Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 2.

Anh Quang này, theo thống kê gần đây của Bộ Nội vụ, chỉ trong vòng 2 năm qua, số lượng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc là gần 40.000 người, trong đó ngành giáo dục có số lượng người thôi việc nhiều nhất - 16.427 người, có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ. Nhưng tôi tò mò muốn biết lý do tại sao mà cách đây cả chục năm, lúc đó vợ chồng anh đều là tiến sĩ ở nước ngoài, có một sự nghiệp mà nhiều người mơ ước, lại bỏ việc để "start-up" từ đầu?

- Thật ra khi đi du học về, vợ chồng tôi có rất nhiều cơ hội thăng tiến. Tôi ở Đại học Sư phạm rồi sau đó chuyển sang Đại học Quốc gia Hà Nội, vợ tôi ở Khoa Y Dược (ĐHQGHN), cơ hội rất rộng mở. Chúng tôi thấy con đường đó dù là đam mê từ hồi tuổi trẻ và phải nỗ lực rất nhiều để đạt được nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận từ bỏ.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 3.

Tiền lương không phải là vấn đề lớn khi quyết định bỏ việc mà quan trọng nhất là môi trường làm việc không phù hợp với cá nhân tôi. Môi trường làm việc bao gồm các quan hệ con người với con người, với đồng nghiệp, với lãnh đạo các cấp và với hệ thống quản lý, quản trị. Nếu môi trường làm việc mà nó ngột ngạt, không công bằng, chỉ toàn ganh đua đố kị cạnh tranh thì nó độc hại lắm.

Khi cảm thấy không phù hợp, tôi chọn hướng tìm một môi trường giáo dục có nhiều yêu thương, nhiều sự sẻ chia, cảm thông và thấu cảm hơn. Tôi chọn lối sống hướng sâu hơn vào bên trong, đi vào tâm hồn và cảm xúc cá nhân của mình hơn là nhìn ra bên ngoài và bị ảnh hưởng bởi bên ngoài. Tìm sự bình an và hạnh phúc từ bên trong hơn là đi tìm kiếm từ bên ngoài.

Có thể thấy rằng từ nhiều đời nay, hầu hết phụ huynh đều mong muốn con cái của họ vươn ra thành thị, tiếp cận với sự văn minh, công nghệ, hiện đại. Còn anh lại lựa chọn cách đi ngược trở lại - đưa những đứa trẻ ở thành thị về quê. Vậy khi triển khai chương trình giáo dục này, anh có lường trước những khó khăn không?

- Con đường đi của chúng tôi là con đường của một tỷ lệ nhỏ trong xã hội muốn hướng con tới sự tự do và được khai phóng.

Nhiều trường không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước phát triển đều mang tính định hướng thành tích và nghề nghiệp cho những đứa trẻ từ quá sớm. Nhưng tôi lại quan trọng việc làm cho chúng được bộc lộ bản thân ra nhiều hơn. Đứa trẻ có thể không quan tâm đến một chủ đề nào đó quá sớm, không nhất thiết phải định hướng để học ra làm nghề gì sau này. Chúng tôi chỉ quan trọng từng bước đi, từng hành trình, từng suy nghĩ, hoạt động hàng ngày, đứa trẻ có cảm nhận được sự hạnh phúc hay không?

Đứa trẻ đó đi đến đâu phải cảm nhận được hạnh phúc trong từng bước chân tới đó. Đi đến đâu, biết đến đấy. Giây phút hiện tại nó biết nó đang có một bước đi và bước tiếp theo nó sẽ đi trong sự đĩnh đạc, an nhiên, tự tại, cảm thấy an toàn, hạnh phúc thì dù con đường có dài thì vẫn sẽ đến đích.

Những đứa trẻ được giáo dục theo kiểu phải có áp lực, phải đi theo tốc độ người khác mong muốn, được cài đặt và tạo áp lực thì có thể đến đích rất nhanh. Nhưng nhìn lại, hành trình đó có phải là hành trình hạnh phúc không? Nó có thể đi tiếp tiến được bao xa, hay sẽ dễ bị kiệt sức? Khi người ta làm gì mà không hạnh phúc, người ta sẽ rất muốn bỏ cuộc. Hoặc nếu như chưa bỏ được chẳng qua là chưa dám bỏ. Hoặc không dám bỏ vì còn phải cơm áo gạo tiền, còn nhiều mối quan hệ chằng chịt bên ngoài nhìn vào. Nhưng đến khi có cơ hội người ta sẽ bỏ. Mà bất hạnh quá rồi nhưng buông bỏ cũng không dám nữa thì bi kịch lắm.

Bản thân tôi từ bé đến lớn, bố mẹ mong muốn trở thành giáo sư ở trường đại học, nghiên cứu và giảng dạy sinh viên. Khi tôi còn chưa đủ nhận thức về bản thân mình và nhận thấy đó là con đường tuyệt vời, thì mình cứ thế đi thôi. Nhưng khi gần đến nơi rồi thì nhìn lại, tôi thấy từng bước đã qua không hạnh phúc, lúc đó chỉ muốn đi lại những bước đi đầu tiên.

Nếu từ bé tôi được dạy đi những bước đi mà cảm thấy hạnh phúc thì tôi sẽ biết đi bước tiếp theo là gì, bước đi đó sẽ rất chậm, nhưng sẽ chạm được vào chính mình. Vì vậy, tôi muốn gieo vào những đứa trẻ từ sớm, để chúng tự biết cảm nhận và tự tạo cho mình hạnh phúc, sống và học hành trong sự hạnh phúc. Đó là cách giáo dục khai phóng. Dù biết con đường giáo dục đó rất gian nan, mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, bởi đó là con đường giáo dục đi vào bên trong, thì chúng tôi vẫn cố gắng làm.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 4.

Nhưng đứa trẻ làm sao biết thế nào là hạnh phúc? Chúng đi học ở đây là theo mong muốn của cha mẹ, đâu phải tự chúng đã biết la chn?

- Cá nhân tôi, cho đến khi 32 tuổi tôi mới biết được bên trong mình có mầm hạnh phúc. Bởi vì trước đó, cả một hành trình cho đến khi học xong tiến sĩ ở nước ngoài về tôi vẫn hướng ra bên ngoài: phải làm phó giáo sư, rồi giáo sư. Cả một hành trình đó được lập trình, do bố mẹ kỳ vọng ngầm, do những người xung quanh, hoặc do chính mình tạo ra... Nó là một mô thức vô hình, tức là mình phải như thế, thì mới là hạnh phúc.

Bản năng của con người là hướng ra bên ngoài để tồn tại. Một đứa trẻ cũng vậy, bản năng của nó khi sinh ra là phải hướng ra bầu sữa mẹ để bú, rồi hướng ra để học nghe, học nói, học bò, học chạy.

Khi tôi tiếp cận với những bài viết của Ohso (thiền sư người Ấn Độ - PV) và của thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi mới dành thời gian khám phá bản thân. Nếu một đứa trẻ không được giáo dục để quay về bên trong thì nó cũng như tôi từ bé, tức là hướng ra bên ngoài hoàn toàn. Sẽ đến một lúc nào đó, nó làm được một cái gì đó lớn lao, nhưng khi có một cú sốc hoặc sự kiện nào đó thì nó nhìn lại hành trình, nó sẽ có rất nhiều những tổn thương, sai lầm mà đáng lẽ ra nếu nhìn thấy bản thân từ sớm hơn, tìm thấy những hạt mầm hạnh phúc từ bên trong sớm hơn thì nó sẽ bớt được những vết sẹo, những tổn thương.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 5.

Vậy giáo dục khai phóng là gì? Mình hướng con người đến sự thành công, hạnh phúc nhưng mà hành trình đó giảm bớt những vết sẹo, giảm bớt các cú trả giá. Kể cả khi nuôi trẻ trong môi trường hoàn hảo, giáo dục nó trong môi trường chỉ có yêu thương, tôn trọng thì vẫn có những bất như ý có thể xảy ra; vết sẹo và những tổn thương là luôn có trong hành trình trưởng thành của mỗi cá nhân, ít hay nhiều mà thôi.

Bạn hỏi rằng đứa trẻ có cảm nhận được hạnh phúc, có năng lực hướng bản thân đến những suy nghĩ tích cực hay không? Phải trang bị những kĩ năng cho đứa trẻ, giáo dục và đào tạo các kĩ năng hạnh phúc cho trẻ một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động thực tiễn, không thể ngồi giáo huấn được. Hãy thông qua những hoạt động thường ngày, ví dụ dạy đứa trẻ ăn trong sự tĩnh lặng, ăn trong sự biết ơn và yêu thương. Dạy đứa trẻ tập đi và tập thở trong tỉnh giác và biết ơn.

Muốn biết một đứa trẻ có hạnh phúc hay không, chỉ cần nhìn vào mắt đứa trẻ, nhìn vào hành vi của trẻ và ngồi ngắm bước đi của trẻ.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 6.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 7.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 8.

Với mức học phí gần như tương đương với một số trường VIP (rich kid) ở Hà Nội, trong khi trường ở Hà Nội, học sinh được chăm sóc, chiều chuộng từ lúc mới bước vào cổng. Còn ở trường Đồi, học sinh sẽ xuống ruộng đi cấy, gặt, lội bùn đất, đánh bắt cá trong ao, tự trồng cây, chăn nuôi để học các môn và để hiểu giá trị của lao động và thực hành biết ơn. Sự khác biệt ấy chắc hẳn ban đầu cũng có nhiều trở ngại ch?

- Tôi nhớ cách đây khoảng 5-6 năm, tôi bị một số cha mẹ và một số nhà nghiên cứu về giáo dục nói đại ý thế này: trường Đồi với cách tôi đang giáo dục là đi ngược lại lịch sử văn minh của nhân loại, tức là mang trẻ con văn minh về rừng, thả trẻ con về rừng, về nơi hoang dã, rừng rú. Người ta còn nghĩ rằng tôi là người thần kinh.

Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng mình phải làm được một mô hình nào đó kết tinh được văn hoá tinh hoa của dân tộc Việt Nam nhưng cũng lấy được tiến bộ của văn minh nhân loại, hướng đến là các môn học của Mỹ, để cho trẻ con tư duy được bằng tiếng Anh, học được những môn học mà trẻ con bên Mỹ đang được học. Rất nhiều người chửi, nói tôi "đây là một cái nồi lẩu, một sự hỗn độn, một sự vội vàng, một kiểu lừa bịp". Bởi học sinh thì cuốc đất trồng cây, leo đồi nhưng lại học theo các môn học của Mỹ.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 9.

Tôi không có thời gian đi tranh luận. Tôi chỉ có thể trả lời được cho mình vì sao làm trường như thế thì lúc đó tôi tự tin lên rất nhiều. Và khi tự tin với chính mình thì cứ thế mà làm thôi.

Quan trọng nhất là tôi nhìn thấy đứa trẻ được đi học trong sự mạnh khoẻ, yêu thương, trong sự thấu cảm và hiểu biết, đồng thời vẫn được học các môn học cơ bản của Việt Nam và các môn phổ thông của Mỹ. Đến nay, trường của chúng tôi đã có học sinh từ lớp mầm non đến học sinh trung học.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 10.

Tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì mới lạ, ban đầu đều vấp phải những trở ngại của số đông. Thay đổi tư duy của nhiều phụ huynh có khó không, lúc đó anh đã làm thế nào để thuyết phục được hàng trăm phụ huynh tin vào phương pháp giáo dục khác biệt của mình?

- Để thuyết phục được phụ huynh thì đầu tiên phải thuyết phục được đội ngũ giáo viên. Những bố mẹ nào mong muốn con học trong môi trường như thế thì họ sẽ đầu quân làm giáo viên. Ban đầu hầu hết giáo viên trong trường đều vừa là phụ huynh. Nhiều phụ huynh học sư phạm ra nhưng không đi dạy vì họ chưa tìm được môi trường theo ý muốn. Trường Đồi mở ra thì họ tự rủ nhau về đầu quân để cho con được học.

Hoặc những người cùng du học ở nước ngoài với tôi, hoặc nhóm câu lạc bộ homeshool, họ cùng có mong muốn được giáo dục con theo cách này và họ đặt niềm tin, vào chữ tín vào tôi. Ban đầu đối với họ như đánh một canh bạc. Họ đâu biết hàng ngày phải đi học xa thế này. Hầu hết học sinh ở đây đều phải đi xe tuyến đón 2 chiều đến 80-90km mỗi ngày, có bạn xa nhất khoảng hơn 100km/ngày. Xa tới mức thế và họ thật sự không nhìn thấy con đường này sẽ dẫn đến đâu.

Vậy việc tôi có giải thích, nói về mô hình học tốt thế nào họ cũng sẽ không tin. Tôi chỉ bảo là cho con học thử. Học thử để cảm nhận hạnh phúc. Và một thời gian sau họ thấy con thay đổi, đứa trẻ trở nên nhân văn, lương thiện hơn và tư duy trở nên có hệ thống hơn, đặc biệt là tiếng Anh được cải thiện mà không phải vật vã vì việc học. Cả nhà hạnh phúc hơn với việc học của con.

Bởi khi một đứa trẻ được giáo dục bởi những giáo viên dạy với tâm yêu thương, dạy trên sự thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt, không kỳ vọng, không phán xét, đứa trẻ sẽ hạnh phúc và không bỏ cuộc. Chúng tôi đã làm được điều đó. Phụ huynh đã nhìn thấy sự thay đổi của con họ, và người này truyền tai người kia rủ nhau tới cho con học thôi.

Việc mở một ngôi trường mà ở đó cách giáo dục "không gống ai", khó khăn nhất đối với anh là gì?

- Tôi không có nhu cầu đông học sinh, vì nếu đông sẽ ồ ạt và không đủ sức để đi đúng mục đích ban đầu. Cũng không có nhiều người chấp nhận làm trong môi trường như này, bởi mỗi người làm ở đây cần sự thay đổi rất lớn, phải duy trì được sự thay đổi đó, để làm sao không vũ lực với học sinh, không đánh giá, không phán xét, cho điểm học sinh, dán mác học sinh. Mỗi người phải làm sao chiến thắng được bản năng, quán tính của mình để là một con người đổi mới, mỗi ngày phải đổi mới. Và chẳng may có những người không cùng với tần số với mình, thì khó có thể cảm được nhau. Vì vậy vấn đề để đào tạo nhân sự có khả năng đáp ứng được những điều tôi mong muốn là rất khó.

Và như vậy, nếu có đông học sinh tôi cũng không đủ nhân sự để làm, rất khó để có thể mở rộng mô hình, hoặc nhân rộng ra các tỉnh.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 11.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 12.

Câu chuyện với anh khiến tôi nhớ lại lần trò chuyện cùng giáo sư Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của công nghệ giáo dục. Ông đã đưa công nghệ giáo dục vào thực nghiệm hơn 40 năm nhưng đến nay vẫn dừng lại ở "thực nghiệm". Còn với anh, tôi nghĩ, để những bài học đối với những đứa trẻ đều đầy ắp trải nghiệm, tràn ngập cảm xúc bằng ngũ quan như hiện nay, con đường chắc hẳn là đầy chông gai, thách thức nhỉ?

- Trường phái công nghệ giáo dục của thầy Hồ Ngọc Đại là một con đường khác. Bản chất trong từ "công nghệ giáo dục", nó là công nghệ. Hãy hình dung công nghệ nó là một quy trình, có sự đồng loạt và có tiềm năng nhân rộng và đại trà. Còn chúng tôi đi theo một trường phái là nghệ thuật giáo dục, nghệ thuật sư phạm. Nghệ thuật mang tính cá nhân, nó không dễ để nhân rộng, không thể sớm một chiều để đạt được. Đó là sự vật vã, là sự suy tư và sáng tạo, sáng tạo dựa trên những gì nhỏ nhặt nhất. Cho nên mô hình này nó mãi nhỏ gọn, đơn giản.

Nghệ thuật sư phạm là như nào? Có một đứa trẻ lớp 3 mãi không thuộc bảng cửu chương. Cứ đến giờ Toán nó sợ lắm, trong khi mẹ là tiến sĩ vật lý và bố là tiến sĩ kinh tế giảng dạy ở một trường đại học ở Hà Nội. Bố mẹ ban đầu rất thương con, nhưng họ nói rằng "không cần con phải học giỏi Toán". Bố mẹ có thể không cần, nhưng khi đứa trẻ đến lớp thấy bạn làm Toán nhoay nhoáy, nó sẽ bị lạc lõng. Có thể xung quanh không áp lực lên nó, thầy cô không áp lực lên nó, nhưng bản thân nó cảm thấy nó bị bỏ lại đằng sau, thế thì hạnh phúc sao được?

Vì vậy người làm giáo dục như chúng tôi sẽ nhìn vào hiện tại của đứa trẻ, phát hiện ra đặc điểm riêng biệt của trẻ, ví dụ trẻ thích thêu thùa, thích được sờ thấy, ngửi thấy. Và chúng tôi sẽ có một "kịch bản" bí mật để giúp trẻ đó học được bảng cửu chương.

Trên hành trình cả lớp đi dã ngoại, thầy giáo yêu cầu các học sinh mang những hạt cỏ về, sẽ gieo hạt vào các cốc tái chế để tạo ra khu vườn nhỏ xinh để tặng các thầy cô giáo ngày 20/11. Để làm được, học sinh sẽ phải thu những hạt cỏ, ngâm cho hút nước rồi gieo vào cát cho nảy mầm. Nhưng trước khi làm điều ấy, thầy giáo cho bạn gái chưa thuộc bảng cửu chương nhặt từng hạt cỏ chế ra bảng cửu chương số 3. Bạn học sinh đó sẽ ngồi cùng giáo viên để xếp hạt cỏ và tạo ra bảng cửu chương thay vì ngồi nhẩm đọc tới thuộc bảng cửu chương. Trẻ không muốn học bằng giấy bút thì sẽ cho trẻ học bằng tay bằng chân với vật liệu thiên nhiên.

Và trong một bầu không khí yêu thương giữa thiên nhiên như thế thì nỗi sợ Toán của trẻ sẽ được chữa lành một cách tự nhiên. Tất cả cứ nương theo tự nhiên như vậy. Khi trẻ được làm việc, bằng sự yêu thương, bằng sự cần mẫn như thế thì tự nhiên trẻ sẽ thuộc bảng cửu chương thôi. Tất nhiên là sẽ mất thời gian và công sức hơn, nhưng sẽ được nhiều thứ.

Nghệ thuật sư phạm là như vậy. Là cảm được học sinh như những cá nhân riêng biệt và tôn trọng cá tính của từng học sinh để có con đường giáo dục từng học sinh một cách phù hợp. Còn công nghệ giáo dục là cho số đông và đại trà hơn.

Với cách giáo dục như vậy, anh kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi được nền giáo dục Việt Nam như thế nào?

- Chúng tôi chỉ nhỏ nhoi thế này, là muốn tạo ra những con người hạnh phúc. Đó là những thầy cô giáo, học sinh hạnh phúc. Hạnh phúc và thành công trên từng bước họ đi.

Tôi tham vọng là đến khi tôi không thể làm gì được nữa, tôi sẽ viết lại hành trình đó, thành một cuốn sách để ai đó có thể đọc được, thấy rằng cách làm này phù hợp họ sẽ nhân rộng ra các địa phương khác. Bây giờ có địa phương nào đó muốn làm, tôi sẽ đào tạo giúp về nhân sự và vận hành trường. Chỉ các cá nhân và tổ chức nào thực sự đam mê làm giáo dục như một nghệ thuật mới nên làm trường kiểu này. Vất vả và gian nan lắm.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 13.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 14.

Hầu như hiện nay, các doanh nghiệp đều sống theo KPI doanh số, các trường đều phải yêu cầu đạt tỉ lệ học sinh giỏi nhất định, các gia đình cũng áp lực "thành tích" cho con cái. Điều đó vô tình khiến việc học trở thành cuộc "cạnh tranh" và tạo áp lực vô hình rất lớn lên học sinh.Vậy ở trường Đồi, từ thầy cô giáo cho đến bố mẹ, chẳng có áp lực gì cho con, học sinh làm sao để có động lực phấn đấu?

- Làm thế nào để đứa trẻ có động lực? Bởi không có áp lực thì không có động lực. Chúng tôi xây dựng động lực cho trẻ từ bên trong. Tức là trẻ phải hiểu thì mới có thương, không hiểu thì không có thương. Mình phải làm thế nào để cho đứa trẻ hiểu bản thân mình. Ví dụ với việc làm toán sai, hay viết câu văn sai, mình chỉ ra cái sai cho đứa trẻ nhận thấy điều đó, đối diện với điều đó, nhưng mình không đánh giá, không trừ điểm, không lên án. Mình sẽ đi từng bước với trẻ, khơi gợi để biết được hướng xử lí của cá nhân trẻ, lắng nghe trẻ nói và đồng hành với bước đi của trẻ chứ không phải là mình giải một bài mẫu hoàn hảo rồi bắt trẻ làm theo hoàn toàn. Trẻ được lắng nghe và tôn trọng, được đồng hành trong sự bình yên không có điểm số và phán xét thì trẻ sẽ thành công từng bước một và một khi trẻ trải nghiệm được sự thành công thì sẽ tự tin hơn và yêu thích học tập hơn.

Động lực học tập của trẻ sinh ra từ trải nghiệm sự thành công trên mỗi bước đi của trẻ. Mỗi lần trẻ ngã mình lại ở bên cạnh để giúp trẻ đứng dậy nếu cần, đi cùng với trẻ, cho trẻ thấy từng bước của thành công, và sau đó sẽ thả trẻ ra cho trẻ tự đi.

Động lực hình thành từ những điều nho nhỏ, dần dần mới thành động lực lớn.

Cũng có những phụ huynh lo lắng rằng, với cách giáo dục của của anh, học sinh nếu ra ngoài sẽ khó hòa nhập được với môi trường khác. Hoặc học sinh ở đây đa phần xác định sẽ đi du học, như vậy có tiếp tay cho việc "chảy máu chất xám" hay không? Anh nghĩ sao về vấn đề này?

- Khi một đứa trẻ được giáo dục theo kiểu tôn trọng và khai phóng thì khi trưởng thành sẽ biết lúc nào nên làm gì. Bạn đừng lo là học sinh ra trường sẽ không hoà nhập được với người xung quanh. Bởi suy cho cùng, mỗi người cũng sẽ chỉ có một số lượng người nhất định bên cạnh để chung sống mà thôi. Mây tầng nào có gió tầng đó mà. Lo gì.

Đứa trẻ lớn lên sẽ biết mình cùng tần số với những ai. Người ở tần số nào đều thu hút được những người cùng tần số với mình. Chọn bạn mà chơi, chọn đối tác để làm việc, chọn đồng nghiệp để làm việc cùng. Những đứa trẻ đó sẽ tạo ra một hệ giá trị với những người cùng tần số, cùng giá trị. Đó là quy luật của Vũ trụ rồi.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 15.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 16.

Như chúng ta vừa nói đến con số giáo viên nghỉ việc trong 2 năm vừa qua. Vậy theo anh ngoài vấn đề về thu nhập thấp, trong khi áp lực công việc quá lớn thì còn lý do nào khác?

- Có thể thẳng thắn thừa nhận, từ xưa đến nay, rất nhiều học sinh chọn vào trường sư phạm là để bớt được gánh nặng học phí, tức là gia đình họ cũng có những khó khăn. Số ít thì thực sự thích sư phạm vì muốn làm nghề giáo viên. Nhiều năm qua, chúng ta ít thấy giáo viên bỏ nghề, bởi đã là giáo viên thì dễ chấp nhận sống với đồng lương thấp. Giáo viên thì đương nhiên là lương thấp rồi và cũng quen sống với đồng lương thấp rồi. Nhưng sao bây giờ họ bỏ nghề giáo nhiều thế? Tôi cho rằng lương thấp lại không phải là vấn đề lớn nhất làm họ bỏ nghề.

Có thể có một số lý do sau: giáo viên quá áp lực với kỳ vọng của phụ huynh, giáo viên bất lực với thái độ và lực học của một số học sinh hoặc quá áp lực với thủ tục quản lý sổ sách họp hành và hệ thống đánh giá của lãnh đạo, ngột ngạt với đời sống cùng đồng nghiệp.

Lương của giáo viên dù có tăng cũng khó cạnh tranh nổi so với các ngành nghề khác mà giáo viên có thể làm như bán hàng thuê hay tự bán hàng, thậm chí lương công nhân ở nhà máy may quần áo bây giờ còn cao hơn lương giáo viên biên chế. Sau mấy năm Covid-19, giáo viên ngộ ra là họ có thể làm nhiều nghề khác để sống chứ không nhất thiết phải đi dạy học.

Thêm nữa, nghề giáo viên là nghề chỉ hợp với những ai thực sự có năng khiếu làm việc với trẻ em và thật sự yêu trẻ. Nếu không thì cực kỳ khó tồn tại với nghề được dù phải gồng lên. Cả một ngày làm việc, sống cùng mấy chục đứa trẻ mà không thực sự yêu trẻ thì quả là cực hình. Họ bỏ nghề là tất yếu vì quá sức chịu đựng dù lương có cao tới đâu.

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 17.

Theo quan sát từ thực tế của tôi, hiện giờ giới trẻ không mặn mà với nghề sư phạm. Vậy nếu ngành sư phạm không phải là sự lựa chọn hấp dẫn của người giỏi, thì khó có thể trông chờ vào việc tạo dựng một nền giáo dục tiến bộ, đào tạo ra những thế hệ học sinh tài giỏi. Vậy để có những giáo viên thực sự tâm huyết và chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao thì ngành giáo dục cần phải có những chính sách như thế nào?

- Có một thực tế là hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu rất nhiều giáo viên. Vậy tại sao lại từ chối những người ở các ngành khác nhưng lại có mong muốn làm giáo viên. Chúng ta phải thay đổi chiến lược đào tạo nhân sự. Một mặt vẫn đào tạo sinh viên ở các trường sư phạm, nhưng hãy mở cánh cửa cho nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau có thể tham gia vào việc dạy học, dù là ngành gì, càng những người đã kinh qua các vị trí, các ngành nghề khác nhau mà họ thực sự muốn làm nghề giáo viên để cống hiến thì càng quý. Như vậy người ta có động lực từ bên trong. Hãy tiếp nhận để họ làm những điều họ mong muốn.

Các ông bố, bà mẹ khi có con người ta rất quan tâm đến giáo dục, có ham muốn mang những điều hạnh phúc cho những trẻ, trong đó có con họ. Những người đó là người tiềm năng nhất để làm giáo viên. Chỉ cần mở ra các khóa đào tạo, trang bị cho họ về nền tảng tâm lý, kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy... Như vậy nguồn vào đó liên tục đổi mới, phong phú, đa dạng.

Và nếu thiếu giáo viên quá thì nên khuyến khích người dân làm homeschool giống như Mỹ ấy.

Anh có thể chia sẻ rõ hơn về mô hình này?

- Ở Mỹ, tỷ lệ homeschool là 6,75%. Tức là mình gặp 100 người Mỹ thì có khoảng gần 7 người không đến trường để học, họ được cha mẹ tự dạy ở nhà hay tự học ở nhà.

Việc dạy con ở nhà ở Mỹ và nhiều nước đã được công nhận. Đứa trẻ có thể thi bất kỳ kỳ thi nào để lấy được bằng cấp 3 tương đương các trường bình thường. Đây là cách làm giáo dục quá nhân văn, bởi họ tôn trọng sự lựa chọn của từng gia đình và từng đứa trẻ, từng hành trình học khác nhau. Điều đó tạo ra một cơ hội bình đẳng như nhau dù đi học ở trường hay ở nhà, miễn sao là đủ trình độ.

Homeschool tiết kiệm vô cùng cho nhà nước trong tình trạng đang thiếu giáo viên, tiết kiệm được việc phải đầu tư xây dựng trường lớp, tiết kiệm đầu tư ngân quỹ của nhà nước. Khi người dân tự làm được thì nhà nước giảm áp lực.

Cá nhân tôi ủng hộ homeshool ở Việt Nam.

Xin cảm ơn anh!

Đưa học sinh lên rừng học cuốc đất trồng cây, tôi bị người ta nói "thần kinh" - Ảnh 18.

 

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem