Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 1.

Mở đâu câu chuyện, luật sư Lê Vi chậm giọng: "Thú thực là tôi ít tâm sự với ai vcuộc đời mình, nhất là với các nhà báo. Bởi, tôi ngại lên báo nói về việc mình làm vì sợ nhiều người nói mình PR cho bản thân…". Tôi luôn quan niệm, mỗi việc tôi đang làm thì phải hết sức cố gắng, làm như thể kiếp trước mình đã nợ gieo. Nay cố gắng làm trả cho hết để thân tâm nhẹ nhàng về sau.

Nhiều thế hệ học sinh không chỉ riêng của trường Hoa Sen luôn coi ông là người truyền nhiều cảm hứng cho họ, trong học tập và cả trong cuộc sống. "Dù tôi là Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm giám đốc của cả hệ thống các trường Hoa Sen, nhưng tôi không có phòng làm việc riêng. Bởi tôi thấy mình hầu như không thể ngồi im một chỗ, với lại thầy cô, các em học sinh mới cn diện tích nhiều hơn nên tôi chọn nơi làm việc thông thoáng, gần thiên nhiên. Cụ thể là hôm nay trò chuyện với nhà báo dưới tán cây này…", luật sư Lê Vi tâm sự.

Đưa tay lật từng trang A4 cũ trong tập tài liệu xếp cẩn thận, luật sư Lê Vi luôn nhắc mình có được như hôm nay là nhờ những năm tháng cực khổ khi còn nhỏ. Đặc biệt những những tháng ông chấp hành bản án tù của hơn 20 năm trước…

"Chính những ngày tháng ở đó, đã giúp tôi có thêm động lực học tập và làm việc, để rồi được như ngày hôm nay…", luật sư Lê Vi tâm sự.

Tôi hỏi, lúc đó đang là sinh viên đại học vì sao lại ông bị tòa tuyên án?

Dẫu đã hơn 20 năm nhưng luật sư Lê Vi vẫn nhớ như in cái ngày định mệnh đầu năm 2000 mà ông phải nhận. 

"Lúc đó tôi đang là sinh viên năm thứ 3 của Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng). Bởi theo quy định của pháp luật hiện hành, sinh viên đang học như tôi thì được tạm hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự. Do đó, tôi yên tâm cp sách đến giảng đường. Mặc dù i có trình thẻ sinh viên, giấy xác nhận của nhà trường, nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan luật pháp vẫn kết án tôi…

Đêm đầu tiên trong trại tạm giam, tôi khóc sưng cả mắt. Từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ biết đi học, làm phụ cha mẹ, kiếm thêm tiền trang trải cho học hành, nay ở trong tù không khóc sao được…", luật sư Lê Vi nhớ lại.

Theo bản án hình sự ngày 17/2/2000 của TAND huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Nguyễn Lê Vi 6 tháng tù về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, theo khoản 1 Điều 206.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 2.

Những tháng trong khi thi hành án, ông học được những gì mà ông lại khẳng định: Chính những ngày tháng đó đã giúp ông có thêm động lực học tập và làm việc để rồi có được như ngày hôm nay?

- Tôi được học nhiều lắm chứ! Đến hôm nay tôi vẫn xem những ngày tháng thi hành bản án, như một tai nạn, như một thử thách mà cuộc đời bắt mình phải trải qua.

Tôi luôn mang ơn vị giám thị trại giam ở Ninh Thuận tên là Nguyễn Trung Kiên. Có lẽ ông giám thị này đã thấu hoàn cảnh của tôi, nên đã tạo điều kiện hết mức cho tôi có thời gian được ôn tập những kiến thức mình đang học. Ông còn dặn người nhà mang sách vào trại giam cho tôi học. Nhờ đó, kiến thức của tôi không bị mai một.

Sau khi thi hành xong, tôi về lại trường cũ, được ban giám hiệu trường đại học tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp tục đến giảng đường. Thuở ấy, các bạn sinh viên học 1 thì tôi phải học 10 mới theo kịp.

Hai năm sau, tôi tốt nghiệp đại học cùng lúc với các bạn trong lớp. Ngày tôi nhận bằng cử nhân, cha mẹ tôi khóc hết nước mắt bởi không ai ngờ rằng tôi có được kết quả hôm nay sau những tháng ngày gian truân…

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 3.

Ra trường ông làm gì đầu tiên để chứng minh khả năng của mình?

- Thời điểm năm 2002, các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận có chương trình kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp đại học, nhân tài tăng cường về xã phường nên tôi đã nộp đơn đăng ký.

Hồ sơ tôi được duyệt, tôi được phân công về UBND xã Tri Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) làm việc.

Trong thời gian làm việc ở xã, tôi được tiếp xúc với nhiều bà con nông dân, qua đó tôi nhận thấy bà con mình thiếu nhiều về kiến thức pháp luật, vô tình dẫn đến vi phạm pháp luật, xảy ra những chuyện tranh chấp đau lòng không đáng có.

Một lý do khác bởi trong tâm tôi luôn thắc mắc về chuyện mình bị thi hành bản án, nên tôi ôm ấp ước mơ, một ngày nào đó, tôi sẽ tiếp tục học chuyên ngành luật để thỏa mãn thắc mắc của chính mình. Năm 2004, tôi quyết định học văn bằng hai và thi vào Đại học Luật để tự tìm lại công lý cho chính mình.

Nhờ học trường luật, tôi mới "ngộ" ra nhiều điều, từ chuyện thắc mắc của bản thân mình, tôi thấy lòng mình đã rộng ra, chuyển từ trạng thái thắc mắc sang một tình thương rộng lớn hơn.

Nhờ học luật tôi đã biết tha thứ cho tất cả, nhất là những người vì lý do nào đó mà vô tình vi phạm pháp luật. Tôi luôn vui vẻ với những người trước đây đã "từng làm khó tôi"... Có nhiều cái trước đây mình không thích, nhưng học luật, tôi đã mở lòng sẵn sàng đón nhận nó bằng cả trái tim…

Tôi không quên những ngày tháng bị án, nhưng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ "đáp trả" và coi đó như một "tai nạn" của riêng mình, lấy đó làm động lực phấn đấu để cho mình, người thân và những người quanh mình có được cuộc sống tốt đẹp hơn…

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 4.

Ông nói học luật để giúp bà con nông dân nghèo, vậy ông đã thực hiện ý nguyện của mình chưa?

- Sau khi tốt nghiệp ngành luật, tôi tham gia Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai và bắt đầu chuyển sang trang mới. Tôi thấy mình phù hợp với ngành luật nên tham khảo, học hỏi thêm nhiều luật sư đàn anh đi trước và thành công trong vai trò tư vấn.

Những doanh nghiệp được tôi tư vấn, sau này thành công đã quay về ủng hộ tôi rất nhiều trong các chương trình thiện nguyện. Tôi đã thực hiện và đang tiếp tục thực hiện cho đến khi không còn sức…

Thời điểm năm 2009, xảy ra vụ nhà máy Vedan xả thải ra sông Thị Vải, làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho nhưng công ty này vẫn không chịu bồi thường thỏa đáng… Lúc đó, tôi và một số đồng nghiệp khác đã trực tiếp đi gặp nông dân ở TP.HCM - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu để tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện…

Kết quả của cuộc chiến pháp lý này là phía Vedan đã hoàn tất việc bồi thường 220 tỷ đồng cho nông dân bị thiệt hại. Sau vụ này, nhiều bà con nông dân đã quay lại giúp đỡ tôi. Chính tôi cũng không ngờ bà con nông dân tốt bụng đến thế!

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 5.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 6.

Tôi nhớ không nhầm thì ông đã từng tham gia bào chữa cho bị cáo Hồ Duy Trúc từ bị tuyên án tử hình trong vụ cướp gây chấn động xã hội ở cầu Phú Mỹ, thuộc địa bàn Q.2 - TP.HCM bị tòa tuyên mức án tử hình?

- Đúng vậy! Sau phiên tòa, chính tôi nhận con trai của bị án Hồ Duy Trúc làm con nuôi.

Ở phiên tòa sơ thẩm, sau khi nghe HĐXX tuyên Hồ Duy Trúc mức án tử hình, gia đình người thân đã "làm náo loạn" phiên tòa. Sau đó, tôi khuyên cha mẹ Trúc không được làm như thế là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vì thế, đến phiên tòa phúc thẩm, gia đình Trúc đã không làm như phiên sơ thẩm nữa.

Lúc vụ án mới xảy ra, chính tôi cũng lên án hành vi cướp của Hồ Duy Trúc. Và tôi cũng đã một lần từ chối lời đề nghị của cha mẹ bị cáo này. Nhưng sau đó, tôi đi tìm hiểu thì biết cha mẹ của Trúc có thân phận rất đáng thương, một gia đình nghèo khó, hiểu biết về pháp luật nông cạn nhưng có tấm lòng thương con rất lớn.

Nay, người con mà họ mang nặng đẻ đau bị nạn, mới đến nhờ mình, nếu mình từ chối nữa thì cha mẹ Trúc biết dựa vào đâu, tương lai của đứa con của Trúc sẽ ra sao? Sau mấy đêm suy nghĩ, tôi quyết định đi tìm cha mẹ Trúc và nhận bào chữa miễn phí…

Theo bản án, tối 24/11/2012, Hồ Duy Trúc cùng đồng phạm sau khi nhậu nhẹt tại đường Phạm Văn Luông, quận 7 (TP.HCM), đã lên kế hoạch rủ nhau đi cướp xe máy bán lấy tiền tiêu xài.

Khoảng 20h tối hôm đó, các đối tượng mang theo hung khí chạy đến khu vực cầu Phú Mỹ, quận 7 hướng về quận 2 thì phát hiện chị T. đang điều khiển xe máy Honda SH lưu thông cùng chiều nên chặn đầu xe, dùng mã tấu chém vào cánh tay phải khiến nạn nhân ngã xuống đường...

Tại hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Trúc đều bị tuyên án tử hình về tội "Cướp tài sản". Vợ chưa cưới của Hồ Duy Trúc, đã ngã quỵ tại sân tòa khi nghe tin chồng bị tuyên án tử hình.

Chứng kiến cảnh này, tôi đã nói người thân Hồ Duy Trúc, nếu gia đình khó khăn, tôi sẽ nhận con của Trúc làm con nuôi. Những người thân còn lại của Trúc, tôi sẽ tạo điều kiện cho họ làm việc để họ có kế sinh nhai. Nghe tôi nói vậy, mẹ của Hồ Duy Trúc đã quỳ xuống lạy tôi giữa sân tòa khiến tôi vô cùng bối rối.

Tôi rất tiếc, sau đó tôi chỉ nuôi được con của Trúc khoảng 2 năm thì mẹ cháu đến xin và được sự đồng ý của cha mẹ Trúc tôi đã giao cháu lại cho mẹ ruột….

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 7.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 8.

Dẫn chúng tôi tham quan ngôi trường mới xây và quán cơm Nụ Cười do vợ chồng gầy dựng, luật sư Lê Vi cho biết, thuở bé mình sinh ra trong vùng quê nghèo ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) nên hình ảnh những bạn bè cùng tuổi còn thiếu ăn cứ hiện về mãi trong đầu ông.

Hai vợ chồng ông bàn bạc, thống nhất mở quán cơm từ thiện nhưng lo làm từ thiện không đúng cách, khách sẽ không đến nên hai vợ chồng ông khăn gói vào TP.HCM tìm thầy học.

Nhờ sự đồng cảm chung, có người dẫn Lê Vi đến gặp ông Nam Đồng- nguyên TBT Báo Pháp luật TP.HCM – hiện là chủ hệ thống quán cơm Nụ Cười ở Sài Gòn. Nhờ đó luật sư Lê Vi "copy" mô hình này từ TP.HCM về Ninh Thuận.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 9.

Dân làm luật, không quen với các chương trình từ thiện nhưng ông vẫn quyết làm và nguồn tiền ở đâu ông chi cho quán cơm này?

- Quán cơm Nụ Cười ở số 36A đường Ngô Gia Tự, phường Thanh Sơn, nằm ngay trong lòng TP.Phan Rang-Tháp Chàm nên khách đến ngày càng đông. Tôi thu tiền 2.000 đồng một phần cơm nhằm để "thượng đế" của mình xóa bỏ tâm lý e ngại chuyện ăn không đồng và họ sẽ có cảm giác là mình được phục vụ.

Chứ thực chất, giá trị phần ăn vốn hơn 15.000 đồng. Bù lỗ cho phần này đã có cá nhà hảo tâm giấu mặt hỗ trợ.

Thấm thoát quán cơm đã 8 năm, mỗi tuần bán 5 ngày vào buổi trưa, mỗi buổi khoảng 200 suất với giá 2.000 đồng/suất có đầy 4 món.

Hồi mới mở quán, tôi lo lắm, sợ thiếu tiền nhưng càng bán thượng "đế càng" đông thì có nhiều người ủng hộ. Giờ không lo thiếu vốn, mà chỉ lo nấu không ngon "thượng đế" chê không đến ăn nữa thôi.

Tôi quan niệm "cho đi là còn mãi" nên thấy khách đến ăn, ai cũng nở nụ cười tươi là tôi vui lắm.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 10.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 11.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 12.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 13.

Vì sao ông vẫn giữ tên ngôi trường Hoa Sen - đã từng "lùm xùm" không hay từ một chủ cũ - mà không đổi thành tên khác?

- Hơn chục năm trước chủ cũ của trường Hoa Sen có mối bất hòa với các phần hùn nên đã sang nhượng lại. Và khi ấy chỉ là trường mầm non Hoa Sen.

Khi chúng tôi nhận sang lại nhưng quyết định không đổi tên bởi cái tên Hoa Sen rất đẹp. Chỉ có con người mới làm cho Hoa Sen không đẹp mà thôi! Hồi ấy cũng gây tranh cãi nhưng cuối cùng, nhiều người ủng hộ tôi. Và sau hơn chục năm hoạt động, thương hiệu Hoa Sen có như ngày hôm nay.

Trường liên cấp Hoa Sen với cái tên ban đầu là Trường liên cấp  - Song ngữ Hoa Sen Ninh Thuận đi vào hoạt động trong năm học 2018 - 2019. Ngôi trường có diện tích hơn 14.000 m2 ở khu đô thị mới Đông Bắc (khu K1), phường Mỹ Bình, TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tổng mức đầu tư 53 tỷ đồng. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của trường đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trường có khu nội trú được xây dựng riêng biệt cho học sinh nam và nữ. Trong mỗi lớp học, nhà trường bố trí 2 giáo viên (tiếng Việt và tiếng Anh) để hỗ trợ các em học song ngữ.

Mỗi giáo viên có nhiệm vụ kèm cặp, chăm sóc 15 học sinh ở lớp và sinh hoạt ngoại khóa. Mỗi tuần, nhà trường bố trí 2 tiết/lớp cho học sinh luyện âm, giao tiếp với giáo viên tiếng Anh nước ngoài.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 14.

Hệ thống Trường liên cấp Hoa Sen Ninh Thuận (từ mầm non đến lớp 12) được xem là trường học có "1-0- 2", bởi ngoài kết quả học tập ra, học sinh muốn được xét duyệt lên lớp "buộc" phải biết bơi? Tại sao lại có quy định như vậy?

- Qua 10 năm thành lập, hệ thống trường Hoa Sen vẫn duy trì phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận dạy bơi thường xuyên cho khoảng 300 – 500 học sinh trên địa bàn. Nhà trường trang bị 5 hồ bơi tại 5 cơ sở trong toàn hệ thống nhà trường, trong đó có 1 hồ đạt tiêu chuẩn cho thi đấu cự ly ngắn.

Hàng tuần, từ thứ ba tới thứ sáu đều tổ chức dạy bơi 2 buổi sáng chiều cho các em học sinh. Ban giám hiệu nhà trường đã có một chương trình dạy bơi riêng theo từng khối, từng lớp với đội ngũ giáo viên được đào tạo đạt chuẩn về bơi lội.

Học sinh được lựa chọn tập luyện các môn thể thao mình yêu thích, tuy nhiên bơi là môn bắt buộc các em phải học. Sau các khóa học bơi, học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước. Đây là một trong những điều kiện để các em được xét duyệt lên lớp tại trường. Chúng tôi muốn ngoài việc học kiến thức, các em cần phải được trang bị kỹ năng sống, mà bơi lội là một trong những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho mỗi con người.

Đặc biệt trong dịp hè 2023 này đã có trên 1.000 em học sinh trong và ngoài hệ thống trường được dạy bơi miễn phí theo chương trình phối hợp như trên.

Tôi được biết trường còn dạy miễn phí cho học sinh nghèo, mồ côi?

- Hệ thống trường liên cấp Hoa Sen Ninh Thuận từ lâu đã có chính sách miễn phí học và ăn tại trường cho học sinh là con liệt sĩ, thương binh, mồ côi cha mẹ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Hiện nay, tại trường đang tiếp nhận hơn 30 em có hoàn cảnh như thế.

Vừa rồi, tôi cùng ban giám hiệu nhà trường đã hỗ trợ 100 triệu đồng theo chương trình "Trao một nụ cười" cho 4 chị em có điều kiện vượt qua khó khăn là gia đình em Nguyễn Thị Thanh Châu (phường Đông Hải, TP.Phan Rang-Tháp Chàm). Năm 2021, cha mẹ em lần lượt qua đời vì dịch Covid-19. Bốn chị em khi đó lâm cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải đi làm thuê kiếm sống.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 15.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 16.

Nhà trường tạo điều kiện cho Thanh Châu ăn học miễn phí tại trường từ năm học 2021-2022 đến nay. Năm học mới 2022 – 2023, nhà trường tiếp tục nhận hỗ trợ ăn học miễn phí từ lớp 1 cho em gái út của Châu là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Riêng 2 chị gái đầu Nguyễn Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Bảo Châu cũng đã được giới thiệu việc làm ở một công xưởng để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và lo cho 2 em.

Một trong những trường hợp được hỗ trợ học tập tại trường liên cấp Hoa sen còn có em Nguyễn Anh Tuấn, đã theo học tại trường hơn 3 năm nay và vừa hoàn thành năm cuối tiểu học.Anh Tuấn là con của liệt sĩ Nguyễn Anh Tú, phi công hy sinh trong khi làm nhiệm vụ huấn luyện bay tại vùng biển Bình Thuận vào giữa tháng 4/2015.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 17.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 18.

Lê Nguyễn Lê Vi - vị luật sư của nhiều bà con nông dân nghèo ở vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Ảnh 19.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem