứ ở đâu, thỉnh thoảng lại có người gọi điện bảo: Anh Sinh ơi họ lấy thơ của anh và cho đó là thơ của họ thì anh có ý kiến gì không? Tôi cười: "Gặp kẻ ăn cắp thơ ta/Hóa ra người ấy lại là tri âm".

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 5.

Ông thấy bài nào của mình được người ta biết đến nhiều nhất ?

- Cái bài tôi khắc vào gỗ và treo ở trên bờ tường kia kìa.  "Khi mê bùn chỉ là bùn/Ngộ ra mới biết trong bùn có sen/Khi mê tiền chỉ là tiền/Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm/Khi dâm dâm chỉ là dâm/Ngộ ra mới biết trong dâm có tình…". Song, thực ra mà nói, các câu trên, nếu mà xét về mặt văn chương không thể hay bằng "Đò ngang":

"Cùng chung một chuyến đò ngang

Kẻ thì sang bến, người đang trở về

Lái đò lái mãi thành mê

Sang về chẳng biết mình về hay sang".

Nhiều người chê thơ tôi sai câu chữ vần luật theo cách hiểu thông thường. Tôi bảo, tóm lại ông ngồi gần một cô, ông thấy cô ấy xinh thì ông mê thế thôi chứ không phải là vì ông đo đếm truy xét xem vòng 1, vòng 2 và vòng 3 của nàng ra sao.

Có thật là thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa thơ của ông vào bài giảng đáng kính của cụ không?

- Cụ Thích Nhất Hạnh thỉnh thoảng cũng cho bài thơ của tôi vào trang web của cụ mà, tôi cũng chẳng nhớ đâu, khi nào tôi tìm gửi za-lô cho anh đọc thử. Nhà thờ thánh Giuse thỉnh thoảng cũng trích thơ của tôi, thí dụ như các vị trích câu thơ rất hay :

"Khi đi vào cửa nhà thờ

Hãy đi như đứa trẻ thơ về nhà ».

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 6.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 7.

 « Làm hàng giả tù mọt gông / Làm lịch sử giả lại không việc được gì », câu ấy của ông nhỉ?

- Đúng. Tôi trọng cái Tâm. « Tâm Phật thì nhìn cave thành Phật, Tâm cave thì nhìn Phật hóa cave ».

Số lượng bài thơ « tục » của tôi thì nó chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1/5. Thế nhưng, giới văn nghệ sỹ của mình rất đặc biệt, mình đọc thơ nghiêm trang nó bịt mồm mình ngay, nó bảo bác chỉ có thể đọc thơ tục tĩu là hay thôi, bác là nhà thơ dân gian mà dân gian. Thơ nó phải « đầu đường xó chợ ». Tôi nghĩ rằng tôi không tự hào và cũng không tự ti vì cái thương hiệu « đầu đường xó chợ » kia, vì tôi không hề để ý. Nhiều bài nó tục nổi tiếng bao năm qua, anh biết rõ rồi nên tôi không đọc ra đây nữa…

Xin hỏi ông, với tư cách là chuyên gia chăm sóc rồi là người đầu tiên ở Việt Nam mở Khách sạn Chó Mèo từ mấy chục năm trước. Ông pháp sư cầu siêu cho thú cưng có thấy giới trẻ bây giờ yêu chó mèo rất… thật sự không?

- Nếu mà anh không thực tâm thương yêu chó mèo và loài vật nói chung, thì không làm sao giả vờ được. Mà cũng chẳng ai giả vờ để làm gì. Có đứa trẻ đến đây khóc lóc suốt ngày, người yêu của nó cũng tựa vào vai nó mà khóc tỉ ti. Có 4 cháu 17 tuổi đến đây hút thuốc bao nhiêu đêm, rồi phả hơi thuốc vào phía di ảnh và tro cốt con chó quá cố. Tôi ra bảo các cháu bỏ thuốc đi, độc hại lắm. Cháu khóc, bố cháu nuôi "em" (chó) này, nó bị nghiện mùi thuốc mà bố cháu hút. Giờ nó chết rồi, mỗi đêm cháu đến châm cho nó một điếu, huhu…

Đứng về mặt tâm linh, để dẫn dắt hướng dẫn linh hồn các con chó mèo kiađược siêu thoát thì điều đầu tiên là mình phải thật tâm. Mình thật tâm làm lễ đọc kinh thì người nghe họ biết, anh giả thì người ta thôi không đến nhờ anh nữa. Có những người bỏ hàng chục triệu để nghe tôi "cầu siêu" một lúc, chẳng lẽ họ không đủ khôn ngoan để biết tôi có thật tâm hay không sao!

Mà đây không phải là bài về chuyện mê tín dị đoan, bài kinh "cầu siêu" của tôi hoàn toàn xuất phát từ trong Kinh Phật cả. Vấn đề không phải chỉ là tiền, tiền có tâm, người ta không đưa tiền cho anh có nghĩa là bài cầu siêu của anh vô tích sự.

Ý ông: tiền là thước đó công việc cầu siêu cho chó mèo của Pháp sư Bảo Sinh?

- Bác Sinh lấy tiền để đo cái thành công. Nói thế nhưng có nhiều đám bác Sinh không lấy xu nào. Nhiều em sinh viên khổ ải nhặt con mèo chết ngoài kia đến nó bảo: trong túi cháu chỉ có 100 nghìn đồng. Thế là tôi bảo: thôi cháu cầm tiền về đi xe bus, chứ bác không lấy tiền, bác làm lễ rất đầy đủ.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 8.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 9.

Khi cầu đảo, múa may cầu siêu cho chó mèo, ông đọc những bài kinh kệ rất say sưa, nói thật, trong lòng ông có tin mình đang làm việc "siêu sinh tịnh độ" cho các loài vật kia không?

- Tôi tuyệt đối tin tưởng. Tôi tin, khi con người yêu thương được với các con vật như thế thì chắc chắn con người sẽ đối xử với con người tốt hơn.

Có nhiều ông bố bảo: tôi không thích chó mèo lắm nhưng con nó cứ bắt đi làm lễ hỏa táng, cầu siêu cho thú cưng. Tôi bảo thế là phúc cho bác đấy, nó mà yêu thương con chó con mèo thì sau này nó có thương yêu bố mẹ không? Đây là cái lớn nhất, chứ bác đừng nghĩ mất một số tiền lo "hậu sự" cho chó mèo ở chỗ tôi… là mất trắng đâu.

Vậy, xin hỏi ngài pháp sư, các con thú cưng kia, có linh hồn hay không?

- Có rất nhiều ông nói với Phật rằng, thưa thầy, thầy phải nói cho con đi, có linh hồn hay không có linh hồn. Ngài Thích ca Mầu ni nói thế này: bây giờ có một người bị mũi tên dính thuốc độc bắn vào, người ta đưa đến cho ta cứu, nếu bây giờ phải hỏi cho đầy đủ mũi tên đó từ đâu mà đến, đến vì lí do gì, mục đích gì. Nếu mà ta trả lời đầy đủ những câu hỏi đó thì người bị dính tên thuốc độc đã chết mất rồi. Cũng như đời là bể khổ, ta có tứ diệu đế cứu khổ, ta đi cứu khổ chứ không đi trả lời có hay không có linh hồn.

Tôi làm lễ cầu siêu cho chó mèo vì tôi nghĩ: chúng ta sinh ra ở đời là vì chúng ta đều có nghiệp từ nhiều kiếp. Cho nên có cầu siêu.

Ngày xưa tôi trẻ thì tôi vẫn nghĩ là do ta thông minh, tài giỏi nên ta đạt được cái này cái kia. Và lớp trẻ thường nghĩ như thế nhưng đến tuổi già thì nhiều người đã hiểu: đó là nghiệp. Anh bảo anh thông minh, cô bảo cô xinh đẹp… đều là cái nghiệp để lại đấy."Hẹn nhau từ muôn kiếp trước/ Nhớ nhau tới thuở bạc đầu".

Các con chó mèo đã chết, nó có thành kiếp khác thì phải do cái nghiệp của nó, mình chỉ là trợ duyên. Tôi rất vui, khi mà người ta vào đây xin làm lễ cầu siêu cho chó mèo, ai cũng khóc lóc cả; nhưng làm lễ xong thì họ đều mỉm cười đi ra. Tôi coi như thế là mình thành công rồi.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 10.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 11.

Vì sao ông và nhiều người lại có vẻ nặng lòng với chó mèo thế nhỉ?

- Nó xuất phát từ cái bản thể, khi bé, con châu chấu chết hay con chim chết tôi cũng đem chôn. Thật ra cái việc thương yêu con vật thì nó nằm trong cội nguồn của chính chúng ta. Nếu anh ở nông thôn, khi bé, có khi con cánh cam hoặc con "cào cào áo đỏ áo xanh" chết anh cũng mang chôn, thế rồi anh cũng cắm nén hương. Nhưng ngày mai anh quên mất rồi.

Từ tình cảm đó, sau này tôi xây hẳn cái "chùa" tên là Tề Đồng Vật Ngã. Tề đồng vật ngã là gì? Đạo thiên chúa thì tin là có Chúa tạo ra muôn loài, đạo Hồi cũng nghĩ tương tự như vậy. Riêng đạo Phật lại có quan điểm là hòn đá có thể biến thành con khỉ, con khỉ biến thành Tề thiên Đại thánh. Vậy thì người và vật bình đẳng. Giữa Phật tổ Như Lai và cái tích (ấm trà) này bình đẳng, nếu mà có duyên thì cái này cũng thành Phật.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 12.

Làm khách sạn chó mèo, rồi cầu siêu chôn cất chó mèo, mấy chục năm trước, chắc ông bị quy là "điên rồ"?

- Lúc đầu, những việc ấy, thì đối với người Việt Nam cũng là kinh lắm. Tôi nhớ rồi, tôi làm việc này khoảng 50 năm rồi cơ mà. Lúc đầu mình làm thì mình cảm thấy thương con chó con mèo nên làm "nghĩa trang" mai táng chúng thôi, không kinh doanh gì cả. Mà có kinh doanh thì người ta cũng "đánh" mình chết. Thời bao cấp ấy mà.

Ngày xưa, có một thằng có con chó chết, nó thương con chó nên mang đến đây nhờ tôi chôn trước vườn. Hôm sau công an hình sự xúm đến quây quanh nhà. Là vì hàng xóm báo tin là ông Bảo Sinh đem một cái bọc ni-lông đi chôn giấu, chắc là giết người để phi tang. 

Ngày xưa như thế, thành ra nếu mà anh làm lễ lại mặc áo pháp sư múa may đọc kinh kệ ngân nga thì bị bắt ngay, người ta sẽ coi tôi là kẻ… lập một cái tà giáo gì mới. Hồi ấy, mỗi lần tôi đem chôn con - thì hai, ba hôm sau phải gác mộ con chó đó. Vì lắm kẻ thèm thịt chó hoặc đói quá, họ đào trộm đem về làm thịt.

Ông kiếm tiền giỏi, nghề gì vào tay ông cũng ra tiền, vậy ông dùng tiền làm gì mà cần nhiều thế?

 - Tôi lấy tiền để đo tâm người. Chứ làm và nhận tiền không phải vì tiền. Thực ra tôi kiếm được kha khá tiền; nhưng tôi cho hết, không giữ lại nhiều. Anh em, họ hàng, bạn bè và mọi người có duyên cần thì tôi giúp.

Phong lưu mã thượng, tôi nhờ chó mèo mà đi lên! - Ảnh 13.

Thời nào tôi cũng kiếm tiền dễ, thí dụ như khi tôi ở trong trường Đại học Sư phạm. Tôi lên sân thượng dạy múa võ, 30-40 võ sinh tập ầm ầm, nên cũng kiếm được kha khá tiền.


Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem