img

ần đây, Bình Thuận nổi lên như một điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội và trở thành "một cực" mới của khu vực duyên hải miền Trung. Quy mô giá trị GRDP năm 2022 bằng gấp 24 lần năm 1992. Rồi kỳ tích chống hạn của địa phương này đang trở thành câu chuyện được nhiều người luận bàn, với việc biến những vùng đất hoang hóa thành những cánh đồng xanh tươi; những khu đô thị khang trang, hiện đại.

Năm nay, Bình Thuận tròn 30 năm tái lập tỉnh và cuối năm, sự kiện cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thông xe kỹ thuật, tiếp nữa là Năm du lịch Quốc gia 2023 "Bình Thuận - Hội tụ xanh", đó sẽ là những dấu ấn mới trong phát triển của địa phương này.

Sự trở mình của Bình Thuận đã dẫn chúng tôi gp gỡ và trò chuyện với người đứng đầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận - Bí thư tỉnh uỷ  Dương Văn An!

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 2.

Thưa ông, Bí thư Tỉnh uỷ là người đúng đầu Ban Chấp hành Đảng bộ của một tỉnh, là người chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực của tỉnh đó. Vậy, người dân có thể hình dung công việc thường ngày của ông là gì

- Là Bí thư tỉnh uỷ, quả thật tôi có rất nhiều việc phải làm, không phân biệt ngày nghỉ, ngày lễ, giờ hành chính hay giờ nghỉ. Lãnh đạo của Đảng đối với một địa phương rất rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, bao gồm công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, giải quyết đơn thư… Đó là những công việc lớn, còn công việc hàng ngày thì kể cả việc người dân kêu về một nỗi oan, kiến nghị một việc như đường xá nhiều ổ gà gây tai nạn giao thông… thì khi nắm được, Bí thư Tỉnh ủy phải chỉ đạo giải quyết.

Để triển khai các công việc nêu trên cần phải họp, ban hành nghị quyết, kết luận, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Có những công việc tốn rất nhiều thời gian, qua nhiều khâu, nhiều bước, suy nghĩ, cân nhắc từng câu chữ, nhưng có những việc chỉ cần trao đổi qua điện thoại, thống nhất nhận thức, phương pháp thực hiện là xong. Có những việc phải trực tiếp đi cơ sở, thực tế hiện trường. Khi tiếp dân, tiếp xúc cử tri (vì tôi là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận), có lúc bị trách cứ nặng lời, song cũng có những lúc chứng kiến những giọt nước mắt buồn của người dân khi trình bày về những bức xúc của mình…

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 3.

Ông là người Huế - một trong rất nhiều Bí thư Tỉnh uỷ không phải là người địa phương. Cách đây hơn 8 năm, ông được luân chuyển về Bình Thuận với cương vị là Phó Bí thư Tỉnh uỷ. Ngày đầu về đây, ông có hình dung được chặng đường sau này của mình? Từng ấy thời gian công tác ở mảnh đất này, ông thấy đâu là điều thuận lợi nhất của một lãnh đạo không phải là người địa phương?

- Thời gian trôi nhanh quá. Đến tháng 3 này là tôi tròn 9 năm công tác tại Bình Thuận. Với thời gian đó, tôi tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ thứ 3, trong đó có 2 nhiệm kỳ Phó Bí thư (7 năm) và nhiệm kỳ này là Bí thư Tỉnh ủy (từ tháng 10/2020 đến nay). Chặng đường này khá dài và tôi học được nhiều điều từ thực tiễn, từ các đồng chí cán bộ về hưu, cán bộ đương chức và người dân Bình Thuận. 

Đối với việc bố trí lãnh đạo không phải là người địa phương, đây là một chủ trương có từ nhiều chục năm trước. Cha ông ta trong lịch sử cũng đã thực hiện chủ trương này từ hơn 500 năm trước; đó là Luật "Hồi tỵ" (nghĩa là "tránh đi"). Với quan điểm "trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kèm tài là thềm, bậc dẫn đến họa loạn", nhà nước phong kiến đặt ra quy định quan lại không được làm việc ở quê hương mình. Việc này là để tránh việc bị chi phối bởi các mối quan hệ thân thích, họ hàng cũng như ngăn ngừa lạm chức quyền, địa vị để kết bè, kéo cánh, hạn chế tham nhũng, quan liêu.

Cá nhân tôi, từ thực tiễn công tác của mình, tôi thấy việc Đảng ta bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương có nhiều điểm tích cực, như tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch có môi trường để rèn luyện, am hiểu thực tiễn, phát triển toàn diện từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, không để xảy ra tiêu cực trong công tác cán bộ, tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, cục bộ, khép kín…

Nếu cán bộ lãnh đạo không phải là người địa phương sẽ không bị chi phối bởi quan hệ gia đình, họ hàng, lợi ích nhóm…, mà việc này thường xảy ra trên lĩnh vực công tác cán bộ (đề bạt, bổ nhiệm) và lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo không phải là người địa phương sẽ có những yếu tố tích cực, như có cách nhìn, cách làm mới đối với công việc, muốn đóng góp vào sự phát triển của địa phương và tự khẳng định mình, nên luôn nỗ lực, cố gắng để làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra, các đồng chí cán bộ được Trung ương luân chuyển về sẽ có sự kết nối, liên hệ với các đồng chí lãnh đạo cơ quan Trung ương thuận lợi hơn; từ đó, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 4.

Tháng 10/2020, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khoá XIV), bầu ông làm Bí thư Tỉnh uỷ, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nửa nhiệm kỳ của Bí thư Tỉnh uỷ cũng đã sắp đến, nếu có thể nhìn lại, đâu là điều ông cảm thấy hài lòng nhất trong việc lãnh đạo tỉnh uỷ Bình Thuận thực hiện nhiệm vụ?

- Khi nhận nhiệm vụ, cá nhân tôi hừng hực khí thế quyết tâm cùng tập thể Ban Chấp hành bước vào giai đoạn mới. Trong phát biểu nhận nhiệm vụ khi đó, tôi có nói: Các thế hệ trước đã tạo nên nền tảng cho tỉnh nhà phát triển thì chúng ta hôm nay phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn, luôn luôn thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ vững khối đoàn kết thống nhất, thường xuyên tự phê bình, phê bình, giữ vững nguyên tắc của Đảng; xây dựng tập thể Ban Chấp hành thực sự vững mạnh, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.

Nhìn lại những kết quả của tỉnh trong thời gian qua, tôi thấy có mấy việc hài lòng, đó là: Hai nút thắt tồn tại nhiều năm trước đến nay cơ bản đã được tháo gỡ. Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (phía Đông), đoạn qua địa bàn tỉnh sẽ thông xe kỹ thuật cuối năm 2022, sân bay Phan Thiết đang được xây dựng. Kiến nghị của chúng tôi về vấn đề khai thác và dự trữ titan đã được Chính phủ giải quyết bằng Nghị định số 51/2021/NĐ-CP, "cởi trói" cho Bình Thuận trong việc giải quyết chồng lấn giữa quy hoạch khai thác và dự trữ quặng sa khoáng tintan với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, từ đó giải phóng nguồn lực đất đai lớn để phát triển kinh tế - xã hội.

Chúng tôi đã định hình được tầm nhìn, hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho 5 đến 10 năm tới trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào những lĩnh vực mà Bình Thuận có tiềm năng và lợi thế thông qua việc ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội.

Chúng tôi cũng đã giải quyết được một số công việc tồn đọng trước đây, sẽ có kết quả cụ thể trong nhiệm này, như triển khai xây dựng Cầu Văn Thánh, Kè sông Cà Ty (có Kế hoạch 10 năm trước), giữ lại khu rừng ngập mặn tái sinh giữa lòng thành phố làm công viên sinh thái ngập mặn cho nhân dân, thay vì xây dựng khu đô thị. Đây là những dự án được nhân dân Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận mong mỏi từ lâu và nhận được sự đồng thuận rất cao trong nhân dân.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 5.

Thế còn điều ông chưa hài lòng, còn trăn trở?

- Điều tôi trăn trở là trong hơn 2 năm qua, bên cạnh việc "chiến đấu" với dịch bệnh, việc chống đỡ với những khó khăn về kinh tế (giá cả vật tư, nguyên vật liệu tăng cao,…) do diễn biến bất ổn của tình hình chính trị, kinh tế của thế giới; Bình Thuận còn phải giải quyết hàng loạt các vấn đề tồn tại.

Đó là qua công tác thanh tra, kiểm tra, nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh phải bị kiểm điểm, kỷ luật, có người bị xử lý hình sự. Nhiều công trình, dự án gặp vướng mắc về thủ tục trong thời gian dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Ngoài ra, trong 2 năm 2021 và 2022, do nhiều nguyên khách khách quan và chủ quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận không đạt như kỳ vọng, thấp hơn mức tăng trưởng GDP của cả nước.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 6.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Bình Thuận xếp thứ 10/14 các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố, thuộc nhóm thấp. Việc xây dựng các quy hoạch, nhất là quy hoạch phân khu; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kéo dài, ì ạch, đến nay chưa có đơn vị hành chính cấp huyện nào được phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên không có cơ sở triển khai các công trình, dự án, chấp thuận chủ trương đầu tư.

Việc cụ thể hóa các quy phạm pháp luật chưa kịp thời, có nội dung còn thiếu, có nội dung không phù hợp thực tế nhưng chậm sửa đổi nên trong thực tiễn triển khai thực hiện gặp nhiều vướng mắc. Những vấn đề trên, nếu không được giải quyết hiệu quả, sẽ tiếp tục là lực cản của quá trình phát triển tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới.

Nguyên nhân chính có phải là do "nút thắt" từ nhân tố con người như ông đã từng nói?

- Đúng vậy. Trước đây Bình Thuận hay nói đến 2 điểm nghẽn cản trở sự phát triển đó là giao thông đối ngoại và chồng lấn quy hoạch titan với các quy hoạch khác. Tuy nhiên, theo tôi, còn có điểm nghẽn nữa, đó là nhân tố con người.

Con người luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua, một bộ phận cán bộ, công chức của tỉnh chưa thật sự toàn tâm toàn ý với công việc, chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; thậm chí có biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thờ ơ trước khó khăn, vất vả của người dân, doanh nghiệp. Có tình trạng "sợ sai", "sợ trách nhiệm" trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Chính vì vậy, nhiều năm liên tục, các chỉ số đo lường về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); về cải cách hành chính (PAR Index); về quản trị và hành chính công; về sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Bình Thuận thuộc nhóm thấp, có chỉ số có năm đứng thứ 63/63 tỉnh thành. Thực trạng trên đã tạo nên một "sức ì" cản trở sự phát triển của Bình Thuận trong thời gian qua.

Để cải thiện tình hình, chúng tôi đã tập trung khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sự cống hiến vì sự nghiệp chung, mà ở đây là sự phát triển của tỉnh trong cán bộ, đảng viên; từ đó cải thiện môi trường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ có hành vi tiêu cực, vừa động viên anh em nỗ lực, cố gắng nhưng cũng sẵn sàng thay thế cán bộ yếu kém về năng lực, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm với phương châm đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhắc nhiều lần: "Ai làm không được thì đứng sang một bên".

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 7.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trong một Hội nghị về công tác Đảng đã cho biết, thực tế có những tấm gương trong việc phê bình và tự phê bình, có "tiếng nói khác biệt" và được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao, trong đó có Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An. Vậy, trong điều hành công việc, ông sử dụng cán bộ cấp dưới, cán bộ có "tiếng nói khác biệt" với tập thể, với cá nhân ông như thế nào?

- Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, đây là nội dung rất được cán bộ, đảng viên quan tâm.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 8.

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh Bình Thuận đang ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi trội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.

Người cán bộ đó, phải biết làm đúng, nói cái đúng, thấy cái đúng phải bảo vệ, thấy cái sai phải kiên quyết đấu tranh; phải nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để tham mưu, giải trình; phải đổi mới, sáng tạo; phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của tỉnh, của nhân dân, của tập thể lên trên hết, trước hết. Khi xác định được điều đó, người cán bộ sẽ có "bản lĩnh" nói lên tiếng nói "khác biệt", nếu thấy đó là điều đúng.

Cá nhân tôi rất trân trọng và khuyến khích cán bộ mạnh dạn phản biện, có ý kiến khác với ý kiến của cấp trên với tinh thần vì công việc chung, vì lợi ích chung. Trong các cuộc họp, tôi tạo điều kiện cho mọi người đưa ra ý kiến của mình. Trên thực tế, nhiều ý kiến của cấp dưới được tiếp thu, thậm chí, có cuộc họp Ban Chấp hành, trước khi thông qua nghị quyết Hội nghị, khi có ý kiến khác biệt, tôi đã dừng lại để tiếp tục hoàn thiện, thông qua tại phiên họp khác. Hoặc trong công tác cán bộ, có những trường hợp tôi muốn thay đổi, khi đưa ra bàn, có ý kiến băn khoăn, có ý kiến theo hướng khác, tôi lắng nghe và thận trọng tiếp thu, quyết định phù hợp khi có sự đồng thuận cao, không áp đặt ý chí chủ quan.

Tôi nghĩ, người cán bộ lãnh đạo phải cầu thị, lắng nghe, kể cả những tiếng nói khác với ý mình; qua đó, nếu thấy đúng thì quyết tâm thực hiện, nếu phát hiện có sai sót thì phải tiếp thu, chủ động sửa chữa, khắc phục, không quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 9.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 10.

Bình Thuận đang ở giai đoạn có rất nhiều thời cơ để phát triển, là một điểm đến mới đầy tiềm năng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông từng ví von, ngày xưa Bình Thuận là cô gái có duyên nhưng ở vùng xa xôi, cách trở, khắc nghiệt, nên ít ai để ý. Còn hiện nay, Bình Thuận như cô gái đến tuổi cập kê, càng lớn càng xinh đẹp, chỗ ở và đi lại thuận lợi, nhà cửa khang trang hơn, chàng trai nào cũng muốn đến. Vậy thưa ông, điều gì đã làm Bình Thuận được như ngày hôm nay?

- Bình Thuận có diện tích đất đai rộng lớn nhưng lại chịu khí hậu khô hạn nhất nước, thường xuyên ở trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Tỉnh cũng thiếu hạ tầng giao thông kết nối, lại bị chồng lấn quy hoạch quặng sa khoáng titan với các quy hoạch khác, nên kém hấp dẫn nhà đầu tư.

Do vậy, về du lịch, ngoài khu vực Mũi Né thì các khu vực khác hầu như chưa được đầu tư gì, nhiều dự án du lịch hàng chục năm chưa triển khai hoặc triển khai giữa chừng thì "đắp chiếu", bỏ hoang. Đất đai rộng nhưng sản xuất nông nghiệp yếu ớt, không có những trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực công nghiệp thì tăng trưởng chậm, các khu, cụm công nghiệp trống vắng nhà máy, công xưởng. Doanh nghiệp thì chủ yếu vừa và nhỏ.

Các thế hệ lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã không ngừng nỗ lực hóa giải những "điểm nghẽn" đó, tìm hướng đi mới, lấy thách thức làm động lực sáng tạo, vượt khó vươn lên. Kết quả là, đến nay, tỉnh đã thành công trong việc "trị hạn", đã biến những vùng đất hoang hóa thành những cánh đồng xanh tươi; biến cái nắng, gió thành năng lượng tái tạo. Hiện tỉnh đang có những dự án với vốn đầu tư tỷ đô la đã được triển khai; một số dự án khác hàng tỷ đô, có dự án 11,9 tỷ đô đang chờ chủ trương đầu tư; những lĩnh vực ngày trước kém hấp dẫn (như đầu tư vào nông nghiệp, vào hạ tầng công nghiệp, logistic…) giờ cũng đang được nhiều nhà đầu tư "nhảy" vào.

Có thể nói, Bình Thuận đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 11.

Sau 30 năm kể từ khi tái lập tỉnh, Bình Thuận đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, chuyển mình mạnh mẽ và đạt được kết quả tích cực trên nhiều phương diện. Đến năm 2025, tỉnh Bình Thuận sẽ tự cân đối được ngân sách. Để thực hiện điều này, những giải pháp cần đột phá trong chiến lược phát triển của Bình Thuận như thế nào?

- Việc tự cân đối ngân sách là một thách thức lớn đối với tỉnh, chúng tôi cần phải có chiến lược phát triển đồng bộ các trụ cột kinh tế. Chúng tôi đã thống nhất xây dựng đề án thực hiện việc này với các giải pháp và mốc thời gian cụ thể để tổ chức thực hiện. Như tôi nói ở trên, hiện chúng tôi đã xây dựng được những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển 3 trụ cột kinh tế, đó là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp.

Về công nghiệp, chúng tôi tập trung 2 mảng: Công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến; trong đó, công nghiệp năng lượng là nòng cốt, là động lực thúc đẩy. Chúng tôi hiện có 48 nhà máy đã vận hành phát điện thương mại với nhiều loại hình. Toàn tỉnh hiện có 6 khu công nghiệp đang hoạt động, đã khởi công Khu công nghiệp Sơn Mỹ và sắp tới sẽ tiếp tục khởi công Khu Công nghiệp Tân Đức, hứa hẹn sẽ tạo ra một bước phát triển nhảy vọt của tỉnh trên lĩnh vực công nghiệp trong tương lai.

Về du lịch, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu Khu du lịch quốc gia Mũi Né, lấy đó làm hạt nhân lan tỏa để tiếp tục mở rộng không gian du lịch ra phía Bắc và phía Nam với nhiều loại hình du lịch, dịch vụ theo xu hướng hiện nay (du lịch thể thao biển; MICE, du lịch mạo hiểm,…); phát triển cảng du lịch, bến du thuyền và các dịch vụ cao cấp...

Đặc biệt, Bình Thuận đã được chọn tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2023. Đây là vinh dự đồng thời là cơ hội lớn để tiếp tục quảng bá, phát triển ngành du lịch tỉnh nhà, nâng du lịch Bình Thuận lên một tầm mới...

Bên cạnh đó, Bình Thuận cũng quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, ban hành các chế độ, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 12.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 13.

Trong phát triển kinh tế xã hội của Bình Thuận, nhiều ý kiến nói tỉnh Bình Thuận đang phát triển nóng về công nghiệp, dịch v, du lịch, nên cán cân bị lệch. Ngành nông nghiệp được quan tâm chưa tương xứng với tiềm năng. Bí thư đánh giá và có quan điểm như thế nào về nhận định đó?

- Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh xác định nông nghiệp là một trụ cột kinh tế của tỉnh nhà. Ngay sau Đại hội, Nghị quyết chuyên đề đầu tiên mà Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020 - 2025 ban hành là Nghị quyết về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Nhìn lại những giai đoạn trước, tỉnh cũng đã dành nhiều thời gian, nguồn lực để đầu tư cho hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất là thủy lợi.

Đến nay, chúng tôi đã có hệ thống thủy lợi tương đối đồng bộ, toàn tỉnh đã có 78 hệ thống thủy lợi với hàng trăm công trình lớn, nhỏ với tổng dung tích hơn 400 triệu m3; đưa diện tích gieo trồng được tưới chủ động tăng gấp 4 lần.

Với những những kết quả đó, cho thấy chúng tôi nhận thức rất rõ về vai trò, vị trí của phát triển nông nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 14.

Thưa ông, nhắc đến nông nghiệp Bình Thuận là nhắc đến thanh long, điều, là chăn nuôi gia súc, gia cầm... Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV cũng xác định, Bình Thuận phải phát triển nông nghiệp bền vững. Để làm được điều đó, Bình Thuận có cách làm hay giải pháp gì khác biệt so vi các địa phương khác?

- Như đã nói, Bình Thuận là vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nơi khô hạn nhất nước, và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, cùng với sự sụt giảm các nguồn lợi thủy sản, nên việc phát triển nông nghiệp của tỉnh rất khó khăn, cần có hướng đi, tư duy mới, phù hợp.

Với nhận thức đó, chúng tôi đẩy mạnh cơ cấu lại và đổi mới mô hình phát triển nông nghiệp, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, "phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, đặc hữu có khả năng chống chịu cao với thời tiết cực đoan, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; liên kết theo chuỗi giá trị và có giá trị gia tăng cao; gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch".

Theo đó, Bình Thuận tiếp tục ưu tiên nguồn lực để đầu tư các công trình thủy lợi lớn, theo hướng đa mục tiêu như: Triển khai xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét; Triển khai giai đoạn 2 dự án hồ Sông Dinh 3; hệ thống kênh nhánh, kênh tiếp nước liên huyện phía Nam tỉnh, kênh chính Bắc Sông Quao, hệ thống kênh mương hồ Sông Lũy… Đặc biệt, sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương thúc đẩy việc triển khai dự án Hồ chứa nước La Ngà 3. Với việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, nông nghiệp Bình Thuận sẽ có cơ hội phát triển nhanh.

Chúng tôi cũng tập trung nâng cao chất lượng, giá trị của một số sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh, nhất là 2 lĩnh vực: Trồng trọt và khai thác - chế biến thủy sản. Kêu gọi các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tham gia đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đồng thời, tích cực xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, tìm kiếm thị trường theo các hiệp định thương mai tự do của Việt Nam ngoài những thị trường truyền thống...

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 15.

Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Bình Thuận có chủ trương huỷ dự án xây khu đô thị để giữ lại rừng ngập mn 32 ha giữa lòng thành phố Phan Thiết là một minh chứng cho sự phát triển xanh, bền vững. Những mâu thuẫn về phát triển nhanh với phát triển bền vững, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, hài hoà với thiên nhiên được ông và lãnh đạo tỉnh giải quyết như thế nào?

- Phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là chủ trương quan trọng của Đảng ta, được nhấn mạnh qua nhiều nhiệm kỳ. Bình Thuận là địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, là vùng khô hạn nhất nước nên càng phải chú trọng việc giữ gìn môi trường sinh thái.

Câu chuyện giữ lại 32 ha rừng ngập mặn chỉ là một ví dụ. Chúng tôi đã đưa vào các nghị quyết, chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội vấn đề này như:  Không chấp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không chuyển diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ven biển có nguồn gốc đầu tư từ ngân sách nhà nước sang mục đích sử dụng khác,…;  không khai thác titan ở các khu vực mỏ không bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, có nguy cơ gây mất an toàn xung quanh khu vực mỏ khai thác, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, môi trường sinh thái, phá vỡ cảnh quan, không đảm bảo nguồn nước phục vụ khai thác, tuyển quặng titan…

Đặc biệt, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Bộ TN-MT đưa ra khỏi Quy hoạch dự trữ khoảng 28.000 ha để phát triển kinh tế - xã hội; không vì khai thác khoáng sản mà hủy hoại môi trường.

Năm 2013, cùng với năm du lịch Quốc Gia "Bình Thuận – Hội tụ xanh", Tỉnh ủy Bình Thuận đã lấy chủ đề năm là "Chỉnh trang đô thị, giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp"với quyết tâm xây dựng tỉnh Bình Thuận từ thành thị đến nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, đẹp hơn, xanh hơn, sạch hơn, là nơi đáng sống, là điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách.

Điều này cho thấy chúng tôi chọn hướng đi bền vững, quý trọng thiên nhiên, không chỉ chăm lo tốt môi trường sống hiện tại mà cho cả các thế hệ mai sau.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 16.

Bí thư Dương Văn An và câu chuyện hoá giải điểm nghẽn ở Bình Thuận - Ảnh 17.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem