"80 năm đã trôi qua kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, và Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở Đức. Đến một lúc nào đó, Đức sẽ nói: "Này, cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn, nước Mỹ hãy rời khỏi đây. Đây là đất nước của chúng tôi, không phải của bạn", chuyên gia cảnh báo.
Theo chuyên gia Johnson, nền kinh tế Đức hoàn toàn có khả năng chịu đựng được sự đoạn tuyệt bất ngờ với Mỹ, ngay cả trong điều kiện khó khăn hiện tại đối với nước này. Nhà phân tích nhấn mạnh, việc Berlin miễn cưỡng xung đột với Washington không phải do sự phụ thuộc kinh tế của Đức vào Mỹ mà đơn giản là do nỗi sợ hãi.
Hơn nữa, như ông Johnson đã lưu ý, số phận tương tự có thể chờ đợi các căn cứ của Mỹ ở các nước châu Âu khác.
"Tại một thời điểm nào đó, chúng ta sẽ thấy một làn sóng ngày càng gia tăng ở châu Âu yêu cầu Mỹ phải rời đi. Đây sẽ là một tín hiệu khác về sự thay đổi trong trật tự thế giới. Các quốc gia sẽ phải hành động thừa nhận rằng chúng ta có một thế giới đa cực", ông cảnh báo.
Trước đó vào ngày 11/1, Sevim Dagdelen, thành viên của đảng Liên minh vì Lý trí và Công lý (SSV) Sarah Wagenknecht của Đức nói rằng, Đức không đủ khả năng để duy trì 37 nghìn lính Mỹ trên lãnh thổ của mình. Bà cũng kêu gọi Mỹ rút vũ khí hạt nhân và chỉ trích kế hoạch triển khai vũ khí tấn công ở Đức của Washington.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.