Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 1.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 2.


Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 4.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 5.

Phóng viên: Năm 2014, tại sao chị lại quyết định bỏ lại tất cả "cơ đồ" ở TP HCM để đi làm "giúp việc" tại xứ sở mà ai cũng biết là bão táp theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đó?

- Tác giả Nghiêm Hương: Lúc đó có nhiều thứ đẩy tôi đi. Và tôi đã quyết định khá vội vã. Tài chính cũng một trong số đó. Nhiều người nói tôi đi vì đam mê, tôi đi vì sở thích là… nói láo. Tôi đi là vì tiền. Lúc ấy kinh tế của tôi rất khó khăn.

Buổi sáng đang ngồi đọc báo, thấy cái tin cần đầu bếp (tôi lại từng học nấu ăn và rất thích nấu ăn), đi lao động ở nước ngoài mà không cần phải đóng cọc tiền. Thông tin đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), đặc biệt đi Ả Rập thời gian đó (2014) vô cùng ít ỏi, không thể tìm hiểu ở đâu được. Cũng có vài thông tin nào đó đã cảnh báo, nhưng lại không phải là nguồn chính thống, nên tôi không tin. Khi tôi đến văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động ngay ở Quận 2 (TP.HCM), họ tư vấn cũng khá… mượt mà.

Có phải người ta đã giấu nhẹm nhiều thông tin bất lợi cho người lao động khi sang đó làm thuê?

- Nếu phương pháp của mình không sai thì rõ ràng đơn vị dẫn người đi lao động nước ngoài kia đã… sai.

Tôi sẽ không nói cụ thể thêm, dù tôi đã làm việc với những người đứng đầu cơ quan đó. Hôm ấy, bên lề hội thảo, ông ấy cũng thừa nhận cái sai đó. Đơn vị đưa tôi đi XKLĐ là đơn vị chính thống tại Hà Nội. Ngày ấy họ tư vấn dưới danh nghĩa của Hội Liên hiệp Phụ nữ... Thế nên tôi không thể không tin.

Khi tôi chịu mọi khổ đau, chết đi sống lại ở Ả Rập, "bò" về được Việt Nam, thì đại lý đó giải tán rồi. Tôi tìm được cô tư vấn cho tôi trước kia, thì cô ta nói: Giờ chỉ có ra tận văn phòng ngoài Hà Nội để hỏi thôi... Tôi chẳng có xu nào dính túi, nên đành chịu.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 6.

Sau hành trình "dấn thân bất đắc dĩ" đầy ám ảnh như vậy, đến giờ, theo suy nghĩ "người trong cuộc" của chị, những người đi XKLĐ kiểu đó, họ là ai và họ nghĩ gì. Vì sao họ cam chịu như vậy?

- Nói do thân phận thì hơi quá, thật ra là họ đi tự nguyện đấy chứ. Sang đến nơi, biết được công việc và cuộc sống quá khổ sở thì họ chịu đựng. Họ làm theo suy nghĩ đâm lao nên phải theo lao.

Ví dụ cô bé mà tôi có viết trong cuốn sách. Cô bị bà chủ đánh rồi lấy dao băm vào tay, đến lúc về nước, cô ấy đi bán quần áo ở chợ trên quận Tân Bình. Tôi nói tôi sẽ giúp cô ấy một công việc tốt hơn. Cô ấy nói, nếu làm việc ở đây thì chỉ được 6-7 triệu đồng một tháng, em không thể trả nợ cho chồng cũ và mẹ em được. 4 tháng sau cô đã quay lại với Ả rập Xê út để làm người hầu rồi.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 7.

Có lần tôi nói chuyện với một cán bộ hữu trách ở bên đó, ông cho biết đã tuyên truyền, đào tạo rất bài bản cho các đại lý. Thế nhưng khi tập huấn xong thì ai sẽ kiểm soát thực tế khi họ tuyển dụng, tư vấn? Người lao động như tôi, khi đi, họ "chăm sóc kĩ càng" tới mức đưa ra tận máy bay, đợi đến khi tôi lên máy bay thì họ mới về. Họ sợ người lao động bỏ trốn (?). Họ giữ lại sổ hộ khẩu, khi tôi sang Ả Rập rồi thì bên này họ mới tìm người nhà của tôi và trả lại sổ hộ khẩu.

Họ hứa "xuất khẩu lao động" chỉ là làm 8 tiếng/ngày. Nhưng ở Ả rập, tôi thường phải làm 18-20 tiếng, có khi là 22 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Bi kịch của chúng tôi có thể ra đời từ sự gian dối nào đó, khi mà các chủ nhà phải bỏ một số tiền lớn ra để "mua" các lao công như chúng tôi. Nhưng thực tế người lao động được nhận số tiền lương quá ít ỏi. Như tôi, tính ra tiền Việt là 9 triệu đồng/tháng.

Bi kịch đau lòng thế, vậy tại sao lao động phổ thông vẫn bị hút sang đó nhiều thế?

- Thứ nhất, chính sách của Ả rập Xê út là mỗi đứa trẻ sinh ra đều được bao cấp từ A đến Z nên phụ nữ bên đó thường có từ… 5 đến 10 con. Họ không quản xuể được việc nhà, kinh tế của họ lại giàu có nữa, nên cần rất nhiều giúp việc. Có gia đình ngót chục ô-sin.

Thứ 2 là đi XKLĐ ở Ả rập Xê út không cần đặt cọc, cũng không cần phải học hành hay thực hiện các thủ tục khắt khe như nhiều quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động ngoài nước khác.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 8.

Trong cuốn sách, chị Nghiêm Hương kể, mình và nhiều người giúp việc khác phải làm việc thậm chí 22 giờ một ngày dưới giá rét kinh hoàng dưới 0 độ C của mùa đông Ả Rập Xê Út. "Họ biết tôi bệnh. Nhưng không có sự khoan nhượng", vẫn bắt làm như một nô lệ thời Trung cổ. Trải qua 3 nhà chủ, thân phận ô-sin của Nghiêm Hương đều bị đối xử dưới mức cần phải có của một con người. 

"Ông ta không để tôi kịp đề phòng, từ phía sau ông ta ôm chặt ngang người tôi, tay còn lại thọc thẳng vào ngực tôi từ phía trên cổ áo rồi cứ vậy ông ta ép "của quý" của mình vào mông tôi và dồn tôi vào sát tường" (trích cuốn sách). 

Đến "hầu" ở nhà tiếp theo, tác giả lại đối mặt với nạn dữ đòn. "Bà ta táng mạnh vào đầu tôi làm tôi loạng choạng ngã vào bồn rửa. Mắt tôi hoa lên". "Tôi chưa từng thấy gia đình nào mà người giúp việc đông tới mức như vậy (…), họ không phải nô lệ mà chỉ là những con vật câm lặng làm theo tiếng huýt gió của mama (bà chủ)", tác giả chua xót viết.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 9.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 10.

- Tác giả Nghiêm Hương: Sang đến đó, biết được bản chất rồi nhưng không còn cách nào khác được. Visa bị người ta giữ, cũng không hề có được chỉ dẫn nào từ đại lý bên này nữa, gọi về nhà lại càng khôngTôi chỉ còn biết cam chịu.

Thực ra tôi đã định đầu hàng rồi, cứ tự nhủ: Thôi, cố chịu đựng rồi sẽ có ngày về được. Lúc ức quá, tôi đã nhiều lần tỏ thái độ, đã đánh nhau với bà chủ mà tình hình vẫn không được cải thiện. Họ áp chế rất giỏi.

Suốt thời gian ở bên đó, đỉnh điểm của nỗi đau và sự bất bình, sợ hãi trong chị là khi nào?

- Tác giả Nghiêm Hương: Nếu nói đỉnh điểm nỗi đau thì có đến mấy đỉnh cùng lúc, nỗi đau thể xác, tinh thần song hành. Tôi bị dội cả nồi nước luộc cừu vào người, bị hắt luôn cả bát hạt tiêu vào mặt, phải đứng giữa bãi nước đầy phân gà nhìn chuột bám vào ống quần mình mà leo lên.

Phụ nữ sang đó bị hãm hiếp như thế nào thì tôi không biết nhưng bị gạ gẫm tình dục tất cả đều gặp. Già, trẻ, lớn, bé, xấu, đẹp đều bị hết.

Việc gạ gẫm tình dục, họ hỏi thẳng chứ không ý tứ. Ngày đó điện thoại Iphone 6S mới ra, như với tôi, họ dụ "nếu mày "đồng ý" thì mày có Iphone 6S luôn", "lương gấp đôi, tao sẽ chuyển vào tài khoản của mày ngần này tiền mỗi tháng". Nếu đồng ý thì một tuần mày gặp tao bao nhiêu lần, tại đâu, không được để vợ tao biết.

Các gia đình thuê chị làm giúp việc, gia cảnh của họ thế nào, công việc hàng ngày của các chị ra sao?

- Tác giả Nghiêm Hương: Nhà cuối cùng mà tôi làm, họ có rất nhiều giúp việc, riêng ở bếp đã 5 người, nhà rất rộng. Gia đình đó là "hoàng thân quốc thích". Ông chồng là vị tướng khá nổi tiếng. Họ có 10 người con. Ông chồng ở riêng một khu, bà vợ ở riêng một khu. Từ khu này qua khu kia phải đi bằng ô tô.

Những ngày lễ, làm chung với giúp việc nam, chúng tôi không được nói chuyện, không được bỏ khăn ra. Chúng tôi làm cái vườn đằng sau, khu bể bơi có sàn nhảy với bàn tiệc. Chúng tôi đi quấn vải vào những cây xung quanh vườn, đi trang trại thu hoạch thực phẩm để lo cho cái lễ đó. Giống như Tết của Việt Nam mình ấy, nhưng Tết của họ kéo dài cả tháng trời, và chúng tôi làm việc quần quật suốt những ngày ấy và khoảng 15 ngày "hành xác" trước đó nữa.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 11.

Cơ duyên thế nào mà chị viết những câu chuyện đó thành sách?

- Tác giả Nghiêm Hương: Đến cuối 2016, đầu 2017 dì tôi mới hỏi chuyện tôi đi XKLĐ. Thì tôi kể vài câu chuyện lặt vặt. Lúc ấy tôi bận nên ghi âm rồi gửi cho dì nghe. Nghe xong, bà bảo: Cứ để thế này thì phí quá. Viết thành sách đi, sẽ có ích cho cả cộng đồng nữa.

Sách của chị in ra được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ độc giả và nhiều giới nhiều ngành. Chị có kỳ vọng nó giúp cảnh tỉnh ai đó, giúp nhà quản lý xem xét lại các bất cập không?

- Tác giả Nghiêm Hương: Đến khi thấy báo chí, truyền hình gọi hỏi, phỏng vấn nhiều quá thì tôi cũng nghĩ: nếu để cảnh tỉnh được một ai đó hoặc làm gì đó vì cộng đồng, thì còn gì bằng.

Tôi có được mời tham gia tọa đàm với anh Phó Cục trưởng ngành xuất khẩu lao động và chị lãnh đạo Viện trưởng một Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, các vị cũng nói là triển khai rất nhiều Nghị định để chấn chỉnh tình hình. Chiều nay chị Tiến sỹ, lãnh đạo Viện Nghiên cứu trên có nói với tôi là: dự kiến, sách của tôi sẽ phát thanh trên loa phát thanh xã, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 10 phút để chị em người ta nghe. Xã đó ở tỉnh Hà Tĩnh.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 12.

Tóm lại vì sao ông chủ người Ả Rập lại mua vé máy bay và kẹp 1.000 đô la giúp chị "trốn" về Việt Nam nhỉ?

- Tác giả Nghiêm Hương: Ở nhà ông chủ thứ hai của tôi, có một lần ông mua cho tôi túi gạo của Việt Nam mà bà chủ tức tối hành hạ tôi lên bờ xuống ruộng. Bà ấy nhốt tôi trong nhà đến nỗi đái cả ra khăn khố. Vì không có chỗ nào mà đi tiểu. Mấy ngày trời không được ăn uống, chìm trong bóng tối có hò hét cũng không ai nghe. 

Ông bác sỹ chủ nhà là người rất trí thức và đối xử tử tế với tất cả mọi người. Có lúc tôi đã nghĩ đến cái chết. Sau khi tôi trốn về nước rồi, năm 2018 chị Perla (cùng là người giúp việc) mới nhắn tin là có con bé từng giúp tôi trốn thoát đã bị bà chủ tra tấn bằng cách nhụt vào thùng nước lạnh. Mà nó chết ngất, phải đưa đi bệnh viện.

Họ bóc lột chúng tôi đến mức, tôi có nói chuyện với những người giúp việc ở gần mình, rằng: nếu bà chủ cho lựa chọn giữa 200 đô la hoặc cho ngủ 1 ngày thẳng cẳng thì chúng ta chọn cái gì? Tất cả đều chọn là được ngủ.

Nhưng, trong những điều tệ hại nhất đó, vẫn le lói không ít sự ấm. Ông chủ nhà thấy tôi có phong cách gì đó… không giống như người giúp việc thông thường, nên ông đối xử rất nhân ái. Ông ấy kẹp cái vé máy bay vào trong hộ chiếu và đưa cho tôi. Ông ấy còn để vào đó thêm một phong bì chứa 1.000 đô la, ông ấy còn ghi lại cho tôi dòng chữ tiếng Ả Rập: chúc may mắn.

Không gian sống, rồi công tác quản lý kẻ hầu người hạ ở bên đó, chị mô tả trong cuốn "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út", đọc mà thương xót cho những phụ nữ tha hương mưu sinh quá!

- Tác giả Nghiêm Hương: Nhà họ nhiều giúp việc lắm, riêng ở dưới bếp đã 5 người rồi, nhà mà tôi ở cực kỳrộng, thuộc vào hệ hoàng thân quốc thích, ông chồng là vị tướng khá nổi tiếng. Họ có10 người con. Ông ấy ở riêng 1 khu, bà ấy ở riêng 1 khu. Các quy định của họ với kẻ hầu người hạ là cực kì hà khắc. Bây giờ nghĩ lại thì mình thấy đó là trải nghiệm khá là đắt giá. Nhưng thời gian sống ở đó thì đúng như là cực hình khủng khiếp.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 13.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 14.

Chị có sợ cuốn sách của mình viết ra rất thật nhưng lại dễ đụng chạm không?

- Tác giả Nghiêm Hương: Cái này tôi đã lường trước rồi. Mẹ tôi sợ, dì tôi sợ. Chính vì thế mà bên xuất bản đổi hết tên nhân vật. Mình sử dụng tên thật và nói không việc gì phải sợ cả. Nhưng họ vẫn sợ và họ đổi. Và, nhiều cái tôi đã nói giảm nói tránh rồi. 

Cô bé Jabil người của quốc gia rất gần chúng ta kia, nó bị lạm dụng tình dục, thậm chí là người đồng hương họ lạm dụng nhau. Bản thân cô ấy phục vụ trong nhà có ông già hơn 70 tuổi, có "làm được gì" nữa đâu. Ông ấy nằm bệnh, nhưng quái đản lắm, cô bưng cơm lên là ông sờ soạng đủ kiểu...

Điều gì chị lưu ý nhất khi viết cuốn sách vừa rồi?

- Tác giả Nghiêm Hương: Tôi nghĩ, để cảnh tỉnh chị em đang xuất khẩu lao động đi làm giúp việc, thì cuốn sách này không phải là công cụ hữu hiệu nhất. Muốn cảnh tỉnh họ, phải nói bằng cái giọng của họ, trình độ thật sự gần gũi hoặc của chính họ, với cách nói của họ. Ví dụ như mình nói là: "Mày mà còn đi giống như tao là mày sẽ chết hoặc mày sẽ bị hiếp". Tức là, mình phải nói một cách bình dân nhất.

Lúc thừa sống thiếu chết ở xứ Ả Rập như vậy, chị có gọi điện cho ai để cầu cứu hay kêu than không, có gọi bố mẹ mình không?

- Lúc đau khổ nhất, tôi chẳng gọi cho bố mẹ, chẳng gọi cho ai. Vì cũng kiệt sức rồi. Tôi đánh bà chủ nhà ấy cũng là phản ứng tự vệ thôi, chứ lúc đó thì chả nghĩ được gì nữa. Lúc đó đầu chỉ buồn ngủ thôi. Vừa đứng vừa nấu vừa ngủ gà ngủgật. Lúc nào cũng trong tình trạng buồn ngủ. Nổi điên lên vì buồn ngủ.

Tôi nghĩ, những người làm giúp việc rất "địa ngục" kia, họ tự nguyện đến với một sự lựa chọn thì đúng hơn.

- Tác giả Nghiêm Hương: Có lẽ thế. Chị Perla mà tôi đã nhắc, là người giúp việc thôi nhưng chị ấy nói cực kỳ hay, chị ấy nói tôi là đá, tôi là nước và tôi là thép, tôi có sức mạnh đó. Chị ấy có thể sống được ở đó 7-8 năm ròng. Chấp nhận để có đồng tiền.

Cảm ơn chị với cuộc trò chuyện chân thành và cởi mở này.

Chị Nghiêm Hương, tác giả cuốn “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”: Già trẻ, lớn bé, xấu đẹp đều bị gạ tình hết  - Ảnh 15.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem