Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Giờ đây, người ta còn biết đến Võ Quốc Thắng gắn với một nhãn hiệu cà phê mới tinh nữa: Cà phê Ông Bầu mà bầu Thắng là đồng sáng lập cùng với hai ông bầu nổi tiếng khác: Bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức, Hoàng Anh- Gia Lai) và bầu Hải (Trần Thanh Hải, Nutifood).
Cuộc trò chuyện của bầu Thắng với Dân Việt bắt đầu bên ly cà phê Ông Bầu nguyên chất thơm lừng.
Ở tuổi qua 50, ông lại sáng lập nhãn hiệu cà phê mới. Cà phê có gì hấp dẫn ông?
- Nhờ bóng đá, tôi có những mối quan hệ thân thiết với những người anh em như anh Trần Thanh Hải, anh Đoàn Nguyên Đức. Bên ly cà phê, ba anh em tôi thường nói chuyện về bóng đá và hầu hết là chỉ về bóng đá.
Bữa nọ Hải hỏi: "Chúng ta đã làm bóng đá thật. Sao không làm cà phê thật?". Ồ, hay quá!
Và sau đó tôi với anh Hải đi lên nông trường cà phê Phước An CADA. Đây là nông trường cà phê củangườiPháp sáng lậpở Buôn Mê Thuột, có tuổi đời đã 98 năm, nằm ở một vùng núi đồi trập trùng có khí hậu mát mẻ, thanh khiết. Đây cũng là nông trường có loại cà phê rubusta nổi tiếng mà từ xưa người Pháp chọn trồng. Năm 2017, Nutifood của anh Trần Thanh Hải trở thành cổ đông chiến lược của nông trường và đổi tên thành nông trường cà phê Nuti CADA. Tôi đã bị thu hút ngay khi đến nơi này và háo hức làm về một lĩnh vực mới, làm cà phê sạch, thật.
Và cà phê Ông Bầu ra đời như thế nào?
- Chúng tôi gút rất lẹ và bắt tay vào làm.
Bầu Hải từng có kinh nghiệm làm cà phê, lại đang là cổ đông lớn của nông trường Nuti CADA, cũng là chuyên gia trong lĩnh vựcthức uống, chuyên gia về sữa và các loại nước dinh dưỡng, nên đây là lĩnh vực thuận tay. Hải được giao đặt vấn đề với các nhà cung cấp dịch vụ ở châu Âu, với đơn đặt hàng là "chúng tôi muốn làm một hệ thống cà phê mà trong tương lai, số lượng bán rất lớn, giá rẻ; ngoài cà phê hệ thống sẽ còn bán những loại nước uống khác có chất cà phê".
Đối tác đáp ứng được các yêu cầu của chúng tôi và nhãn hiệu cà phê Ông Bầu ra đời. Ngoài cà phê, Ông Bầu còn có khoảng 40 loại thức uống khác có chất cà phê.
Cà phê Ông Bầu có cái slogan rất… thách thức: "Sống thật – Cà phê thật". Nó "thật" hơn các loại cà phê khác à, thưa ông?
- Thật 100%. Với cà phê Ông Bầu, chúng tôi cam kết chỉ có cà phê, không pha bất cứ thứ gì. Nếu có pha trộn gì mà ai phát hiện được, bao nhiêu chúng tôi cũng đền!
Chúng tôi đã trải qua rất nhiều gian nan để góp phần đưa bóng đá Việt Nam vươn lên. Để làm được điều đó, chúng tôi đã sống thật, sống sạch với bóng đá. Một chuyện rất nhỏ như thế này nhưng với tôi, nó đều là bài học sống thật cho toàn đội hình.Đó là đội Đồng Tâm Long An được nhiều tín đồ túc cầu mến mộ. Không phải mà tự nhiên có điều đó. Thậm chí những trận tập người dân cũng đi coi.
Tôi nhiều lần chỉ về phía khán giả, nói với toàn đội: "Hôm nay chỉ là một trận đấu giao hữu chiến thuật, chỉ có vài ba khán giả đi coi. Họ là ai? Là mấy ông cụ bán vé số bên kia, ngày họ lời lãi vài chục ngàn, vẫn dành 10-20 ngàn đồng mua vé vô coi, mà các em chạy không nhiệt tình, đá không hết mình, là các em lừa đảo, lường gạt người ta! Mà lường gạt những người mến mộ như vậy, lương tâm sẽ không bao giờ tha thứ".
Những bài học trực diện, sinh động như vậy, mỗi ngày ngấm một chút, các em hiểu được. Nhờvậy, chúng tôi có một đội hình tử tế, đoàn kết, sống thật và đam mê. Với chúng tôi, đá mà "chạy thiếu bước" là lường gạt, chưa nói tới tính chất của trận đấu.
Không chỉ với cà phê mà với những sản phẩm tôi làm ra, đều rất thật.
Có khác biệt gì để khách hàng phải chọn cà phê Ông Bầu?
- Khác biệt quan trọng nhất là với mỗi ly cà phê bán ra, chúng tôi trích 1.000 đồng để góp vào Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ do ba ông bầu sáng lập. Chúng tôi quan niệm: làm bất cứ gì cũng nghĩ đến đóng góp cho xã hội. Kế hoạch là đến hết năm nay, cà phê Ông Bầu sẽ có mặt ở 63 tỉnh thành. Chúng tôi đặt ra mụctiêu: khi kỷ niệm 100 năm CADA (2022) sẽ đạt số lượng là 10.000 quántrên toàn quốc. Cứ tính bình quân mỗi quán bán được 100 ly cà phê/ngày,mỗi ngày có 100 ly x 10.000 quán = 1.000.000 ly. Mỗi ly trích ra 1.000 đồng, thành ra mỗi ngày góp được 1 tỉ đồng cho quỹ tài năng trẻ.
Cà phê Ông Bầu hiện nay có giá rất bình dân,chỉ từ 15-20 ngàn đồng/ly, ai uống cũng được và ai cũng có khả năng được uống. Chúng tôi có một quán ở ngay một khu công nghiệp. Nhân viên cho biết, có công nhân uống một ngày 2-3 ly, có khi là 1 ly cà phê và nước trái cây. Có công nhân nói rằng, "cà phê Ông Bầu ngon hơn". Điều đó nói lên rằng: mọi giới đều có thể thưởng thức cà phê Ông Bầu. Đó cũng là triết lý của ÔngBầu: sản phẩm chất lượng, ngon và ai cũng có thể thưởng thức được một ly cà phê thật, rất cà phê.
Tài năng mà quỹ sẽ hỗ trợ có phải là tài năng trẻ bóng đá?
- Không, cho tài năng trẻ ở nhiều lĩnh vực: học hành, sáng chế, bóng đá, nghệ thuật… Quỹ này mục tiêu là bồi dưỡng, nâng đỡ, làm bệ phóng cho các em. Điều này cũng có nghĩa là: bất cứ ai uống 1 ly cà phê Ông Bầu cũng đều là người có đóng góp, làm bệ phóng nâng đỡ tài năng trẻ. Đó là cách làm, là triết lý kinh doanh của chúng tôi.
Ngoài ra, có lợi nhuận, chúng tôi sẽ chi dùng vào các mục tiêu xã hội khác nữa. Một đất nước muốn phát triển,mọi lĩnh vực đều phải được phát triển. Đá bóng hay nhưng không có gạo ăn cũng không đá làm cái gì!
Tiêu chí tài năng trẻ mà cà phê Ông Bầu nâng đỡ là gì?
- Đó là những em học hành tốt hoặc những em có năng khiếu đặc biệt ở lĩnh vực nào đó nhưng điều kiện kinh tế khó khăn; những bạn trẻ yếm thế trong xã hội… Quỹ sẽ tài trợ học bổng, tạo điều kiện đào tạo để các em vươn lên, để có thành tích tốt.
Chúng tôi đã có giấy phép thành lập quỹ, và quỹ được đồngquản lý bởi ba ông bầu: Võ Quốc Thắng, ông Đoàn Nguyên Đức và Trần Quốc Hải.
Cách gì để các ông phát hiệt các tài năng trẻ trong xã hội?
- Ai cũng có thể phát hiện và giới thiệu cho chúng tôi. Báo Dân Việt/ Nông Thôn Ngày Nay của các bạn cũng là một kênh phát hiện và giới thiệu.
Gầy dựng những quỹ như vậy có giúp gì cho công việc kinh doanh hay phát triển thương hiệu cà phê Ông Bầu?
- Quỹ tài năng trẻ là nơi hỗ trợ cho các em có năng khiếu nhưng có điều kiện khó khăn, chúng tôi làm bệ phóng cho các em phát huy năng lực của mình và coi đó là bổn phận xã hội, là trách nhiệm công dân. Chỉ vậy thôi.
Ông đề cao điều gì trong cuộc sống?
- Đam mê. Tôi hay nói với các con của mình và nhân viên: "Đã làm phải có đam mê". Để theo đuổi đam mê, phải vạch ra hướng để chinh phục được đam mê. Phải sống thật với đam mê và phải đam mê sống thật.
Tôi đang làm gạch, làm bóng đá nhưng tôi cũng làm cảng. Tôi nghĩ làm cảng là đầu tư lâu dài, nghĩ tới lợi nhuận thì không làm được, mà phải nghĩ tới cái lớn hơn. Đó là sự thay đổi của cả một vùng đất. Cảng Cần Giuộc (Long An) quê tôi đã quy hoạch mấy chục năm nhưng không ai làm. Giờ tôi làm, nay đã vận hành, mang đến cơ hội phát triển hết sức mạnh mẽ cho tỉnh Long An nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, giúp cho cuộc sống người dân trong vùng được cải thiện, giúp họ được hưởng những lợi ích từ hoạt động của cảng. Cái đó mới là cái quan trọng.
Để làm được điều này, phải có quyết tâm và đam mê. Đâu có ai hiểu Võ Quốc Thắng sáng đi làm ở Đồng Tâm, chiều làm ở Ngân hàng Kiên Long, tối làm việc ở cảng. Tại sao những ngày đầu phải lăn lộn như vậy? Vì muốn làm là phải học. Làm xong cầu cảng số 1, đến cầu cảng số 2, số 3 rất bình thường. Mình trực tiếp lăn vào làm, động viên anh em rất nhiều. Giờ đây tôi rành về cảng. Đam mê luôn mở những cánh cửa mới.
Cũng vì đam mê mà năm 1999, tôi đầu tư một nhà máy gạch ở Khu công nghiệp Điện Nam (Điện Ngọc, Quảng Nam). Lúc đó vợ chồng tôi chưa có mái nhà riêng tư để ở nhưng tôi dám đầu tư 20 triệu USD để xây cái nhà máy đó bằng cách… đi mượn. Thời đó ông Bảy Phúc (Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc-NV) đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đốc thúc rất nhiều.
Ban đầu tôi chưa có ý định xây nhà máy, chỉ muốn thuê miếng đất để làm kho chứa gạch. Nhưng ông đã thuyết phục tôi suốt 2 tháng ròng. Tôi cũng xiêu và làm nhà máy. Tôi ngạc nhiên về vị Phó Chủ tịch tỉnh. Nhà máy của mình mà ổng làm như… của ổng vì tuần nào ổng cũng ghé 1-2 lần để coi ngó, hỏi han: Sao máy còn đây chưa ráp; Ủa mái chưa lợp hả?... Ổng máu lắm! Nhà máy hoàn thành có phần công sức thúc giục của ông.
Cũng từ đó, cùng với sự mời gọi và nhiệt tâm của ông Bảy Phúc, các doanh nhân lần lượt đến, nhà máy dần dà mọc lên. Cả một vùng cát trắng Điện Nam trở thành khu công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tăng thu cho tỉnh. Các anh thử tưởng tượng coi: Một bãi cát trắng mênh mông, bữa trưa ăn cơm, một tay cầm chén một tay đuổi ruồi, ruồi quá chừng ruồi. Không điện. Không có bất cứ gì giữa đồng không mông quạnh. Cái nhà máy gạch đầu tiên ấy như xúc tác, "mồi" thêm các doanh nghiệp khác kéo đến. Thay da đổi thịt một vùng đất.
Tôi cũng có Khu công nghiệp Thuận Đạo (Bến Lức, Long An) 325ha, chiếm 50% diện tích KCN của tỉnh Long An với 50.000-60.000 lao động. Khu công nghiệp hình thành, nhà máy mọc lên, có công ăn việc làm cho thanh niên, tăng thu nhập cho người dân… Nhìn vùng đất thay đổi và thay đổi ở dưới từng mái nhà, trong từng bữa ăn của người dân, tôi rất vui. Đó là đam mê vậy!
Kiếm tiền là điều quan trọng. Nhưng phải hỏi: Kiếm tiền cho mục đích gì? Với tôi, mục tiêu là cho sự phát triển chung của xã hội!
Lao vào chỗ khó khăn, lao vào cái mình chưa từng làm. Có phải ông là người liều lĩnh?
- Nói chính xác, tôi là người lạc quan. Như mùa dịch Covid-19 vừa qua, ai cũng rất bi quan, phần lớn ở nhà. Tôi có thể ở nhà quản lý hệ thống qua camera và đội ngũ trợ lý. Nhưng tôi không ngồi im, vẫn đến các nhà máy. Đi suốt. Đi để động viên công nhân, dĩ nhiên phải bảo đảm khoảng cách đã được khuyến cáo.
Võ Quốc Thắng được nhiều người đánh giá là… rất lạc quan. Lạc quan trong cuộc sống là gì? Là biết có thể ngày mai trong cuộc sống rất khó khăn nhưng luôn tin tưởng sẽ vượt qua khó khăn đó. Nhiều khi gặp khó khăn tới mức "Chết chắc rồi! Chết chắc rồi!..." nhưng tôi không bỏ cuộc, cứ cựa quậy, còn nước còn tát. Mọi thứ dần được hoá giải. Như là có quý nhân phò trợ vậy! Trong cuộc sống, không được bi quan. Không lạc quan sẽ không dám làm gì đâu. Sợ rủi ro sẽ không làm gì được. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là liều lĩnh. Trước khi làm gì thì cũng phải tìm hiểu kỹ càng, cặn kẽ, cảm thấy đầu tư có hiệu quả thì mới xúc tiến.
Sống thật là điều tốt. Nhưng trong cuộc sống còn nhiều nhiễu nhương này, làm thật và sống thật có gặp trở ngại gì không, theo ông?
- Làm không thật mới bị thiệt hại nhiều hơn. Trong cuộc sống, dần dần cái tốt sẽ nhiều hơn cái xấu. Vì ai cũng muốn xài hàng thật nên hàng giả sẽ bị loại trừ, hàng giả sẽ không còn đất sống. Con người cũng vậy. Đâu có ai tìm người xấu để chơi. Người xấu càng ngày càng ít đi. Người tốt càng ngày càng nhiều lên. Võ Quốc Thắng mà ba trợn thì ai thèm chơi, ai làm bạn với ông Thắng nữa!
Nhưng đó là lý thuyết. Trên thực tế, như cha ông đúc kết, "thật thà thường thua thiệt"?
- Thật thà ở đây là gì? Thật thà đến mức để người ta gạt mình, đó không còn là thật thà nữa, mà đó là không khôn ngoan, không đủ kiến thức, không đủ năng lực. Ví dụ người ta đưa ra con gà, bảo đó là con công mà cũng tin thì đó là dại, thiếu kiến thức. Còn thật thà là tử tế, là cái gì ra cái nấy, rõ ràng. Không rõ ràng không chơi, không tham gia. Bóng đá cũng vậy, kinh doanh cũng vậy.
Từ thương hiệu Đồng Tâm do ba của ông - ông Võ Thành Lân sáng lập, rồi bây giờ đến ông phát triển, chắc chắn rồi đây ông cũng sẽ chuyển giao quyền quản lý cho những người con. Ông kỳ vọng gì ở những người con của ông?
- Ba tôi ngày xưa tạo ra một thương hiệu. Những anh em thế hệ tôi chung tay xây dựng nên thương hiệu đó cho đến hôm nay. Tôi muốn lớp kế cận sẽ phát triển thương hiệu lên tầm vóc mới. Tôi luôn dặn dò: "Đồng Tâm không chỉ là thương hiệu của gia đình mà đó là tài sản chung của nhiều người, toàn bộ cán bộ - nhân viên Đồng Tâm nhiều thế hệ và cao hơn nữa là thương hiệu của quốc gia".
Thành công của Đồng Tâm hôm nay là do ông hay được thừa hưởng từ cha mình. Vì sao lại đặt thương hiệu là Đồng Tâm, thưa ông?
- Ba tôi giải nghĩa: Phàm việc lớn, một người không thể làm được mà phải "đồng tâm hiệp lực", phải chung lưng đấu cật, đồng tâm mới giải quyết được vấn đề, mới lèo lái con thuyền sự nghiệp đến đích thành công. Tôi lớn lên trong khó khăn và thiếu thốn do chiến tranh. Chính nhờ trải qua thiếu thốn mà tôi rèn luyện được sức chịu đựng, từ thể chất đến ý chí để giữ và phát triển thương hiệu này từ đó đến nay.
Và ông đã truyền lại tinh thần đó cho các con của ông như thế nào?
- Tôi dạy con mình: Con ăn cái gì, làm cái gì là chuyện của con. Nhưng nếu con làm lãnh đạo công ty, con quy định suất ăn bao nhiêu tiền, công nhân ăn được thì con ăn được. Chớ lãnh đạo mà tính bữa ăn cho công nhân chỉ 20.000 đồng, còn mình ăn suất 100.000 đồng, thì loại lãnh đạo đó vứt đi! Điều đó không chấp nhận được. Mấy chục năm nay tôi luôn vậy.
Ăn uống thoạt thì nghĩ đơn giản nhưng nó liên quan nhiều vấn đề. Người mặn người ngọt, chê khen bất thường. Lúc làm ở Quảng Nam tôi mệt lắm. Mỗi lần từ TP.HCM ra, có công nhân góp ý: Anh Thắng ơi, coi đổi suất ăn đi chớ đồ ăn có chút xíu làm sao mà đủ chất. Tôi thấy bữa ăn cũng ổn, vì tôi cùng ăn với công nhân mà. Nên nói "ủa như hôm nay, cơm và thức ăn đều ổn mà?". Anh công nhân phân bua: Bữa nay có anh ra mới được nhiều nhiều đó, chớ bầy bữa (mọi bữa) có chút xíu à, tệ lắm anh ơi! Tôi được phản ánh như vậy mấy lần nên cũng đâm suy nghĩ.
Bữa nọ từ TP.HCM, tui dậy sớm, đi taxi ra sân bay, mua vé ra nhà máy ở Quảng Nam. Tuyệt nhiên không cho ai biết tôi đi. Xuống sân bay, tôi đi taxi về nhà máy, đợi tới giờ cơm thì tôi vào ăn. Tôi hỏi mấy bạn công nhân hay phàn nàn: "Sao, bữa nay ăn được không?". Mấy anh kia cũng bài cũ: "Trời, bữa nay có anh ra nên đồ ăn vừa miệng quá luôn…".
Tôi cố nhịn cười: "Ủa, ai nói anh ra vậy?". "Ơ, thì anh ra ai mà hổng biết…". Tôi cười: "Chắc hãng hàng không báo với em nên em mới biết. Chớ anh đi chuyến này hoàn toàn không có ai biết. Anh đi để ra kiểm tra bữa ăn theo phản ánh của tụi em mà". Thiệt tình mà nói, bữa ăn ở Quảng Nam còn tốt hơn anh em phía Nam vì giá rẻ, gần biển, bữa ăn nào cũng có hải sản. Vậy mà cứ càm ràm. Đó là một chuyện trong số rất nhiều chuyện mà tôi phải xử lý.
Tôi cũng muốn nói là làm việc, điều hành phải bám sát thực tế, việc gì trì trệ thì lăn vào làm, không nhất thiết phải to tiếng nặng nhẹ mà quan trọng là phải biết chia sẻ trong cuộc sống.
Gạch Đồng Tâm trong giao đoạn còn nhiều khó khăn.
Ông là người tham gia nhiều hội, đoàn, các tổ chức chính trị, xã hội. Nơi nào bầu Thắng cũng giữ trọng trách. Bầu Thắng làm công tác xã hội bằng trái tim. Những điều này có liên quan gì đến truyền thống gia đình ông không?
- Khi má tôi còn sống, bà luôn giúp đỡ bà con lối xóm, họ hàng. Ba tôi cũng vậy. Tôi trưởng thành trong một cộng đồng mà ở đó, những người đi trước trao truyền triết lý sống biết chia sẻ với những người xung quanh. Tôi có gia đình luôn yểm trợ. Tôi có anh em trong công ty, khi khó khăn họ vẫn kề vai sát cánh.
Tôi thường trò chuyện với anh em bạn bè, hỏi: Ai là người giàu nhất thế giới? Có nhiều cái tên các tỷ phú được đưa ra. Đúng, họ rất giàu. Nhưng với tôi, người giàu nhất thế giới là người có nhiều bạn tốt nhất! Người bạn tốt đó có thể là bất cứ ai, có thể họ rất nghèo nhưng khi ta cần, họ sẽ giúp mà không toan tính.
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập thương hiệu Đồng Tâm, thấy rất nhiều gương mặt quen thuộc, làm việc ở Đồng Tâm ngót 25-30 năm. Vì sao họ lại gắn bó như vậy?
- Câu này nên hỏi thẳng các bạn ấy. Ở Đồng Tâm không có khái niệm trả lương mà là chia lợi nhuận. Thứ nữa là thương hiệu Đồng Tâm là một thương hiệu tử tế. Tôi nghĩ sống với nhau tử tế sẽ nhận được nhiều giá trị đích thực.
Đợt dịch Covid-19, nhiều anh em nhắn tin "xin không nhận lương tháng này", tôi nói "chưa đến lúc". Tôi tuyên bố: "Nếu cần giảm thu nhập, người giảm đầu tiên phải là ông Võ Quốc Thắng".
Năm 2008 là một năm khủng hoảng lớn đối với các doanh nghiệp, từ thị trường cho tới nguồn vốn, lãi suất ngân hàng, hàng lậu và giá nguyên vật liệu..., Đồng Tâm cũng te tua. Tôi cam kết với nhân viên: "Nếu khó khăn tới mức không có cơm ăn, gia đình tôi sẽ không có cơm ăn trước. Chưa tới các anh em đâu, đừng lo!". Tôi quan niệm: Đã là đồng đội, cùng trên một con thuyền, không để ai bị lọt lại phía sau, lãnh đạo phải là người đứng mũi chịu sào.
Xã hội bây giờ đề cao và tôn vinh doanh nhân. Nhưng vẫn còn một số ít làm ăn chụp giựt, cản ngại cho lối kinh doanh tử tế, kinh doanh đẹp, kinh doanh sạch. Ông nghĩ sao?
- Những người tử tế không ai chọn cách làm ăn gian dối. Cách làm ăn gian dối không bao giờ tồn tại lâu được. Làm ăn tử tế khởi đầu rất vất vả, luôn cố gắng từng ngày, từng ngày và phải bằng chính sức lực của mình. Khi những người tử tế nhiều lên, người gian dối sẽ bớt đi.
Ông và một số doanh nhân nữa được coi là hạt nhân của công đồng doanh nhân VN. Những nhân vật trung tâm này muốn gì cho đất nước mình?
- Điều đầu tiên, chúng tôi muốn hai chữ Việt Nam được thế giới yêu mến. Để làm được điều đó, không chỉ một vài người làm được. Phải là tất cả những người mang dòng máu Việt Nam – dù mang quốc tịch nào, hãy hành xử lịch sự, văn minh, chuẩn mực và bằng tinh thần tự tôn dân tộc, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
Với giới doanh nhân, tôi mong luôn đoàn kết, càng khó khăn càng gắn bó chia sẻ, luôn ủng hộ nhau, luôn nghĩ tới và chăm lo thấu đáo cho người lao động.
Qua mùa dịch Covid-19, tôi tin rằng thế giới đã thay đổi cách nhìn về đất nước và con người Việt Nam khi đồng lòng ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Dù còn nghèo nhưng Việt Nam vẫn tổ chức những chuyến bay nhân đạo đưa người từ vùng dịch về chữa trị; chữa trị thành công cho nhiều công dân nước ngoài. Với những điều tốt đẹp đó, hình ảnh và vị thế đất nước Việt Nam sẽ vươn lên thứ bậc cao trên thế giới.
Sống là phải nhìn chung quanh. Tôi dạy con mình: con ăn cái gì, làm cái gì là chuyện của con. Nhưng nếu con làm lãnh đạo công ty, con quy định suất ăn bao nhiêu tiền, công nhân ăn được thì con ăn được. Chớ lãnh đạo mà tính bữa ăn cho công nhân chỉ 20.000 đồng,cón mình ăn suất 100.000 đồng, thì loại lãnh đạo đó vứt đi! Điều đó không chấp nhận được. Mấy chục năm nay tôi luôn vậy.
Ăn uống thoạt thì nghĩ đơn giản nhưng nó liên quan nhiều vấn đề. Người mặn người ngọt, chê khen bất thường. Lúc làm ở Quảng Nam tôi mệt lắm. Mỗi lần từ TP.HCM ra, thì có công nhân góp ý: anh Thắng ơi, coi đổi suất ăn đi chớ đồ ăn có chút xíu làm sao mà đủ chất. Tôi thấy bữa ăn cũng ổn, vì tôi cùng ăn với công nhân mà. Nên nói "ủa như hôm nay, cơn và thức ăn đều ổn mà?". Anh công nhân phân bua: Bữa nay có anh ra mới được nhiều nhiều đó, chớ bầy bữa (mọi bữa) có chút xíu à, tệ lắm anh ơi! Tôi được phản ánh như vậy mấy lần nên cũng đâm suy nghĩ.
Bữa nọ từ TP.HCM, tôi dậy sớm, đi taxi ra sân bay, mua vé ra nhà máy ở Quảng Nam. Tuyệt nhiên không cho ai biết tôi đi. Xuống sân bay, tôi đi taxi về nhà máy, đợi tới giờ cơm thì tôi vào ăn. Tôi hỏi mấy bạn công nhân hay phàn nàn: "Sao, bữa nay ăn được không?". Mấy anh kia cũng bài cũ: "Trời, bữa nay có anh ra nên đồ ăn vừa miệng quá luôn…". Tôi cố nhịn cười: "Ủa, ai nói anh ra vậy?". "Ơ, thì anh ra ai mà hổng biết…". Tôi cười: "Chắc hãng hàng không báo với em nên em mới biết. Chớ anh đi chuyến này hoàn toàn không ai biết. Anh đi để ra kiểm tra bữa ăn theo phản ánh của tụi em mà". Thiệt tình mà nói, bữa ăn ở Quảng Nam còn tốt hơn anh em phía Nam vì giá rẻ, gần biển, bữa ăn nào cũng có hải sản. Vậy mà cứ càm ràm. Đó là một chuyện trong số rất nhiều chuyện mà tôi phải xử lý.
Hồi xưa, năm 1994 xây cái nhà máy ở Gò Đen (Long An). Tôi vô nhà vệ sinh, trời ơi nó hôi chịu không nổi. Tôi hỏi mấy anh em bảo vệ: "Sao anh em không rửa nhà vệ sinh cho sạch sẽ?". "Trời ơi, anh ơi tụi em rửa hoài mà nó cứ vậy đó…". Lần sau, lần sau nữa tôi xuống cũng vậy. Bực quá, tôi tự xách chổi, xách cây lau, cầm vòi xịt tự tay dọn dẹp luôn. Lát 5-6 anh em phát hiện, lật đật giựt vòi giựt chổi giành làm. Tôi xua tay: "Thôi thôi, để tui làm xong đã…". Từ đó về sau nhà vệ sinh lúc nào cũng sạch sẽ láng o.
Tôi cũng muốn nói là làm việc, điều hành phải bám sát thực tế, việc gì trì trệ thì lăn vào làm, không nhất thiết phải to tiếng nặng nhẹ mà quan trọng là phải biết chia sẻ trong cuộc sống.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.